Ngành thời trang mỗi năm thải ra khoảng 10% sản lượng carbon dioxide toàn cầu. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi mô hình kinh doanh thời trang nhanh khuyến khích người tiêu dùng thường xuyên mua các mặt hàng giá rẻ và chất lượng không bền.
Theo ước tính, có khoảng 30% giao dịch mua hàng trực tuyến sau đó được hoàn trả lại, và phần lớn trong số đó được đưa đến bãi rác. Vào năm 2020, ước tính có khoảng 2,6 triệu tấn hàng trả lại đã được xử lý theo cách này chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng đến mức nhà bán lẻ trực tuyến Boohoo gần đây đã học hỏi một số thương hiệu nổi tiếng, bắt đầu tính phí trả lại hàng để khiến cho khách hàng phải cân nhắc.
Nhưng lý do cho việc hàng hóa bị hoàn trả là gì và tại sao nhiều mặt hàng bị trả lại không được tiếp tục bán lại?
Đại dịch về cơ bản đã thay đổi cách chúng ta mua sắm, với việc các cửa hàng tạm thời đóng cửa, dẫn đến hành vi mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, thị phần ngày càng tăng của bán lẻ trực tuyến thực chất bắt nguồn từ các hoạt động tiếp thị thời trang nhanh đã từ lâu trước đó. Ưu điểm của tính xu hướng, giá thấp và cả giao hàng miễn phí và hoàn trả lại hàng, tất cả đều khuyến khích khách hàng mua sắm thả cửa hơn – miễn là họ có thể hoàn trả lại các mặt hàng một cách dễ dàng.
Thậm chí các chương trình mua hàng trước trả tiền sau, chẳng hạn như Klarna, cho phép khách hàng đặt hàng mà không cần thanh toán trước đã thúc đẩy tiêu dùng trực tuyến. Nghiên cứu chỉ ra rằng bằng việc cung cấp giải pháp thanh toán như vậy, các nhà bán lẻ thường sẽ thấy giá trị đơn hàng trung bình tăng 68%.
Nghiên cứu trong ngành cho thấy tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng giảm gần 40% sau khi giới thiệu các giải pháp thanh toán đa dạng. Các sự kiện giảm giá như Black Friday cũng thúc đẩy doanh số bán hàng, trong đó mặt hàng thời trang chiếm khoảng một phần ba tổng chi tiêu của dịp sale lớn này.
Thời trang nhanh = hoàn trả
Bất chấp sự hấp dẫn của giá thấp và giảm giá, các mặt hàng thời trang nhanh được sản xuất với giá rẻ thường có thể có vấn đề về chất lượng và độ vừa vặn, do đó đồng nghĩa với việc bị trả lại hàng. Chi tiêu bốc đồng, được thúc đẩy bởi giảm giá, cũng thường dẫn đến sự hối tiếc, một lần nữa làm tăng tỷ lệ hoàn trả bởi khách hàng. Do đó, tỷ lệ hoàn trả 32% cho các đơn đặt hàng quần áo cao hơn nhiều so với các lĩnh vực thương mại điện tử khác, so với chỉ 7% trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng.
Đối với các nhà bán lẻ, việc xử lý hàng trả lại cũng phải đối mặt với những vấn đề phức tạp. Đối với mỗi đơn hàng bán ra, họ không thể nào đánh giá được những mặt hàng nào sẽ được trả lại, và ở trạng thái nào. Thông thường, một khi đã được sử dụng, nhà sản xuất không làm được gì nhiều để cải thiện tình trạng của sản phẩm để bán lại chúng.
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp một món đồ đã mua được mặc một lần bởi khách hàng trước khi được trả lại. Các nhà bán lẻ không chỉ gặp phải tổn thất tài chính do tái chế, mà họ còn có nguy cơ bị tổn hại danh tiếng nếu các mặt hàng bị mòn hoặc hư hỏng được tái chế và chuyển đến tay khách hàng mới.
ASOS trước đó đã thông báo rằng họ sẽ kiểm soát chặt chẽ hành vi mua mặc một lần rồi trả của khách hàng, bằng cách đóng tài khoản của những người hoàn trả có dấu hiệu như vậy. Tuy nhiên, nguy cơ bị khách hàng đánh giá xấu trên mạng thường khiến nhà bán lẻ không có nhiều lựa chọn ngoài việc hoàn lại tiền.
Thay vào đó, nhiều nhà bán lẻ bán những trang phục bị hoàn trả lại này cho những người thanh lý – những người sẽ thu mua sản phẩm và trả tiền mặt nhanh chóng. Nếu bạn thử tìm từ khóa “hàng trả lại của khách hàng Amazon” trên eBay, sẽ có rất nhiều kết quả tương thích được tìm thấy, với những sản phẩm có sẵn cho người trả giá cao nhất.
Những thách thức đối với các nhà bán lẻ
Cả chi phí xử lý hàng trả lại và số lượng hàng trả lại tăng lên đều là một thách thức đối với các nhà bán lẻ. Chi phí xử lý lại liên quan đến việc trả lại sản phẩm sẽ luôn vượt quá doanh thu bán lại của sản phẩm. Thù lao phải trả cho nguồn nhân lực nội bộ sẽ khiến cho chi phí xử lý hàng trả lại tăng lên.
Do đó, loại bỏ hàng hóa trả lại của khách hàng trở thành phương án xử lý tối ưu nhất về chi phí. Một cuộc điều tra của ITV về nhà kho Dunfermline của Amazon đã tuyên bố rằng nhà bán lẻ trực tuyến này đã xử lý hàng chục nghìn mặt hàng tiêu dùng bị trả lại mỗi tuần. Amazon cho biết không có mặt hàng nào của họ bị chôn lấp mà thay vào đó được quyên góp, tái chế hoặc đốt để thu hồi năng lượng.
Ngành công nghiệp thời trang tạo ra tổng cộng hơn 92 triệu tấn chất thải dệt may mỗi năm. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, việc trả lại quần áo tạo ra lượng khí thải carbon dioxide hàng năm nhiều hơn 3 triệu ô tô.
Carbon dioxide ban đầu được thải ra thông qua việc thu gom rác thải, trước khi tiếp tục tăng lên khi rác thải được đốt hoặc gửi vào bãi chôn lấp. Do sự phổ biến của sợi tổng hợp trong thời trang nhanh, hàng trả lại có thể mất tới 100 năm để phân hủy hoàn toàn, thải ra carbon dioxide và metan trong quá trình, cũng như thải ra các chất có hại vào môi trường đất xung quanh.
Các nhà bán lẻ giải quyết vấn đề trả lại hàng như thế nào?
Mặc dù những tác động tiêu cực tới môi trường của việc trả lại sản phẩm là rõ ràng, nhưng các nhà bán lẻ thời trang cũng có động cơ về tài chính để giải quyết vấn đề quản lý và xử lý hàng trả lại.
Do sự phức tạp xung quanh việc tái xử lý, các nhà bán lẻ thời trang đang ngày càng thuê các công ty chuyên gia chịu trách nhiệm bên ngoài, chẳng hạn như ReBound Returns, công ty này làm việc với các nhà bán lẻ để làm cho quy trình trả lại hàng trở nên bền vững hơn.
ReBound khuyến khích các nhà bán lẻ quyên góp hàng tiêu dùng bị trả lại cho tổ chức từ thiện thông qua cơ sở ReBound Regift của họ. Điều này cho đến nay đã tạo điều kiện cho các khoản quyên góp từ thiện trị giá 190 triệu bảng Anh. ASOS tuyên bố rằng 97% hàng trả lại của họ hiện đã được bán lại và không có mặt hàng nào được gửi đến bãi rác.
Như động thái gần đây của thương hiệu Boohoo cho thấy, một số nhà bán lẻ trực tuyến đã cố gắng chuyển đề xuất khách hàng tự trả phí trả hàng. Shein cũng có giải pháp tương tự, khi trừ chi phí vận chuyển hàng hoàn trả vào tổng số tiền mà thương hiệu sẽ phải hoàn trả vào tài khoản của khách hàng.
Mặc dù lý do cho điều này chủ yếu là về tài chính, nhưng tác động của các chính sách tương tự trong việc cải thiện ý thức bảo vệ môi trường của khách hàng cũng là yếu tố bổ sung. Kể từ năm 2015, việc sử dụng túi nhựa đã giảm 97% tại các siêu thị tại Anh sau khi áp dụng một khoản phí nhỏ dành cho túi nhựa để đựng sản phẩm khi khách hàng mua hàng.
Bất chấp những lời kêu gọi về tính bền vững hơn trong ngành thời trang, thời trang nhanh vẫn tiếp tục phát triển. Nếu các hoạt động tiếp thị khuyến khích hành vi tiêu dùng lãng phí vẫn tiếp diễn, ngành công nghiệp thời trang sẽ vẫn bị mang tiếng là một nhân tố góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu. Các nhà bán lẻ phải xem xét lại những tác động tới môi trường do chính sách hoàn trả của họ mang lại, tìm ra giải pháp cân bằng giữa nhu cầu giữ chân khách hàng với ý thức bảo vệ môi trường.
Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên the Conversation.
Ngành thời trang mỗi năm thải ra khoảng 10% sản lượng carbon dioxide toàn cầu. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi mô hình kinh doanh thời trang nhanh khuyến khích người tiêu dùng thường xuyên mua các mặt hàng giá rẻ và chất lượng không bền.
Theo ước tính, có khoảng 30% giao dịch mua hàng trực tuyến sau đó được hoàn trả lại, và phần lớn trong số đó được đưa đến bãi rác. Vào năm 2020, ước tính có khoảng 2,6 triệu tấn hàng trả lại đã được xử lý theo cách này chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng đến mức nhà bán lẻ trực tuyến Boohoo gần đây đã học hỏi một số thương hiệu nổi tiếng, bắt đầu tính phí trả lại hàng để khiến cho khách hàng phải cân nhắc.
Nhưng lý do cho việc hàng hóa bị hoàn trả là gì và tại sao nhiều mặt hàng bị trả lại không được tiếp tục bán lại?
Đại dịch về cơ bản đã thay đổi cách chúng ta mua sắm, với việc các cửa hàng tạm thời đóng cửa, dẫn đến hành vi mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, thị phần ngày càng tăng của bán lẻ trực tuyến thực chất bắt nguồn từ các hoạt động tiếp thị thời trang nhanh đã từ lâu trước đó. Ưu điểm của tính xu hướng, giá thấp và cả giao hàng miễn phí và hoàn trả lại hàng, tất cả đều khuyến khích khách hàng mua sắm thả cửa hơn – miễn là họ có thể hoàn trả lại các mặt hàng một cách dễ dàng.
Thậm chí các chương trình mua hàng trước trả tiền sau, chẳng hạn như Klarna, cho phép khách hàng đặt hàng mà không cần thanh toán trước đã thúc đẩy tiêu dùng trực tuyến. Nghiên cứu chỉ ra rằng bằng việc cung cấp giải pháp thanh toán như vậy, các nhà bán lẻ thường sẽ thấy giá trị đơn hàng trung bình tăng 68%.
Nghiên cứu trong ngành cho thấy tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng giảm gần 40% sau khi giới thiệu các giải pháp thanh toán đa dạng. Các sự kiện giảm giá như Black Friday cũng thúc đẩy doanh số bán hàng, trong đó mặt hàng thời trang chiếm khoảng một phần ba tổng chi tiêu của dịp sale lớn này.
Thời trang nhanh = hoàn trả
Bất chấp sự hấp dẫn của giá thấp và giảm giá, các mặt hàng thời trang nhanh được sản xuất với giá rẻ thường có thể có vấn đề về chất lượng và độ vừa vặn, do đó đồng nghĩa với việc bị trả lại hàng. Chi tiêu bốc đồng, được thúc đẩy bởi giảm giá, cũng thường dẫn đến sự hối tiếc, một lần nữa làm tăng tỷ lệ hoàn trả bởi khách hàng. Do đó, tỷ lệ hoàn trả 32% cho các đơn đặt hàng quần áo cao hơn nhiều so với các lĩnh vực thương mại điện tử khác, so với chỉ 7% trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng.
Đối với các nhà bán lẻ, việc xử lý hàng trả lại cũng phải đối mặt với những vấn đề phức tạp. Đối với mỗi đơn hàng bán ra, họ không thể nào đánh giá được những mặt hàng nào sẽ được trả lại, và ở trạng thái nào. Thông thường, một khi đã được sử dụng, nhà sản xuất không làm được gì nhiều để cải thiện tình trạng của sản phẩm để bán lại chúng.
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp một món đồ đã mua được mặc một lần bởi khách hàng trước khi được trả lại. Các nhà bán lẻ không chỉ gặp phải tổn thất tài chính do tái chế, mà họ còn có nguy cơ bị tổn hại danh tiếng nếu các mặt hàng bị mòn hoặc hư hỏng được tái chế và chuyển đến tay khách hàng mới.
ASOS trước đó đã thông báo rằng họ sẽ kiểm soát chặt chẽ hành vi mua mặc một lần rồi trả của khách hàng, bằng cách đóng tài khoản của những người hoàn trả có dấu hiệu như vậy. Tuy nhiên, nguy cơ bị khách hàng đánh giá xấu trên mạng thường khiến nhà bán lẻ không có nhiều lựa chọn ngoài việc hoàn lại tiền.
Thay vào đó, nhiều nhà bán lẻ bán những trang phục bị hoàn trả lại này cho những người thanh lý – những người sẽ thu mua sản phẩm và trả tiền mặt nhanh chóng. Nếu bạn thử tìm từ khóa “hàng trả lại của khách hàng Amazon” trên eBay, sẽ có rất nhiều kết quả tương thích được tìm thấy, với những sản phẩm có sẵn cho người trả giá cao nhất.
Những thách thức đối với các nhà bán lẻ
Cả chi phí xử lý hàng trả lại và số lượng hàng trả lại tăng lên đều là một thách thức đối với các nhà bán lẻ. Chi phí xử lý lại liên quan đến việc trả lại sản phẩm sẽ luôn vượt quá doanh thu bán lại của sản phẩm. Thù lao phải trả cho nguồn nhân lực nội bộ sẽ khiến cho chi phí xử lý hàng trả lại tăng lên.
Do đó, loại bỏ hàng hóa trả lại của khách hàng trở thành phương án xử lý tối ưu nhất về chi phí. Một cuộc điều tra của ITV về nhà kho Dunfermline của Amazon đã tuyên bố rằng nhà bán lẻ trực tuyến này đã xử lý hàng chục nghìn mặt hàng tiêu dùng bị trả lại mỗi tuần. Amazon cho biết không có mặt hàng nào của họ bị chôn lấp mà thay vào đó được quyên góp, tái chế hoặc đốt để thu hồi năng lượng.
Ngành công nghiệp thời trang tạo ra tổng cộng hơn 92 triệu tấn chất thải dệt may mỗi năm. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, việc trả lại quần áo tạo ra lượng khí thải carbon dioxide hàng năm nhiều hơn 3 triệu ô tô.
Carbon dioxide ban đầu được thải ra thông qua việc thu gom rác thải, trước khi tiếp tục tăng lên khi rác thải được đốt hoặc gửi vào bãi chôn lấp. Do sự phổ biến của sợi tổng hợp trong thời trang nhanh, hàng trả lại có thể mất tới 100 năm để phân hủy hoàn toàn, thải ra carbon dioxide và metan trong quá trình, cũng như thải ra các chất có hại vào môi trường đất xung quanh.
Các nhà bán lẻ giải quyết vấn đề trả lại hàng như thế nào?
Mặc dù những tác động tiêu cực tới môi trường của việc trả lại sản phẩm là rõ ràng, nhưng các nhà bán lẻ thời trang cũng có động cơ về tài chính để giải quyết vấn đề quản lý và xử lý hàng trả lại.
Do sự phức tạp xung quanh việc tái xử lý, các nhà bán lẻ thời trang đang ngày càng thuê các công ty chuyên gia chịu trách nhiệm bên ngoài, chẳng hạn như ReBound Returns, công ty này làm việc với các nhà bán lẻ để làm cho quy trình trả lại hàng trở nên bền vững hơn.
ReBound khuyến khích các nhà bán lẻ quyên góp hàng tiêu dùng bị trả lại cho tổ chức từ thiện thông qua cơ sở ReBound Regift của họ. Điều này cho đến nay đã tạo điều kiện cho các khoản quyên góp từ thiện trị giá 190 triệu bảng Anh. ASOS tuyên bố rằng 97% hàng trả lại của họ hiện đã được bán lại và không có mặt hàng nào được gửi đến bãi rác.
Như động thái gần đây của thương hiệu Boohoo cho thấy, một số nhà bán lẻ trực tuyến đã cố gắng chuyển đề xuất khách hàng tự trả phí trả hàng. Shein cũng có giải pháp tương tự, khi trừ chi phí vận chuyển hàng hoàn trả vào tổng số tiền mà thương hiệu sẽ phải hoàn trả vào tài khoản của khách hàng.
Mặc dù lý do cho điều này chủ yếu là về tài chính, nhưng tác động của các chính sách tương tự trong việc cải thiện ý thức bảo vệ môi trường của khách hàng cũng là yếu tố bổ sung. Kể từ năm 2015, việc sử dụng túi nhựa đã giảm 97% tại các siêu thị tại Anh sau khi áp dụng một khoản phí nhỏ dành cho túi nhựa để đựng sản phẩm khi khách hàng mua hàng.
Bất chấp những lời kêu gọi về tính bền vững hơn trong ngành thời trang, thời trang nhanh vẫn tiếp tục phát triển. Nếu các hoạt động tiếp thị khuyến khích hành vi tiêu dùng lãng phí vẫn tiếp diễn, ngành công nghiệp thời trang sẽ vẫn bị mang tiếng là một nhân tố góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu. Các nhà bán lẻ phải xem xét lại những tác động tới môi trường do chính sách hoàn trả của họ mang lại, tìm ra giải pháp cân bằng giữa nhu cầu giữ chân khách hàng với ý thức bảo vệ môi trường.
Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên the Conversation.
Share this:
Like this: