Có bao giờ bạn cảm thấy giá trị của bản thân thấp bé khi được người khác tỏ bày lòng thương hại của họ tới bạn không?
Nhưng cớ sao chúng ta lại ái ngại cái sự thương hại của người khác đến vậy? Có phải sự thương hại là một mũi xuyên tâm khiến cho cái tôi của mỗi người lại trở nên dày hơn vài phần? Lòng thương hại khiến ta trở nên yếu kém hơn trong mắt của người đối diện, phải chăng là thế?
Thương hại vốn dĩ chẳng có nghĩa xấu xa như cái cách mà nhiều người đang tự “vận” nó vào tiềm thức. Một người có trái tim nhân hậu, có thể xót xa, đồng cảm cho những phận người có phần kém may mắn hơn, vậy sự thương hại đó có phải là giá trị tốt đẹp khiến cho nhân tính của loài người được phát huy và khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn không – nếu như người có tấm lòng thương hại đó thật sự làm một điều gì đó để tạo ra sự thay đổi tích cực?
Vậy người được thương hại thì sao? Nên tiếp nhận hay từ chối sự thương hại của người khác?
Người cần được thương hại, hẳn đã chẳng có còn cái tôi. Họ chia sẻ, bộc bạch, mong cầu có được sự trợ giúp để vượt qua được nghịch cảnh, khó khăn của bản thân. Lòng thương hại trở thành chiếc phao cứu sinh để giúp họ vượt khó. Còn những người, tuy đang ở thế khó, nhưng vẫn còn nặng cái tôi, hiển nhiên sẽ khước từ sự thương hại. Những người thế này, có lẽ cần phải trải qua thêm bao biển biến cố khác để chôn lấp cái tôi đấy đi. Ngày mà sự thương hại của những người xung quanh đủ ấm áp, đủ chân thành, đủ lắng đọng, thì cuộc đời của kẻ đáng thương mới có thể được thay đổi.
Con người cần đến sự thương hại – Nhiều hơn là chúng ta tưởng
Nói về lòng thương hại, thì tiếng Anh của từ này mà Rose đang liên đới là “pity” chứ không phải là “sympathy”, “compassion” hay “empathy”. Có một trích dẫn mà Rose rất thích về pity là ‘pity is the central of our humanity’.
Ai chẳng muốn người khác tín cậy và nhìn nhận mình là một chỗ dựa vững chắc cho những người xung quanh. Khả năng có thể đem đến cảm giác an toàn, đáng tin tưởng hẳn là một trách nhiệm không hề nhỏ mà mỗi cá nhân phải mang trong mình. Nếu phải ở vị thế là một người được thương hại bởi những cá nhân đầy trách nhiệm như vậy, hẳn sẽ khiến cho con người ta không cưỡng lại được sự sầu muộn cho chính bản thân mình. Sự hiềm kị, ích kỷ vẫn luôn hiện diện ở bất kỳ nơi đâu, nhất là trong thời khắc đen tối và bần cùng nhất của một kiếp người.
Sự thương hại nếu nhìn nhận theo một hướng khác đi, thì hẳn sẽ chẳng đáng né tránh hay chối bỏ đến vậy. Đó là người thương hại một ai đó, hẳn họ phải quan tâm và có sự đồng cảm đủ nhiều, mới có thể phát sinh cảm giác đó, hay thậm chí là xúc tiến thành một hành động cụ thể. Lòng thương hại là đặc tính tích cực, vì nó đến từ một tấm lòng hướng thiện, từ nhân tính của một con người.
Khi ta được thương hại, hãy nhớ rằng đó là một điều thật ấm áp, và chẳng nên xấu hổ, vì ngay cả khi bản thân đang ở vực sâu đáng sầu thảm, thì vẫn còn đó những con người thật sự tử tế, nhân hậu, vẫn dành thời gian để mà thương hại, quan tâm, và hành động cụ thể vì lợi ích của chính ta.
Sẽ là thế nào, khi lòng thương hại lại chính là chất keo dính kết mạnh mẽ nhất, để khiến cho hai người không thể buông tay? Đã bao giờ bạn từng nhìn thấy một ai đó, dù có khổ sở trong một cuộc hôn nhân đến nhường nào, vẫn không chịu buông tay để đi tìm một hạnh phúc, bến đỗ mới?
Đã đôi lần Rose đối thoại với những người xung quanh về lòng thương hại và mối liên can của nó với tình yêu. Nhiều người xung quanh cho rằng trong tình yêu, dùng từ thương hại là không hợp lý, thay vào đó, họ sẽ dùng từ nghĩa tình: hết tình thì còn nghĩa. Vì nghĩa mà con người ta vẫn cố níu kéo, ở lại với nhau, làm thinh, tảng lờ, cam chịu với những điều từ đối phương khiến bản thân phải khổ sở.
Cá nhân Rose vẫn nghĩ rằng lòng thương hại đóng một phần quan trọng cấu thành nên tình thương, và nghĩa tình còn sót lại trong tình yêu nếu như nó đã nguội lạnh. Thiết nghĩ, lòng thương hại thậm chí còn khiến cho một người cảm thấy có trách nhiệm phải hy sinh nhiều hơn, chỉ vì lợi ích hay mong cầu tốt đẹp dành cho đối phương. Động lòng thương hại là một điều tích cực, nhưng cũng có thể những gì nhận được từ chính lòng thương hại, không phải bao giờ cũng tốt đẹp. Có lẽ ích lợi lớn nhất đến từ lòng thương hại của mỗi người, là cái cảm xúc soi chiếu nội tại, rằng mình tốt đẹp, nhân văn hơn.
Quay trở lại với tình yêu và lòng thương hại, nếu đã yêu, thì đừng ngần ngại tìm ra một điểm gì đó của đối phương để mà thương hại. Cho dù cái lòng thương hại đó có thật sự cần đến hay không trong cả chặng đường bên nhau thì cũng cần phải xem xét lại.
Tình yêu được níu giữ bằng lòng thương hại không phải là điều tốt nhất cho cả hai. Và nếu đã thương hại đối phương, nhân danh tình yêu, hãy đừng để cho người kia biết được, vì đó sẽ khiến cho tình yêu mau nguội lạnh và khó lòng để có thể hàn gắn. Bởi cái tôi vẫn luôn là bản ngã mà ngay cả những người từng trải, trưởng thành trong cuộc sống vẫn phải hết mực đấu tranh mỗi ngày, chỉ để cho cuộc sống này trở nên nhẹ nhàng, đáng sống hơn.
Có bao giờ bạn cảm thấy giá trị của bản thân thấp bé khi được người khác tỏ bày lòng thương hại của họ tới bạn không?
Nhưng cớ sao chúng ta lại ái ngại cái sự thương hại của người khác đến vậy? Có phải sự thương hại là một mũi xuyên tâm khiến cho cái tôi của mỗi người lại trở nên dày hơn vài phần? Lòng thương hại khiến ta trở nên yếu kém hơn trong mắt của người đối diện, phải chăng là thế?
Thương hại vốn dĩ chẳng có nghĩa xấu xa như cái cách mà nhiều người đang tự “vận” nó vào tiềm thức. Một người có trái tim nhân hậu, có thể xót xa, đồng cảm cho những phận người có phần kém may mắn hơn, vậy sự thương hại đó có phải là giá trị tốt đẹp khiến cho nhân tính của loài người được phát huy và khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn không – nếu như người có tấm lòng thương hại đó thật sự làm một điều gì đó để tạo ra sự thay đổi tích cực?
Vậy người được thương hại thì sao? Nên tiếp nhận hay từ chối sự thương hại của người khác?
Người cần được thương hại, hẳn đã chẳng có còn cái tôi. Họ chia sẻ, bộc bạch, mong cầu có được sự trợ giúp để vượt qua được nghịch cảnh, khó khăn của bản thân. Lòng thương hại trở thành chiếc phao cứu sinh để giúp họ vượt khó. Còn những người, tuy đang ở thế khó, nhưng vẫn còn nặng cái tôi, hiển nhiên sẽ khước từ sự thương hại. Những người thế này, có lẽ cần phải trải qua thêm bao biển biến cố khác để chôn lấp cái tôi đấy đi. Ngày mà sự thương hại của những người xung quanh đủ ấm áp, đủ chân thành, đủ lắng đọng, thì cuộc đời của kẻ đáng thương mới có thể được thay đổi.
Con người cần đến sự thương hại – Nhiều hơn là chúng ta tưởng
Nói về lòng thương hại, thì tiếng Anh của từ này mà Rose đang liên đới là “pity” chứ không phải là “sympathy”, “compassion” hay “empathy”. Có một trích dẫn mà Rose rất thích về pity là ‘pity is the central of our humanity’.
Ai chẳng muốn người khác tín cậy và nhìn nhận mình là một chỗ dựa vững chắc cho những người xung quanh. Khả năng có thể đem đến cảm giác an toàn, đáng tin tưởng hẳn là một trách nhiệm không hề nhỏ mà mỗi cá nhân phải mang trong mình. Nếu phải ở vị thế là một người được thương hại bởi những cá nhân đầy trách nhiệm như vậy, hẳn sẽ khiến cho con người ta không cưỡng lại được sự sầu muộn cho chính bản thân mình. Sự hiềm kị, ích kỷ vẫn luôn hiện diện ở bất kỳ nơi đâu, nhất là trong thời khắc đen tối và bần cùng nhất của một kiếp người.
Sự thương hại nếu nhìn nhận theo một hướng khác đi, thì hẳn sẽ chẳng đáng né tránh hay chối bỏ đến vậy. Đó là người thương hại một ai đó, hẳn họ phải quan tâm và có sự đồng cảm đủ nhiều, mới có thể phát sinh cảm giác đó, hay thậm chí là xúc tiến thành một hành động cụ thể. Lòng thương hại là đặc tính tích cực, vì nó đến từ một tấm lòng hướng thiện, từ nhân tính của một con người.
Khi ta được thương hại, hãy nhớ rằng đó là một điều thật ấm áp, và chẳng nên xấu hổ, vì ngay cả khi bản thân đang ở vực sâu đáng sầu thảm, thì vẫn còn đó những con người thật sự tử tế, nhân hậu, vẫn dành thời gian để mà thương hại, quan tâm, và hành động cụ thể vì lợi ích của chính ta.
Sẽ là thế nào, khi lòng thương hại lại chính là chất keo dính kết mạnh mẽ nhất, để khiến cho hai người không thể buông tay? Đã bao giờ bạn từng nhìn thấy một ai đó, dù có khổ sở trong một cuộc hôn nhân đến nhường nào, vẫn không chịu buông tay để đi tìm một hạnh phúc, bến đỗ mới?
Đã đôi lần Rose đối thoại với những người xung quanh về lòng thương hại và mối liên can của nó với tình yêu. Nhiều người xung quanh cho rằng trong tình yêu, dùng từ thương hại là không hợp lý, thay vào đó, họ sẽ dùng từ nghĩa tình: hết tình thì còn nghĩa. Vì nghĩa mà con người ta vẫn cố níu kéo, ở lại với nhau, làm thinh, tảng lờ, cam chịu với những điều từ đối phương khiến bản thân phải khổ sở.
Cá nhân Rose vẫn nghĩ rằng lòng thương hại đóng một phần quan trọng cấu thành nên tình thương, và nghĩa tình còn sót lại trong tình yêu nếu như nó đã nguội lạnh. Thiết nghĩ, lòng thương hại thậm chí còn khiến cho một người cảm thấy có trách nhiệm phải hy sinh nhiều hơn, chỉ vì lợi ích hay mong cầu tốt đẹp dành cho đối phương. Động lòng thương hại là một điều tích cực, nhưng cũng có thể những gì nhận được từ chính lòng thương hại, không phải bao giờ cũng tốt đẹp. Có lẽ ích lợi lớn nhất đến từ lòng thương hại của mỗi người, là cái cảm xúc soi chiếu nội tại, rằng mình tốt đẹp, nhân văn hơn.
Quay trở lại với tình yêu và lòng thương hại, nếu đã yêu, thì đừng ngần ngại tìm ra một điểm gì đó của đối phương để mà thương hại. Cho dù cái lòng thương hại đó có thật sự cần đến hay không trong cả chặng đường bên nhau thì cũng cần phải xem xét lại.
Tình yêu được níu giữ bằng lòng thương hại không phải là điều tốt nhất cho cả hai. Và nếu đã thương hại đối phương, nhân danh tình yêu, hãy đừng để cho người kia biết được, vì đó sẽ khiến cho tình yêu mau nguội lạnh và khó lòng để có thể hàn gắn. Bởi cái tôi vẫn luôn là bản ngã mà ngay cả những người từng trải, trưởng thành trong cuộc sống vẫn phải hết mực đấu tranh mỗi ngày, chỉ để cho cuộc sống này trở nên nhẹ nhàng, đáng sống hơn.
Share this:
Like this: