Trưởng thành, nghe có vẻ đơn giản nhưng mấy ai có thể thực sự nắm bắt được ý nghĩa thực sự của nó. Rốt cuộc con người chúng ta dựa vào thước đo, vào chuẩn mực hay hệ quy chiếu nào để mà đánh giá được thực tâm về mức độ trưởng thành của bản thân? Có phải rằng lời ngợi khen từ những người xung quanh, rằng ta đã trưởng thành, thực sự có tương đương với sự phát triển mà ta cảm nhận được hay không? Bởi suy cho cùng, thực chất ta cũng chỉ đang cư xử đúng mực trước những người xung quanh theo như một hệ thống đạo đức được truyền thụ suốt quá trình lớn lên mà thôi.
Nhận thức về sự trưởng thành mỗi người sẽ mỗi khác, nhưng thiết nghĩ chỉ đến từ những điều nhỏ nhặt thế này thôi.
…
Đó là mỗi sáng ngày cuối tuần, tự tỉnh giấc sớm mà không cần chuông báo thức náo động. Thiết nghĩ người trưởng thành bận rộn cả tuần sẽ muốn cơ thể được nghỉ bù cho lại sức, nhưng làm thế nào khi cơ thể đã thích ứng được với đồng hồ sinh học cá nhân. Thêm hơn, áp lực trong tâm trí, một cách vô thức, nói rằng ta hãy không nên ngủ quá nhiều mà cần phải duy trì thói quen ngủ một cách đều đặn chỉ để sáng thứ Hai không sa đà mà ngủ quên.
Nghĩ về bố mẹ mình khi còn ở độ tuổi mình, hẳn họ cũng nhọc nhoài lắm mối lo toan, nhưng cũng vẫn cố gắng thức dậy sớm vào cuối tuần để lo toan những công việc dang dở. Những giấc ngủ ngắn dần ngắn dần, có lẽ chỉ vì những áp lực và gánh lo cứ mãi chẳng vơi. Còn trẻ, còn những giấc ngủ sâu, còn những ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật nhàn nhã đi cà phê, đi hẹn hò cùng bè bạn quả là một đặc quyền của những người còn cả hành trình trưởng thành dài ở phía trước.
Còn trẻ, cứ ham vui, cứ ham ngủ, cứ ham bận rộn chuyện riêng chuyện chung của người, chứ đoái hoài gì đến nhận thức về sự trưởng thành.
…
Có lẽ một trong những đặc tính của một người trưởng thành cần có là sự nhạy cảm nhất định. Nhạy cảm trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nhạy cảm trong môi trường mình đang tại diện. Nhạy cảm trong những nhận xét mình đưa ra cho người khác, cũng như tiếp nhận nó. Nhạy cảm trong chính suy tư và cảm xúc nội tại. Nhạy cảm trong những cảm xúc trao gửi cho những người xung quanh. Suy ra, sự nhạy cảm có lẽ là một nấc thang cho ta nhận biết được rằng trưởng thành là như thế nào.
Khi còn trẻ, sẽ có rất nhiều người nói rằng đừng nên quá nhạy cảm trong cuộc sống. Có như vậy thì cuộc đời mới có nhiều niềm vui. Hẳn những người đưa ra những lời khuyên như vậy – một là vẫn chưa thấu đáo được giá trị của sự nhạy cảm và vẫn đang trên chặng đường trưởng thành – hai là đã trưởng thành và nhận thấy rằng sự nhạy cảm khiến cho họ phải đánh mất đi sự vô tư, vô lo của một thời tuổi trẻ.
Sự nhạy cảm được đánh động bằng cách nào? Có lẽ là khi một cá nhân cứ nhớ mãi về một lỗi lầm trong quá khứ và dằn vặt mãi không nguôi. Có rất nhiều định nghĩa để mô tả đích xác về quá trình nhận thức này – ăn năn, hoài niệm, hối lỗi, cắn rứt lương tâm… Nhưng chính sự nhạy cảm mới là thứ thúc đẩy nhận thức này trở nên rõ ràng hơn. Nếu không vì sự nhạy cảm đánh động vào tâm thức trưởng thành thì ta sẽ chẳng phải cảm nhận bất kỳ một thứ cảm xúc vấn vương nào về quá khứ.
Rốt cuộc, sự nhạy cảm là để giúp ta tiến về tương lai với một tâm thái trưởng thành vơi đỡ những gánh lo muộn phiền, hơn là để hoài niệm về quá khứ.
…
Đó là khi một người nhận thức được rằng quãng thời gian mỗi ngày thật ngắn ngủi làm sao. Trước khi trưởng thành, thời gian là thứ có thể quy đổi thành những thứ được xem là đáng giá trị. Thời gian là thứ giá trị có thể quy đổi thành những mối quan hệ mà chỉ cần không dành thời gian chăm bẵm cho nó là tiêu tan. Thời gian là để dùng cho việc thõa mãn những sở thích, thói quen phù phiếm bởi nó không tạo ra giá trị lâu dài. Thời gian là để dùng cho việc giải trí cho qua những nỗi buồn chán vì bản thân lung lạc, vô định trước những hoạch định, tiền đồ của bản thân ở thì tương lai.
Thời gian và sức khỏe là vô giá, chỉ có người thực sự trưởng thành mới thấm thía được điều này. Không còn những cuộc hẹn bè nhiều hơn là bạn, chỉ để giết thời gian. Không còn những cuộc săn sale thâu đêm suốt sáng đến mờ cả mắt, bạc cả đầu, chỉ để tiết kiệm chút tiền để dành cho việc chi tiêu những thứ sở thích khác. Không còn những lần xếp hàng dài thiệt dài để chờ mua một thứ gì đó đang được người người thảo luận trên mạng xã hội. Nói đến mạng xã hội, chắc chắn thời gian chỉ để lướt TikTok hay Facebook chắc hẳn cũng là thứ cần phải tiết giảm đến mức tối đa. Thật lòng mà nói, mớ kiến thức được dung nạp chớp nhoáng qua bài đăng trên mạng xã hội sẽ ghi lại vào đầu ta được bao nhiêu lâu? Chưa kể đến việc ta dễ sa đà hóng hớt vào chuyện của người khác nữa kìa.
Một ngày có 24 giờ. Một năm có 8760 giờ. Nếu một người sống vui được đến năm 60 tuổi, quỹ thời gian sống của họ là 525,600 giờ đồng hồ. Chỉ có một vài người trên toàn thế giới có được 1 tỷ giờ đồng hồ sống trên cõi đời này. Nhưng quỹ thời gian khi vượt qua cột mốc 525,600 giờ đồng hồ đó sẽ chầm chậm trôi mà không có mấy ý nghĩa nữa đối với họ. Bởi lúc này, họ còn có thể mong cầu hay muốn đạt được điều gì khác nữa cho bản thân, một khi sức khỏe đã suy giảm, trí nhớ lẫn thị lực đều đã không còn tinh mẫn như khi còn trẻ?
“And, God, tell us the reason
Youth is wasted on the young
Searching for meaning
But are we all lost stars
Trying to light up the dark”
Trước khi tự nhận là một người trưởng thành, hãy nghĩ về đấng sinh thành, sự nhạy cảm, và quỹ thời gian không vô tận đang vơi dần theo từng giây.
Trưởng thành, nghe có vẻ đơn giản nhưng mấy ai có thể thực sự nắm bắt được ý nghĩa thực sự của nó. Rốt cuộc con người chúng ta dựa vào thước đo, vào chuẩn mực hay hệ quy chiếu nào để mà đánh giá được thực tâm về mức độ trưởng thành của bản thân? Có phải rằng lời ngợi khen từ những người xung quanh, rằng ta đã trưởng thành, thực sự có tương đương với sự phát triển mà ta cảm nhận được hay không? Bởi suy cho cùng, thực chất ta cũng chỉ đang cư xử đúng mực trước những người xung quanh theo như một hệ thống đạo đức được truyền thụ suốt quá trình lớn lên mà thôi.
Nhận thức về sự trưởng thành mỗi người sẽ mỗi khác, nhưng thiết nghĩ chỉ đến từ những điều nhỏ nhặt thế này thôi.
…
Đó là mỗi sáng ngày cuối tuần, tự tỉnh giấc sớm mà không cần chuông báo thức náo động. Thiết nghĩ người trưởng thành bận rộn cả tuần sẽ muốn cơ thể được nghỉ bù cho lại sức, nhưng làm thế nào khi cơ thể đã thích ứng được với đồng hồ sinh học cá nhân. Thêm hơn, áp lực trong tâm trí, một cách vô thức, nói rằng ta hãy không nên ngủ quá nhiều mà cần phải duy trì thói quen ngủ một cách đều đặn chỉ để sáng thứ Hai không sa đà mà ngủ quên.
Nghĩ về bố mẹ mình khi còn ở độ tuổi mình, hẳn họ cũng nhọc nhoài lắm mối lo toan, nhưng cũng vẫn cố gắng thức dậy sớm vào cuối tuần để lo toan những công việc dang dở. Những giấc ngủ ngắn dần ngắn dần, có lẽ chỉ vì những áp lực và gánh lo cứ mãi chẳng vơi. Còn trẻ, còn những giấc ngủ sâu, còn những ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật nhàn nhã đi cà phê, đi hẹn hò cùng bè bạn quả là một đặc quyền của những người còn cả hành trình trưởng thành dài ở phía trước.
Còn trẻ, cứ ham vui, cứ ham ngủ, cứ ham bận rộn chuyện riêng chuyện chung của người, chứ đoái hoài gì đến nhận thức về sự trưởng thành.
…
Có lẽ một trong những đặc tính của một người trưởng thành cần có là sự nhạy cảm nhất định. Nhạy cảm trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nhạy cảm trong môi trường mình đang tại diện. Nhạy cảm trong những nhận xét mình đưa ra cho người khác, cũng như tiếp nhận nó. Nhạy cảm trong chính suy tư và cảm xúc nội tại. Nhạy cảm trong những cảm xúc trao gửi cho những người xung quanh. Suy ra, sự nhạy cảm có lẽ là một nấc thang cho ta nhận biết được rằng trưởng thành là như thế nào.
Khi còn trẻ, sẽ có rất nhiều người nói rằng đừng nên quá nhạy cảm trong cuộc sống. Có như vậy thì cuộc đời mới có nhiều niềm vui. Hẳn những người đưa ra những lời khuyên như vậy – một là vẫn chưa thấu đáo được giá trị của sự nhạy cảm và vẫn đang trên chặng đường trưởng thành – hai là đã trưởng thành và nhận thấy rằng sự nhạy cảm khiến cho họ phải đánh mất đi sự vô tư, vô lo của một thời tuổi trẻ.
Sự nhạy cảm được đánh động bằng cách nào? Có lẽ là khi một cá nhân cứ nhớ mãi về một lỗi lầm trong quá khứ và dằn vặt mãi không nguôi. Có rất nhiều định nghĩa để mô tả đích xác về quá trình nhận thức này – ăn năn, hoài niệm, hối lỗi, cắn rứt lương tâm… Nhưng chính sự nhạy cảm mới là thứ thúc đẩy nhận thức này trở nên rõ ràng hơn. Nếu không vì sự nhạy cảm đánh động vào tâm thức trưởng thành thì ta sẽ chẳng phải cảm nhận bất kỳ một thứ cảm xúc vấn vương nào về quá khứ.
Rốt cuộc, sự nhạy cảm là để giúp ta tiến về tương lai với một tâm thái trưởng thành vơi đỡ những gánh lo muộn phiền, hơn là để hoài niệm về quá khứ.
…
Đó là khi một người nhận thức được rằng quãng thời gian mỗi ngày thật ngắn ngủi làm sao. Trước khi trưởng thành, thời gian là thứ có thể quy đổi thành những thứ được xem là đáng giá trị. Thời gian là thứ giá trị có thể quy đổi thành những mối quan hệ mà chỉ cần không dành thời gian chăm bẵm cho nó là tiêu tan. Thời gian là để dùng cho việc thõa mãn những sở thích, thói quen phù phiếm bởi nó không tạo ra giá trị lâu dài. Thời gian là để dùng cho việc giải trí cho qua những nỗi buồn chán vì bản thân lung lạc, vô định trước những hoạch định, tiền đồ của bản thân ở thì tương lai.
Thời gian và sức khỏe là vô giá, chỉ có người thực sự trưởng thành mới thấm thía được điều này. Không còn những cuộc hẹn bè nhiều hơn là bạn, chỉ để giết thời gian. Không còn những cuộc săn sale thâu đêm suốt sáng đến mờ cả mắt, bạc cả đầu, chỉ để tiết kiệm chút tiền để dành cho việc chi tiêu những thứ sở thích khác. Không còn những lần xếp hàng dài thiệt dài để chờ mua một thứ gì đó đang được người người thảo luận trên mạng xã hội. Nói đến mạng xã hội, chắc chắn thời gian chỉ để lướt TikTok hay Facebook chắc hẳn cũng là thứ cần phải tiết giảm đến mức tối đa. Thật lòng mà nói, mớ kiến thức được dung nạp chớp nhoáng qua bài đăng trên mạng xã hội sẽ ghi lại vào đầu ta được bao nhiêu lâu? Chưa kể đến việc ta dễ sa đà hóng hớt vào chuyện của người khác nữa kìa.
Một ngày có 24 giờ. Một năm có 8760 giờ. Nếu một người sống vui được đến năm 60 tuổi, quỹ thời gian sống của họ là 525,600 giờ đồng hồ. Chỉ có một vài người trên toàn thế giới có được 1 tỷ giờ đồng hồ sống trên cõi đời này. Nhưng quỹ thời gian khi vượt qua cột mốc 525,600 giờ đồng hồ đó sẽ chầm chậm trôi mà không có mấy ý nghĩa nữa đối với họ. Bởi lúc này, họ còn có thể mong cầu hay muốn đạt được điều gì khác nữa cho bản thân, một khi sức khỏe đã suy giảm, trí nhớ lẫn thị lực đều đã không còn tinh mẫn như khi còn trẻ?
“And, God, tell us the reason
Youth is wasted on the young
Searching for meaning
But are we all lost stars
Trying to light up the dark”
Trước khi tự nhận là một người trưởng thành, hãy nghĩ về đấng sinh thành, sự nhạy cảm, và quỹ thời gian không vô tận đang vơi dần theo từng giây.
Share this:
Like this: