Bài viết này đề cập cụ thể về những nguyên nhân đằng sau cuộc xung đột sâu sắc mà vừa trở thành một cuộc đụng độ quân sự lớn và những gì đang bị đe dọa đối với Nga, Hoa Kỳ và NATO. Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, liệu sẽ có ảnh hưởng thế nào đối với châu Âu?
Trên khắp các mặt báo toàn cầu, những thông tin được cập nhật nhanh chóng về cuộc xâm lược do tổng thống Vladimir Putin của Nga khơi mào với Ukraine đang khiến cho nhân loại sững sờ. Khi tình hình nội chiến ở Afghanistan vẫn còn đang căng thẳng, thì tình hình chiến sự leo thang tại Ukraine khiến cho ngay cả những người ngoài cuộc cũng cảm thấy bàng hoàng lẫn phẫn nộ. Để hiểu rõ lý do tại sao lại có cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, có lẽ chúng ta cần phải nhận thức được nhiều lý do chính yếu đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để Putin phát động chiến tranh một cách tự tin như vậy, ngay cả khi Mỹ và liên minh châu Âu đã đồng thuận áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng nề về kinh tế của Nga.
Tình hình chiến sự hiện tại ở Ukraine.
Lịch sử giữa Ukraine và Nga
Sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) mở rộng về phía đông, cuối cùng chiếm hầu hết các quốc gia châu Âu từng nằm trong khối Cộng sản. Các nước cộng hòa Baltic gồm Litva, Latvia và Estonia, từng là một phần của Liên bang Xô viết, đã gia nhập NATO, cũng như Ba Lan, Romania và các nước khác. Kết quả là NATO đã di chuyển hàng trăm dặm đến gần Moscow, giáp biên giới trực tiếp với Nga. Và vào năm 2008, họ tuyên bố rằng họ đã lên kế hoạch – một ngày nào đó – sẽ chiêu mộ thêm Ukraine, mặc dù tuyên bố vẫn được coi là một viễn cảnh xa vời.
Ông Putin đã mô tả sự tan rã của Liên Xô là một “thảm họa”, đã cướp đi vị trí xứng đáng của nước này trong số các cường quốc trên thế giới và đặt nước này vào lòng thương xót của một phương Tây săn mồi. Ông đã dành 22 năm cầm quyền để tái thiết quân đội Nga và khẳng định lại ảnh hưởng địa chính trị của nước này.
Một người lính Ukraine đang trong hầm quân sự tại miền Đông Ukraine.
Tổng thống Nga gọi sự mở rộng của NATO là mối đe dọa và viễn cảnh Ukraine gia nhập khối này là một mối đe dọa lớn đối với đất nước của ông. Khi Nga ngày càng quyết đoán hơn và mạnh mẽ hơn về mặt quân sự, những lời phàn nàn của ông về NATO ngày càng gay gắt hơn. Ông đã nhiều lần nhắc đến vũ khí tên lửa đạn đạo Mỹ và lực lượng tác chiến ở Ukraine, mặc dù các quan chức Mỹ, Ukraine và NATO khẳng định điều này là không có căn cứ. Ông Putin cũng khẳng định Ukraine và Belarusvề cơ bản là các bộ phận của Nga, về mặt văn hóa và lịch sử. Ông ta tỏ ra rằng Nga có ảnh hưởng đáng kể đối với Belarus, và nói về một số hình thức thống nhất giữa Belarus với Nga đã được diễn ra trong nhiều năm.
Nhưng quan hệ Đông-Tây xấu đi đáng kể vào đầu năm 2014, khi các cuộc biểu tình lớn ở Ukraine buộc một tổng thống có quan hệ đồng minh chặt chẽ với ông Putin phải bị loại bỏ. Nga nhanh chóng xâm lược và sáp nhập Crimea, một phần của Ukraine. Moscow cũng thúc đẩy một cuộc nổi dậy ly khai giành quyền kiểm soát một phần vùng Donbas của Ukraine, vốn dĩ là một cuộc chiến vẫn còn dai dẳng, khiến hơn 13.000 người thiệt mạng.
Binh lính Ukraine đã dự phòng trước các phương án phòng thủ lẫn du kịch từ tháng Mười Một năm ngoái, kể từ khi họ lo sợ Nga sẽ tấn công.
Chính quyền củaPutin muốn gì?
Vladimir Putin dường như có ý định lặp lại lịch sử hơn 30 năm về trước, khi thiết lập một khu vực an ninh rộng lớn do Nga thống trị, giống như quyền lực mà Moscow nắm giữ trong thời Xô Viết. Năm nay 69 tuổi và có thể sắp bước vào giai đoạn tàn của sự nghiệp chính trị, ông ta rõ ràng muốn thâu tóm Ukraine, quốc gia có 44 triệu dân, trở thành một phần lãnh thổ bị cai trị của Nga.
Vào tháng Mười Hai, Nga đã trình bày với NATO và Hoa Kỳ một loạt các yêu cầu bằng văn bản mà họ cho là cần thiết để đảm bảo an ninh cho khối này. Trước hết trong số đó là sự đảm bảo rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO, rằng NATO sẽ rút bớt lực lượng của mình ở các nước Đông Âu đã gia nhập và lệnh ngừng bắn năm 2015 ở Ukraine sẽ được thực hiện.
Phương Tây bác bỏ các yêu cầu chính ngoài tầm kiểm soát, đồng thời đưa ra quyết định đối với các mối quan ngại khác và đe dọa các biện pháp trừng phạt. Tư thế hiếu chiến của Moscow cũng đã làm bùng phát chủ nghĩa dân tộc Ukraine, với việc dân quân chuẩn bị cho một chiến dịch du kích kéo dài trong trường hợp bị Nga chiếm đóng.
Thời điểm của ông Putin cũng có thể liên quan đến quá trình chuyển đổi từ Tổng thống Donald J. Trump, người đặc biệt thân thiện với ông và chê bai NATO, sang Tổng thống Biden, người cam kết với liên minh và không tin tưởng vào Điện Kremlin. Bên cạnh đó, tổng thống Ukraine là Volodymyr Zelensky cũng bị xem là một nhà chính trị gia non kém, bởi quá khứ của ông Zelensky từng làm diễn viên hài và hoạt động chủ yếu trong ngành giải trí, chứ không phải là chính trị. Đánh giá đối thủ của mình không phải là một người mưu lược cầm quân, Putin cho rằng đây cũng là thời điểm tốt nhất để đánh chiếm Ukraine.
Putin cũng có thể muốn phô diễn quyền lực của mình cho những người theo chủ nghĩa dân tộc ở quê nhà bằng cách tập trung vào việc đánh chiếm Ukraine, như cái cách mà ông ta đã từng làm trong quá khứ với Crimea. Ông Putin đã dập tắt tất cả những thách thức trong nước đối với quyền lực cai trị của mình, nhưng vào năm ngoái, khi nền kinh tế gặp khó khăn và đại dịch hoành hành, các nhóm đối lập đã tổ chức các cuộc biểu tình chống Putin có quy mô lớn, lần đầu tiên xảy ra trong nhiều năm.
Mỹ và chính quyền tổng thống Biden đã phản ứng thế nào trước chiến tranh giữa Nga và Ukraine?
Vào đầu tháng Mười Hai, Tổng thống Biden đã nói rõ rằng chính quyền của ông không xem xét việc gửi quân đến chiến đấu cho Ukraine vì Ukraine không phải là thành viên của liên minh NATO và không tuân theo cam kết phòng thủ tập thể.
Thay vào đó, Mỹ đã gửi vũ khí chống- xe tăng và phòng không tới Ukraine, tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại các quốc gia NATO có biên giới với Nga, đồng thời đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng báo động cao để triển khai tới Đông Âu. Các quan chức chính quyền cũng cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể dùng sức của mình để tiếp trợ cho cuộc nổi dậy của Ukraine, nếu Nga xâm lược Ukraine.
Nhưng vấn đề thực sự là vấn đề tài chính. Trước cuộc xâm lược, ông Biden đã đe dọa ông Putin rằng hậu quả mà Nga sẽ phải hứng chịu là “thiệt hại nặng nề nhất về mặt kinh tế mà Nga chưa từng thấy”. Quả thực, ngay sau đó, chính quyền của Biden đã làm những gì mà họ nói. Một trong những đòn trừng phạt nặng neề nhất là loại bỏ Nga ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu (SWIFT) – vốn là điều chưa từng có tiền lệ trước đây. Quyết định này nhằm cắt đứt các tổ chức lớn của Nga ra khỏi dòng tài chính quốc tế và sẽ hạn chế hàng loạt hoạt động toàn cầu của họ.
Nga đã bị ban khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT.
Hồi đầu tuần này, sau khi Putin chính thức công nhận hai quốc gia ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine, Nhà Trắng và các đồng minh châu Âu đã công bố phương án trừng phạt kinh tế ban đầu. Hôm thứ Ba, ông Biden đã áp đặt các hình phạt đối với hai ngân hang lớn của Nga và một số thành viên của giới thượng lưu Nga, đồng thời cấm Nga giao dịch nợ tại các thị trường Mỹ hoặc châu Âu. Ngày hôm sau, chính quyền đã ban hành lệnh trừng phạt đối với công ty đứng sau một đường ống dẫn năng lượng nối giữa Nga với Đức.
Hôm thứ Năm, ông Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ cắt các ngân hàng lớn nhất và các công ty lớn nhất của Nga khỏi thị trường tài chính phương Tây và sẽ hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Nga. Theo ông, điều đó sẽ làm suy giảm đáng kể khả năng phát triển của quốc gia này trong những tuần, tháng và năm tới.
Ông Biden cũng cho biết Hoa Kỳ đang đóng băng hàng nghìn tỷ đô la tài sản của Nga, bao gồm cả các quỹ do giới tinh hoa Nga và gia đình của họ kiểm soát, khiến họ phải trả giá cho cái mà Tổng thống Mỹ gọi là “một cuộc tấn công đã được dự tính trước” nhắm vào một quốc gia tự do ở châu Âu.
Cũng trong bài phát biểu đó, tổng thống cho biết ông đã ủy quyền gửi thêm quân đến các nước Đông Âu trong khối liên minh NATO. Ông cho biết quân đội sẽ giúp bảo vệ các đồng minh NATO nếu Nga tiến xa hơn về phía Tây. Các quan chức cho biết, chính quyền cũng có khả năng sẽ cố gắng đóng băng tài sản cá nhân mà ông Putin và các đồng minh nắm giữ ở nước ngoài, đồng thời có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm tước đoạt quyền sử dụng các công nghệ mới nhất như điện thoại, máy tính và các thiết bị công nghệ tiên tiến, cũng như công nghệ vũ trang quân đội.
Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ gây ra hậu quả gì tới châu Âu?
Cơ cấu an ninh đã giúp duy trì hòa bình tại châu Âu đang bị đe dọa nghiêm trọng kể từ sau Thế chiến thứ hai. Với việc người dân châu Âu bị chia rẽ về cách đối phó với các hình thức gây hấn khác nhau của Nga, cuộc xung đột cũng đã để lại những rạn nứt trong nội bộ Liên minh châu Âu và NATO.
Châu Âu cũng có quan hệ thương mại quan trọng với Nga và chịu thiệt hại nhiều hơn Hoa Kỳ từ các lệnh trừng phạt. Châu Âu hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga, một yếu điểm để Putin lấy làm đòn bẩy để thoát khỏi các lệnh trừng phạt được dự tính sau các cuộc tranh chấp trong quá khứ.
Các nữ quân nhân Ukraine trong hàng ngũ chiến đấu.
Châu Âu đã mất đi một nhà đàm phán vô giá với Moscow sau sự ra đi của Thủ tướng Angela Merkel, người lớn lên ở phương Đông, nói thông thạo tiếng Nga và đã phát triển mối quan hệ làm việc tốt đẹp với Putin. Người kế nhiệm của bà, ông Olaf Scholz, đã cố gắng đảm nhận vai trò lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng leo thang ngay sau cuộc bầu cử của ông, đã cho ngừng hoạt động đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 – vốn được xem là mối kết giao (có lợi về mặt tài chính cho Nga) giữa Đức với Nga. Đây được xem là một trong những động thái mạnh mẽ nhất của Phương Tây để trừng phạt Điện Kremlin.
Sự tự tin nào khiến cho Nga xúc tiến xâm lược Ukraine, biết rằng sẽ bị trừng phạt?
Rất nhiều khả năng, Putin và chính quyền của ông ta đang muốn liều lĩnh xâm chiếm Ukraine, đồng thời xem xét những hậu quả trừng phạt mà liên minh châu Âu và Mỹ có thể đem lại cho Nga. Bản thân chính quyền của Putin cũng trở nên tự tin hơn, khi họ đang có mối quan hệ hảo hữu với Trung Quốc – vốn dĩ là một cường quốc khác. Trung Quốc không hề lên án gay gắt hành vi hiếu chiến của Nga. Thay vào đó, Trung Quốc còn lên tiếng phương Tây và Mỹ nên cẩn trọng với các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga. Có thể hiểu rằng, kinh tế của Nga vẫn chưa thể nào bị nhấn chìm xuống vực thẳm, một khi vẫn còn có Trung Quốc là đồng minh.
Putin và chính quyền của ông ta là kẻ thù của hòa bình nhân loại sau Hitler và cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai.
Chính quyền của Putin làm liều như vậy, không phải là chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tiền kỹ thuật số, cụ thể hơn là đồng ETH do Vitalik Buterin (hiện là công dân Nga) là nhà sáng lập đều đang được chính quyền Nga hậu thuẫn rất lớn. Với việc thị trường tài chính kỹ thuật số là hoàn toàn phân quyền, nên không có một quốc gia hay tổ chức nào kiểm soát chuỗi hoạt động của nó. Chính vì vậy, chính quyền Nga và các tổ chức của Nga bị nhận lệnh trừng phạt khi bị loại bỏ khỏi SWIFT, vẫn có thể giao dịch kinh tế “chui” thông qua thị trường tài chính kỹ thuật số. Ngay cả Mỹ và Liên minh Châu Âu cũng khó lòng có thể làm gì để ngăn chặn điều này.
Với sự tính toán mưu mô như vậy, Putin và chính quyền của ông ta đang vô cùng hào hứng để phô phang sức mạnh quân đội, chứng minh rằng Nga là một cường quốc xứng đáng được thừa nhận, cho dù có bị tẩy chay kịch liệt, và thậm chí là cơi nới thêm lãnh thổ của Nga, nhằm đạt được tham vọng của Putin về một Liên Xô thống nhất của hơn 30 năm về trước. Tuy có thể sớm nhận định rằng tính toán của ông ta có vẻ là toàn vẹn, với chỉ thất thoát có thể kiểm soát được, thì ông ta cũng đã quên rằng người dân của Nga, dưới sức ép của toàn cầu, cũng như lương tâm và nhận thức của chính họ, sẽ khiến sự bất mãn và căm phẫn trở tăng cao. Điều này sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến và đảo chính vô cùng lớn, và lúc này, chính quyền của Putin bị công kích từ trong ra ngoài, sẽ sụp đổ.
Không có bất kỳ người dân Nga nào muốn chiến tranh giữa Nga và Ukraine xảy ra, và tới gần 60% người dân Nga phản đối kịch liệt hành vi hiếu chiến của chính quyền Putin, theo một cuộc thăm dò bởi tờ GuardianUK.
Valadimir Putin và chính quyền hậu thuẫn của ông ta là những kẻ gian tà, hiếu chiến, là kẻ thù của hòa bình nhân loại, và cần phải bị trừng phạt thích đáng, thậm chí là tiêu diệt.
Bài viết được tham khảo từ nhiều nguồnnhư AP News, New York Times, và các đầu báo lớn của Việt Nam.
Bài viết này đề cập cụ thể về những nguyên nhân đằng sau cuộc xung đột sâu sắc mà vừa trở thành một cuộc đụng độ quân sự lớn và những gì đang bị đe dọa đối với Nga, Hoa Kỳ và NATO. Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, liệu sẽ có ảnh hưởng thế nào đối với châu Âu?
Trên khắp các mặt báo toàn cầu, những thông tin được cập nhật nhanh chóng về cuộc xâm lược do tổng thống Vladimir Putin của Nga khơi mào với Ukraine đang khiến cho nhân loại sững sờ. Khi tình hình nội chiến ở Afghanistan vẫn còn đang căng thẳng, thì tình hình chiến sự leo thang tại Ukraine khiến cho ngay cả những người ngoài cuộc cũng cảm thấy bàng hoàng lẫn phẫn nộ. Để hiểu rõ lý do tại sao lại có cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, có lẽ chúng ta cần phải nhận thức được nhiều lý do chính yếu đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để Putin phát động chiến tranh một cách tự tin như vậy, ngay cả khi Mỹ và liên minh châu Âu đã đồng thuận áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng nề về kinh tế của Nga.
Lịch sử giữa Ukraine và Nga
Sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) mở rộng về phía đông, cuối cùng chiếm hầu hết các quốc gia châu Âu từng nằm trong khối Cộng sản. Các nước cộng hòa Baltic gồm Litva, Latvia và Estonia, từng là một phần của Liên bang Xô viết, đã gia nhập NATO, cũng như Ba Lan, Romania và các nước khác. Kết quả là NATO đã di chuyển hàng trăm dặm đến gần Moscow, giáp biên giới trực tiếp với Nga. Và vào năm 2008, họ tuyên bố rằng họ đã lên kế hoạch – một ngày nào đó – sẽ chiêu mộ thêm Ukraine, mặc dù tuyên bố vẫn được coi là một viễn cảnh xa vời.
Ông Putin đã mô tả sự tan rã của Liên Xô là một “thảm họa”, đã cướp đi vị trí xứng đáng của nước này trong số các cường quốc trên thế giới và đặt nước này vào lòng thương xót của một phương Tây săn mồi. Ông đã dành 22 năm cầm quyền để tái thiết quân đội Nga và khẳng định lại ảnh hưởng địa chính trị của nước này.
Tổng thống Nga gọi sự mở rộng của NATO là mối đe dọa và viễn cảnh Ukraine gia nhập khối này là một mối đe dọa lớn đối với đất nước của ông. Khi Nga ngày càng quyết đoán hơn và mạnh mẽ hơn về mặt quân sự, những lời phàn nàn của ông về NATO ngày càng gay gắt hơn. Ông đã nhiều lần nhắc đến vũ khí tên lửa đạn đạo Mỹ và lực lượng tác chiến ở Ukraine, mặc dù các quan chức Mỹ, Ukraine và NATO khẳng định điều này là không có căn cứ. Ông Putin cũng khẳng định Ukraine và Belarus về cơ bản là các bộ phận của Nga, về mặt văn hóa và lịch sử. Ông ta tỏ ra rằng Nga có ảnh hưởng đáng kể đối với Belarus, và nói về một số hình thức thống nhất giữa Belarus với Nga đã được diễn ra trong nhiều năm.
Nhưng quan hệ Đông-Tây xấu đi đáng kể vào đầu năm 2014, khi các cuộc biểu tình lớn ở Ukraine buộc một tổng thống có quan hệ đồng minh chặt chẽ với ông Putin phải bị loại bỏ. Nga nhanh chóng xâm lược và sáp nhập Crimea, một phần của Ukraine. Moscow cũng thúc đẩy một cuộc nổi dậy ly khai giành quyền kiểm soát một phần vùng Donbas của Ukraine, vốn dĩ là một cuộc chiến vẫn còn dai dẳng, khiến hơn 13.000 người thiệt mạng.
Chính quyền của Putin muốn gì?
Vladimir Putin dường như có ý định lặp lại lịch sử hơn 30 năm về trước, khi thiết lập một khu vực an ninh rộng lớn do Nga thống trị, giống như quyền lực mà Moscow nắm giữ trong thời Xô Viết. Năm nay 69 tuổi và có thể sắp bước vào giai đoạn tàn của sự nghiệp chính trị, ông ta rõ ràng muốn thâu tóm Ukraine, quốc gia có 44 triệu dân, trở thành một phần lãnh thổ bị cai trị của Nga.
Vào tháng Mười Hai, Nga đã trình bày với NATO và Hoa Kỳ một loạt các yêu cầu bằng văn bản mà họ cho là cần thiết để đảm bảo an ninh cho khối này. Trước hết trong số đó là sự đảm bảo rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO, rằng NATO sẽ rút bớt lực lượng của mình ở các nước Đông Âu đã gia nhập và lệnh ngừng bắn năm 2015 ở Ukraine sẽ được thực hiện.
Phương Tây bác bỏ các yêu cầu chính ngoài tầm kiểm soát, đồng thời đưa ra quyết định đối với các mối quan ngại khác và đe dọa các biện pháp trừng phạt. Tư thế hiếu chiến của Moscow cũng đã làm bùng phát chủ nghĩa dân tộc Ukraine, với việc dân quân chuẩn bị cho một chiến dịch du kích kéo dài trong trường hợp bị Nga chiếm đóng.
Thời điểm của ông Putin cũng có thể liên quan đến quá trình chuyển đổi từ Tổng thống Donald J. Trump, người đặc biệt thân thiện với ông và chê bai NATO, sang Tổng thống Biden, người cam kết với liên minh và không tin tưởng vào Điện Kremlin. Bên cạnh đó, tổng thống Ukraine là Volodymyr Zelensky cũng bị xem là một nhà chính trị gia non kém, bởi quá khứ của ông Zelensky từng làm diễn viên hài và hoạt động chủ yếu trong ngành giải trí, chứ không phải là chính trị. Đánh giá đối thủ của mình không phải là một người mưu lược cầm quân, Putin cho rằng đây cũng là thời điểm tốt nhất để đánh chiếm Ukraine.
Putin cũng có thể muốn phô diễn quyền lực của mình cho những người theo chủ nghĩa dân tộc ở quê nhà bằng cách tập trung vào việc đánh chiếm Ukraine, như cái cách mà ông ta đã từng làm trong quá khứ với Crimea. Ông Putin đã dập tắt tất cả những thách thức trong nước đối với quyền lực cai trị của mình, nhưng vào năm ngoái, khi nền kinh tế gặp khó khăn và đại dịch hoành hành, các nhóm đối lập đã tổ chức các cuộc biểu tình chống Putin có quy mô lớn, lần đầu tiên xảy ra trong nhiều năm.
Mỹ và chính quyền tổng thống Biden đã phản ứng thế nào trước chiến tranh giữa Nga và Ukraine?
Vào đầu tháng Mười Hai, Tổng thống Biden đã nói rõ rằng chính quyền của ông không xem xét việc gửi quân đến chiến đấu cho Ukraine vì Ukraine không phải là thành viên của liên minh NATO và không tuân theo cam kết phòng thủ tập thể.
Thay vào đó, Mỹ đã gửi vũ khí chống- xe tăng và phòng không tới Ukraine, tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại các quốc gia NATO có biên giới với Nga, đồng thời đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng báo động cao để triển khai tới Đông Âu. Các quan chức chính quyền cũng cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể dùng sức của mình để tiếp trợ cho cuộc nổi dậy của Ukraine, nếu Nga xâm lược Ukraine.
Nhưng vấn đề thực sự là vấn đề tài chính. Trước cuộc xâm lược, ông Biden đã đe dọa ông Putin rằng hậu quả mà Nga sẽ phải hứng chịu là “thiệt hại nặng nề nhất về mặt kinh tế mà Nga chưa từng thấy”. Quả thực, ngay sau đó, chính quyền của Biden đã làm những gì mà họ nói. Một trong những đòn trừng phạt nặng neề nhất là loại bỏ Nga ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu (SWIFT) – vốn là điều chưa từng có tiền lệ trước đây. Quyết định này nhằm cắt đứt các tổ chức lớn của Nga ra khỏi dòng tài chính quốc tế và sẽ hạn chế hàng loạt hoạt động toàn cầu của họ.
Hồi đầu tuần này, sau khi Putin chính thức công nhận hai quốc gia ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine, Nhà Trắng và các đồng minh châu Âu đã công bố phương án trừng phạt kinh tế ban đầu. Hôm thứ Ba, ông Biden đã áp đặt các hình phạt đối với hai ngân hang lớn của Nga và một số thành viên của giới thượng lưu Nga, đồng thời cấm Nga giao dịch nợ tại các thị trường Mỹ hoặc châu Âu. Ngày hôm sau, chính quyền đã ban hành lệnh trừng phạt đối với công ty đứng sau một đường ống dẫn năng lượng nối giữa Nga với Đức.
Hôm thứ Năm, ông Biden cho biết Hoa Kỳ sẽ cắt các ngân hàng lớn nhất và các công ty lớn nhất của Nga khỏi thị trường tài chính phương Tây và sẽ hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Nga. Theo ông, điều đó sẽ làm suy giảm đáng kể khả năng phát triển của quốc gia này trong những tuần, tháng và năm tới.
Ông Biden cũng cho biết Hoa Kỳ đang đóng băng hàng nghìn tỷ đô la tài sản của Nga, bao gồm cả các quỹ do giới tinh hoa Nga và gia đình của họ kiểm soát, khiến họ phải trả giá cho cái mà Tổng thống Mỹ gọi là “một cuộc tấn công đã được dự tính trước” nhắm vào một quốc gia tự do ở châu Âu.
Cũng trong bài phát biểu đó, tổng thống cho biết ông đã ủy quyền gửi thêm quân đến các nước Đông Âu trong khối liên minh NATO. Ông cho biết quân đội sẽ giúp bảo vệ các đồng minh NATO nếu Nga tiến xa hơn về phía Tây. Các quan chức cho biết, chính quyền cũng có khả năng sẽ cố gắng đóng băng tài sản cá nhân mà ông Putin và các đồng minh nắm giữ ở nước ngoài, đồng thời có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm tước đoạt quyền sử dụng các công nghệ mới nhất như điện thoại, máy tính và các thiết bị công nghệ tiên tiến, cũng như công nghệ vũ trang quân đội.
Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ gây ra hậu quả gì tới châu Âu?
Cơ cấu an ninh đã giúp duy trì hòa bình tại châu Âu đang bị đe dọa nghiêm trọng kể từ sau Thế chiến thứ hai. Với việc người dân châu Âu bị chia rẽ về cách đối phó với các hình thức gây hấn khác nhau của Nga, cuộc xung đột cũng đã để lại những rạn nứt trong nội bộ Liên minh châu Âu và NATO.
Châu Âu cũng có quan hệ thương mại quan trọng với Nga và chịu thiệt hại nhiều hơn Hoa Kỳ từ các lệnh trừng phạt. Châu Âu hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga, một yếu điểm để Putin lấy làm đòn bẩy để thoát khỏi các lệnh trừng phạt được dự tính sau các cuộc tranh chấp trong quá khứ.
Châu Âu đã mất đi một nhà đàm phán vô giá với Moscow sau sự ra đi của Thủ tướng Angela Merkel, người lớn lên ở phương Đông, nói thông thạo tiếng Nga và đã phát triển mối quan hệ làm việc tốt đẹp với Putin. Người kế nhiệm của bà, ông Olaf Scholz, đã cố gắng đảm nhận vai trò lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng leo thang ngay sau cuộc bầu cử của ông, đã cho ngừng hoạt động đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 – vốn được xem là mối kết giao (có lợi về mặt tài chính cho Nga) giữa Đức với Nga. Đây được xem là một trong những động thái mạnh mẽ nhất của Phương Tây để trừng phạt Điện Kremlin.
Sự tự tin nào khiến cho Nga xúc tiến xâm lược Ukraine, biết rằng sẽ bị trừng phạt?
Rất nhiều khả năng, Putin và chính quyền của ông ta đang muốn liều lĩnh xâm chiếm Ukraine, đồng thời xem xét những hậu quả trừng phạt mà liên minh châu Âu và Mỹ có thể đem lại cho Nga. Bản thân chính quyền của Putin cũng trở nên tự tin hơn, khi họ đang có mối quan hệ hảo hữu với Trung Quốc – vốn dĩ là một cường quốc khác. Trung Quốc không hề lên án gay gắt hành vi hiếu chiến của Nga. Thay vào đó, Trung Quốc còn lên tiếng phương Tây và Mỹ nên cẩn trọng với các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga. Có thể hiểu rằng, kinh tế của Nga vẫn chưa thể nào bị nhấn chìm xuống vực thẳm, một khi vẫn còn có Trung Quốc là đồng minh.
Chính quyền của Putin làm liều như vậy, không phải là chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tiền kỹ thuật số, cụ thể hơn là đồng ETH do Vitalik Buterin (hiện là công dân Nga) là nhà sáng lập đều đang được chính quyền Nga hậu thuẫn rất lớn. Với việc thị trường tài chính kỹ thuật số là hoàn toàn phân quyền, nên không có một quốc gia hay tổ chức nào kiểm soát chuỗi hoạt động của nó. Chính vì vậy, chính quyền Nga và các tổ chức của Nga bị nhận lệnh trừng phạt khi bị loại bỏ khỏi SWIFT, vẫn có thể giao dịch kinh tế “chui” thông qua thị trường tài chính kỹ thuật số. Ngay cả Mỹ và Liên minh Châu Âu cũng khó lòng có thể làm gì để ngăn chặn điều này.
Với sự tính toán mưu mô như vậy, Putin và chính quyền của ông ta đang vô cùng hào hứng để phô phang sức mạnh quân đội, chứng minh rằng Nga là một cường quốc xứng đáng được thừa nhận, cho dù có bị tẩy chay kịch liệt, và thậm chí là cơi nới thêm lãnh thổ của Nga, nhằm đạt được tham vọng của Putin về một Liên Xô thống nhất của hơn 30 năm về trước. Tuy có thể sớm nhận định rằng tính toán của ông ta có vẻ là toàn vẹn, với chỉ thất thoát có thể kiểm soát được, thì ông ta cũng đã quên rằng người dân của Nga, dưới sức ép của toàn cầu, cũng như lương tâm và nhận thức của chính họ, sẽ khiến sự bất mãn và căm phẫn trở tăng cao. Điều này sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến và đảo chính vô cùng lớn, và lúc này, chính quyền của Putin bị công kích từ trong ra ngoài, sẽ sụp đổ.
Valadimir Putin và chính quyền hậu thuẫn của ông ta là những kẻ gian tà, hiếu chiến, là kẻ thù của hòa bình nhân loại, và cần phải bị trừng phạt thích đáng, thậm chí là tiêu diệt.
Bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn như AP News, New York Times, và các đầu báo lớn của Việt Nam.
Share this:
Like this: