Chắc đã hơn một tuần nay sự việc của dì ghẻ bạo hành cháu bé 8 tuổi đến chết lan tràn trên khắp mọi kênh thông tin, và khiến cho dư luận không ngừng bức xúc. Sự bức xúc đó ngày càng lan rộng hơn, khi có một đầu báo hay một bài viết nào đó khai thác thêm hơn những câu chuyện hay dẫn lời của những người từng can dự đến sự việc này. Sau cả quá trình theo dõi sự việc, cá nhân Rose cũng có những quan điểm của riêng mình về chuyện bạo hành trẻ em, sự nóng giận và tình yêu lầm lạc.
Bạo hành trẻ em và sự phẫn nộ của xã hội
Bạo hành trẻ em vốn dĩ là vấn đề cốt yếu của sự việc gây phẫn nộ dư luận. Một đứa trẻ mới chỉ học lớp hai, bị đánh bằng roi mây và thước gỗ đến mức cơ thể chất chồng những lớp bầm tím rồi tử vong là một vấn đề cần được xã hội lên án kịch liệt. Giống như trong hệ thống pháp luật, cũng cần đến những tiền lệ pháp để làm cơ sở đối chứng khi tuyên ra bản án thích hợp, thì việc xã hội lên tiếng và bày tỏ sự phẫn nộ đối với sự việc nghiêm trọng này sẽ là một lời cảnh báo tới tất cả các bậc phụ huynh đang nuôi dạy con trẻ phải tiếp thu và nghiệm ra một bài học cho riêng mình.
Còn nhớ vào đầu tháng Mười Hai, cách đó không lâu trước khi sự việc dì ghẻ tại Việt Nam bạo hành bé Vân An 8 tuổi, thì ở Anh Quốc cũng có một sự vụ tương tự và nạn nhân là cô bé Star Hobson chỉ mới 16 tháng tuổi. Cô bé Star đã qua đời vào tháng Mười Hai 2020, nhưng phiên tòa luận tội của người mẹ đẻ Frankie Smith và nhân tình đồng tính của cô là Savannah Brockhill đã khiến dư luận dậy sóng thêm một lần nữa. Bản án được tuyên dành cho người mẹ Frankie vì tội ngộ sát và vô tâm để con gái mình bị hành hạ đến chết là 4-8 năm tù giam. Trong khi đó, Brockhill – người gây ra cái chết của Star bị kết án 25 năm tù giam và sẽ khó lòng được cất nhắc giảm nhẹ thời gian thụ án.
Vẫn chưa có kết án sau cùng dành cho người phụ nữ trẻ đã bạo hành bé Vân An đến chết. Những thông tin lan truyền trên mạng về án phạt 3 năm tù giam là chưa có cơ sở hay xác thực hoàn toàn. Nhưng khi so sánh sự việc diễn ra tại Việt Nam và Anh Quốc, thì có thể nhận định rằng xã hội sẽ tạo ra một sức ép dư luận rất lớn đối với hệ thống pháp luật, và vì thế mà việc công chúng không ngừng lan truyền thông tin và bày tỏ sự bức xúc, sẽ góp phần tạo ra một bản án thích hợp dành cho tội phạm.
Ở hình thái xã hội nào đi chăng nữa, trẻ em vẫn sẽ luôn là đối tượng cần được bảo bọc, che chở và dạy dỗ đúng cách. Đòn roi chưa bao giờ là một giải pháp dạy con được ủng hộ, và sự việc này đã phần nào nhắc nhớ tới mỗi người trong chúng ta về vấn đề nuôi dạy con bằng đòn roi. Con càng khó dạy, càng không nên dùng đòn roi, bởi ngôn từ dùng để dạy con mới thấm thía sâu cay, chứ đòn roi gây thương tật sẽ chỉ tạo ra tư tưởng đối kháng, bất mãn mà thậm chí còn cổ vũ con dùng bạo lực để giải quyết vấn đề trong tương lai.
Sự nóng giận
Nóng giận là cảm xúc của con người, không ai dám nói rằng tôi không nóng giận hay biết cách kiểm soát cơn nóng giận của tôi hiệu quả. Ngay cả những người tỏ vẻ phán xét một cá nhân đang nóng giận và có hành vi thiếu kiểm soát, bản thân họ cũng chưa thấm thía được sự nóng giận, hay thậm chí là làm chủ được sự nóng giận của chính bản thân mình. Rất có thể, người phụ nữ trẻ kia đã để cơn nóng giận nuốt chửng lý trí và sự sáng suốt của bản thân trong một thời gian dài. Có thể cô ta có rất nhiều cảm xúc hay sự dồn nén, khiến cho bản thân cảm thấy rằng việc sử dụng vũ lực là hành vi tốt nhất để xoa dịu bản thân.
Cá nhân Rose tin rằng cảm xúc nóng giận rất khó để chế ngự, nếu như phụ huynh hay người lớn không dạy con trẻ cách để đối diện hay làm chủ cơn nóng giận của mình ngay từ khi còn bé. Nếu đã là một người trưởng thành, hiểu về nguồn cơn của sự nóng giận, làm chủ nó để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng, là một trong những điều tuyệt vời nhất trong việc thực hành self-love.
Một trong những hành vi phổ biến nhất của việc nóng giận là tàn phá, hay trút giận nên vật thể vô tri, hay những đối tượng yếu thế, hoặc không thể kháng cự lại. Việc đập phá đồ đạc, thậm chí là vật có giá trị chỉ để xả cơn giận là điều rất phổ biến và được xem là một cách thức xả cơn giận ngắn hạn hiệu quả (nhưng tốn kém), tuy rằng về lâu dài thì cần phải can thiệp bằng tâm lý thì mới là biện pháp khắc chế tốt nhất. Đối với hành vi lạm dụng bạo lực với động vật hay người yếu thế hơn, đây là một việc làm cần gây án nghiêm khắc vì hậu quả để lại của nó là rất lớn, như trường hợp dì ghẻ nêu trên.
Nhưng đồng thời, Rose tin rằng những ai đã từng gây ra những lỗi lầm nghiêm trọng trong quá khứ, chỉ vì cơn nóng giận của bản thân, sẽ là những người hạn chế đưa ra những lời chỉ trích, bỉ bôi, lăng mạ người khác, như trường hợp của dì ghẻ. Bởi họ hiểu rằng, sự nóng giận có thể khiến một ai đó làm hay nói những điều kinh khủng như thế nào. Sau cùng, việc lên tiếng để bảo vệ quyền trẻ em là đúng đắn, nhưng lên tiếng bài xích hay chỉ trích những vấn đề nằm bên ngoài điều đó ra, thì lại trở nên thừa thãi, và khiến cho cuộc tranh luận đi theo chiều hướng không nằm vào trong tâm để thay đổi nhận thức của bất kỳ ai.
Tranh luận vào các chủ đề trên mạng xã hội là hành vi dễ dẫn đến sự bực tức. Vậy nên tốt nhất là hãy đừng nên tranh luận hay tham dự vào các vấn đề tương tự để bản thân trở nên nhẹ lòng hơn. Nhưng nếu đã tranh luận, và muốn ý kiến của mình được lắng nghe thì hãy nên chỉ tập trung vào vấn đề cốt lõi, thay vì thêm thắt những vấn đề không quan trọng khác, chẳng hạn như cuộc sống sang chảnh, ngoại tình với ông bố khi anh ta chưa li dị, đuổi việc bà giúp việc, không qua được thử việc…
Những vấn đề luận bàn về tư tưởng đạo đức của một người mà họ không hề quen biết là thật lố bịch và phí hoài công sức, ngay cả khi người đưa ra những nhận định đó là dân trí cao, hay có địa vị cao trong xã hội. Ngay cả báo chí và truyền thông liên tục khai thác và đăng tải thông tin vì đây là chủ đề xã hội đang được quan tâm, và trách nhiệm của họ là phải khai thác thông tin, phần lớn để thu hút sự chú ý của độc giả, và theo sau đó mới là tuyên truyền về mặt đạo đức.
Khi lướt Linkedin vào ngày hôm nay, thuật toán gợi ý một bài đăng của một người trẻ đang đảm nhiệm vị trí team leader HRBP ở một công ty. Bài đăng có lượng tương tác và thảo luận rất sôi nổi, vì người dùng này đăng tải hình ảnh, đường link dẫn đến trang cá nhân, chức vụ lẫn nơi công tác của hai đối tượng đang bị chỉ trích, và kêu gọi mọi người nên nhớ hồ sơ của họ để sau này tuyệt nhiên không nên tuyển dụng họ. Hàng chục bình luận từ đủ mọi thành phần trên Linkedin – một trang mạng xã hội cho kết nối công việc và phát triển sự nghiệp, khiến cho Rose cảm thấy họ đang phản ứng thái quá về vấn đề này.
Thiết nghĩ, họ thuộc về đám đông giận dữ, chỉ trích những cá nhân với đủ mọi luận cứ và dẫn chứng về đạo đức nghe có vẻ rất thuyết phục, nhưng cá nhân Rose tự hỏi, việc triệt tiêu con đường quy thiện của một người liệu có nên đáng ủng hộ như vậy? Đám đông cho rằng việc làm của người dùng đăng tải thông tin là đáng ủng hộ, và cần phải liên tục lên án quyết liệt hai đối tượng để họ sẽ không thể nào có được cơ hội nghề nghiệp mới, và những người khác sẽ không bao giờ quên được sự việc này.
Đám đông giận dữ thậm chí còn chỉ trích cả những người có quan điểm giống như Rose, cho rằng thái độ nghĩ cho kẻ phạm tội là đạo đức giả. Quan điểm của Rose là pháp luật sẽ trừng trị thích đáng những người phạm tội, còn việc họ cải tạo thế nào, có nên được trao cơ hội phục thiện và cống hiến cho xã hội hay không – chắc chắn không nên là vấn đề cần phải luận bàn vào ngay lúc này. Nhưng nên trao cơ hội để họ làm lại cuộc đời. Mà thiết nghĩ, khi hai đối tượng đã mãn hạn tù, lúc đó đám đông có còn nhớ chi tiết đến sự việc mà họ từng rất căm phẫn năm nào?
Rose nghĩ rằng đám đông giận dữ đấy, với rất nhiều người có địa vị và học thức bậc cao, quên rằng xã hội văn minh ngày nay không phải được xây dưng chỉ bởi những con người thiện lương và những hành vi tốt đẹp. Ngay cả hệ thống luật pháp ở mọi nơi, cũng đều được thiết lập để trừng trị những tội ác đã xảy ra. Đám đông ngày hôm nay mà Rose chứng kiến, trở thành những kẻ phán xét, đòi công bằng cho bé gái 8 tuổi đã qua đời, và diễu oai, phô trương sức mạnh của đám đông để chèn ép những ý kiến không thuận tình theo họ, quả thực còn đáng sợ chẳng kém gì. Việc làm đó, tuyệt nhiên chẳng khiến một cá nhân trở nên tốt đẹp hơn, chính nghĩa hơn, hay giúp ích được gì nhiều trong việc truyền tải tư tưởng đạo đức. Nó chỉ như một hành vi khuấy động sự tức giận của đám đông, vì những mục đích, hay nhận thức không tốt đẹp như cách họ tự huyễn hoặc bản thân mình.
Tình yêu lầm lạc
Bây giờ là lúc nói về cặp đôi bị ghét nhất Việt Nam trong thời điểm này. Bố ruột của bé Vân An bị chỉ trích vì sự thờ ơ và dung túng cho người tình đánh đập con ruột đến tử vong. Nếu như tội của dì ghẻ là mười phần thì tội của ông bố ruột cũng phải đến tám phần. Mức độ dung túng và thờ ơ của người bố ruột thế nào, có lẽ chỉ người trong cuộc là hiểu rõ nhất. Cá nhân Rose nghĩ nhiều hơn về tình yêu lầm lạc của cặp đôi này.
Tình yêu vốn dĩ nên là điều tốt đẹp xảy đến, giúp cho mỗi người trở nên hoàn thiện và trân quý cuộc sống thêm hơn. Khi trưởng thành, ta nhận ra rằng tình yêu có muôn hình vạn trạng, đôi khi đơn thuần chỉ thiên về cảm xúc, đôi khi vì những suy tính, đôi khi tình yêu xảy đến chỉ để dạy cho ta một bài học cuộc sống nào đấy mà ta sẽ phải mãi nhớ. Dù cái giá phải trả cho những bài học đấy, đôi khi lại quá lớn, như trường hợp của cặp đôi trên.
Tình yêu lầm lạc là khi hai con người bất chấp đến với nhau, mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm hay thậm chí là tư tưởng đạo đức của bản thân. Tình yêu lầm lạc vốn dĩ xảy đến với rất nhiều người, và phổ biến hơn trong xã hội ngày nay. Đạo đức suy đồi, tư tưởng lệch lạc, vị kỷ cá nhân, hay đam mê nhục dục… tất cả đều có thể là tác nhân chính yếu dẫn đến một tình yêu thiếu đi mục đích tốt đẹp để dưỡng nuôi nó tiếp tục.
Tình yêu của cặp đôi này lại dẫn đến sự tha hóa về đạo đức. Họ thỏa hiệp cùng nhau để dung túng cho những hành vi đáng trách cứ bởi tòa án lương tâm của chính mình. Giờ đây, liệu giữa họ có còn thứ gọi là tình yêu nữa không? Sự bừng tỉnh lúc này là muộn màng và không còn có thể cứu chữa được nữa. Tình yêu lại là tác nhân dẫn đến một bi kịch, khiến cho những kẻ trong cuộc sụp đổ hoàn toàn. Thiết nghĩ, ông bố vốn là một dân trí cao, lại vì người yêu mà để mặc cho hành vi bạo lực đó xảy ra, không hẳn là vì ông ta không thể làm gì để ngăn cản điều đó, mà vì chính thứ cảm xúc mộng mị của tình yêu lầm lạc đó đã khiến cho ông ta không nhận thức được điều gì là đúng đắn.
Cũng đừng chỉ trích ông ta quá nhiều, vì ngoài kia có rất nhiều người cũng đang lầm lạc trong một tình yêu kiểu như vậy. Họ cũng có thể là dân trí cao, là người có địa vị, được nhiều người kính phục, nể trọng. Nhưng thứ tình yêu lầm lạc đó đang bắt họ đánh đổi giá trị đạo đức hay nhận thức của bản thân, chỉ để tiếp tục dưỡng nuôi cho thứ cảm xúc yêu đương không đem lại giá trị tốt đẹp đó. Dĩ nhiên, họ sẽ chẳng thể nào nhận ra, cho đến khi phải đối diện với một hậu quả nghiêm trọng khiến cho họ phải tỉnh giấc, mà như trường hợp của cặp đôi trên, là bị tẩy chay và căm ghét bởi cả một xã hội.
Thôi thì thà cô đơn và tự yêu bản thân mình vẫn tốt đẹp hơn, chứ đừng bao giờ lao đầu vào một tình yêu như vậy. Hãy để tình yêu lầm lạc và cái giá phải trả của cặp đôi này, luôn khiến cho mỗi người chúng ta phải nhắc nhở bản thân mình.
Chắc đã hơn một tuần nay sự việc của dì ghẻ bạo hành cháu bé 8 tuổi đến chết lan tràn trên khắp mọi kênh thông tin, và khiến cho dư luận không ngừng bức xúc. Sự bức xúc đó ngày càng lan rộng hơn, khi có một đầu báo hay một bài viết nào đó khai thác thêm hơn những câu chuyện hay dẫn lời của những người từng can dự đến sự việc này. Sau cả quá trình theo dõi sự việc, cá nhân Rose cũng có những quan điểm của riêng mình về chuyện bạo hành trẻ em, sự nóng giận và tình yêu lầm lạc.
Bạo hành trẻ em và sự phẫn nộ của xã hội
Bạo hành trẻ em vốn dĩ là vấn đề cốt yếu của sự việc gây phẫn nộ dư luận. Một đứa trẻ mới chỉ học lớp hai, bị đánh bằng roi mây và thước gỗ đến mức cơ thể chất chồng những lớp bầm tím rồi tử vong là một vấn đề cần được xã hội lên án kịch liệt. Giống như trong hệ thống pháp luật, cũng cần đến những tiền lệ pháp để làm cơ sở đối chứng khi tuyên ra bản án thích hợp, thì việc xã hội lên tiếng và bày tỏ sự phẫn nộ đối với sự việc nghiêm trọng này sẽ là một lời cảnh báo tới tất cả các bậc phụ huynh đang nuôi dạy con trẻ phải tiếp thu và nghiệm ra một bài học cho riêng mình.
Còn nhớ vào đầu tháng Mười Hai, cách đó không lâu trước khi sự việc dì ghẻ tại Việt Nam bạo hành bé Vân An 8 tuổi, thì ở Anh Quốc cũng có một sự vụ tương tự và nạn nhân là cô bé Star Hobson chỉ mới 16 tháng tuổi. Cô bé Star đã qua đời vào tháng Mười Hai 2020, nhưng phiên tòa luận tội của người mẹ đẻ Frankie Smith và nhân tình đồng tính của cô là Savannah Brockhill đã khiến dư luận dậy sóng thêm một lần nữa. Bản án được tuyên dành cho người mẹ Frankie vì tội ngộ sát và vô tâm để con gái mình bị hành hạ đến chết là 4-8 năm tù giam. Trong khi đó, Brockhill – người gây ra cái chết của Star bị kết án 25 năm tù giam và sẽ khó lòng được cất nhắc giảm nhẹ thời gian thụ án.
Vẫn chưa có kết án sau cùng dành cho người phụ nữ trẻ đã bạo hành bé Vân An đến chết. Những thông tin lan truyền trên mạng về án phạt 3 năm tù giam là chưa có cơ sở hay xác thực hoàn toàn. Nhưng khi so sánh sự việc diễn ra tại Việt Nam và Anh Quốc, thì có thể nhận định rằng xã hội sẽ tạo ra một sức ép dư luận rất lớn đối với hệ thống pháp luật, và vì thế mà việc công chúng không ngừng lan truyền thông tin và bày tỏ sự bức xúc, sẽ góp phần tạo ra một bản án thích hợp dành cho tội phạm.
Ở hình thái xã hội nào đi chăng nữa, trẻ em vẫn sẽ luôn là đối tượng cần được bảo bọc, che chở và dạy dỗ đúng cách. Đòn roi chưa bao giờ là một giải pháp dạy con được ủng hộ, và sự việc này đã phần nào nhắc nhớ tới mỗi người trong chúng ta về vấn đề nuôi dạy con bằng đòn roi. Con càng khó dạy, càng không nên dùng đòn roi, bởi ngôn từ dùng để dạy con mới thấm thía sâu cay, chứ đòn roi gây thương tật sẽ chỉ tạo ra tư tưởng đối kháng, bất mãn mà thậm chí còn cổ vũ con dùng bạo lực để giải quyết vấn đề trong tương lai.
Sự nóng giận
Nóng giận là cảm xúc của con người, không ai dám nói rằng tôi không nóng giận hay biết cách kiểm soát cơn nóng giận của tôi hiệu quả. Ngay cả những người tỏ vẻ phán xét một cá nhân đang nóng giận và có hành vi thiếu kiểm soát, bản thân họ cũng chưa thấm thía được sự nóng giận, hay thậm chí là làm chủ được sự nóng giận của chính bản thân mình. Rất có thể, người phụ nữ trẻ kia đã để cơn nóng giận nuốt chửng lý trí và sự sáng suốt của bản thân trong một thời gian dài. Có thể cô ta có rất nhiều cảm xúc hay sự dồn nén, khiến cho bản thân cảm thấy rằng việc sử dụng vũ lực là hành vi tốt nhất để xoa dịu bản thân.
Cá nhân Rose tin rằng cảm xúc nóng giận rất khó để chế ngự, nếu như phụ huynh hay người lớn không dạy con trẻ cách để đối diện hay làm chủ cơn nóng giận của mình ngay từ khi còn bé. Nếu đã là một người trưởng thành, hiểu về nguồn cơn của sự nóng giận, làm chủ nó để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng, là một trong những điều tuyệt vời nhất trong việc thực hành self-love.
Một trong những hành vi phổ biến nhất của việc nóng giận là tàn phá, hay trút giận nên vật thể vô tri, hay những đối tượng yếu thế, hoặc không thể kháng cự lại. Việc đập phá đồ đạc, thậm chí là vật có giá trị chỉ để xả cơn giận là điều rất phổ biến và được xem là một cách thức xả cơn giận ngắn hạn hiệu quả (nhưng tốn kém), tuy rằng về lâu dài thì cần phải can thiệp bằng tâm lý thì mới là biện pháp khắc chế tốt nhất. Đối với hành vi lạm dụng bạo lực với động vật hay người yếu thế hơn, đây là một việc làm cần gây án nghiêm khắc vì hậu quả để lại của nó là rất lớn, như trường hợp dì ghẻ nêu trên.
Nhưng đồng thời, Rose tin rằng những ai đã từng gây ra những lỗi lầm nghiêm trọng trong quá khứ, chỉ vì cơn nóng giận của bản thân, sẽ là những người hạn chế đưa ra những lời chỉ trích, bỉ bôi, lăng mạ người khác, như trường hợp của dì ghẻ. Bởi họ hiểu rằng, sự nóng giận có thể khiến một ai đó làm hay nói những điều kinh khủng như thế nào. Sau cùng, việc lên tiếng để bảo vệ quyền trẻ em là đúng đắn, nhưng lên tiếng bài xích hay chỉ trích những vấn đề nằm bên ngoài điều đó ra, thì lại trở nên thừa thãi, và khiến cho cuộc tranh luận đi theo chiều hướng không nằm vào trong tâm để thay đổi nhận thức của bất kỳ ai.
Tranh luận vào các chủ đề trên mạng xã hội là hành vi dễ dẫn đến sự bực tức. Vậy nên tốt nhất là hãy đừng nên tranh luận hay tham dự vào các vấn đề tương tự để bản thân trở nên nhẹ lòng hơn. Nhưng nếu đã tranh luận, và muốn ý kiến của mình được lắng nghe thì hãy nên chỉ tập trung vào vấn đề cốt lõi, thay vì thêm thắt những vấn đề không quan trọng khác, chẳng hạn như cuộc sống sang chảnh, ngoại tình với ông bố khi anh ta chưa li dị, đuổi việc bà giúp việc, không qua được thử việc…
Những vấn đề luận bàn về tư tưởng đạo đức của một người mà họ không hề quen biết là thật lố bịch và phí hoài công sức, ngay cả khi người đưa ra những nhận định đó là dân trí cao, hay có địa vị cao trong xã hội. Ngay cả báo chí và truyền thông liên tục khai thác và đăng tải thông tin vì đây là chủ đề xã hội đang được quan tâm, và trách nhiệm của họ là phải khai thác thông tin, phần lớn để thu hút sự chú ý của độc giả, và theo sau đó mới là tuyên truyền về mặt đạo đức.
Khi lướt Linkedin vào ngày hôm nay, thuật toán gợi ý một bài đăng của một người trẻ đang đảm nhiệm vị trí team leader HRBP ở một công ty. Bài đăng có lượng tương tác và thảo luận rất sôi nổi, vì người dùng này đăng tải hình ảnh, đường link dẫn đến trang cá nhân, chức vụ lẫn nơi công tác của hai đối tượng đang bị chỉ trích, và kêu gọi mọi người nên nhớ hồ sơ của họ để sau này tuyệt nhiên không nên tuyển dụng họ. Hàng chục bình luận từ đủ mọi thành phần trên Linkedin – một trang mạng xã hội cho kết nối công việc và phát triển sự nghiệp, khiến cho Rose cảm thấy họ đang phản ứng thái quá về vấn đề này.
Thiết nghĩ, họ thuộc về đám đông giận dữ, chỉ trích những cá nhân với đủ mọi luận cứ và dẫn chứng về đạo đức nghe có vẻ rất thuyết phục, nhưng cá nhân Rose tự hỏi, việc triệt tiêu con đường quy thiện của một người liệu có nên đáng ủng hộ như vậy? Đám đông cho rằng việc làm của người dùng đăng tải thông tin là đáng ủng hộ, và cần phải liên tục lên án quyết liệt hai đối tượng để họ sẽ không thể nào có được cơ hội nghề nghiệp mới, và những người khác sẽ không bao giờ quên được sự việc này.
Đám đông giận dữ thậm chí còn chỉ trích cả những người có quan điểm giống như Rose, cho rằng thái độ nghĩ cho kẻ phạm tội là đạo đức giả. Quan điểm của Rose là pháp luật sẽ trừng trị thích đáng những người phạm tội, còn việc họ cải tạo thế nào, có nên được trao cơ hội phục thiện và cống hiến cho xã hội hay không – chắc chắn không nên là vấn đề cần phải luận bàn vào ngay lúc này. Nhưng nên trao cơ hội để họ làm lại cuộc đời. Mà thiết nghĩ, khi hai đối tượng đã mãn hạn tù, lúc đó đám đông có còn nhớ chi tiết đến sự việc mà họ từng rất căm phẫn năm nào?
Rose nghĩ rằng đám đông giận dữ đấy, với rất nhiều người có địa vị và học thức bậc cao, quên rằng xã hội văn minh ngày nay không phải được xây dưng chỉ bởi những con người thiện lương và những hành vi tốt đẹp. Ngay cả hệ thống luật pháp ở mọi nơi, cũng đều được thiết lập để trừng trị những tội ác đã xảy ra. Đám đông ngày hôm nay mà Rose chứng kiến, trở thành những kẻ phán xét, đòi công bằng cho bé gái 8 tuổi đã qua đời, và diễu oai, phô trương sức mạnh của đám đông để chèn ép những ý kiến không thuận tình theo họ, quả thực còn đáng sợ chẳng kém gì. Việc làm đó, tuyệt nhiên chẳng khiến một cá nhân trở nên tốt đẹp hơn, chính nghĩa hơn, hay giúp ích được gì nhiều trong việc truyền tải tư tưởng đạo đức. Nó chỉ như một hành vi khuấy động sự tức giận của đám đông, vì những mục đích, hay nhận thức không tốt đẹp như cách họ tự huyễn hoặc bản thân mình.
Tình yêu lầm lạc
Bây giờ là lúc nói về cặp đôi bị ghét nhất Việt Nam trong thời điểm này. Bố ruột của bé Vân An bị chỉ trích vì sự thờ ơ và dung túng cho người tình đánh đập con ruột đến tử vong. Nếu như tội của dì ghẻ là mười phần thì tội của ông bố ruột cũng phải đến tám phần. Mức độ dung túng và thờ ơ của người bố ruột thế nào, có lẽ chỉ người trong cuộc là hiểu rõ nhất. Cá nhân Rose nghĩ nhiều hơn về tình yêu lầm lạc của cặp đôi này.
Tình yêu vốn dĩ nên là điều tốt đẹp xảy đến, giúp cho mỗi người trở nên hoàn thiện và trân quý cuộc sống thêm hơn. Khi trưởng thành, ta nhận ra rằng tình yêu có muôn hình vạn trạng, đôi khi đơn thuần chỉ thiên về cảm xúc, đôi khi vì những suy tính, đôi khi tình yêu xảy đến chỉ để dạy cho ta một bài học cuộc sống nào đấy mà ta sẽ phải mãi nhớ. Dù cái giá phải trả cho những bài học đấy, đôi khi lại quá lớn, như trường hợp của cặp đôi trên.
Tình yêu lầm lạc là khi hai con người bất chấp đến với nhau, mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm hay thậm chí là tư tưởng đạo đức của bản thân. Tình yêu lầm lạc vốn dĩ xảy đến với rất nhiều người, và phổ biến hơn trong xã hội ngày nay. Đạo đức suy đồi, tư tưởng lệch lạc, vị kỷ cá nhân, hay đam mê nhục dục… tất cả đều có thể là tác nhân chính yếu dẫn đến một tình yêu thiếu đi mục đích tốt đẹp để dưỡng nuôi nó tiếp tục.
Tình yêu của cặp đôi này lại dẫn đến sự tha hóa về đạo đức. Họ thỏa hiệp cùng nhau để dung túng cho những hành vi đáng trách cứ bởi tòa án lương tâm của chính mình. Giờ đây, liệu giữa họ có còn thứ gọi là tình yêu nữa không? Sự bừng tỉnh lúc này là muộn màng và không còn có thể cứu chữa được nữa. Tình yêu lại là tác nhân dẫn đến một bi kịch, khiến cho những kẻ trong cuộc sụp đổ hoàn toàn. Thiết nghĩ, ông bố vốn là một dân trí cao, lại vì người yêu mà để mặc cho hành vi bạo lực đó xảy ra, không hẳn là vì ông ta không thể làm gì để ngăn cản điều đó, mà vì chính thứ cảm xúc mộng mị của tình yêu lầm lạc đó đã khiến cho ông ta không nhận thức được điều gì là đúng đắn.
Cũng đừng chỉ trích ông ta quá nhiều, vì ngoài kia có rất nhiều người cũng đang lầm lạc trong một tình yêu kiểu như vậy. Họ cũng có thể là dân trí cao, là người có địa vị, được nhiều người kính phục, nể trọng. Nhưng thứ tình yêu lầm lạc đó đang bắt họ đánh đổi giá trị đạo đức hay nhận thức của bản thân, chỉ để tiếp tục dưỡng nuôi cho thứ cảm xúc yêu đương không đem lại giá trị tốt đẹp đó. Dĩ nhiên, họ sẽ chẳng thể nào nhận ra, cho đến khi phải đối diện với một hậu quả nghiêm trọng khiến cho họ phải tỉnh giấc, mà như trường hợp của cặp đôi trên, là bị tẩy chay và căm ghét bởi cả một xã hội.
Thôi thì thà cô đơn và tự yêu bản thân mình vẫn tốt đẹp hơn, chứ đừng bao giờ lao đầu vào một tình yêu như vậy. Hãy để tình yêu lầm lạc và cái giá phải trả của cặp đôi này, luôn khiến cho mỗi người chúng ta phải nhắc nhở bản thân mình.
Share this:
Like this: