Mang sắc thái trưởng thành hơn 19, 21 lẫn 25, Adele 30 – album phòng thu thứ 4 của nữ ca sĩ là một chuỗi thanh âm với đủ sắc thái: gào thét, tươi vui, nấc nghẹn, lạc quan, viển vông, mạnh mẽ, trách than, mủi lòng, kiên định… Nhưng đến cuối cùng, sự tổng hòa của nó vẫn là thanh âm của nghệ thuật, của ca từ giàu cảm xúc, của sức sáng tạo có chiều sâu, mà theo nhận định của chính nữ ca sĩ – là một món quà âm nhạc dành cho những người đồng trang lứa với mình.
Kẻ thua cuộc trong tình yêu trưởng thành là một người như Adele. Từng yêu hết mình, chắt chiu từng giọt tâm hồn để quan tâm, săn sóc, vun vén một nửa yêu thương – để rồi chịu đựng cảm giác bị vắt kiệt, bị lạm dụng tinh thần, bị tổn thương sâu sắc đến kiệt quệ. Nén những đau thương đó thành câu từ, đã luôn là cảm hứng sáng tác dồi dào của Adele.
Đối diện sự trưởng thành, ta nhận ra rằng mối quan hệ gần gũi với trái tim mình nhất là với chính bản thân mình. Không có một tình yêu nào to lớn hơn tình yêu và sự đồng cảm mà ta cần phải níu giữ cho bản thân để không đánh mất chính mình. Vẫn còn đó những ý chí lớn lao về một tình yêu đến răng long bạc đầu, về một mái ấm chất chứa những tiếng cười và yêu thương đong đầy – Đó là ý chí, là tự tôn, là ước mơ bình dị của một người phụ nữ với rất nhiều tình yêu để trao đi.
Strangers By NatureAdele3:02
Easy On MeAdele3:45
My Little LoveAdele6:29
Cry Your Heart OutAdele4:16
Oh My GodAdele3:45
Can I Get ItAdele3:31
I Drink WineAdele6:17
All Night Parking (with Erroll Garner) InterludeAdele2:42
Woman Like MeAdele5:00
Hold OnAdele6:06
To Be LovedAdele6:44
Love Is A GameAdele6:43
Theo trình tự mạch chuỗi của album 30, khán thính giả có thể cảm nhận được câu chuyện tình yêu mà Adele đã trải qua, bắt đầu bằng một lời tự tình về cuộc hôn nhân đã kết thúc của mình – không oán trách, không dỗi hờn, không dằn vặt. “Strangers By Nature” như một sự thức tỉnh rất đỗi nhẹ bâng mà ngay cả người trong cuộc cũng ngạc nhiên đôi phần. À có lẽ chia tay cũng không có gì quá sức đau khổ vì ngay từ đầu chúng ta đã là những người xa lạ, theo lẽ tự nhiên, nên giờ chúng ta chỉ quay trở lại vạch khởi đầu mà thôi, lạ lẫm, xa cách, thờ ơ tới sự tồn tại của nhau. Nhưng tất cả những hoài niệm, những quãng thời gian tươi đẹp của quá khứ sẽ mãi tồn tại trong tâm trí này, hân hoan và nhường chỗ cho những chương tiếp nối của cuộc đời.
Khi 30 được ra mắt, khán giả ngay lập tức hiểu được lý do tại sao “Easy On Me” lại là ca khúc chủ đạo được phát hành đầu tiên. Ca từ và giai điệu của ca khúc dễ để ngân nga, và mang cái chất rất “Adele” – dung dị, gần gũi, một tấm lòng chân thành luôn bộc bạch những gì thật tâm. Người ta có thể so sánh với “Someone Like Me”, “Hello” – vỗn dĩ cũng là những ca khúc chủ đạo được phát hành đầu tiên từ album “21” và “25”. Nhưng “Easy On Me” có rung cảm rất khác, nó trao gửi nỗi buồn mang mác nhưng lại đầy tin yêu, cảm thông. Đó là tình yêu dành cho chính bản thân, cho những vấp phạm vốn dĩ phải trải qua mới có thể thấu đáo mà trưởng thành.
Trải qua những nỗi đau về tinh thần, đã sáng tác nên biết bao ca khúc với ca từ da diết đầy xúc cảm, nhưng nếu xét về tính cá nhân và tự sự ở mức cao nhất, sẽ không có ca khúc nào vượt qua được “My Little Love”. Sự gắn kết và động lực được vun vén để vượt qua hôn nhân tan vỡ là nhờ vào cậu con trai Angelo. Trên nền nhạc du dương chậm rãi về tiết tấu của đàn dương cầm, cuộc đối thoại thân mật giữa mẹ và con trai bé bỏng khiến cho người nghe cảm thấy thật ấm áp. Những ca từ ngợi khen, chắt chiu từng giọt yêu thương của tình mẹ gắm gửi đan lồng vào đó, cả những quãng cao trào và cảm xúc thổn thức mà người nghệ sĩ bộc lộ rất đỗi trần trụi khiến cho lòng ai quặn thắt đôi phần. Cách trình bày có chủ đích sáng tạo này, không hề rề rà, thê tha như nhiều thính giả nhận định, bởi ngay tiếp nối đó là “Cry Your Heart Out”. Sự tiếp nối mạch cảm xúc này rất nhập tâm, chuyển từ lời thoại sang ca từ đầy động viên, thành thật đối diện với thực tại và sự yếu đuối của bản thân. Tiết tấu tươi vui đối nghịch của ca khúc cũng là sự khơi mào cho mạch dẫn tiếp nối của album.
Nếu tách bạch theo từng chương, thì “Oh My God” chính là mở đầu của chương thứ hai – nói về sự chữa lành của trái tim, khỏa lấp nỗi đau bằng một mối tình chớm nở khác. Một tâm thái vô tư, lạc quan, có lẽ là đôi chút bất cần, không dợn chút lắng lo, thậm chí còn khiến cho người nghe phải lắc lư, nhún nhẩy theo tiết tấu của giai điệu. Mối tình mới chớm nở này thậm chí còn được mô tả một cách rõ nét hơn trong “Can I Get It Now”.
Theo lẽ thường tình là ai cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy trái tim được chữa lành, khi có liều thuốc tình yêu là thứ bổ trợ. Đi tìm kiếm một tình yêu thay thế đôi khi không phải là một sự lựa chọn, nhưng tất cả đều là duyên số, là sự sắp đặt, là lực hấp dẫn dụ khiến cho con người ta bủn rủn mà đâm đầu. Lượng thâm hụt đươc bù đắp thỏa đáng bằng thứ tương đương hoặc nhiều hơn có lẽ chính là giải pháp – dù tạm thời hay lâu dài, cũng đủ làm nguôi ngoai đi nỗi đau chất chồng bởi sự tan vỡ.
Phần tiếp nối của chương thứ hai cũng vẫn mang sắc thái tình yêu mới chớm nở đó, nhưng không còn lạc quan và quá vui tươi nữa. Thay vào đó là phần lý trí trỗi dậy để đánh động con tim. Những tự sự, suy hoặc đan lồng với một chút tự ti được bày tỏ một cách rõ ràng. Yêu lại từ đầu có chăng là dễ dàng bao giờ. Hy vọng có được đôn đẩy lên thiên đàng đi chăng nữa, thì thực tại vẫn phải kéo cho bằng được tâm can xuống mặt đất.
Có một sự chút tông giọng hơi mỉa mai, chua chát lẫn vào ca từ của “I Drink Wine” mà người nghe có thể cảm nhận được. Sắc thái này rất mới, rất lạ, rất thú vị đến từ Adele. Khả năng sáng tác của nữ ca sĩ đã được chứng thực ở một tầm cao mới, không chỉ bởi ca từ rất đẹp, giàu xúc cảm, mà còn ở khả năng liên kết đồng điệu với tính cách của chính người thể hiện.
“All Night Parking” có giai điệu khác biệt so với tổng thể album, tuy không trỗi hẳn nhưng chắc chắn là một điểm nhấn vô cùng thú vị. Ca khúc mang trong mình tiết tấu lẫn giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu, thư giãn tựa như thể loại Lofi, hay thứ âm thanh mà ta có thể bắt gặp ở thang máy, phòng chờ, hay nhà hàng sang trọng. Nếu gạn lọc đi phần lời thì hẳn nó sẽ là thứ âm nhạc đưa người nghe chìm vào giấc ngủ. Adele có phù hợp với thể loại nhạc này không? Chắc chắn là có. Đây quả là một phép thử đúng đắn và đáng để ủng hộ.
Kết thúc tình ái mơ mộng, “Woman Like Me” đưa người nghe quay trở lại nỗi buồn tình bằng tiếng đàn ghi-ta đầy mê hoặc. Nỗi buồn được tái lập sau khi mối tình chớm nở lại gặp bất trắc và gần đi đến bờ vực của sự tan vỡ. Yêu càng nhiều thì đớn đau cũng càng thêm hằn sâu. Trái nghịch với sự chữa lành ở phần mở đầu của album, phần kết chương cho 30 lại là một chuỗi muộn phiền thê lương về tình yêu – thật đúng với bản sắc và cái màu âm nhạc của Adele. Nhưng nỗi buồn này khác nhiều so với cái thời “21”, “25”, nỗi buồn vì tình yêu ở “30” mang sắc thái của sự nếm trải và chấp thuận, thậm chí là cảnh tỉnh hơn.
Cũng vẫn còn đó sự trách cứ, có lẽ là hằn học đôi chút trong “Woman Like Me”, từa tựa như rung cảm trong “Rolling In The Deep” hay “Send My Love To Your New Lover” đã từng rất thành công, và cũng vẫn sử dụng tiếng đàn ghi-ta là chủ đạo của mạch dẫn cảm xúc. Nhưng “Woman Like Me” không bị ẩn khuất đằng sau sự tức giận bị dồn nén, thay vào đó là những lời bộc bạch tỏ rõ sự thương hại lẫn thất vọng. Đó là một cuộc đối thoại giữa hai người trưởng thành đối diện với tình duyên bất trắc được chuyển hóa thành ca từ.
Lại thêm một lần nữa kiếm tìm sự tỉnh thức khi đối diện với tình yêu tan vỡ. Sự chất chứa và những thất bại trong tình yêu tưởng chừng thật khó để có thể vượt qua, và đó là tiền đề của “Hold On” – một ca khúc thấm đẫm những nỗi buồn và dằn vặt chính bản thân mình. Thực tại thật khắc nghiệt, con người thật lạnh lùng, tâm can thật yếu đuối. Tình yêu có thể cảm hóa nhân tính, nhưng cũng như một khối rắn chắn đập tan những hy vọng lẫn cả những mộng mơ và niềm tin vốn dĩ rất mỏng manh – giấc mơ về một ngọn lửa tình yêu mãi cháy bỏng, xua tan nỗi đơn độc, buốt giá trong tim.
Mạnh mẽ thêm một lần nữa, Adele lại tự vực mình dậy bằng chính những lời động viên tự trao cho bản thân. Điều đó dẫn đến hai tuyệt tác đáng giá nhất của “30” là “To Be Loved” và “Love Is A Game” – một bản ballad tuyệt hảo và một ca khúc thuộc thể loại Soul/ R&B được đúc khuôn cho giọng ca của “họa mi nước Anh”. “To Be Loved” có sức nặng vô cùng lớn trong cả album, và nó xứng đáng để trở thành ca khúc chủ đạo của album này. Theo số lần nghe càng tăng, ta sẽ càng thấm thía, không chỉ bởi những phân đoạn gào thét như toạc cả thanh quản, như rứt ruột gan để hát lên những ca từ chất chứa nhiều nỗi niềm đến vậy.
Khi nghĩ về Adele và tài năng của nữ ca sĩ, rốt cuộc thì đó vẫn chính là giọng ca không thể nào bị khỏa lấp bởi bất kỳ nhạc cụ hay thanh âm hay công nghệ nào cả. Giọng ca giàu cảm xúc, nội lực, truyền tải được tâm can, ruột gan của người hát một cách chân thành và tròn vạnh nhất. Cả “To Be Loved” và “Love Is A Game” đắt giá từ ca từ, giai điệu, cách xử lý chất giọng, cho đến cả cái cách mà nó tạo thành một cái kết tròn trịa cho cả hành trình âm nhạc đầy xúc cảm mà “30” đã dẫn lối người nghe. Sự hân hoan lạ thường khi hát về tình yêu là một sự ngây ngô dành cho kẻ khù khờ, đã không khiến cho người nghe nặng lòng quá mức khi rời khỏi nốt nhạc cuối cùng.
Đến cuối cùng, Adele vẫn lựa chọn nhìn về một tương lai giàu niềm tin yêu, vị tha, tích cực khi đối đãi với một kẻ khù khờ, bại trận trong tình yêu là chính mình, và có lẽ là rất nhiều người trong chúng ta nữa.
Mang sắc thái trưởng thành hơn 19, 21 lẫn 25, Adele 30 – album phòng thu thứ 4 của nữ ca sĩ là một chuỗi thanh âm với đủ sắc thái: gào thét, tươi vui, nấc nghẹn, lạc quan, viển vông, mạnh mẽ, trách than, mủi lòng, kiên định… Nhưng đến cuối cùng, sự tổng hòa của nó vẫn là thanh âm của nghệ thuật, của ca từ giàu cảm xúc, của sức sáng tạo có chiều sâu, mà theo nhận định của chính nữ ca sĩ – là một món quà âm nhạc dành cho những người đồng trang lứa với mình.
Kẻ thua cuộc trong tình yêu trưởng thành là một người như Adele. Từng yêu hết mình, chắt chiu từng giọt tâm hồn để quan tâm, săn sóc, vun vén một nửa yêu thương – để rồi chịu đựng cảm giác bị vắt kiệt, bị lạm dụng tinh thần, bị tổn thương sâu sắc đến kiệt quệ. Nén những đau thương đó thành câu từ, đã luôn là cảm hứng sáng tác dồi dào của Adele.
Đối diện sự trưởng thành, ta nhận ra rằng mối quan hệ gần gũi với trái tim mình nhất là với chính bản thân mình. Không có một tình yêu nào to lớn hơn tình yêu và sự đồng cảm mà ta cần phải níu giữ cho bản thân để không đánh mất chính mình. Vẫn còn đó những ý chí lớn lao về một tình yêu đến răng long bạc đầu, về một mái ấm chất chứa những tiếng cười và yêu thương đong đầy – Đó là ý chí, là tự tôn, là ước mơ bình dị của một người phụ nữ với rất nhiều tình yêu để trao đi.
Theo trình tự mạch chuỗi của album 30, khán thính giả có thể cảm nhận được câu chuyện tình yêu mà Adele đã trải qua, bắt đầu bằng một lời tự tình về cuộc hôn nhân đã kết thúc của mình – không oán trách, không dỗi hờn, không dằn vặt. “Strangers By Nature” như một sự thức tỉnh rất đỗi nhẹ bâng mà ngay cả người trong cuộc cũng ngạc nhiên đôi phần. À có lẽ chia tay cũng không có gì quá sức đau khổ vì ngay từ đầu chúng ta đã là những người xa lạ, theo lẽ tự nhiên, nên giờ chúng ta chỉ quay trở lại vạch khởi đầu mà thôi, lạ lẫm, xa cách, thờ ơ tới sự tồn tại của nhau. Nhưng tất cả những hoài niệm, những quãng thời gian tươi đẹp của quá khứ sẽ mãi tồn tại trong tâm trí này, hân hoan và nhường chỗ cho những chương tiếp nối của cuộc đời.
Khi 30 được ra mắt, khán giả ngay lập tức hiểu được lý do tại sao “Easy On Me” lại là ca khúc chủ đạo được phát hành đầu tiên. Ca từ và giai điệu của ca khúc dễ để ngân nga, và mang cái chất rất “Adele” – dung dị, gần gũi, một tấm lòng chân thành luôn bộc bạch những gì thật tâm. Người ta có thể so sánh với “Someone Like Me”, “Hello” – vỗn dĩ cũng là những ca khúc chủ đạo được phát hành đầu tiên từ album “21” và “25”. Nhưng “Easy On Me” có rung cảm rất khác, nó trao gửi nỗi buồn mang mác nhưng lại đầy tin yêu, cảm thông. Đó là tình yêu dành cho chính bản thân, cho những vấp phạm vốn dĩ phải trải qua mới có thể thấu đáo mà trưởng thành.
Trải qua những nỗi đau về tinh thần, đã sáng tác nên biết bao ca khúc với ca từ da diết đầy xúc cảm, nhưng nếu xét về tính cá nhân và tự sự ở mức cao nhất, sẽ không có ca khúc nào vượt qua được “My Little Love”. Sự gắn kết và động lực được vun vén để vượt qua hôn nhân tan vỡ là nhờ vào cậu con trai Angelo. Trên nền nhạc du dương chậm rãi về tiết tấu của đàn dương cầm, cuộc đối thoại thân mật giữa mẹ và con trai bé bỏng khiến cho người nghe cảm thấy thật ấm áp. Những ca từ ngợi khen, chắt chiu từng giọt yêu thương của tình mẹ gắm gửi đan lồng vào đó, cả những quãng cao trào và cảm xúc thổn thức mà người nghệ sĩ bộc lộ rất đỗi trần trụi khiến cho lòng ai quặn thắt đôi phần. Cách trình bày có chủ đích sáng tạo này, không hề rề rà, thê tha như nhiều thính giả nhận định, bởi ngay tiếp nối đó là “Cry Your Heart Out”. Sự tiếp nối mạch cảm xúc này rất nhập tâm, chuyển từ lời thoại sang ca từ đầy động viên, thành thật đối diện với thực tại và sự yếu đuối của bản thân. Tiết tấu tươi vui đối nghịch của ca khúc cũng là sự khơi mào cho mạch dẫn tiếp nối của album.
Nếu tách bạch theo từng chương, thì “Oh My God” chính là mở đầu của chương thứ hai – nói về sự chữa lành của trái tim, khỏa lấp nỗi đau bằng một mối tình chớm nở khác. Một tâm thái vô tư, lạc quan, có lẽ là đôi chút bất cần, không dợn chút lắng lo, thậm chí còn khiến cho người nghe phải lắc lư, nhún nhẩy theo tiết tấu của giai điệu. Mối tình mới chớm nở này thậm chí còn được mô tả một cách rõ nét hơn trong “Can I Get It Now”.
Theo lẽ thường tình là ai cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy trái tim được chữa lành, khi có liều thuốc tình yêu là thứ bổ trợ. Đi tìm kiếm một tình yêu thay thế đôi khi không phải là một sự lựa chọn, nhưng tất cả đều là duyên số, là sự sắp đặt, là lực hấp dẫn dụ khiến cho con người ta bủn rủn mà đâm đầu. Lượng thâm hụt đươc bù đắp thỏa đáng bằng thứ tương đương hoặc nhiều hơn có lẽ chính là giải pháp – dù tạm thời hay lâu dài, cũng đủ làm nguôi ngoai đi nỗi đau chất chồng bởi sự tan vỡ.
Phần tiếp nối của chương thứ hai cũng vẫn mang sắc thái tình yêu mới chớm nở đó, nhưng không còn lạc quan và quá vui tươi nữa. Thay vào đó là phần lý trí trỗi dậy để đánh động con tim. Những tự sự, suy hoặc đan lồng với một chút tự ti được bày tỏ một cách rõ ràng. Yêu lại từ đầu có chăng là dễ dàng bao giờ. Hy vọng có được đôn đẩy lên thiên đàng đi chăng nữa, thì thực tại vẫn phải kéo cho bằng được tâm can xuống mặt đất.
Có một sự chút tông giọng hơi mỉa mai, chua chát lẫn vào ca từ của “I Drink Wine” mà người nghe có thể cảm nhận được. Sắc thái này rất mới, rất lạ, rất thú vị đến từ Adele. Khả năng sáng tác của nữ ca sĩ đã được chứng thực ở một tầm cao mới, không chỉ bởi ca từ rất đẹp, giàu xúc cảm, mà còn ở khả năng liên kết đồng điệu với tính cách của chính người thể hiện.
“All Night Parking” có giai điệu khác biệt so với tổng thể album, tuy không trỗi hẳn nhưng chắc chắn là một điểm nhấn vô cùng thú vị. Ca khúc mang trong mình tiết tấu lẫn giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu, thư giãn tựa như thể loại Lofi, hay thứ âm thanh mà ta có thể bắt gặp ở thang máy, phòng chờ, hay nhà hàng sang trọng. Nếu gạn lọc đi phần lời thì hẳn nó sẽ là thứ âm nhạc đưa người nghe chìm vào giấc ngủ. Adele có phù hợp với thể loại nhạc này không? Chắc chắn là có. Đây quả là một phép thử đúng đắn và đáng để ủng hộ.
Kết thúc tình ái mơ mộng, “Woman Like Me” đưa người nghe quay trở lại nỗi buồn tình bằng tiếng đàn ghi-ta đầy mê hoặc. Nỗi buồn được tái lập sau khi mối tình chớm nở lại gặp bất trắc và gần đi đến bờ vực của sự tan vỡ. Yêu càng nhiều thì đớn đau cũng càng thêm hằn sâu. Trái nghịch với sự chữa lành ở phần mở đầu của album, phần kết chương cho 30 lại là một chuỗi muộn phiền thê lương về tình yêu – thật đúng với bản sắc và cái màu âm nhạc của Adele. Nhưng nỗi buồn này khác nhiều so với cái thời “21”, “25”, nỗi buồn vì tình yêu ở “30” mang sắc thái của sự nếm trải và chấp thuận, thậm chí là cảnh tỉnh hơn.
Cũng vẫn còn đó sự trách cứ, có lẽ là hằn học đôi chút trong “Woman Like Me”, từa tựa như rung cảm trong “Rolling In The Deep” hay “Send My Love To Your New Lover” đã từng rất thành công, và cũng vẫn sử dụng tiếng đàn ghi-ta là chủ đạo của mạch dẫn cảm xúc. Nhưng “Woman Like Me” không bị ẩn khuất đằng sau sự tức giận bị dồn nén, thay vào đó là những lời bộc bạch tỏ rõ sự thương hại lẫn thất vọng. Đó là một cuộc đối thoại giữa hai người trưởng thành đối diện với tình duyên bất trắc được chuyển hóa thành ca từ.
Lại thêm một lần nữa kiếm tìm sự tỉnh thức khi đối diện với tình yêu tan vỡ. Sự chất chứa và những thất bại trong tình yêu tưởng chừng thật khó để có thể vượt qua, và đó là tiền đề của “Hold On” – một ca khúc thấm đẫm những nỗi buồn và dằn vặt chính bản thân mình. Thực tại thật khắc nghiệt, con người thật lạnh lùng, tâm can thật yếu đuối. Tình yêu có thể cảm hóa nhân tính, nhưng cũng như một khối rắn chắn đập tan những hy vọng lẫn cả những mộng mơ và niềm tin vốn dĩ rất mỏng manh – giấc mơ về một ngọn lửa tình yêu mãi cháy bỏng, xua tan nỗi đơn độc, buốt giá trong tim.
Mạnh mẽ thêm một lần nữa, Adele lại tự vực mình dậy bằng chính những lời động viên tự trao cho bản thân. Điều đó dẫn đến hai tuyệt tác đáng giá nhất của “30” là “To Be Loved” và “Love Is A Game” – một bản ballad tuyệt hảo và một ca khúc thuộc thể loại Soul/ R&B được đúc khuôn cho giọng ca của “họa mi nước Anh”. “To Be Loved” có sức nặng vô cùng lớn trong cả album, và nó xứng đáng để trở thành ca khúc chủ đạo của album này. Theo số lần nghe càng tăng, ta sẽ càng thấm thía, không chỉ bởi những phân đoạn gào thét như toạc cả thanh quản, như rứt ruột gan để hát lên những ca từ chất chứa nhiều nỗi niềm đến vậy.
Khi nghĩ về Adele và tài năng của nữ ca sĩ, rốt cuộc thì đó vẫn chính là giọng ca không thể nào bị khỏa lấp bởi bất kỳ nhạc cụ hay thanh âm hay công nghệ nào cả. Giọng ca giàu cảm xúc, nội lực, truyền tải được tâm can, ruột gan của người hát một cách chân thành và tròn vạnh nhất. Cả “To Be Loved” và “Love Is A Game” đắt giá từ ca từ, giai điệu, cách xử lý chất giọng, cho đến cả cái cách mà nó tạo thành một cái kết tròn trịa cho cả hành trình âm nhạc đầy xúc cảm mà “30” đã dẫn lối người nghe. Sự hân hoan lạ thường khi hát về tình yêu là một sự ngây ngô dành cho kẻ khù khờ, đã không khiến cho người nghe nặng lòng quá mức khi rời khỏi nốt nhạc cuối cùng.
Đến cuối cùng, Adele vẫn lựa chọn nhìn về một tương lai giàu niềm tin yêu, vị tha, tích cực khi đối đãi với một kẻ khù khờ, bại trận trong tình yêu là chính mình, và có lẽ là rất nhiều người trong chúng ta nữa.
Share this:
Like this: