fbpx
Crypto

Hiểu về NFT: Nên hay không nên đầu tư vào các kiểu NFT nào?

Xin lưu ý rằng đây không phải là một bài viết mang lời khuyên đầu tư chắc chắn, mà chỉ mang giá trị tham khảo.

2021 là năm bùng nổ của NFT, với số lượng các dự án, sàn giao dịch NFTs marketplace tăng nhanh đến mức chóng mặt. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất vẫn sẽ là việc xác định rằng một dự án NFT liệu có đáng để đầu tư vào hay không? Đó là nội dung của bài viết này, khi điều hướng và định danh các kiểu NFTs nên hay không nên đầu tư.


Phân loại các kiểu dự án NFT hiện nay

Cộng đồng (Community)

Có rất nhiều dự án NFT cộng đồng hiện tại đang được quan tâm, chẳng hạn như Monkey Business (SMB) của Solana – vốn đã thiết lập ra MonkeDAO – một cộng đồng của những người đang nắm giữ SMB với chủ đích hợp tác, chia sẻ alpha*, trao đổi kỹ năng, và ủng hộ sự phát triển hệ sinh thái của Solana. Cộng đồng luôn luôn là khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ một dự án về NFT nào.

*alpha là lợi tức vượt trội của một khoản đầu tư sau khi điều chỉnh theo sự biến động liên quan đến thị trường hoặc ngẫu nhiên. Alpha là một trong năm chỉ số quản lý rủi ro chính cho quỹ tương hỗ, cổ phiếu và trái phiếu.

Cộng đồng NFT giúp thỏa nguyện được mong muốn của hầu hết chúng ta là thuộc về một điều gì đó lớn, có cùng chung ý nguyện, và cộng đồng càng lớn thì trạng thái FOMO (fear of missing out) lại càng xảy đến đối với những cá nhân không là một phần của nó. FOMO có tác động trực tiếp đến giá trị của NFT gắn kết với một cộng đồng, và có rất nhiều người dễ dàng đầu tư thiếu thông minh nếu như không thuộc về một cộng đồng phát triển thành công, lớn mạnh.

Xây dựng một cộng đồng vững chắc và đem lại cảm giác thuộc về cho những thành viên của cộng đồng cũng giống như là việc xây dựng lòng trung thành đối với thương hiệu. Lòng trung thành đối với thương hiệu là sự kết nối tích cực giữa khách hàng đối với một thương hiệu hay sản phẩm. Nếu nghĩ về điều này, mỗi chúng ta đều có thương hiệu yêu thích, dù là thời trang, quần áo, hay game.

Cộng đồng là yếu tố hàng đầu trong việc biến một dự án NFT tầm thường trở thành một thứ đáng khao khát được săn đón, và là một tài sản có giá trị. NFT thậm chí còn làm tăng giá trị của lòng trung thành với thương hiệu lên gấp nhiều lần, bởi sở hữu một NFT được liên kết với một cộng đồng có danh tiếng và uy tín khiến cho một cá nhân trở thành một thành phần của thương hiệu đó. Đó là lý do tại sao có rất nhiều những hình chân dung là NFT được trưng trổ trên Twitter và Discord… Gói hội viên NFT dành cho một thành viên thuộc câu lạc bộ độc quyền là một quyền lợi mà bất kỳ ai cũng phải thừa nhận.

Quay trở lại ví dụ MonkeDAO – để trở thành một phần của câu lạc bộ đó, mỗi thành viên phải sở hữu ít nhất một SMB. Sẽ chỉ có 5.000 SMB NFT và tất cả chúng đã được đúc (mint). Điều này có nghĩa là để một thành viên mới tham gia cộng đồng MonkeDAO, họ phải mua SMB từ một chủ sở hữu hiện có. Điều này làm tăng giá trị của cộng đồng vì sẽ đến một thời điểm mà rất ít chủ sở hữu SMB sẽ muốn bán lại NFT của họ – vì nó giống như là bán đi thẻ và đặc quyền dành cho thành viên của cộng đồng đó.

Vậy nên, trước khi đầu tư vào một dự án NFT nào đó cụ thể, hãy nên nghiên cứu và đi từ cộng đồng của nó đầu tiên.

Gaming (NFT)

Trên tất cả thảy, khái niệm cốt lõi của cộng đồng sẽ dẫn đến các dự án NFTs có tính hữu dụng thực tế, vượt trên hơn đặc tính độc quyền được truy cập và tham gia vào một công đồng. Một trong những tính hữu dụng thực tế đó là khi NFT trở thành một nhân vật trong game, một vật phẩm, tài sản… Sự cải tiến đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực game, bởi vì thiết kế game càng đơn giản, đồ họa càng ít phức tạp thì game càng dễ triển khai từ góc độ phát triển. Game càng dễ phát triển, đội ngũ phát hành càng có nhiều khả năng hoàn thành lộ trình phát triển game càng ngắn.

Hiểu về NFT: Nên hay không nên đầu tư vào các kiểu NFT nào?
Giao diện của Kaizen Corps.

Có những game NFT vừa tích hợp cả hai yếu tố là đồ họa không phức tạp, đề cao tính cộng đồng (vì cách chơi yêu cầu người chơi phải lập chiến lược và kết hợp với đồng đội để có thể giành chiến thắng). Một trong những tựa game NFT đó là Kaizen Corps. Tính năng cộng đồng tích hợp này (được bao bọc như một phần của trải nghiệm chơi game) là một điểm mạnh lớn của dự án.

Nhưng nếu xét về tính đầu tư, các tựa game NFT 3D có đồ họa phức tạp như Sandbox (những tựa game thường được mô tả là metaverse) sẽ cần đến sự chuyên sâu cực kỳ về mặt phát triển và lấy đi một lượng lớn tài nguyên chỉ để làm cho trò chơi trông đẹp mắt. Ngoài ra, thời gian cần để tạo một trò chơi có đồ họa đẹp mắt ngay từ đầu là rất nhiều, nhưng đồng thời cũng sẽ bao gồm nhiều lỗi phát sinh trong quá trình vận hành, phát triển.

Với tình trạng bùng phát hiện tại về số lượng trò chơi NFT, các tựa game đáng để đầu tư thường đi theo xu hướng được tạo trên tiền đơn giản là có thể đạt được. Rất nhiều dự án có những trò chơi kiểu Grand Theft Auto đầy hứa hẹn nhưng khá thẳng thắn là sẽ không sớm sẵn sàng để vận hành (trong vòng 2-4 năm). Điều này không có nghĩa là cá nhân không nên đầu tư vào một một trò chơi có chiều sâu và độ phức tạp cao. Nhưng độ sâu và phức tạp của một dự án sẽ nên là phần vận hành và ý tưởng đằng sau, còn việc tạo ra một trò chơi có giao diện người dùng tương đối đơn giản, dễ chơi nhưng vẫn có những thách thức nhất định để nắm giữ sự quan tâm, hứng khởi của người chơi, sẽ là một con đường thực tế hơn nhiều. Đó chính là những dự án trò chơi NFT nên đầu tư.

Hiểu về NFT: Nên hay không nên đầu tư vào các kiểu NFT nào?
Đồ họa nhân vật thiết kế 2D tuy đơn giản những vẫn hiệu quả về mặt thẩm mỹ.

Nếu đầu tư vào trò chơi NFT, hãy lựa chọn những tựa game đơn giản và có lộ trình phát triển rõ ràng, nhanh chóng. Ở thời điểm này, khi lĩnh vực NFT còn đang mới mẻ, việc đầu tư vào các tựa game NFT phức tạp về đồ họa hay có tính chất phức tạp về mặt ý tưởng là không nên.

NFT dựa trên tính tiện ích

Một ví dụ khác về việc một dự án NFT có giá trị là khi người đúc và nắm giữ NFT phân bổ tiện ích cho token. Nếu một dự án có thể tạo ra giá trị sử dụng của NFT thì điều đó ngay lập tức tạo ra nhu cầu lẫn động cơ để nắm giữ mã thông báo để sử dụng các ưu đãi hay đặc quyền từ nó. Có rất nhiều dự án NFT cung cấp ít nhất một số hình thức khuyến khích sở hữu NFT của họ. Một trong những dự án như vậy là bộ sưu tập Shadowy Super Coder (SSC) của GenesysGo. Những ưu đãi mà họ đưa ra ngay từ đầu đủ hấp dẫn với bất kỳ một ai đang đầu tư vào các dự án NFT, chẳng hạn như cung cấp sử dụng miễn phí network của GenesysGO là GenesysGo RPC, hay airdrop GenGo tokens cho những ai nắm giữ NFT của dự án.

Hiểu về NFT: Nên hay không nên đầu tư vào các kiểu NFT nào?

Đối với các dự án đã có cộng đồng vững mạnh (như GenesysGo), việc cung cấp các ưu đãi khi sở hữu NFT của họ và khen thưởng những người đóng góp là điều rất cần thiết để củng cố sự hăng hái của cộng đồng đó. Một cá nhân hoặc đơn vị đầu tư sẽ có thể “mua hết” Initial DEX Offering (IDO) ban đầu và có được một phân bổ quá quy mô, với khả năng họ bán phá giá mã thông báo của mình vào một thời điểm thích hợp để có lợi cho riêng họ và khiến những người khác bị lỗ.

Thông qua việc cung cấp các mã thông báo – mà lẽ ra sẽ được bán trong IDO cho chủ sở hữu NFT, về cơ bản, họ đã phân cấp giao thức của họ và khả năng quản trị của nó, đồng thời tăng thêm giá trị cho cộng đồng thông qua hành vi đúc NFT.

Ngoài ra, bằng cách cung cấp việc sử dụng giao thức miễn phí, họ đang mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ sinh thái Solana bằng cách cung cấp sức mạnh tính toán miễn phí. Hơn và trên điều này, họ đã thưởng cho người dùng hiện tại bằng cách gia hạn thêm tháng – cộng đồng thậm chí không cần phải đúc hoặc nắm giữ NFT để được hưởng lợi từ điều này. Chính loại chương trình tiện ích và khuyến khích này đảm bảo rằng cộng đồng vẫn giữ được lòng trung thành với thương hiệu đồng thời thu hút người dùng mới, những người có thể chưa từng nghe nói về giao thức.

Những NFT cung cấp những tiện ích cụ thể, với tầm nhìn dài hạn, và thực sự hướng đến lợi ích chung của cộng đồng sẽ là những NFT đáng cân nhắc để đầu tư.

Những kiểu dự án NFT vô giá trị không đáng để đầu tư

Một trong những dấu hiệu báo động đỏ lớn nhất mà một cá nhân nên cân nhắc việc đầu tư vào một dự án NFT – đó là khi dự án đó kết hợp với nghệ sĩ, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng – nhưng vốn dĩ lại không có kiến thức hay hiểu biết am tường về thị trường crypto, NFT hay blockchain. Lấy ví dụ cụ thể là như trường hợp của dự án Snoop Dogg sáng tạo 2 bộ sưu tâp NFT. Đây giống như là một dự án được đẻ ra để kiếm tiền một cách vô liêm sỉ – dựa vào sức ảnh hưởng của người nổi tiếng mà không hề có tương lai dài hạn cho việc nâng tầm giá trị của NFT đó.

Hiểu về NFT: Nên hay không nên đầu tư vào các kiểu NFT nào?
Dự án NFT mới của Snoop Dogg.

Snoop Dogg tạo NFT để làm gì? Đúng, anh ấy là một người hâm mộ NFT nhưng anh ấy biết gì về việc tạo và điều hành một cộng đồng NFT? Điều gì xảy ra sau quá trình đúc NFT? Snoop Dogg chắc chắn sẽ không tham gia Discord hoặc một diễn đàn khác tương tác với cộng đồng sở hữu NFT đó. Điểm bán hàng có giá trị tiềm năng duy nhất là tên tuổi của nghệ sĩ. Đáng ngạc nhiên là Snoop Dogg đã có tận hai bộ sưu tập NFT được phát hành.

Sáng tạo nghệ thuật, đúc, tái bản sự sáng tạo, đúc lại – đó là một mô hình kinh doanh có lợi nhuận dành cho nghệ sĩ, nhưng điều gì mang lại cho người đúc và người nắm giữ? Những dự án crypto hay NFT không có nền tảng hay kế hoạch phát triển dài hạn sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường rất chỉ sau một quãng thời gian, và điều này đã lặp lại rất nhiều lần trong quá khứ. Thực tế là việc Snoop Dogg đã thực hiện 2 dự án NFT và được coi là một yếu tố thu hút người đầu tư là một tiền đề không đáng tín nhiệm và đủ sức thuyết phục.

Hiểu về NFTs: Nên hay không nên đầu tư vào các kiểu NFTs nào?

Nếu chúng ta truy cập Solanart và xem xét dự án Babolex mới nhất của Snoop Dogg cũng không mấy khác biệt so với dự án đầu tiên, chỉ là giờ đây nó là phiên bản 3D. Giá đúc cho Snoop Dogg X Babolex là 1200 EUR. Tỷ giá hiện tại 1200 EUR = $ 1360 -> Nhân với 10.000 = $ 13.600.000. Đó là một lợi nhuận khổng lồ dành cho Snoop Dogg nếu như tất cả NFT đều được đúc thành công.

Một trường hợp tương tự ở thị trường Crypto là đồng BDZ (Diamond Boyz Coin) của ông hoàng kim cường Johnny Đặng, từng gây sóng gió thị trường đầu tư Việt Nam vì vụ đấu tố khi Johnny Đặng hợp tác cùng với nam youtuber Khoa Pug khi người sáng lập đồng coin cố mượn sức ảnh hưởng của Khoa Pug để thu hút người mua coin, và sau đó có sự tranh chấp, xích mích giữa hai bên. Hậu quả là rất nhiều người tin vào những lời lẽ giới thiệu đầy hứa hẹn của Khoa Pug và những “kế hoạch phát triển” lẫn tính công năng của đồng coin và mua nó. Giờ đây, giá trị của đồng coin này tụt giảm xuống đáy và không có dấu hiệu sẽ tăng trưởng trở lại. Nhiều nhà đầu tư giờ ôm coin mà rầu rĩ hết mực, chỉ vì tin lời của “người có sức ảnh hưởng”, thay vì đánh giá và nghiên cứu sự phát triển dài hạn của dự án này.

Những dự án NFT đánh bóng giá trị và tiềm năng bởi người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng, mà không có giá trị cốt lõi hay ủng hộ từ một cộng đồng vững chắc sẽ là một dự án thất bại, và nên tránh bằng mọi giá.

Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này.

error: Content is protected !!
%d bloggers like this: