Đã qua rồi cái thời, khi mà ông bà ta mặc lại những chiếc áo vá chùm vá đắp mà vẫn vui vẻ sống. Đã qua rồi cái thời những món đồ điện tử được xách tay từ Nhật về được trân quý như “của trời cho”, bởi vì nó được kỳ vọng sẽ xài bền, xài chắc, xài đến khi hỏng sẽ vẫn dễ sửa. Trong bối cảnh hiện tại khi thu nhập bình quân tăng trưởng, quỹ thời gian hạn hẹp, sự lệ thuộc vào mạng xã hội đã khiến cho chúng ta dễ sa đà vào chủ nghĩa tiêu dùng quá độ, nhất là nhóm người trẻ. Một trong những ngành hàng mà người trẻ tiêu phí nhiều nhất chính là thời trang – ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ hai trên thế giới.
Làm sao để phát triển thời trang bền vững tại Việt Nam? Đó là một câu hỏi bỏ ngỏ vẫn chưa có lời đáp giải. Làm sao để kinh tế tuần hoàn trở thành một mô hình kinh tế chủ đạo tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, khi mà các nền tảng thương mại từ các quốc gia phát triển, có nền kinh tế sản xuất khổng lồ, đang hàng ngày tải vận vô số hàng hóa giá rẻ vào thị trường Việt Nam, từ đồ điện tử, quần áo, đồ gia dụng… từ đó khiến cho lựa chọn tiêu dùng chú trọng nhiều hơn về giá thành, thay vì là giá trị sử dụng lâu dài của nó?
Giải pháp thiết thực nhất để tiết kiệm và bảo vệ môi trường đã được phát minh bởi chính ông cha ta. Reduce, reuse, recycle – đã, đang và sẽ luôn là giải pháp để tiết kiệm kinh tế, giải phóng con người khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Đó là lý do có sự xuất hiện của Piktina – nền tảng mua bán thời trang secondhand, với định hướng trở thành một doanh nghiệp với mục đích, sứ mệnh kinh doanh rõ ràng – là ủng hộ cho sự phát triển bền vững của ngành thời trang.
Piktina giúp gì cho việc phát triển thời trang bền vững tại Việt Nam?
Trong vai trò là một nền tảng bán lại thời trang secondhand, Piktina chú trọng tăng cường nhận thức của người tiêu dùng thời trang tại Việt Nam về giá trị bán lại của các sản phẩm thời trang, vòng đời sử dụng của từng sản phẩm, tính thực tế của việc tái sử dụng quần áo cũ và nhận thức để thúc đẩy tính bền vững trong ngành thời trang.
Reduce, Reuse, Recycle là tôn chỉ, là thông điệp, là cách thức hoạt động của Piktina – nhằm đạt được sứ mệnh kinh doanh của mình.
Team Piktina.
Piktina vận hành thế nào?
Piktina sử dụng công nghệ để khai phóng tủ đồ của mỗi cá nhân, bằng cách cung cấp những tiện ích mượt mà cho việc đăng tải và giao dịch đồ cũ trên ứng dụng Piktina – hiện đã được phát hành trên cả App Store và Play Store. Theo đó, nền tảng của Piktina tạo thành cầu nối giao dịch thuận tiện giữa C2C và đứng ra để đảm bảo quyền lợi của các bên, cũng như xác thực chất lượng và thương hiệu của các sản phẩm thời trang có giá trị cao.
Ứng dụng của Piktina đã được xây dựng từ tháng Mười năm ngoái, chính thức phát hành trên các cửa hàng ứng dụng vào tháng Sáu năm nay. Sau bốn tháng đi vào hoạt động, Piktina hiện đã có hơn 100,000 users, hơn 5000 người bán chuyên nghiệp, và sự tham gia đông đảo của rất nhiều KOL/ influencer ở hạng mục tủ đồ của người nổi tiếng.
Giao diện của app Piktina.
Piktina và hành trình bền vững
Vào ngày 10 tháng Mười, 2022, Piktina đã chính thức ra mắt với đông đảo truyền thông, báo giới, các nhà đầu tư, đối tác quan trọng để giới thiệu về mô hình kinh doanh thời trang secondhand và tuyến tính phát triển bền vững của mình – vốn là một lộ trình dài hơi, với những cột mốc và mục tiêu rõ ràng.
Thông qua sự kiện quan trọng này, Piktina cũng nhấn mạnh về việc trở thành một đơn vị hết mình ủng hộ cho sự phát triển và lan rộng sức ảnh hưởng của các thương hiệu thời trang bền vững tại Việt Nam. Tại sự kiện “One Step Forward – Hành trình bền vững”, Piktina đã hợp tác cùng A Way To Green – không gian nghiên cứu và sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/ dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.
Các thương hiệu thuộc tổ hợp của A Way To Green bao gồm Nathy Nathy, More Than Blue, San Design Garden là các thương hiệu thời trang phát triển theo mô hình thiết kế và kinh doanh bền vững đáng chú ý tại Việt Nam, cũng là các đối tác quan trọng của Piktina trong việc gia tăng nhận thức về tiêu dùng và ủng hộ thời trang bền vững tại Việt Nam.
Piktina cũng đặt niềm tin vào sức sáng tạo và tư duy thiết kế bền vững của các nhà thiết kế trẻ tai Việt Nam. Cũng trong sự kiện này, sinh viên khoa thời trang của trường Đại học Văn Lang đã có cơ hội được trình diễn các mẫu thiết kế sáng tạo được dựng từ vải thừa, các nguyên liệu đồ cũ đã không còn nhiều giá trị sử dụng, để tạo nên các mẫu thiết kế đặc sắc, tôn vinh tinh thần upcycling trong ngành thời trang.
Bên cạnh đó, Piktina nỗ lực để phát triển dựa trên hệ sinh thái gắn kết của các nhóm cộng đồng, bao gồm cả của riêng Piktina. Piktina đang đồng hành cùng một trong những cộng đồng lớn mạnh nhất ủng hộ thời trang vintage tại Việt Nam là Vietnam Vintage Community, và thương hiệu thời trang lấy cảm hứng từ vintage là Red Onion. Sự hợp tác và ủng hộ của những cộng đồng có chỗ đứng trong lĩnh vực tiêu dùng thời trang vintage như Vietnam Vintage Community là vô cùng quan trọng trong lộ trình phát triển của Piktina.
Về nhà sáng lập của Piktina
Bà Nguyễn Hoàng Phương là một gương mặt không còn quá xa lạ trong giới công nghệ và start up. Trước khi thành lập nên Piktina, bà Nguyễn Hoàng Phương là CEO của CTCP Be Group – đơn vị sở hữu và phát triển ứng dụng gọi xe Be. 2 năm trong vai trò là CEO của Be Group, bà Phương đã biến Be trở thành một startup đặt xe công nghệ đáng chú ý ở khu vực châu Á, khi chiếm được 20%-30% thị phần gọi xe tại Việt Nam và đang trên đường tạo ra lợi nhuận, trong đó, mảng dịch vụ Be Shopping của công ty đạt tốc độ tăng trưởng 200% – 300% theo tháng.
Thành công không dừng ở đó, bà Phương dẫn dắt Be Group tiến vào lĩnh vực tài chính bằng cách chung sức xây dựng Ngân hàng số Cake by VPBank. Ứng dụng này sau đó vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng các ứng dụng tài chính phổ biến nhất Việt Nam chỉ sau 6 tháng ra mắt, trở thành ngân hàng số phát triển nhanh nhất tại thị trường Đông Nam Á.
Thành danh trong lĩnh vực công nghệ, nhiều người càng bất ngờ hơn khi nền tảng của bà Phương là làm trong lĩnh vực thời trang và ngành hàng xa xỉ tại thị trường châu Âu và châu Mỹ, với hơn 10 năm kinh nghiệm. Khi lên hoạch định sáng lập nên Piktina, bà Phương có tầm nhìn xa và rộng hơn là tạo dựng một mô hình kinh doanh đơn thuần mà thiếu đi mục đích cụ thể. Mô hình kinh doanh phát triển bền vững, ủng hộ thời trang bền vững, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu những tác hại nguy cấp của thời trang chính là những vấn đề mà bà Phương muốn tìm ra giải pháp thiết thực.
Đồng hành cùng với bà Phương là bà Trịnh Thanh Huyền, cũng là một gương mặt có kinh nghiệm dày dạn trong các tập đoàn đa quốc gia tại các thị trường Đông Nam Á, và chính là người lèo lái đội ngũ phát triển cộng đồng hàng triệu người dùng của ứng dụng Be và Cake trước đây.
Cùng trăn trở với những thực trạng của ngành thời trang, nhưng đồng thời cũng nhận ra tiềm năng to lớn trong việc thay đổi nhận thức và hành vi tiêu dùng của giới trẻ tại Việt Nam, hai người phụ nữ đã tập hợp một đội ngũ sáng lập và vận hành giàu nhiệt huyết, yêu môi trường và luôn thôi thúc làm ra những sản phẩm có giá trị tích cực cho xã hội. Piktina ra đời với niềm tin và kỳ vọng vào sự phát triển đột phá của mô hình mua bán thời trang secondhand nói riêng và nền kinh tế tuần hoàn nói chung tại thị trường Việt Nam lẫn thị trường châu Á.
Fashion Show “One Step Forward”
Piktina lần đầu tiên tổ chức một sự kiện quan trọng, với fashion show là một trong những điểm nhấn đặc biệt của chương trình. Rose, trong vai trò là Growth Lead của Piktina, đã đứng ra tổ chức buổi tuyển chọn casting người mẫu và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bao gồm producer, catwalk director và người mẫu trình diễn của hai show diễn thời trang này.
Show diễn thời trang đầu tiên của Piktina bao gồm 2 phần tách biệt, với phần đầu tiên là sân khấu trình diễn của các thương hiệu thời trang bền vững, và phần sau là nơi để bộ sưu tập của Piktina x Môi Điên, và sự sáng tạo của các sinh viên thiết kế trường Đại học Văn Lang.
Model Casting: Piktina
Catwalk Director: Fellini Rose
Model: Fellini Rose, Mai Tường Vy, Ánh Ngân, Thanh Tuyền, Hoàng Ngân, Hoài Phong, Phương Thy, Trúc Mi, Nguyễn Thị Mi, Nguyễn Thị Ni, Kim Hana, Xuân Thảnh, Mai Phước Trí, Nguyễn Hiếu Ngọc, Gia Bảo, An Nam, Xuân Phúc, Phước Nguyên, Quang Tiến, Mẫn Nhi.
Đã qua rồi cái thời, khi mà ông bà ta mặc lại những chiếc áo vá chùm vá đắp mà vẫn vui vẻ sống. Đã qua rồi cái thời những món đồ điện tử được xách tay từ Nhật về được trân quý như “của trời cho”, bởi vì nó được kỳ vọng sẽ xài bền, xài chắc, xài đến khi hỏng sẽ vẫn dễ sửa. Trong bối cảnh hiện tại khi thu nhập bình quân tăng trưởng, quỹ thời gian hạn hẹp, sự lệ thuộc vào mạng xã hội đã khiến cho chúng ta dễ sa đà vào chủ nghĩa tiêu dùng quá độ, nhất là nhóm người trẻ. Một trong những ngành hàng mà người trẻ tiêu phí nhiều nhất chính là thời trang – ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ hai trên thế giới.
Làm sao để phát triển thời trang bền vững tại Việt Nam? Đó là một câu hỏi bỏ ngỏ vẫn chưa có lời đáp giải. Làm sao để kinh tế tuần hoàn trở thành một mô hình kinh tế chủ đạo tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, khi mà các nền tảng thương mại từ các quốc gia phát triển, có nền kinh tế sản xuất khổng lồ, đang hàng ngày tải vận vô số hàng hóa giá rẻ vào thị trường Việt Nam, từ đồ điện tử, quần áo, đồ gia dụng… từ đó khiến cho lựa chọn tiêu dùng chú trọng nhiều hơn về giá thành, thay vì là giá trị sử dụng lâu dài của nó?
Giải pháp thiết thực nhất để tiết kiệm và bảo vệ môi trường đã được phát minh bởi chính ông cha ta. Reduce, reuse, recycle – đã, đang và sẽ luôn là giải pháp để tiết kiệm kinh tế, giải phóng con người khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Đó là lý do có sự xuất hiện của Piktina – nền tảng mua bán thời trang secondhand, với định hướng trở thành một doanh nghiệp với mục đích, sứ mệnh kinh doanh rõ ràng – là ủng hộ cho sự phát triển bền vững của ngành thời trang.
Piktina giúp gì cho việc phát triển thời trang bền vững tại Việt Nam?
Trong vai trò là một nền tảng bán lại thời trang secondhand, Piktina chú trọng tăng cường nhận thức của người tiêu dùng thời trang tại Việt Nam về giá trị bán lại của các sản phẩm thời trang, vòng đời sử dụng của từng sản phẩm, tính thực tế của việc tái sử dụng quần áo cũ và nhận thức để thúc đẩy tính bền vững trong ngành thời trang.
Reduce, Reuse, Recycle là tôn chỉ, là thông điệp, là cách thức hoạt động của Piktina – nhằm đạt được sứ mệnh kinh doanh của mình.
Team Piktina.
Piktina vận hành thế nào?
Piktina sử dụng công nghệ để khai phóng tủ đồ của mỗi cá nhân, bằng cách cung cấp những tiện ích mượt mà cho việc đăng tải và giao dịch đồ cũ trên ứng dụng Piktina – hiện đã được phát hành trên cả App Store và Play Store. Theo đó, nền tảng của Piktina tạo thành cầu nối giao dịch thuận tiện giữa C2C và đứng ra để đảm bảo quyền lợi của các bên, cũng như xác thực chất lượng và thương hiệu của các sản phẩm thời trang có giá trị cao.
Ứng dụng của Piktina đã được xây dựng từ tháng Mười năm ngoái, chính thức phát hành trên các cửa hàng ứng dụng vào tháng Sáu năm nay. Sau bốn tháng đi vào hoạt động, Piktina hiện đã có hơn 100,000 users, hơn 5000 người bán chuyên nghiệp, và sự tham gia đông đảo của rất nhiều KOL/ influencer ở hạng mục tủ đồ của người nổi tiếng.
Piktina và hành trình bền vững
Vào ngày 10 tháng Mười, 2022, Piktina đã chính thức ra mắt với đông đảo truyền thông, báo giới, các nhà đầu tư, đối tác quan trọng để giới thiệu về mô hình kinh doanh thời trang secondhand và tuyến tính phát triển bền vững của mình – vốn là một lộ trình dài hơi, với những cột mốc và mục tiêu rõ ràng.
Thông qua sự kiện quan trọng này, Piktina cũng nhấn mạnh về việc trở thành một đơn vị hết mình ủng hộ cho sự phát triển và lan rộng sức ảnh hưởng của các thương hiệu thời trang bền vững tại Việt Nam. Tại sự kiện “One Step Forward – Hành trình bền vững”, Piktina đã hợp tác cùng A Way To Green – không gian nghiên cứu và sáng tạo, tập huấn, tài trợ và đồng hành cùng các tổ chức/ dự án thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.
Các thương hiệu thuộc tổ hợp của A Way To Green bao gồm Nathy Nathy, More Than Blue, San Design Garden là các thương hiệu thời trang phát triển theo mô hình thiết kế và kinh doanh bền vững đáng chú ý tại Việt Nam, cũng là các đối tác quan trọng của Piktina trong việc gia tăng nhận thức về tiêu dùng và ủng hộ thời trang bền vững tại Việt Nam.
Piktina cũng đặt niềm tin vào sức sáng tạo và tư duy thiết kế bền vững của các nhà thiết kế trẻ tai Việt Nam. Cũng trong sự kiện này, sinh viên khoa thời trang của trường Đại học Văn Lang đã có cơ hội được trình diễn các mẫu thiết kế sáng tạo được dựng từ vải thừa, các nguyên liệu đồ cũ đã không còn nhiều giá trị sử dụng, để tạo nên các mẫu thiết kế đặc sắc, tôn vinh tinh thần upcycling trong ngành thời trang.
Bên cạnh đó, Piktina nỗ lực để phát triển dựa trên hệ sinh thái gắn kết của các nhóm cộng đồng, bao gồm cả của riêng Piktina. Piktina đang đồng hành cùng một trong những cộng đồng lớn mạnh nhất ủng hộ thời trang vintage tại Việt Nam là Vietnam Vintage Community, và thương hiệu thời trang lấy cảm hứng từ vintage là Red Onion. Sự hợp tác và ủng hộ của những cộng đồng có chỗ đứng trong lĩnh vực tiêu dùng thời trang vintage như Vietnam Vintage Community là vô cùng quan trọng trong lộ trình phát triển của Piktina.
Về nhà sáng lập của Piktina
Bà Nguyễn Hoàng Phương là một gương mặt không còn quá xa lạ trong giới công nghệ và start up. Trước khi thành lập nên Piktina, bà Nguyễn Hoàng Phương là CEO của CTCP Be Group – đơn vị sở hữu và phát triển ứng dụng gọi xe Be. 2 năm trong vai trò là CEO của Be Group, bà Phương đã biến Be trở thành một startup đặt xe công nghệ đáng chú ý ở khu vực châu Á, khi chiếm được 20%-30% thị phần gọi xe tại Việt Nam và đang trên đường tạo ra lợi nhuận, trong đó, mảng dịch vụ Be Shopping của công ty đạt tốc độ tăng trưởng 200% – 300% theo tháng.
Thành công không dừng ở đó, bà Phương dẫn dắt Be Group tiến vào lĩnh vực tài chính bằng cách chung sức xây dựng Ngân hàng số Cake by VPBank. Ứng dụng này sau đó vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng các ứng dụng tài chính phổ biến nhất Việt Nam chỉ sau 6 tháng ra mắt, trở thành ngân hàng số phát triển nhanh nhất tại thị trường Đông Nam Á.
Thành danh trong lĩnh vực công nghệ, nhiều người càng bất ngờ hơn khi nền tảng của bà Phương là làm trong lĩnh vực thời trang và ngành hàng xa xỉ tại thị trường châu Âu và châu Mỹ, với hơn 10 năm kinh nghiệm. Khi lên hoạch định sáng lập nên Piktina, bà Phương có tầm nhìn xa và rộng hơn là tạo dựng một mô hình kinh doanh đơn thuần mà thiếu đi mục đích cụ thể. Mô hình kinh doanh phát triển bền vững, ủng hộ thời trang bền vững, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu những tác hại nguy cấp của thời trang chính là những vấn đề mà bà Phương muốn tìm ra giải pháp thiết thực.
Đồng hành cùng với bà Phương là bà Trịnh Thanh Huyền, cũng là một gương mặt có kinh nghiệm dày dạn trong các tập đoàn đa quốc gia tại các thị trường Đông Nam Á, và chính là người lèo lái đội ngũ phát triển cộng đồng hàng triệu người dùng của ứng dụng Be và Cake trước đây.
Cùng trăn trở với những thực trạng của ngành thời trang, nhưng đồng thời cũng nhận ra tiềm năng to lớn trong việc thay đổi nhận thức và hành vi tiêu dùng của giới trẻ tại Việt Nam, hai người phụ nữ đã tập hợp một đội ngũ sáng lập và vận hành giàu nhiệt huyết, yêu môi trường và luôn thôi thúc làm ra những sản phẩm có giá trị tích cực cho xã hội. Piktina ra đời với niềm tin và kỳ vọng vào sự phát triển đột phá của mô hình mua bán thời trang secondhand nói riêng và nền kinh tế tuần hoàn nói chung tại thị trường Việt Nam lẫn thị trường châu Á.
Fashion Show “One Step Forward”
Piktina lần đầu tiên tổ chức một sự kiện quan trọng, với fashion show là một trong những điểm nhấn đặc biệt của chương trình. Rose, trong vai trò là Growth Lead của Piktina, đã đứng ra tổ chức buổi tuyển chọn casting người mẫu và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bao gồm producer, catwalk director và người mẫu trình diễn của hai show diễn thời trang này.
Show diễn thời trang đầu tiên của Piktina bao gồm 2 phần tách biệt, với phần đầu tiên là sân khấu trình diễn của các thương hiệu thời trang bền vững, và phần sau là nơi để bộ sưu tập của Piktina x Môi Điên, và sự sáng tạo của các sinh viên thiết kế trường Đại học Văn Lang.
Share this:
Like this: