Hầu hết những người có tham vọng trong sự nghiệp đều mong rằng bản thân có thể vươn tới những cấp bậc cao hơn trong doanh nghiệp, nhưng quá thường xuyên, chúng ta thường bị “chín ép” hoặc quá vội vã để được đề bạt lên cấp độ cao hơn, trước khi bản thân mình sẵn sàng. Các nhà lãnh đạo công ty cũng thường bị cám dỗ để thăng chức quá sớm cho những nhân viên có công lao. Tuy vậy, việc một người chuyển sang vị trí quản lý trước khi họ đã sẵn sàng sẽ có những tác động không tốt tới doanh nghiệp. Việc một cá nhân có công lao và năng suất, không đồng nghĩa rằng họ đã hoàn toàn sẵn sàng để trở thành quản lý tốt.
Tại sao trở thành quản lý lại là một bước tiến chưa phù hợp đối với nhiều nhân viên xuất sắc? Đôi khi, khi họ trở thành người quản lý, thành công trước đây của họ không chuyển thành thành công của nhóm, khiến họ không hài lòng trong vai trò mới của mình. Họ phải đối phó với bộ máy hành chính của công ty, các vấn đề về nhân sự, các cuộc thảo luận phức tạp về ngân sách và trách nhiệm hành chính. Đột nhiên, họ không còn có thể sử dụng những phẩm chất và kỹ năng tốt nhất của mình. Điều đó gây khó chịu cho chính bản thân họ và có thể gây tốn kém cho doanh nghiệp. Các cá nhân làm quản lý kém hiệu quả khiến các doanh nghiệp tại Mỹ thiệt hại khoảng $360 tỷ USD mỗi năm.
Nếu bạn là một người đang muốn nắm giữ vị trí quản lý trong một công ty, đây là 3 điều bạn cần phải xác định rõ trước tiên.
Động lực sau khi trở thành quản lý của bạn là gì?
Bạn muốn chuyển sang làm quản lý để nắm quyền hay giao quyền cho người khác? Hơn 60% các nhà quản lý thuộc nhóm độ tuổi Millennial được khảo sát cho biết họ chỉ trở thành quản lý vì mức lương hoặc đề bạt của công ty. Họ không được thúc đẩy bởi những yếu tố như đào tạo và truyền cảm hứng cho các nhân viên cấp dưới, cải thiện năng suất của doanh nghiệp…
Trước khi lãnh trách nhiệm của một người quản lý, bạn nên thành thật đối diện với bản thân mình. Bạn có hào hứng về trách nhiệm của mình trong công việc hàng ngày không? Bạn có muốn học về khả năng lãnh đạo để cuối cùng bạn có thể điều hành công ty của riêng mình không? Việc quản lý nhân lực có phải là thử thách mà bạn có thể vượt qua không? Các giám đốc điều hành có thể ngồi được ở vị trí của họ không chỉ vì những đóng góp trong công việc, mà còn vì khả năng của họ trong việc giúp cho những người khác thành công.
Ví dụ, một người đã trải qua một thập kỷ làm nhân viên bán hàng, nhưng chuyển sang làm quản lý vì muốn điều hành công ty của riêng mình vào một ngày nào đó. Để làm được như vậy, cá nhân đó phải học cách lãnh đạo và quản lý mọi người một cách hiệu quả. Có một số nhiệm vụ và trách nhiệm đặc thù mà cá nhân đó không đặc biệt thích thú, nhưng phải sẵn sàng làm những gì cần thiết để trở thành người quản lý vì đó là mục tiêu dài hạn.
Đánh giá mức độ thành công ở hiện tại
Những nhân viên không đạt được hoặc thậm chí là vượt xa mục tiêu trong công việc được đề ra theo trách nhiệm của họ sẽ không phù hợp để được đề bạt. Nếu các nhà lãnh đạo công ty và các đồng nghiệp của bạn không xem bạn là người có năng lực vượt trội ở hiện tại, thì rất khó để bạn được tín nhiệm cho một vị trí có thẩm quyền.
Liệu bạn đã tự mình đánh giá được khả năng của bản thân trong công việc hiện tại với kết quả được đo lường rõ ràng và duy trì ở tần suất đều đặn chưa? Giả sử bạn là nhân viên bán hàng muốn chuyển sang lĩnh vực quản lý bán hàng. Bạn cần phải cam kết 100% thực hiện được những thứ cần thiết để vượt qua chỉ tiêu bán hàng và xây dựng các mối quan hệ nội bộ tích cực trong vài năm trước khi bạn có thể được xem xét nghiêm túc vào vị trí quản lý.
Ngoài việc duy trì được thành tích đạt chỉ tiêu đều đặn, bạn phải tích cực tham gia vào những gì đang xảy ra xung quanh mình. Với tư cách là người quản lý, bạn sẽ cần phải theo dõi các báo cáo trực tiếp, các cuộc họp với khách hàng và hợp tác hiệu quả với các bộ phận khác. Điều này sẽ đòi hỏi sự lắng nghe và quan sát có chủ đích — những kỹ năng bạn sẽ cần phải rèn giũa trước khi trở thành một quản lý có năng lực.
Trong quá trình quan sát, hãy liệt kê ra những ý quan trọng mà bạn tin rằng có thể giúp cải thiện hiệu suất công việc hay tăng trưởng doanh thu của công ty.Hãy đến gặp người quản lý của bạn và chia sẻ những đề xuất đó. Điều này cho thấy bạn quan tâm đến nhiều hơn, không chỉ vai trò của riêng bạn trong công ty, mà còn của công ty. Xét cho cùng, một phần trách nhiệm của người quản lý là truyền kiến thức cho người khác để góp phần nâng cao hiệu suất công việc và tăng trưởng doanh thu. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhận được sự tin tưởng của đồng nghiệp và sự tôn trọng của người quản lý cấp cao hơn. Đó là nền tảng cho các mối quan hệ có sự tín nhiệm với nhóm mà bạn có thể lãnh đạo.
Bạn có phải là người biết xây dựng mối quan hệ hay không?
Ví dụ, khi bạn là một nhân viên bán hàng với nguyện vọng trở thành quản lý, bạn đã không tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp bán hàng của mình. Thay vào đó, rất có thể sự tò mò của bạn dành cho các tính chất công việc và các thành viên trong các phòng ban khác. Bạn đặt câu hỏi về công việc của họ và cố gắng hiểu quan điểm của họ cũng như những gì bản thân bạn có thể làm với khách hàng của mình để giúp công việc của họ trở nên dễ dàng hơn, chẳng hạn gửi email hàng tháng cho khách hàng của mình để tóm tắt các mục tiêu tăng trưởng mà công ty đã đạt được.
Khi bạn nói chuyện với mọi người trong các phòng ban khác, bạn sẽ biết được thông tin chi tiết về các dự án mà khách hàng sẽ đánh giá cao mà cá nhân bạn không thể học được từ những nhân viên bán hàng khác. Những thông tin thu thập được trong nội bộ của bạn, trong vai trò là một nhân viên bán hàng, sẽ được đánh giá cao bởi chính các khách hàng; và thay vì chỉ làm điều này cho bản thân, bạn lựa chọn để chia sẻ các thông tin hay kiến thức hữu ích với những nhân viên bán hàng khác để họ cũng có thể tiếp cận khách hàng của mình. Điều này làm tăng sự tín nhiệm của bạn trong tổ chức bán hàng và cho các đồng nghiệp của bạn thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến việc giúp họ (lẫn bạn) thành công — đó chính là hành vi trao quyền lực cho những người xung quanh, khiến cho họ cảm thấy tốt về giá trị của bản thân.
Bạn không thể quá khép kín trong thế giới của riêng mình nếu bạn đang muốn trở thành quản lý. Các nhà quản lý giỏi muốn tìm kiếm giải pháp cho công ty chứ không chỉ cho bản thân họ. Nếu bạn cho thấy rằng bạn thực sự muốn giúp đỡ mọi người trong tổ chức, nhóm của bạn sẽ đặt trọn sự tín nhiệm và tin tưởng bạn hơn. Sự chân thành và khiêm tốn đó sẽ được đền đáp khi bạn trở thành một người quản lý được yêu mến bởi những người xung quanh.
Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên Fastcompany.
Hầu hết những người có tham vọng trong sự nghiệp đều mong rằng bản thân có thể vươn tới những cấp bậc cao hơn trong doanh nghiệp, nhưng quá thường xuyên, chúng ta thường bị “chín ép” hoặc quá vội vã để được đề bạt lên cấp độ cao hơn, trước khi bản thân mình sẵn sàng. Các nhà lãnh đạo công ty cũng thường bị cám dỗ để thăng chức quá sớm cho những nhân viên có công lao. Tuy vậy, việc một người chuyển sang vị trí quản lý trước khi họ đã sẵn sàng sẽ có những tác động không tốt tới doanh nghiệp. Việc một cá nhân có công lao và năng suất, không đồng nghĩa rằng họ đã hoàn toàn sẵn sàng để trở thành quản lý tốt.
Tại sao trở thành quản lý lại là một bước tiến chưa phù hợp đối với nhiều nhân viên xuất sắc? Đôi khi, khi họ trở thành người quản lý, thành công trước đây của họ không chuyển thành thành công của nhóm, khiến họ không hài lòng trong vai trò mới của mình. Họ phải đối phó với bộ máy hành chính của công ty, các vấn đề về nhân sự, các cuộc thảo luận phức tạp về ngân sách và trách nhiệm hành chính. Đột nhiên, họ không còn có thể sử dụng những phẩm chất và kỹ năng tốt nhất của mình. Điều đó gây khó chịu cho chính bản thân họ và có thể gây tốn kém cho doanh nghiệp. Các cá nhân làm quản lý kém hiệu quả khiến các doanh nghiệp tại Mỹ thiệt hại khoảng $360 tỷ USD mỗi năm.
Nếu bạn là một người đang muốn nắm giữ vị trí quản lý trong một công ty, đây là 3 điều bạn cần phải xác định rõ trước tiên.
Động lực sau khi trở thành quản lý của bạn là gì?
Bạn muốn chuyển sang làm quản lý để nắm quyền hay giao quyền cho người khác? Hơn 60% các nhà quản lý thuộc nhóm độ tuổi Millennial được khảo sát cho biết họ chỉ trở thành quản lý vì mức lương hoặc đề bạt của công ty. Họ không được thúc đẩy bởi những yếu tố như đào tạo và truyền cảm hứng cho các nhân viên cấp dưới, cải thiện năng suất của doanh nghiệp…
Trước khi lãnh trách nhiệm của một người quản lý, bạn nên thành thật đối diện với bản thân mình. Bạn có hào hứng về trách nhiệm của mình trong công việc hàng ngày không? Bạn có muốn học về khả năng lãnh đạo để cuối cùng bạn có thể điều hành công ty của riêng mình không? Việc quản lý nhân lực có phải là thử thách mà bạn có thể vượt qua không? Các giám đốc điều hành có thể ngồi được ở vị trí của họ không chỉ vì những đóng góp trong công việc, mà còn vì khả năng của họ trong việc giúp cho những người khác thành công.
Ví dụ, một người đã trải qua một thập kỷ làm nhân viên bán hàng, nhưng chuyển sang làm quản lý vì muốn điều hành công ty của riêng mình vào một ngày nào đó. Để làm được như vậy, cá nhân đó phải học cách lãnh đạo và quản lý mọi người một cách hiệu quả. Có một số nhiệm vụ và trách nhiệm đặc thù mà cá nhân đó không đặc biệt thích thú, nhưng phải sẵn sàng làm những gì cần thiết để trở thành người quản lý vì đó là mục tiêu dài hạn.
Đánh giá mức độ thành công ở hiện tại
Những nhân viên không đạt được hoặc thậm chí là vượt xa mục tiêu trong công việc được đề ra theo trách nhiệm của họ sẽ không phù hợp để được đề bạt. Nếu các nhà lãnh đạo công ty và các đồng nghiệp của bạn không xem bạn là người có năng lực vượt trội ở hiện tại, thì rất khó để bạn được tín nhiệm cho một vị trí có thẩm quyền.
Liệu bạn đã tự mình đánh giá được khả năng của bản thân trong công việc hiện tại với kết quả được đo lường rõ ràng và duy trì ở tần suất đều đặn chưa? Giả sử bạn là nhân viên bán hàng muốn chuyển sang lĩnh vực quản lý bán hàng. Bạn cần phải cam kết 100% thực hiện được những thứ cần thiết để vượt qua chỉ tiêu bán hàng và xây dựng các mối quan hệ nội bộ tích cực trong vài năm trước khi bạn có thể được xem xét nghiêm túc vào vị trí quản lý.
Ngoài việc duy trì được thành tích đạt chỉ tiêu đều đặn, bạn phải tích cực tham gia vào những gì đang xảy ra xung quanh mình. Với tư cách là người quản lý, bạn sẽ cần phải theo dõi các báo cáo trực tiếp, các cuộc họp với khách hàng và hợp tác hiệu quả với các bộ phận khác. Điều này sẽ đòi hỏi sự lắng nghe và quan sát có chủ đích — những kỹ năng bạn sẽ cần phải rèn giũa trước khi trở thành một quản lý có năng lực.
Trong quá trình quan sát, hãy liệt kê ra những ý quan trọng mà bạn tin rằng có thể giúp cải thiện hiệu suất công việc hay tăng trưởng doanh thu của công ty.Hãy đến gặp người quản lý của bạn và chia sẻ những đề xuất đó. Điều này cho thấy bạn quan tâm đến nhiều hơn, không chỉ vai trò của riêng bạn trong công ty, mà còn của công ty. Xét cho cùng, một phần trách nhiệm của người quản lý là truyền kiến thức cho người khác để góp phần nâng cao hiệu suất công việc và tăng trưởng doanh thu. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhận được sự tin tưởng của đồng nghiệp và sự tôn trọng của người quản lý cấp cao hơn. Đó là nền tảng cho các mối quan hệ có sự tín nhiệm với nhóm mà bạn có thể lãnh đạo.
Bạn có phải là người biết xây dựng mối quan hệ hay không?
Ví dụ, khi bạn là một nhân viên bán hàng với nguyện vọng trở thành quản lý, bạn đã không tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp bán hàng của mình. Thay vào đó, rất có thể sự tò mò của bạn dành cho các tính chất công việc và các thành viên trong các phòng ban khác. Bạn đặt câu hỏi về công việc của họ và cố gắng hiểu quan điểm của họ cũng như những gì bản thân bạn có thể làm với khách hàng của mình để giúp công việc của họ trở nên dễ dàng hơn, chẳng hạn gửi email hàng tháng cho khách hàng của mình để tóm tắt các mục tiêu tăng trưởng mà công ty đã đạt được.
Khi bạn nói chuyện với mọi người trong các phòng ban khác, bạn sẽ biết được thông tin chi tiết về các dự án mà khách hàng sẽ đánh giá cao mà cá nhân bạn không thể học được từ những nhân viên bán hàng khác. Những thông tin thu thập được trong nội bộ của bạn, trong vai trò là một nhân viên bán hàng, sẽ được đánh giá cao bởi chính các khách hàng; và thay vì chỉ làm điều này cho bản thân, bạn lựa chọn để chia sẻ các thông tin hay kiến thức hữu ích với những nhân viên bán hàng khác để họ cũng có thể tiếp cận khách hàng của mình. Điều này làm tăng sự tín nhiệm của bạn trong tổ chức bán hàng và cho các đồng nghiệp của bạn thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến việc giúp họ (lẫn bạn) thành công — đó chính là hành vi trao quyền lực cho những người xung quanh, khiến cho họ cảm thấy tốt về giá trị của bản thân.
Bạn không thể quá khép kín trong thế giới của riêng mình nếu bạn đang muốn trở thành quản lý. Các nhà quản lý giỏi muốn tìm kiếm giải pháp cho công ty chứ không chỉ cho bản thân họ. Nếu bạn cho thấy rằng bạn thực sự muốn giúp đỡ mọi người trong tổ chức, nhóm của bạn sẽ đặt trọn sự tín nhiệm và tin tưởng bạn hơn. Sự chân thành và khiêm tốn đó sẽ được đền đáp khi bạn trở thành một người quản lý được yêu mến bởi những người xung quanh.
Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên Fastcompany.
Share this:
Like this: