Review phim Don’t Look Up sẽ có tiết lộ nội dung. Độc giả nên cân nhắc.
Don’t Look Up là bom tấn cuối năm 2021, được sản xuất bởi Netflix, với sự tề tựu của rất nhiều ngôi sao danh tiếng tại Hollywood, nào là Leonardo Dicaprio, Meryl Streep, Jennifer Lawrence, Cate Blanchett, Timothée Chalamet, Ariana Grande, Jonah Hill, và danh sách còn kéo dài mãi với loạt tuyến nhân vật chính phụ lẫn cameo. Hãy nói về việc Chris Evans xuất hiện chớp nhoáng trong vai trò cameo trong phim này (có bộ phim không đầu tư nào mà cựu Captain America lại chịu làm cameo không chứ?), qua đó có thể khẳng định rằng đây là một bộ phim có tham vọng lớn từ đạo diễn kiêm biên kịch Adam McKay.
Dàn sao hạng A tại Hollywood tham gia vào dàn cast của Don’t Look Up.
Don’t Look Up quả thực là bom tấn (nhưng không xịt). Phim được đầu tư với con số $70 triệu đô, và đã đạt được doanh thu (ước tính) gần gấp 10 lần là $700 triệu đô. Đây chỉ là con số phòng vé, chưa tính đến việc bộ phim đã bắt đầu được stream trên nền tảng Netflix. Hiển nhiên, đây là một bộ phim có rất nhiều chi tiết dễ bị bỏ sót với chỉ lần xem đầu tiên, nên rất nhiều khả năng các khán giả đã xem phim ở rạp sẽ tiếp tục xem lại nó một lần nữa để nắm bắt được toàn bộ nội dung và cả những chi tiết ẩn chứa đằng sau.
Khi khán giả và giới chuyên môn review phim Don’t Look Up, trung bình bộ phim nhận được điểm số 7.3/10 trên IMDb. Trên Rotten Tomatoes, phim ở mức trên trung bình là 6,2/10. Trang Metacritic đánh giá phim ở mức trung bình 50/100. Cá nhân Rose hiểu được lý do tại sao một bộ phim có thông điệp rõ ràng lại bị đánh giá ở mức trung bình cộng như vậy. Rose sẽ giải thích kỹ lưỡng hơn trong phần review phim Don’t Look Up ngay dưới đây.
Jennifer Lawrence – đạo diễn Adam McKay và Leonardo Dicaprio.
Dàn sao Hollywood hùng hậu tạo sức ảnh hưởng – nhưng là một sự phí phạm những tài năng diễn xuất
Tuyến nhân vật chính của bộ phim này gồm: Giáo sư thiên văn học Randall Mindy (Leonardo Dicaprio), sinh viên của Mindy là Katelyn “Kate” Dibiasky (Jennifer Lawrence), President Janie Orlean (Meryl Streep). Họ là những nhân vật khuynh đảo và lèo lái toàn bộ nội dung phim. Xung quanh 3 nhân vật chính này sẽ là những tuyến nhân vật phụ trợ. Đối với Mindy thì là gia đình của ông ta, gồm vợ là June và hai cậu con trai, chuyên gia cố vấn tại Nasa – Teddy Oglethorpe (Rob Morgan), cùng với Brie Evantee (Cate Blanchett). Đối với Kate Dibiasky thì có Yule (Timothée Chalamet) và Phillip (Himesh Patel). Đối với Tổng thống Janie Orlean thì có con trai bà là Chief-of-staff Jason Orlean (Jonah Hill) và Peter Isherwell (Mark Rylance). Tất cả những nhân vật còn lại là tuyến phụ của phụ như Jack Bremmer (Tyler Perry), Riley Bina (Ariana Grande) hay DJ Chello (Scott Mescudi aka Kid Cudi).
Việc gom tụ quá nhiều tên tuổi lớn như vậy trong danh sách diễn viên tham gia, hiển nhiên có lợi về mặt danh tiếng, bảo chứng cho phòng vé và lượt stream trên Netflix, cũng như chiêu dụ được vô số những bài viết và truyền thông miễn phí trên các kênh khác nhau. Song, cái yếu điểm lớn nhất của việc chiêu mộ quá nhiều ngôi sao là không gian diễn xuất và câu chuyện của các tuyến nhân vật.
Tham lam tuyển lựa diễn viên có tài lực lẫn tên tuổi, đạo diễn Adam McKay chật vật để dàn đều sân khấu cho tất cả.
Xuyên suốt mạch phim, khán giả xem phim chỉ có thể nắm bắt được câu chuyện của mỗi mình giáo sư thiên văn học Randall Mindy bởi đây là nhân vật cốt yếu. Ngay cả nhân vật Kate hay tổng thống Janie Orlean cũng có câu chuyện cá nhân được kể hời hợt, chóng vánh, và thậm chí là để lại thắc mắc cho khán giả. Chẳng hạn như mối quan hệ mẫu tử giữa Janie Orlean và Jason Orlean hoàn toàn không có để lại được một ấn tượng sâu sắc gì về sự kết nối thân mật; hay là cái cách mà gia đình của Kate chối bỏ cô ấy cho đến tận giờ phút cuối cùng vẫn mà không tề tựu cùng con gái của mình. (Phải, Trái đất và loài người sẽ bị diệt vong – đó là cái kết của phim). Rồi cả sự hứa hẹn về màn đính hôn giữa Yule và Kate thì sao? Kịch bản có cài cắm vào những tình tiết để làm gia tăng mạch cảm xúc, lột tả sự tuyệt vọng và suy nghĩ rối ren của con người khi đối mặt với cái chết đã định sẵn. Tuy nhiên, khán giả lại không có được một câu trả lời tròn vẹn ở kết phim, đã gây ra một sự hụt hẫng không nhỏ.
Chính vì có quá nhiều diễn viên nổi trội, nên ngay cả đạo diễn cũng đã phải rất chật vật để cho mỗi ngôi sao trong danh sách tham gia thật sự có được những khoảnh khắc nổi bật cho riêng mình – tuy rằng, điều này thật sự đã không quá thành công. Chẳng hạn như nhân vật Brie Evantee do minh tinh Cate Blanchett thủ vai, hiện rõ là một nữ phóng viên truyền hình xấu tính, đỏng đảnh, lẳng lơ, và (rất nhiều khả năng) đổi tình lấy địa vị và sự nghiệp. Chi tiết Brie chia sẻ rằng đã từng ngủ với hai cựu tổng thống được nhét vào trong kịch bản để làm tăng thêm cái hình tượng một người phụ nữ độc tài, tham vọng, ích kỷ mà Brie Evantee do Cate Blanchett thủ vai phải đạt được tầm cỡ như vậy, là rất gượng ép.
Brie – Jack – Randall – Kate.
Rồi sự ngờ nghệch đến đáng thương của Jonas Orlean cũng được xem là quá phi lý, khi đặt ở cương vị đây là đương Tổng tham mưu của Nhà Trắng. Nhân vật này được khắc họa là có trí thông minh hạn chế, nhưng thái độ thì trịch thượng, tỏ vẻ và rất nhiều khả năng là một mommy boy thuần chất. Có vẻ như, kịch bản của đạo diễn Adam Mckay đã từng có chi tiết nhân vật Jonas Orlean này bị nghiện thuốc, hay chất kích thích, nhưng vì lý do nào đó đã bị cắt bỏ. Thành thử chi tiết Jonas thường xuyên sổ mũi và thái độ lờ đờ như bị nghiện ở đôi chỗ trong những phần quay trước đó vẫn được giữ nguyên khi dựng phim, một cách vụng về. Thực chất nam diễn viên Matthew Perry (nam diễn viên đóng vai Chandler trong series Friends đình đám), được định sẵn là tuyến nhân vật phụ của phụ cho Jonas, nhưng đã bị cắt bỏ hoàn toàn.
Điều này càng làm tăng cường thêm nhận định rằng, chính đạo diễn kiêm biên kịch McKay đã vô cùng chật vật để sửa soạn lại kịch bản quá tham lam khi tuyển lựa diễn viên – mà quên mất rằng mình phải có nghĩa vụ để cung cấp cho mỗi người số họ thời lượng lẫn không gian diễn xuất để tỏa sáng. Thành thử khán giả, tuy vẫn nắm bắt được nội dung của phim theo một cách vừa đủ, nhưng nhận thức được rằng đây là một câu chuyện đã được cắt xén và lược duyệt chỉ vì lợi ích của dàn diễn viên ngôi sao tham gia, thay vì là khán giả xem phim.
Cốt yếu, cách làm phim tham lam này sẽ có hiệu ứng tốt, trọn vẹn và đáng để ủng hộ, nếu như là một chuỗi các phim liên kết liền kề như nhà Marvel đã làm với biệt đội Avengers – với câu chuyện của các thành viên được kể thông qua các phần phim làm riêng để tôn vinh họ. Don’t Look Up vì thế mà sẽ khó tránh khỏi cái mác là làm phim theo công thức “dễ ăn tiền”. Có lẽ đây chính là một trong những lý do chính yếu nhất khiến cho phim – dù nội dung đáng nhớ, kèm dàn diễn viên đáng nhớ, nhưng lại bị chấm điểm trên mức trung bình.
Don’t Look Up bị đánh giá chỉ trên mức trung bình là hoàn toàn hợp lý.
Rốt cuộc chúng ta sống vì lý tưởng gì?
Cận kề cái chết, mỗi người trong chúng ta buộc phải nghĩ về cuộc đời mình: rằng liệu ta đã sống một đời có ý nghĩa? Ta đã hết mình vì lý tưởng sống đó chưa? Ta đã đi được bao xa trên hành trình đạt được lý tưởng đó? Hay thậm chí, cuộc đời ta có lý tưởng sống không? Các mối quan hệ xung quanh ta, ai cũng đau đáu những câu hỏi nằm ở tâm thức như vậy. Rốt cuộc chúng ta sống vì lý tưởng gì? Lý tưởng đó nếu không trùng lặp hay được đón nhận nghiêm túc, liệu ta có vẫn kiên trì bám trụ hay bỏ cuộc mà quay đầu?
Thông điệp này được gửi gắm trong nội dung của Don’t Look Up, với Randall Mindy – biểu trưng cho tuyến nhân vật có lý tưởng nhưng bị lung lạc ý chí bởi những thứ tác động ngoại cảnh. Kate Dibiasky – biểu trưng cho nhân vật có lý tưởng và chính kiến rõ ràng nhưng rõ ràng còn thiếu kinh nghiệm sống và trải nghiệm để có thể đi đến tận cùng. Teddy Oglethorpe – biểu trưng cho nhân vật sống vì lẽ phải, lý tưởng và công bằng, cùng sự chính nghĩa là thứ ông ta đề cao nhất. Nữ tổng thống President Janie Orlean – với lẽ sống là bằng mọi giá phải nắm giữ được quyền lực tối cao, và những mưu cầu của chính bản thân phải được đề cao hơn tất cả những người khác. Peter Isherwell là người có lý tưởng sống coi mình là đấng toàn năng, thông thái, với niềm tin rằng công nghệ và thuật toán, cùng dữ liệu chính là giải pháp cho mọi vấn đề trên cõi đời này.
Team phá hoại – tham lam – ích kỷ.
Lý tưởng của các nhân vật va chạm, khiến cho mọi vấn đề trở nên rối mù và không lối thoát, vì có những lý tưởng bị thui chột trước ngưỡng cửa tử, còn không, thì lý tưởng cá nhân trở thành động lực để phá vỡ mọi rào cản về mặt đạo đức chỉ để đạt được những gì mà họ muốn hay tin vào. Don’t Look Up đưa ra một viễn cảnh về ngày Trái đất tận diệt – không phải bởi vì tác động tự nhiên – mà hoàn toàn là sự lựa chọn của những con người có quyền đưa ra những quyết định phải làm gì để ngăn chặn tình cảnh đó.
Hãy nói về nhân vật Giáo sư Randall Mindy, nếu sự toàn ý của ông ta là dành cho việc đấu tranh để bằng mọi giá sớm can thiệp vào quá trình phá vỡ thiên thạch, thì hẳn kết quả đã đổi khác. Thay vì vùng dậy sớm hơn, để huy động sự chú ý của chiến dịch Just Look Up – thì ông ta lại ngây ngô tin vào những mánh mung sặc mùi tiền và ích lợi về quyền lực của Janie Orlean và Peter Isherwell, rồi sau đó để lung lạc ý chí đấu tranh, khi vồ vập vào mối quan hệ xác thịt với Brie. Bối cảnh Brie – nhân tình – hả hê và lãnh đạm khi đối mặt với người vợ tảo tần, dễ mến là June Mindy, khiến cho bất kỳ ai cũng cảm thấy nhân vật Randall thật hèn kém, nhu nhược, lẫn ích kỷ.
Hình tượng của nhân vật Randall Mindy rất nhân tính, với đủ mọi diễn tiến tâm lý thuận tự nhiên. Tuy rằng câu chuyện hậu thuẫn cho nhân vật này vẫn chưa thực sự được truyền tải đủ trong mạch phim, ít nhất là đủ để khán giả phải cảm thấy đồng cảm hơn cho nhân vật.
Sự nổi giận và quyết tâm để đối nghịch với mưu đồ của nữ Tổng thống Hoa kỳ Orlean chỉ xảy đến, khi ông ta tận mắt nhìn thấy được mảnh thiên thạch đang lao vào quỹ đạo của Trái đất, với cái đuôi rực sáng, mà ông ta gọi là “vừa đẹp đẽ – vừa kinh hãi” đó. Nhưng lúc đó, mọi thứ đã quá muộn màng. Cái hy vọng bám víu vào thành tựu công nghệ của tập đoàn BASH của Isherwell đã hoàn toàn bị dập tắt. Sự mu muội và tham lam, tự cao của Peter Isherwell đã khiến cho toàn Trái đất bị diệt vong, trong khi ông ta vẫn thản nhiên leo lên một con tàu di cư 2000 con người đến một hành tinh có sự sống khác, sau hành trình dài hơn 22,000 năm.
Lúc này, kịch bản phim có một kết thúc khá vụng về, chỉ để làm giàu thêm tính châm biếm, tếu táo gượng ép mà đạo diễn đã dày công xây dựng và ấn định cho hai nhân vật Janie Orlean và Peter Isherwell. Có những câu hỏi được đặt ra ngay sau khi kết thúc của phim, rằng trong tình huống loài người đã có thể tìm được hành tinh có sự sống khác trong vũ trụ, và công nghệ phát triển đến mức có thể dự đoán được tình huống mà một người sẽ chết, nhưng lại không thể phóng đại quy mô về cơ sở hạ tầng lẫn trang thiết bị để có thể cứu được nhiều người hơn?
Rồi bằng cách nào mà Peter Isherwell có thể một tay che trời – theo đúng nghĩa đen – là tác động đến quyền quyết định tối cao của một chính phủ đến mức như vậy? Ngay cả khi ông ta là người bảo trợ và quyên góp hào phóng cho các chiến dịch của Tổng thống đương thời? Rồi thì kết thúc của phim muốn truyền tải hay nhấn mạnh thông điệp gi hơn là một nỗ lực cuối cùng để mong cầu khán giả hãy cười trước khi rời khỏi rạp? Rốt cuộc, kịch bản của đạo diễn Adam Mckay vẫn quyết tâm giữ lại những tuyến nhân vật và tình tiết gây cười, thay vì thẳng thừng hay hết mực truyền tải một thông điệp đáng nhớ và sâu sắc hơn. Nhưng có lẽ Netflix cũng là tác nhân dẫn đến điều này.
Don’t Look Up cũng phần nào châm biếm bộ máy chính trị của Hoa Kỳ.
Có một chi tiết trong kịch bản mà có thể nhiều người sẽ bỏ qua, là Peter Isherwell đã khẳng định rằng đến 99% là Giáo sư Randall Mindy sẽ phải chết trong đơn độc, nhưng kết quả là ông ta chết trong sự thân mật và quan tâm của những người quan trọng. Trong khi đó, dự đoán về cái chết của Janie Orlean sẽ bị ăn thịt bởi Bronteroc, lại trở thành hiện thực, khi bà ta tưởng rằng mình đã sống sót khỏi thảm họa diệt vong của loài người. Đó có lẽ là một thông điệp ẩn ý rằng công nghệ và dữ liệu không phải lúc nào cũng đúng, và có lẽ, đúng là ác giả ác báo vẫn sẽ luôn tồn tại như một thế lực vô hình nắm giữ vận mệnh của con người chúng ta.
Review phim Don’t Look Up: 3/5(★★★☆☆)
Phim không dở, bởi diễn xuất vừa vẹn của tất cả dàn diễn viên tham gia. Nhưng phải nhận định rằng, diễn xuất đỉnh cao nhất vẫn thuộc về nữ diễn viên gạo cội Meryl Streep, nam tài tử Leonardo Dicaprio (dù vai diễn không có gì đột phá lắm trong sự nghiệp của anh) và thuyết phục nhất là sự thể hiện của nam diễn viên Mark Rylance cho vai diễn Peter Isherwell. Isherwell là một nhân vật rất khó để lột tả trọn vẹn, nhưng sức nặng trong diễn xuất của Rylance đã hoàn toàn chinh phục được vai diễn này, khiến cho khán giả phải vừa sợ, vừa ghê tởm, vừa căm ghét.
Diễn xuất đỉnh cao của nam diễn viên từng thắng giải Oscar – Mark Rylance.
Một điểm cộng khác trong phim là phần âm nhạc rất chất lượng. Ngay cả bài hát có phần lời tiệp với nội dung phim do Ariana Grande thể hiện cũng rất đáng nghe. Xuyên suốt mạch phim là phần âm nhạc được tuyển lựa rất tốt, và khiến cho khán giả dễ muốn tìm nghe lại các ca khúc được phát trong phim. Tuy nhiên, ngôi vương cho các ca khúc trong phim sẽ phải trao cho “Second Nature” do nam ca sĩ Bon Iver thể hiện – với ca từ đẹp, âm sắc du dương, khiến cho người nghe phải hoài niệm về nội dung phim.
Đồ họa của phim rất chỉn chu, mãn nhãn. Ngay cả những chi tiết nhỏ của phim đều được kỹ lưỡng chăm chút kỹ lưỡng, nên có thể nói rằng đây là một trong những dự án phim được đầu tư sáng suốt nhất của Netflix trong năm nay. Nếu so với bom xịt Red Notice gồm bộ ba diễn viên đình đám hiện nay là Gal Gadot, Dwayne Johnson và Ryan Reynolds thì Don’t Look Up đáng xem và thành công hơn gấp nhiều lần. Doanh thu phòng vé của Red Notice chỉ là $2 triệu đô và nhanh chóng được đưa lên nền tảng streaming và trở thành bộ phim được streaming nhiều và nhanh nhất trong năm nay của Netflix, tuy vậy, đánh giá của các chuyên gia lẫn khán giả về Red Notice cũng khá tiêu cực.
Tuy nội dung của Red Notice và Don’t Look Up hoàn toàn khác hẳn nhau, về cả thể loại lẫn ý tưởng, nhưng cả hai đều gặp chung một vấn đề khá rõ ràng, đó là Netflix tuy có chi phí đầu tư, nhưng lại đang can thiệp rất nhiều vào khâu sản xuất và làm thay đổi nội dung, thông điệp sáng tạo của phim. Điều này vô hình chung khiến cho khán giả chỉ đơn thuần nhìn nhận những tác phẩm điện ảnh cộp mác của Netflix là mang tính chất giải trí, và sẽ nhanh chóng quên đi những nội dung cũ và thay bằng chính nội dung mới do Netflix sản xuất. Về lâu dài, điều này sẽ không phải là định hướng làm phim tốt và tạo ra giá trị lâu dài cho công ty.
Nhận định Ariana Grande được mời đóng phim vì khả năng ca hát, là một lời ca ngợi.
Don’t Look Up thuần mục đích giải trí, bởi vì đó vẫn là ý đồ chính của người làm phim và đơn vị sản xuất ra nó. Chẳng có một bộ phim nhân văn hay muốn truyền tải thông điệp rõ ràng nào, lại tham lam đến mức bỏ công mời quá nhiều diễn viên tài năng và phải sắp xếp lại chi tiết kịch bản cho vừa ý diễn viên, và không chịu hy sinh tính giải trí để nhường chỗ cho những bài học cuộc sống hay triết lý nhân văn được lưu giữ trong nhận thức của người xem.
Bạn có đồng thuận với những quan điểm trong bài review phim Don’t Look Up này không? Nếu là bạn, bạn sẽ review phim Don’t Look Up như thế nào? Comment bên dưới nhé.
Review phim Don’t Look Up sẽ có tiết lộ nội dung. Độc giả nên cân nhắc.
Don’t Look Up là bom tấn cuối năm 2021, được sản xuất bởi Netflix, với sự tề tựu của rất nhiều ngôi sao danh tiếng tại Hollywood, nào là Leonardo Dicaprio, Meryl Streep, Jennifer Lawrence, Cate Blanchett, Timothée Chalamet, Ariana Grande, Jonah Hill, và danh sách còn kéo dài mãi với loạt tuyến nhân vật chính phụ lẫn cameo. Hãy nói về việc Chris Evans xuất hiện chớp nhoáng trong vai trò cameo trong phim này (có bộ phim không đầu tư nào mà cựu Captain America lại chịu làm cameo không chứ?), qua đó có thể khẳng định rằng đây là một bộ phim có tham vọng lớn từ đạo diễn kiêm biên kịch Adam McKay.
Don’t Look Up quả thực là bom tấn (nhưng không xịt). Phim được đầu tư với con số $70 triệu đô, và đã đạt được doanh thu (ước tính) gần gấp 10 lần là $700 triệu đô. Đây chỉ là con số phòng vé, chưa tính đến việc bộ phim đã bắt đầu được stream trên nền tảng Netflix. Hiển nhiên, đây là một bộ phim có rất nhiều chi tiết dễ bị bỏ sót với chỉ lần xem đầu tiên, nên rất nhiều khả năng các khán giả đã xem phim ở rạp sẽ tiếp tục xem lại nó một lần nữa để nắm bắt được toàn bộ nội dung và cả những chi tiết ẩn chứa đằng sau.
Khi khán giả và giới chuyên môn review phim Don’t Look Up, trung bình bộ phim nhận được điểm số 7.3/10 trên IMDb. Trên Rotten Tomatoes, phim ở mức trên trung bình là 6,2/10. Trang Metacritic đánh giá phim ở mức trung bình 50/100. Cá nhân Rose hiểu được lý do tại sao một bộ phim có thông điệp rõ ràng lại bị đánh giá ở mức trung bình cộng như vậy. Rose sẽ giải thích kỹ lưỡng hơn trong phần review phim Don’t Look Up ngay dưới đây.
Dàn sao Hollywood hùng hậu tạo sức ảnh hưởng – nhưng là một sự phí phạm những tài năng diễn xuất
Tuyến nhân vật chính của bộ phim này gồm: Giáo sư thiên văn học Randall Mindy (Leonardo Dicaprio), sinh viên của Mindy là Katelyn “Kate” Dibiasky (Jennifer Lawrence), President Janie Orlean (Meryl Streep). Họ là những nhân vật khuynh đảo và lèo lái toàn bộ nội dung phim. Xung quanh 3 nhân vật chính này sẽ là những tuyến nhân vật phụ trợ. Đối với Mindy thì là gia đình của ông ta, gồm vợ là June và hai cậu con trai, chuyên gia cố vấn tại Nasa – Teddy Oglethorpe (Rob Morgan), cùng với Brie Evantee (Cate Blanchett). Đối với Kate Dibiasky thì có Yule (Timothée Chalamet) và Phillip (Himesh Patel). Đối với Tổng thống Janie Orlean thì có con trai bà là Chief-of-staff Jason Orlean (Jonah Hill) và Peter Isherwell (Mark Rylance). Tất cả những nhân vật còn lại là tuyến phụ của phụ như Jack Bremmer (Tyler Perry), Riley Bina (Ariana Grande) hay DJ Chello (Scott Mescudi aka Kid Cudi).
Việc gom tụ quá nhiều tên tuổi lớn như vậy trong danh sách diễn viên tham gia, hiển nhiên có lợi về mặt danh tiếng, bảo chứng cho phòng vé và lượt stream trên Netflix, cũng như chiêu dụ được vô số những bài viết và truyền thông miễn phí trên các kênh khác nhau. Song, cái yếu điểm lớn nhất của việc chiêu mộ quá nhiều ngôi sao là không gian diễn xuất và câu chuyện của các tuyến nhân vật.
Xuyên suốt mạch phim, khán giả xem phim chỉ có thể nắm bắt được câu chuyện của mỗi mình giáo sư thiên văn học Randall Mindy bởi đây là nhân vật cốt yếu. Ngay cả nhân vật Kate hay tổng thống Janie Orlean cũng có câu chuyện cá nhân được kể hời hợt, chóng vánh, và thậm chí là để lại thắc mắc cho khán giả. Chẳng hạn như mối quan hệ mẫu tử giữa Janie Orlean và Jason Orlean hoàn toàn không có để lại được một ấn tượng sâu sắc gì về sự kết nối thân mật; hay là cái cách mà gia đình của Kate chối bỏ cô ấy cho đến tận giờ phút cuối cùng vẫn mà không tề tựu cùng con gái của mình. (Phải, Trái đất và loài người sẽ bị diệt vong – đó là cái kết của phim). Rồi cả sự hứa hẹn về màn đính hôn giữa Yule và Kate thì sao? Kịch bản có cài cắm vào những tình tiết để làm gia tăng mạch cảm xúc, lột tả sự tuyệt vọng và suy nghĩ rối ren của con người khi đối mặt với cái chết đã định sẵn. Tuy nhiên, khán giả lại không có được một câu trả lời tròn vẹn ở kết phim, đã gây ra một sự hụt hẫng không nhỏ.
Chính vì có quá nhiều diễn viên nổi trội, nên ngay cả đạo diễn cũng đã phải rất chật vật để cho mỗi ngôi sao trong danh sách tham gia thật sự có được những khoảnh khắc nổi bật cho riêng mình – tuy rằng, điều này thật sự đã không quá thành công. Chẳng hạn như nhân vật Brie Evantee do minh tinh Cate Blanchett thủ vai, hiện rõ là một nữ phóng viên truyền hình xấu tính, đỏng đảnh, lẳng lơ, và (rất nhiều khả năng) đổi tình lấy địa vị và sự nghiệp. Chi tiết Brie chia sẻ rằng đã từng ngủ với hai cựu tổng thống được nhét vào trong kịch bản để làm tăng thêm cái hình tượng một người phụ nữ độc tài, tham vọng, ích kỷ mà Brie Evantee do Cate Blanchett thủ vai phải đạt được tầm cỡ như vậy, là rất gượng ép.
Rồi sự ngờ nghệch đến đáng thương của Jonas Orlean cũng được xem là quá phi lý, khi đặt ở cương vị đây là đương Tổng tham mưu của Nhà Trắng. Nhân vật này được khắc họa là có trí thông minh hạn chế, nhưng thái độ thì trịch thượng, tỏ vẻ và rất nhiều khả năng là một mommy boy thuần chất. Có vẻ như, kịch bản của đạo diễn Adam Mckay đã từng có chi tiết nhân vật Jonas Orlean này bị nghiện thuốc, hay chất kích thích, nhưng vì lý do nào đó đã bị cắt bỏ. Thành thử chi tiết Jonas thường xuyên sổ mũi và thái độ lờ đờ như bị nghiện ở đôi chỗ trong những phần quay trước đó vẫn được giữ nguyên khi dựng phim, một cách vụng về. Thực chất nam diễn viên Matthew Perry (nam diễn viên đóng vai Chandler trong series Friends đình đám), được định sẵn là tuyến nhân vật phụ của phụ cho Jonas, nhưng đã bị cắt bỏ hoàn toàn.
Điều này càng làm tăng cường thêm nhận định rằng, chính đạo diễn kiêm biên kịch McKay đã vô cùng chật vật để sửa soạn lại kịch bản quá tham lam khi tuyển lựa diễn viên – mà quên mất rằng mình phải có nghĩa vụ để cung cấp cho mỗi người số họ thời lượng lẫn không gian diễn xuất để tỏa sáng. Thành thử khán giả, tuy vẫn nắm bắt được nội dung của phim theo một cách vừa đủ, nhưng nhận thức được rằng đây là một câu chuyện đã được cắt xén và lược duyệt chỉ vì lợi ích của dàn diễn viên ngôi sao tham gia, thay vì là khán giả xem phim.
Cốt yếu, cách làm phim tham lam này sẽ có hiệu ứng tốt, trọn vẹn và đáng để ủng hộ, nếu như là một chuỗi các phim liên kết liền kề như nhà Marvel đã làm với biệt đội Avengers – với câu chuyện của các thành viên được kể thông qua các phần phim làm riêng để tôn vinh họ. Don’t Look Up vì thế mà sẽ khó tránh khỏi cái mác là làm phim theo công thức “dễ ăn tiền”. Có lẽ đây chính là một trong những lý do chính yếu nhất khiến cho phim – dù nội dung đáng nhớ, kèm dàn diễn viên đáng nhớ, nhưng lại bị chấm điểm trên mức trung bình.
Rốt cuộc chúng ta sống vì lý tưởng gì?
Cận kề cái chết, mỗi người trong chúng ta buộc phải nghĩ về cuộc đời mình: rằng liệu ta đã sống một đời có ý nghĩa? Ta đã hết mình vì lý tưởng sống đó chưa? Ta đã đi được bao xa trên hành trình đạt được lý tưởng đó? Hay thậm chí, cuộc đời ta có lý tưởng sống không? Các mối quan hệ xung quanh ta, ai cũng đau đáu những câu hỏi nằm ở tâm thức như vậy. Rốt cuộc chúng ta sống vì lý tưởng gì? Lý tưởng đó nếu không trùng lặp hay được đón nhận nghiêm túc, liệu ta có vẫn kiên trì bám trụ hay bỏ cuộc mà quay đầu?
Thông điệp này được gửi gắm trong nội dung của Don’t Look Up, với Randall Mindy – biểu trưng cho tuyến nhân vật có lý tưởng nhưng bị lung lạc ý chí bởi những thứ tác động ngoại cảnh. Kate Dibiasky – biểu trưng cho nhân vật có lý tưởng và chính kiến rõ ràng nhưng rõ ràng còn thiếu kinh nghiệm sống và trải nghiệm để có thể đi đến tận cùng. Teddy Oglethorpe – biểu trưng cho nhân vật sống vì lẽ phải, lý tưởng và công bằng, cùng sự chính nghĩa là thứ ông ta đề cao nhất. Nữ tổng thống President Janie Orlean – với lẽ sống là bằng mọi giá phải nắm giữ được quyền lực tối cao, và những mưu cầu của chính bản thân phải được đề cao hơn tất cả những người khác. Peter Isherwell là người có lý tưởng sống coi mình là đấng toàn năng, thông thái, với niềm tin rằng công nghệ và thuật toán, cùng dữ liệu chính là giải pháp cho mọi vấn đề trên cõi đời này.
Lý tưởng của các nhân vật va chạm, khiến cho mọi vấn đề trở nên rối mù và không lối thoát, vì có những lý tưởng bị thui chột trước ngưỡng cửa tử, còn không, thì lý tưởng cá nhân trở thành động lực để phá vỡ mọi rào cản về mặt đạo đức chỉ để đạt được những gì mà họ muốn hay tin vào. Don’t Look Up đưa ra một viễn cảnh về ngày Trái đất tận diệt – không phải bởi vì tác động tự nhiên – mà hoàn toàn là sự lựa chọn của những con người có quyền đưa ra những quyết định phải làm gì để ngăn chặn tình cảnh đó.
Hãy nói về nhân vật Giáo sư Randall Mindy, nếu sự toàn ý của ông ta là dành cho việc đấu tranh để bằng mọi giá sớm can thiệp vào quá trình phá vỡ thiên thạch, thì hẳn kết quả đã đổi khác. Thay vì vùng dậy sớm hơn, để huy động sự chú ý của chiến dịch Just Look Up – thì ông ta lại ngây ngô tin vào những mánh mung sặc mùi tiền và ích lợi về quyền lực của Janie Orlean và Peter Isherwell, rồi sau đó để lung lạc ý chí đấu tranh, khi vồ vập vào mối quan hệ xác thịt với Brie. Bối cảnh Brie – nhân tình – hả hê và lãnh đạm khi đối mặt với người vợ tảo tần, dễ mến là June Mindy, khiến cho bất kỳ ai cũng cảm thấy nhân vật Randall thật hèn kém, nhu nhược, lẫn ích kỷ.
Sự nổi giận và quyết tâm để đối nghịch với mưu đồ của nữ Tổng thống Hoa kỳ Orlean chỉ xảy đến, khi ông ta tận mắt nhìn thấy được mảnh thiên thạch đang lao vào quỹ đạo của Trái đất, với cái đuôi rực sáng, mà ông ta gọi là “vừa đẹp đẽ – vừa kinh hãi” đó. Nhưng lúc đó, mọi thứ đã quá muộn màng. Cái hy vọng bám víu vào thành tựu công nghệ của tập đoàn BASH của Isherwell đã hoàn toàn bị dập tắt. Sự mu muội và tham lam, tự cao của Peter Isherwell đã khiến cho toàn Trái đất bị diệt vong, trong khi ông ta vẫn thản nhiên leo lên một con tàu di cư 2000 con người đến một hành tinh có sự sống khác, sau hành trình dài hơn 22,000 năm.
Lúc này, kịch bản phim có một kết thúc khá vụng về, chỉ để làm giàu thêm tính châm biếm, tếu táo gượng ép mà đạo diễn đã dày công xây dựng và ấn định cho hai nhân vật Janie Orlean và Peter Isherwell. Có những câu hỏi được đặt ra ngay sau khi kết thúc của phim, rằng trong tình huống loài người đã có thể tìm được hành tinh có sự sống khác trong vũ trụ, và công nghệ phát triển đến mức có thể dự đoán được tình huống mà một người sẽ chết, nhưng lại không thể phóng đại quy mô về cơ sở hạ tầng lẫn trang thiết bị để có thể cứu được nhiều người hơn?
Rồi bằng cách nào mà Peter Isherwell có thể một tay che trời – theo đúng nghĩa đen – là tác động đến quyền quyết định tối cao của một chính phủ đến mức như vậy? Ngay cả khi ông ta là người bảo trợ và quyên góp hào phóng cho các chiến dịch của Tổng thống đương thời? Rồi thì kết thúc của phim muốn truyền tải hay nhấn mạnh thông điệp gi hơn là một nỗ lực cuối cùng để mong cầu khán giả hãy cười trước khi rời khỏi rạp? Rốt cuộc, kịch bản của đạo diễn Adam Mckay vẫn quyết tâm giữ lại những tuyến nhân vật và tình tiết gây cười, thay vì thẳng thừng hay hết mực truyền tải một thông điệp đáng nhớ và sâu sắc hơn. Nhưng có lẽ Netflix cũng là tác nhân dẫn đến điều này.
Có một chi tiết trong kịch bản mà có thể nhiều người sẽ bỏ qua, là Peter Isherwell đã khẳng định rằng đến 99% là Giáo sư Randall Mindy sẽ phải chết trong đơn độc, nhưng kết quả là ông ta chết trong sự thân mật và quan tâm của những người quan trọng. Trong khi đó, dự đoán về cái chết của Janie Orlean sẽ bị ăn thịt bởi Bronteroc, lại trở thành hiện thực, khi bà ta tưởng rằng mình đã sống sót khỏi thảm họa diệt vong của loài người. Đó có lẽ là một thông điệp ẩn ý rằng công nghệ và dữ liệu không phải lúc nào cũng đúng, và có lẽ, đúng là ác giả ác báo vẫn sẽ luôn tồn tại như một thế lực vô hình nắm giữ vận mệnh của con người chúng ta.
Review phim Don’t Look Up: 3/5 (★★★☆☆)
Phim không dở, bởi diễn xuất vừa vẹn của tất cả dàn diễn viên tham gia. Nhưng phải nhận định rằng, diễn xuất đỉnh cao nhất vẫn thuộc về nữ diễn viên gạo cội Meryl Streep, nam tài tử Leonardo Dicaprio (dù vai diễn không có gì đột phá lắm trong sự nghiệp của anh) và thuyết phục nhất là sự thể hiện của nam diễn viên Mark Rylance cho vai diễn Peter Isherwell. Isherwell là một nhân vật rất khó để lột tả trọn vẹn, nhưng sức nặng trong diễn xuất của Rylance đã hoàn toàn chinh phục được vai diễn này, khiến cho khán giả phải vừa sợ, vừa ghê tởm, vừa căm ghét.
Một điểm cộng khác trong phim là phần âm nhạc rất chất lượng. Ngay cả bài hát có phần lời tiệp với nội dung phim do Ariana Grande thể hiện cũng rất đáng nghe. Xuyên suốt mạch phim là phần âm nhạc được tuyển lựa rất tốt, và khiến cho khán giả dễ muốn tìm nghe lại các ca khúc được phát trong phim. Tuy nhiên, ngôi vương cho các ca khúc trong phim sẽ phải trao cho “Second Nature” do nam ca sĩ Bon Iver thể hiện – với ca từ đẹp, âm sắc du dương, khiến cho người nghe phải hoài niệm về nội dung phim.
Đồ họa của phim rất chỉn chu, mãn nhãn. Ngay cả những chi tiết nhỏ của phim đều được kỹ lưỡng chăm chút kỹ lưỡng, nên có thể nói rằng đây là một trong những dự án phim được đầu tư sáng suốt nhất của Netflix trong năm nay. Nếu so với bom xịt Red Notice gồm bộ ba diễn viên đình đám hiện nay là Gal Gadot, Dwayne Johnson và Ryan Reynolds thì Don’t Look Up đáng xem và thành công hơn gấp nhiều lần. Doanh thu phòng vé của Red Notice chỉ là $2 triệu đô và nhanh chóng được đưa lên nền tảng streaming và trở thành bộ phim được streaming nhiều và nhanh nhất trong năm nay của Netflix, tuy vậy, đánh giá của các chuyên gia lẫn khán giả về Red Notice cũng khá tiêu cực.
Tuy nội dung của Red Notice và Don’t Look Up hoàn toàn khác hẳn nhau, về cả thể loại lẫn ý tưởng, nhưng cả hai đều gặp chung một vấn đề khá rõ ràng, đó là Netflix tuy có chi phí đầu tư, nhưng lại đang can thiệp rất nhiều vào khâu sản xuất và làm thay đổi nội dung, thông điệp sáng tạo của phim. Điều này vô hình chung khiến cho khán giả chỉ đơn thuần nhìn nhận những tác phẩm điện ảnh cộp mác của Netflix là mang tính chất giải trí, và sẽ nhanh chóng quên đi những nội dung cũ và thay bằng chính nội dung mới do Netflix sản xuất. Về lâu dài, điều này sẽ không phải là định hướng làm phim tốt và tạo ra giá trị lâu dài cho công ty.
Don’t Look Up thuần mục đích giải trí, bởi vì đó vẫn là ý đồ chính của người làm phim và đơn vị sản xuất ra nó. Chẳng có một bộ phim nhân văn hay muốn truyền tải thông điệp rõ ràng nào, lại tham lam đến mức bỏ công mời quá nhiều diễn viên tài năng và phải sắp xếp lại chi tiết kịch bản cho vừa ý diễn viên, và không chịu hy sinh tính giải trí để nhường chỗ cho những bài học cuộc sống hay triết lý nhân văn được lưu giữ trong nhận thức của người xem.
Bạn có đồng thuận với những quan điểm trong bài review phim Don’t Look Up này không? Nếu là bạn, bạn sẽ review phim Don’t Look Up như thế nào? Comment bên dưới nhé.
Share this:
Like this: