Review Why Women Kill 2: Ám ảnh danh vọng của người đàn bà sát nhân
Phim không đánh đố hay buộc khán giả phải đào sâu gì về ý nghĩa của nó, vốn là một điều thiếu sót trong việc xây dựng kịch bản của Marc Cherry trong mùa phim thứ hai của Why Women Kill.
Review Why Women Kill 2 có kịch bản an toàn, có phần gắng gượng, khiên cưỡng hay không thỏa đáng. Review Why Women Kill 2 sẽ có tiết lộ nội dung của phim. Bạn đọc nên cân nhắc.
Rose đã từng review về Why Women Kill mùa đầu tiên, với bộ 3 nữ diễn viên tài ba gồm Ginnifer Goodwin, Lucy Liu và Kirby Howell-Baptiste phải nhận định là rất thành công. Đó là một kịch bản phim truyền hình với cách khai triển mới lạ, và diễn xuất rất vừa vẹn từ những nữ diễn viên tài năng. Marc Cherry là biên kịch nổi danh đứng sau bộ phim truyền hình dài kỳ “Desperate Housewives” đình đám trên nhà đài ABC năm nào. Sau thành công của mùa đầu tiên, mùa hai nhanh chóng được lên lịch sản xuất với một cốt truyện và dàn nhân vật mới toanh. Sự kỳ vọng của Rose dành cho Why Women Kill 2 là không hề nhỏ.
Gói gọn review Why Women Kill 2 là thua xa mùa 1.
Bối cảnh quay ngược thời gian để hợp lý hóa động cơ mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật
Vẵn bám chặt theo ý nghĩa của cái tên phim, hành trình của 10 tập phim hé mở những bí ẩn và mưu mô, dẫn lối đến hành vi đoạt mạng của các tuyến nhân vật trong phim. Why Women Kill 2 lấy bối cảnh vào năm 1949, giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc này, chủ nghĩa tiêu dùng bùng nổ mạnh mẽ, lối sống của người dân Mỹ bị tách biệt hẳn hòi, giữa tầng lớp có tiền, địa vị, sức ảnh hưởng nhờ vào tài lực kinh tế và tầng lớp bình dân phải lao động cật lực để vươn lên trong xã hội.
Gia đình nhà Fillcot bao gồm vợ Alma, chồng Bertram và con gái Dee, đều thuộc tầng lớp bình dân. Bertram là một bác sĩ thú y, với tấm lòng nhân hậu, đồng cảm với nỗi đau của người khác. Alma đảm đương việc nội trợ với ý niệm rằng cuộc sống của mình là phí hoài, nhàm chán và khao khát được thoát ra khỏi tình cảnh này trước khi trở nên già thêm hơn. Dee – cô con gái của cả hai lại sáng dạ, ngay thẳng và có tấm lòng cương trực hơn hẳn cha mẹ mình. Có lẽ vì thế mà số phận của Dee may mắn nhất trong gia đình Fillcot.
Mạch phim nhanh chóng giới thiệu về sự ám ảnh kỳ lạ của Bertram trong việc giải thoát người khác khỏi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Trong khi đó, nỗi ám ảnh ngự trị trong tâm trí của Alma là được trở nên nổi tiếng, bằng cách du nhập vào The Elysian Park Garden Club – một trong những hội nhóm bao gồm giới tinh túy, thượng lưu nhất tại Hollywood. Chủ tịch của The Garden Club là Rita Castillo – một người phụ nữ có nhan sắc, đầy tham vọng lẫn mưu kế. Quyền lực tối thượng của The Elysian Park Garden Club nằm trong tay của Rita, cùng với những thành viên ưu tú luôn tọc mạch và nói xấu những người còn lại mỗi khi có dịp. Từ bên ngoài nhìn vào, Alma cho rằng cuộc đời mình sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nhiều lần, nếu có những người bạn hết mực tinh hoa như thế.
The Elysian Park Garden Club là nguồn cơn của mọi vấn đề.
Rita Castillo kết hôn với lão chồng già Carlo chỉ vì gia sản khổng lồ, rồi lăng nhăng với nhân tình của mình là Scooter Porlasky – một chàng trai trẻ ôm mộng làm diễn viên nhưng không có mấy thực lực. Ác giả ác báo, chính sự kiêu ngạo, đa mưu, tham lam và xem thường trí thông minh của người khác đã khiến Rita phải trả giá đắt. Không chỉ liên tục thách thức Catherine Castillo – con gái của Carlo về việc tranh giành tài sản thừa kế, thì một trong những người mà Rita chà đạp với sự ngạo nghễ, đầy hiềm khích của mình là Alma Fillcot, khiến cho Alma trở thành một kẻ sát nhân còn thâm độc và bất chấp hơn cả Rita để đạt được mục đích.
Phải, hành trình kể về một kẻ sát nhân với tinh thần hãnh tiến bất chấp mọi rào cản đã xóa bỏ con người của mình trước đây đầy thấp kém, nhút nhát, vụng về lẫn thiếu sức sống chính là Alma Fillcot. Câu chuyện của một người phụ nữ như Alma trở thành kẻ sát nhân như thế nào, thuyết phục hay không thuyết phục, có điều gì lắng đọng, nút thắt được gỡ ở kết phim hay không, bạn đọc nên tự mình theo dõi.
Chân dung người đàn bà sát nhân của mùa 2.
Một kịch bản an toàn đến từ Marc Cherry
Why Women Kill 2 đi sâu vào thể loại trinh thám, mâu thuẫn mà Marc đã từng áp dụng cho những tác phẩm trước đó của mình, khiến chúng trở nên thành danh. Ở phần đầu tiên, sự sáng tạo và lối kể chuyện đan xen, đầy dí dỏm, tươi vui hay đáng suy ngẫm tương thích với ba tuyến nữ nhân vật chính, giờ đây chỉ còn được kể theo lối kể chuyện một mạch dẫn truyền thống, không có bất kỳ một sự đảo nghịch, đan xen hay thủ pháp gì lạ lẫm. Điều này có thể sẽ khiến cho những khán giả vẫn còn đang rất hứng khởi sau phần đầu tiên (như Rose) sẽ cảm thấy thụt lùi.
Phim vẫn có twist, nhưng có phần vội vã khi lướt qua và không được lý giải cặn kẽ, để lại nhiều băn khoăn cho khán giả, chẳng hạn như chi tiết nhân vật Harry còn sống. Nội dung khi được xây dựng theo trình tự kể chuyện chỉ một mạch dẫn như thế, nếu khán giả đã quen thuộc với mùa đầu tiên, thì hẳn sẽ dễ dàng đoán ra được những cái chết sẽ xảy ra theo mạch phim. Kịch bản dễ đoán của phim nhờ vậy mà trở nên ít lắng đọng trong tâm trí của khán giả.
Rita Castillo có kết cục không thỏa lòng số đông.
Điều đáng ngạc nhiên là có những tuyến nhân vật được giới thiệu, nhưng rồi không đem lại giá trị bổ sung gì thêm hơn cho nội dung, hoặc bị lãng phí tiềm năng tạo nên sự kích động và bất ngờ trong phim, chẳng hạn như nhân vật Tom Maddison (do Ryan McPartlin thủ vai), hay nhân vật cháu trai của Carol Yost là Erving hay thậm chí là nhân vật Harry hay Sid Hemple. Có lẽ việc kịch bản phim phải được gón gọn trong 10 tập đã khiến cho rất nhiều ý tưởng dành cho các tuyến nhân vật bổ sung bị buộc phải bỏ qua.
Why Women Kill 2 vẫn có hơi hướm của thể loại dark comedy, với những đoạn hội thoại dửng dưng hay châm biếm sâu cay, hay ngờ nghệch đến phát hài của Alma, Rita, Bertram hay Scooter. Tuy rằng, nếu so sánh với mùa đầu tiên thì tính hài hước vẫn không thể sánh bằng cặp đôi Simone và Karl Grove. Nhưng nếu xét về số lượng nhân vật bị giết ở trong phim thì phần đầu sẽ ít hơn hẳn. Những cái chết ở Why Women Kill khá đa dạng, đồng thời cũng có một số cái chết được thúc ép xảy ra một cách khiên cưỡng trong khâu kịch bản.
Sự an toàn không chỉ nằm ở trong khâu kịch bản, mà ngay cả việc xây dựng nhân vật cũng thế. Tuyến nhân vật cũng được chắt lọc theo tính cách và nhân vật đặc trưng mà các nữ diễn viên đã từng đảm nhiệm trong các dự án trước đó, chẳng hạn như Lana Parrilla – nữ diễn viên đã quá quen thuộc với công chúng qua hình tượng của Evil Queen trong “Once Upon A Time” của đài ABC. Nhân vật Rita Castillo do Lana thủ vai hiển nhiên cũng có rất nhiều điểm tương đồng với Evil Queen: mưu mô, thâm độc, xảo quyệt, hiếu thắng, ngạo nghễ, nhưng lại yếu đuối vô cùng tận với những gì mà mình quan tâm, dù là không nhiều.
Lana Parrilla và Allison Tolman có phần thể hiện thuyết phục trong phim.
Có một điều khá thú vị là Marc Cherry ban đầu đã viết nhân vật này để vừa vặn với năng lực diễn xuất của Eva Longoria – nữ diễn viên được yêu thích nhất trong series Desperate Housewives qua vai diễn Gabrielle Solis. Nếu như Eva Longoria nhận vai Rita, có lẽ nhân vật này sẽ còn thiên nhiều hơn về yếu tố hài hước. Tuy vậy, Lana Parrilla đã được Eva Longoria ứng cử để thay thế, và đó là một sự tiến cử rất thông minh, lẫn thấu hiểu nhân vật.
Nhân vật Alma Fillcot được thủ vai bởi nữ diễn viên Allison Tolman, với vai diễn truyền hình gần đây nhất là trong series Emergence của nhà đài ABC (dường như Marc Cherry rất ưu ái những diễn viên đã từng hợp tác với nhà đài ABC trong quá trình casting). Allison Tolman có kinh nghiệm diễn xuất với thể loại trinh thám, tội phạm, và từng được đề cử giải thưởng Emmy lẫn Golden Globe cho vai diễn cảnh sánh Molly Solverson trong series Fargo (2014) cùng thể loại. Có thể nói nhân vật Alma Fillcot như đo ni đóng giày cho thực lực diễn xuất lẫn ngoại hình của nữ diễn viên.
Những điểm sáng lẫn điểm trừ của Why Women Kill 2
Tuy kịch bản và khâu tuyển lựa diễn viên có phần an toàn, nhưng diễn xuất của hai nữ diễn viên Lana Parrilla và Allison Tolman là vô cùng thuyết phục. Barbara-Kimberly Cannon – nữ diễn viên thủ vai Dee Fillcot là một gương mặt hoàn toàn mới tại Hollywood, với các dự án phim được tham gia trước đó chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ở tuổi 31, B.K. Cannon vẫn giữ được nét tươi trẻ và sở hữu khuôn diện thông minh, nhân hậu rất dễ cảm mến. Đóng cặp cùng với B.K Cannon là Jordane Christie – thủ vai thám tử Vern Loomis, cũng là một gương mặt diễn viên hoàn toàn mới.
DÀn diễn viên chính trong mùa hai.
Một điều thú vị là sau khi cô chị Alexandra Daddario – thủ vai Jade trong phần đầu tiên của phim, thì đến lượt cậu em trai là nam diễn viên Matthew Daddario được chọn để thủ vai Scooter Porlasky trong phần thứ hai. Matthew là nam diễn viên cũng đang trong quá trình gầy dựng tên tuổi tại Hollywood, và vai diễn Scooter chắc chắn sẽ khiến cho anh chàng được chú ý hơn, nhất là với tần suất khỏa thân dày đặc trong phim như vậy (chắc để chiều lòng khán giả nữ và gay – đối tượng người xem chính của series). Nam diễn viên Jack Davenport – thủ vai Karl Grove phần đầu tiên cũng quay trở lại để trở thành người dẫn chuyện cho phần hai.
Yếu tố thời trang trong phim vẫn được duy trì ổn định sau mùa đầu tiên. Xuyên suốt mạch phim, khán giả sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những bộ cánh tuyệt đẹp, với đủ mọi khuôn dáng đa dạng của cơ thể phụ nữ. Ngay cả những nhân vật bị xem là “frump” như Alma Fillcot, đến gần cuối phim cũng tỏa ra nét đằm thắm, kiêu sang nhờ vào sự lựa chọn tinh tế của phục trang.
Phim khai thác tối đa vẻ đẹp của thời trang cao cấp.
Điểm trừ trong Why Women Kill 2 cũng rất rõ để nhận diện. Mạch phim nhanh gọn, lối kể chuyện thiếu sáng tạo, như đã đề cập, là một điểm thụt lùi so với mùa đầu tiên. Thậm chí, ngay cả khi mạch phim nhanh như vậy, cũng có nhiều phân cảnh đem lại cảm giác dài thê tha, hay thiếu thú vị để khán giả phải chú tâm. Tuyến nhân vật được giới thiệu nhưng không khai thác hết tiềm năng có lẽ đã có thể giải quyết được vấn đề này.
Có những điểm chưa hợp lý trong phim, chẳng hạn như ngân sách để Alma nâng cấp gu ăn mặc của mình, các cuộc điều tra với tiến trình gián đoạn hoặc không có kết quả rõ ràng, sự biến mất không được lý giải của chú chó vật nuôi của Carol Yost. Ngay cả quá trình điều tra, thẩm vấn, dẫn đến luận tội của Alma cũng bị giản lược, điều này khiến cho khán giả thắc mắc rằng có bao nhiêu cái chết của những những nhân vật trong phim được gán cho Alma?
Những câu hỏi vẫn bị bỏ ngỏ sau cuối phim mà khán giả vẫn mong có được lời đáp giải như là tương lai của The Elysian Park Garden Club sẽ như thế nào? Kết cục nào dành cho nhân vật Catherine Castillo hay Scooter? Tương lai của Dee và gia đình của mình? Có thể nhận định rằng việc Dee vẫn an vui bên mái ấm của riêng mình sau tất cả mọi chuyện cũng cho thấy kết thúc vội vã của kịch bản.
Review Why Women Kill 2: ★ ★ ✭☆☆ (3,5/5)
Trở thành kẻ sát nhân vì nỗi ám ảnh về sự công nhận, danh tiếng và thói phù phiếm, khoa trương, nông cạn tuy không phải là một chủ đề quá mới mẻ nhưng kịch bản đã phần nào truyền tải được thông điệp về ý chí và sự tự hoại của một con người có thể đáng sợ như thế nào. Kịch bản khai thác sự châm biếm, mỉa mai, hài hước lẫn kịch tính hóa để cho thấy những nỗi ám ảnh và sự cuồng tín có thể dẫn đến tương lai bị hủy diệt, nhân cách bị băng hoại của một cá nhân.
Nhưng khi nghĩ về động cơ và phần thưởng mà kẻ sát nhân đạt được sau mọi thủ đoạn chỉ là để tham gia vào một hội nhóm gồm các quý bà lắm tiền sinh nhiều tật thì quả thật là hơi tầm thường, không thỏa đáng. Nó không phải là một đòn bẩy đủ mạnh để khiến khán giả cảm thấy đồng cảm và bị thuyết phục.
Phim không đánh đố hay buộc khán giả phải đào sâu gì về ý nghĩa của nó, vốn là một điều thiếu sót trong việc xây dựng kịch bản của Marc Cherry, bởi vốn dĩ ông luôn là một biên kịch tài năng, nhạy cảm, muốn gắm gửi nhiều bài học cuộc sống, hay góc nhìn cá nhân, coi tác phẩm của mình như tác phẩm nghị luận được truyền tải sống động. Why Women Kill 2 lấy bối cảnh xưa cũ làm tiền đề cho sự sáng tạo, nhưng thực chất lại không thể vượt qua được những cái bóng quá lớn của Desperate Housewive – vốn dĩ cũng khai thác chủ đề và động cơ nhân vật tương đồng.
Biên kịch Marc Cherry cùng dàn diễn viên trong mùa hai.
Review Why Women Kill 2 có kịch bản an toàn, có phần gắng gượng, khiên cưỡng hay không thỏa đáng. Review Why Women Kill 2 sẽ có tiết lộ nội dung của phim. Bạn đọc nên cân nhắc.
Rose đã từng review về Why Women Kill mùa đầu tiên, với bộ 3 nữ diễn viên tài ba gồm Ginnifer Goodwin, Lucy Liu và Kirby Howell-Baptiste phải nhận định là rất thành công. Đó là một kịch bản phim truyền hình với cách khai triển mới lạ, và diễn xuất rất vừa vẹn từ những nữ diễn viên tài năng. Marc Cherry là biên kịch nổi danh đứng sau bộ phim truyền hình dài kỳ “Desperate Housewives” đình đám trên nhà đài ABC năm nào. Sau thành công của mùa đầu tiên, mùa hai nhanh chóng được lên lịch sản xuất với một cốt truyện và dàn nhân vật mới toanh. Sự kỳ vọng của Rose dành cho Why Women Kill 2 là không hề nhỏ.
Bối cảnh quay ngược thời gian để hợp lý hóa động cơ mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật
Vẵn bám chặt theo ý nghĩa của cái tên phim, hành trình của 10 tập phim hé mở những bí ẩn và mưu mô, dẫn lối đến hành vi đoạt mạng của các tuyến nhân vật trong phim. Why Women Kill 2 lấy bối cảnh vào năm 1949, giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc này, chủ nghĩa tiêu dùng bùng nổ mạnh mẽ, lối sống của người dân Mỹ bị tách biệt hẳn hòi, giữa tầng lớp có tiền, địa vị, sức ảnh hưởng nhờ vào tài lực kinh tế và tầng lớp bình dân phải lao động cật lực để vươn lên trong xã hội.
Gia đình nhà Fillcot bao gồm vợ Alma, chồng Bertram và con gái Dee, đều thuộc tầng lớp bình dân. Bertram là một bác sĩ thú y, với tấm lòng nhân hậu, đồng cảm với nỗi đau của người khác. Alma đảm đương việc nội trợ với ý niệm rằng cuộc sống của mình là phí hoài, nhàm chán và khao khát được thoát ra khỏi tình cảnh này trước khi trở nên già thêm hơn. Dee – cô con gái của cả hai lại sáng dạ, ngay thẳng và có tấm lòng cương trực hơn hẳn cha mẹ mình. Có lẽ vì thế mà số phận của Dee may mắn nhất trong gia đình Fillcot.
Mạch phim nhanh chóng giới thiệu về sự ám ảnh kỳ lạ của Bertram trong việc giải thoát người khác khỏi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Trong khi đó, nỗi ám ảnh ngự trị trong tâm trí của Alma là được trở nên nổi tiếng, bằng cách du nhập vào The Elysian Park Garden Club – một trong những hội nhóm bao gồm giới tinh túy, thượng lưu nhất tại Hollywood. Chủ tịch của The Garden Club là Rita Castillo – một người phụ nữ có nhan sắc, đầy tham vọng lẫn mưu kế. Quyền lực tối thượng của The Elysian Park Garden Club nằm trong tay của Rita, cùng với những thành viên ưu tú luôn tọc mạch và nói xấu những người còn lại mỗi khi có dịp. Từ bên ngoài nhìn vào, Alma cho rằng cuộc đời mình sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nhiều lần, nếu có những người bạn hết mực tinh hoa như thế.
Rita Castillo kết hôn với lão chồng già Carlo chỉ vì gia sản khổng lồ, rồi lăng nhăng với nhân tình của mình là Scooter Porlasky – một chàng trai trẻ ôm mộng làm diễn viên nhưng không có mấy thực lực. Ác giả ác báo, chính sự kiêu ngạo, đa mưu, tham lam và xem thường trí thông minh của người khác đã khiến Rita phải trả giá đắt. Không chỉ liên tục thách thức Catherine Castillo – con gái của Carlo về việc tranh giành tài sản thừa kế, thì một trong những người mà Rita chà đạp với sự ngạo nghễ, đầy hiềm khích của mình là Alma Fillcot, khiến cho Alma trở thành một kẻ sát nhân còn thâm độc và bất chấp hơn cả Rita để đạt được mục đích.
Phải, hành trình kể về một kẻ sát nhân với tinh thần hãnh tiến bất chấp mọi rào cản đã xóa bỏ con người của mình trước đây đầy thấp kém, nhút nhát, vụng về lẫn thiếu sức sống chính là Alma Fillcot. Câu chuyện của một người phụ nữ như Alma trở thành kẻ sát nhân như thế nào, thuyết phục hay không thuyết phục, có điều gì lắng đọng, nút thắt được gỡ ở kết phim hay không, bạn đọc nên tự mình theo dõi.
Một kịch bản an toàn đến từ Marc Cherry
Why Women Kill 2 đi sâu vào thể loại trinh thám, mâu thuẫn mà Marc đã từng áp dụng cho những tác phẩm trước đó của mình, khiến chúng trở nên thành danh. Ở phần đầu tiên, sự sáng tạo và lối kể chuyện đan xen, đầy dí dỏm, tươi vui hay đáng suy ngẫm tương thích với ba tuyến nữ nhân vật chính, giờ đây chỉ còn được kể theo lối kể chuyện một mạch dẫn truyền thống, không có bất kỳ một sự đảo nghịch, đan xen hay thủ pháp gì lạ lẫm. Điều này có thể sẽ khiến cho những khán giả vẫn còn đang rất hứng khởi sau phần đầu tiên (như Rose) sẽ cảm thấy thụt lùi.
Phim vẫn có twist, nhưng có phần vội vã khi lướt qua và không được lý giải cặn kẽ, để lại nhiều băn khoăn cho khán giả, chẳng hạn như chi tiết nhân vật Harry còn sống. Nội dung khi được xây dựng theo trình tự kể chuyện chỉ một mạch dẫn như thế, nếu khán giả đã quen thuộc với mùa đầu tiên, thì hẳn sẽ dễ dàng đoán ra được những cái chết sẽ xảy ra theo mạch phim. Kịch bản dễ đoán của phim nhờ vậy mà trở nên ít lắng đọng trong tâm trí của khán giả.
Điều đáng ngạc nhiên là có những tuyến nhân vật được giới thiệu, nhưng rồi không đem lại giá trị bổ sung gì thêm hơn cho nội dung, hoặc bị lãng phí tiềm năng tạo nên sự kích động và bất ngờ trong phim, chẳng hạn như nhân vật Tom Maddison (do Ryan McPartlin thủ vai), hay nhân vật cháu trai của Carol Yost là Erving hay thậm chí là nhân vật Harry hay Sid Hemple. Có lẽ việc kịch bản phim phải được gón gọn trong 10 tập đã khiến cho rất nhiều ý tưởng dành cho các tuyến nhân vật bổ sung bị buộc phải bỏ qua.
Why Women Kill 2 vẫn có hơi hướm của thể loại dark comedy, với những đoạn hội thoại dửng dưng hay châm biếm sâu cay, hay ngờ nghệch đến phát hài của Alma, Rita, Bertram hay Scooter. Tuy rằng, nếu so sánh với mùa đầu tiên thì tính hài hước vẫn không thể sánh bằng cặp đôi Simone và Karl Grove. Nhưng nếu xét về số lượng nhân vật bị giết ở trong phim thì phần đầu sẽ ít hơn hẳn. Những cái chết ở Why Women Kill khá đa dạng, đồng thời cũng có một số cái chết được thúc ép xảy ra một cách khiên cưỡng trong khâu kịch bản.
Sự an toàn không chỉ nằm ở trong khâu kịch bản, mà ngay cả việc xây dựng nhân vật cũng thế. Tuyến nhân vật cũng được chắt lọc theo tính cách và nhân vật đặc trưng mà các nữ diễn viên đã từng đảm nhiệm trong các dự án trước đó, chẳng hạn như Lana Parrilla – nữ diễn viên đã quá quen thuộc với công chúng qua hình tượng của Evil Queen trong “Once Upon A Time” của đài ABC. Nhân vật Rita Castillo do Lana thủ vai hiển nhiên cũng có rất nhiều điểm tương đồng với Evil Queen: mưu mô, thâm độc, xảo quyệt, hiếu thắng, ngạo nghễ, nhưng lại yếu đuối vô cùng tận với những gì mà mình quan tâm, dù là không nhiều.
Có một điều khá thú vị là Marc Cherry ban đầu đã viết nhân vật này để vừa vặn với năng lực diễn xuất của Eva Longoria – nữ diễn viên được yêu thích nhất trong series Desperate Housewives qua vai diễn Gabrielle Solis. Nếu như Eva Longoria nhận vai Rita, có lẽ nhân vật này sẽ còn thiên nhiều hơn về yếu tố hài hước. Tuy vậy, Lana Parrilla đã được Eva Longoria ứng cử để thay thế, và đó là một sự tiến cử rất thông minh, lẫn thấu hiểu nhân vật.
Nhân vật Alma Fillcot được thủ vai bởi nữ diễn viên Allison Tolman, với vai diễn truyền hình gần đây nhất là trong series Emergence của nhà đài ABC (dường như Marc Cherry rất ưu ái những diễn viên đã từng hợp tác với nhà đài ABC trong quá trình casting). Allison Tolman có kinh nghiệm diễn xuất với thể loại trinh thám, tội phạm, và từng được đề cử giải thưởng Emmy lẫn Golden Globe cho vai diễn cảnh sánh Molly Solverson trong series Fargo (2014) cùng thể loại. Có thể nói nhân vật Alma Fillcot như đo ni đóng giày cho thực lực diễn xuất lẫn ngoại hình của nữ diễn viên.
Những điểm sáng lẫn điểm trừ của Why Women Kill 2
Tuy kịch bản và khâu tuyển lựa diễn viên có phần an toàn, nhưng diễn xuất của hai nữ diễn viên Lana Parrilla và Allison Tolman là vô cùng thuyết phục. Barbara-Kimberly Cannon – nữ diễn viên thủ vai Dee Fillcot là một gương mặt hoàn toàn mới tại Hollywood, với các dự án phim được tham gia trước đó chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ở tuổi 31, B.K. Cannon vẫn giữ được nét tươi trẻ và sở hữu khuôn diện thông minh, nhân hậu rất dễ cảm mến. Đóng cặp cùng với B.K Cannon là Jordane Christie – thủ vai thám tử Vern Loomis, cũng là một gương mặt diễn viên hoàn toàn mới.
Một điều thú vị là sau khi cô chị Alexandra Daddario – thủ vai Jade trong phần đầu tiên của phim, thì đến lượt cậu em trai là nam diễn viên Matthew Daddario được chọn để thủ vai Scooter Porlasky trong phần thứ hai. Matthew là nam diễn viên cũng đang trong quá trình gầy dựng tên tuổi tại Hollywood, và vai diễn Scooter chắc chắn sẽ khiến cho anh chàng được chú ý hơn, nhất là với tần suất khỏa thân dày đặc trong phim như vậy (chắc để chiều lòng khán giả nữ và gay – đối tượng người xem chính của series). Nam diễn viên Jack Davenport – thủ vai Karl Grove phần đầu tiên cũng quay trở lại để trở thành người dẫn chuyện cho phần hai.
Yếu tố thời trang trong phim vẫn được duy trì ổn định sau mùa đầu tiên. Xuyên suốt mạch phim, khán giả sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những bộ cánh tuyệt đẹp, với đủ mọi khuôn dáng đa dạng của cơ thể phụ nữ. Ngay cả những nhân vật bị xem là “frump” như Alma Fillcot, đến gần cuối phim cũng tỏa ra nét đằm thắm, kiêu sang nhờ vào sự lựa chọn tinh tế của phục trang.
Điểm trừ trong Why Women Kill 2 cũng rất rõ để nhận diện. Mạch phim nhanh gọn, lối kể chuyện thiếu sáng tạo, như đã đề cập, là một điểm thụt lùi so với mùa đầu tiên. Thậm chí, ngay cả khi mạch phim nhanh như vậy, cũng có nhiều phân cảnh đem lại cảm giác dài thê tha, hay thiếu thú vị để khán giả phải chú tâm. Tuyến nhân vật được giới thiệu nhưng không khai thác hết tiềm năng có lẽ đã có thể giải quyết được vấn đề này.
Có những điểm chưa hợp lý trong phim, chẳng hạn như ngân sách để Alma nâng cấp gu ăn mặc của mình, các cuộc điều tra với tiến trình gián đoạn hoặc không có kết quả rõ ràng, sự biến mất không được lý giải của chú chó vật nuôi của Carol Yost. Ngay cả quá trình điều tra, thẩm vấn, dẫn đến luận tội của Alma cũng bị giản lược, điều này khiến cho khán giả thắc mắc rằng có bao nhiêu cái chết của những những nhân vật trong phim được gán cho Alma?
Những câu hỏi vẫn bị bỏ ngỏ sau cuối phim mà khán giả vẫn mong có được lời đáp giải như là tương lai của The Elysian Park Garden Club sẽ như thế nào? Kết cục nào dành cho nhân vật Catherine Castillo hay Scooter? Tương lai của Dee và gia đình của mình? Có thể nhận định rằng việc Dee vẫn an vui bên mái ấm của riêng mình sau tất cả mọi chuyện cũng cho thấy kết thúc vội vã của kịch bản.
Review Why Women Kill 2: ★ ★ ✭ ☆ ☆ (3,5/5)
Trở thành kẻ sát nhân vì nỗi ám ảnh về sự công nhận, danh tiếng và thói phù phiếm, khoa trương, nông cạn tuy không phải là một chủ đề quá mới mẻ nhưng kịch bản đã phần nào truyền tải được thông điệp về ý chí và sự tự hoại của một con người có thể đáng sợ như thế nào. Kịch bản khai thác sự châm biếm, mỉa mai, hài hước lẫn kịch tính hóa để cho thấy những nỗi ám ảnh và sự cuồng tín có thể dẫn đến tương lai bị hủy diệt, nhân cách bị băng hoại của một cá nhân.
Nhưng khi nghĩ về động cơ và phần thưởng mà kẻ sát nhân đạt được sau mọi thủ đoạn chỉ là để tham gia vào một hội nhóm gồm các quý bà lắm tiền sinh nhiều tật thì quả thật là hơi tầm thường, không thỏa đáng. Nó không phải là một đòn bẩy đủ mạnh để khiến khán giả cảm thấy đồng cảm và bị thuyết phục.
Phim không đánh đố hay buộc khán giả phải đào sâu gì về ý nghĩa của nó, vốn là một điều thiếu sót trong việc xây dựng kịch bản của Marc Cherry, bởi vốn dĩ ông luôn là một biên kịch tài năng, nhạy cảm, muốn gắm gửi nhiều bài học cuộc sống, hay góc nhìn cá nhân, coi tác phẩm của mình như tác phẩm nghị luận được truyền tải sống động. Why Women Kill 2 lấy bối cảnh xưa cũ làm tiền đề cho sự sáng tạo, nhưng thực chất lại không thể vượt qua được những cái bóng quá lớn của Desperate Housewive – vốn dĩ cũng khai thác chủ đề và động cơ nhân vật tương đồng.
Share this:
Like this: