Theo một khảo sát của ResumeLab, 87% những chuyên gia tuyển dụng lâu năm sẽ thường đánh giá cao những ứng viên có thư xin việc gửi kèm, và tới tận 70% sẽ từ chối một ứng viên không có thư xin việc.
Viết thư xin việc dường như là không còn quá cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện tại, khi mà các nền tảng tuyển dụng việc làm phổ biến và Linkedin đều chỉ yêu cầu CV của ứng viên là đủ, và những nhà tuyển dụng sẽ thường quan tâm đến những chứng chỉ của ứng viên, lời tiến cử của nhân lực nội bộ hay lời chứng thực năng lực từ sếp cũ của ứng viên.
Vai trò của việc viết thư xin việc, tuy vậy, lại không hề là một yếu tố nên bị xem nhẹ. Theo một khảo sát của ResumeLab, 87% những chuyên gia tuyển dụng lâu năm sẽ thường đánh giá cao những ứng viên có thư xin việc gửi kèm, và tới tận 70% sẽ từ chối một ứng viên không có thư xin việc.
Với những dữ liệu trên, liệu nó đã khiến cho bạn phải bất giác cảm thấy tầm quan trọng của thư xin việc, và muốn kèm theo nó trong lần ứng tuyển tiếp theo chứ? Nếu là một người không thuận viết lách, viết một bức thư xin việc sẽ không phải chuyện đơn giản – nhưng bạn sẽ làm được nếu tránh được 6 lỗi cơ bản nhất được liệt kê dưới đây.
1. Lời chào quá trịnh trọng
Có tới sáu trên mười những chuyên gia tuyển dụng chuyên nghiệp đều đồng thuận rằng những lời chào hỏi như “Hi” là một báo động ở mức độ vừa hay nghiêm trọng về tính chuyên nghiệp, nhưng một lời chào hỏi quá trịnh trọng cũng không phải là một dấu hiệu tốt. Đấy là chia sẻ của Hari Kolam – CEO của nền tảng tuyển dụng Findem.
“Có một làn ranh mảnh giữa việc trở nên quá trịnh trọng hay quá thản nhiên, nhưng trong đa phần trường hợp thì các ứng viên lại bị nghiêng về phía quá trịnh trọng nhiều hơn, và điều này gây ấn tượng không tốt. Hãy tưởng tượng rằng sẽ có một người đọc bức thư xin việc và đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Bạn sẽ phản ứng thế nào trước một người cố gắng dùng những ngôn từ trịnh trọng nhất để tiếp cận bạn? Có rất ít những ngành công nghiệp và vị trí tuyển dụng hiện nay nhìn nhận thái độ trịnh trọng như một điều tự nhiên,” Kolam nhận định.
Kolam cảnh báo việc sử dụng cách chào hỏi thản nhiên như “Hey”, “Hi” là không phù hợp, đồng thời chỉ ra rằng những cách chào hỏi như “Dear Sir hay Madam”, là đã quá lỗi thời và thiếu tự nhiên. Người viết thư cần tránh cách sử dụng từ quá trịnh trọng hay câu từ dài dòng dễ khiến cho người đọc cảm thấy thiếu hứng thú. Cách tốt nhất vẫn là tập trung vào việc truyền tải nội dung cần thiết với một tông giọng rõ ràng, chuyên nghiệp và thân thiện. Bằng việc nghiên cứu về công ty (website, blog, social media…) trước đó và điều chỉnh từ ngữ giao thiệp giống như bạn hiểu được ngôn ngữ của họ vậy.
2. Thông điệp quá chung chung
Có những người chẳng bao giờ viết thư xin việc, nhưng có những người viết thư xin việc và gửi cho tất cả những công ty lá thư xin việc đó. Vấn đề? Đó là nội dung của nó sẽ quá chung chung. “Sơ yếu lý lịch đóng vai trò như một tài liệu tóm lược vắn tắt những thành tựu và kinh nghiệm làm việc trước đây, còn thư xin việc như một sự bổ sung cần thiết để khiến cho sơ yếu lý lịch của ứng viên trở nên nổi bật hơn. Đặc biệt là bằng cách ứng viên có thể truyền tải một cách rõ ràng về những đặc điểm, kinh nghiệm nổi bật của bản thân để thích ứng được với vị trí ứng tuyển,” – chia sẻ của Liz Pawley, giám đốc chương trình phát triển chuyên nghiệp và giảng dạy tại trung tâm Lindner Career Services Center thuộc trường Đại học Cincinnati College of Business.
Joanna Chavers – giám đốc phụ trách nhân sự và sự tham gia của công ty tuyển dụng và nhân sự Atrium, khuyên ứng viên hãy dành thời gian và nỗ lực để nghiên cứu công ty, vị trí mình ứng tuyển và truyền tải nó trong thư xin việc. “Chứng minh rằng bạn có các kỹ năng và trình độ mà họ đang tìm kiếm bằng cách cung cấp các ví dụ cụ thể từ các vị trí trước đó hoặc các tình huống mà bạn đã phải đối mặt trong cuộc sống. Bằng cách dành thời gian và nỗ lực tạo ra một phần giới thiệu độc đáo, điều đó chứng tỏ rằng bạn thực sự quan tâm đến vị trí đó và họ sẽ là người khôn ngoan khi đầu tư vào bạn.”
3. Lặp lại những gì đã có trong sơ yếu lý lịch
Nếu đơn giản chỉ là nhấn mạnh lại những gì đã có trong sơ yếu lý lịch của bạn không phải là điểm quan trọng của việc viết thư xin việc. Các chuyên gia nhân sự cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy một ứng viên đã không nỗ lực trong việc viết ra một bức thư xin việc với chủ đích là dành riêng cho vị trí tuyển dụng này. Trong cuộc khảo sát của ResumeLab, 58% đánh giá đây là một vấn đề vừa phải hoặc nghiêm trọng.
Kolam nói: “Những nhà tuyển dụng thực sự dành thời gian đọc thư xin việc để muốn xem điều gì khiến bạn khác biệt, vì sơ yếu lý lịch chỉ bao hàm thông tin quá ngắn gọn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự quan tâm của mình đến công ty và công việc cụ thể. Mục đích là làm cho năng lực cá nhân của bạn được chú ý. Tuy vậy, việc quá tự tin hay khoe khoang là một thái độ không tốt.”
Cấu trúc của một thư xin việc tốt.
Lời khuyên tốt nhất của Kolam dành cho các ứng viên là nên sử dụng phần mở đầu để giải thích lý do tại sao họ quan tâm đến công ty và để tạo tiền đề cho mối liên hệ giữa các giá trị của họ là tương đồng những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn nên chọn hai hoặc ba thành tựu đã đạt được trong các công việc trước và mô tả cách bạn đã hoàn thành chúng. Hãy sáng tạo với một câu chuyện hoặc sự gợi mở có thể thu hút sự chú ý và giúp truyền tải giá trị của bạn một cách đáng nhớ.
4. Nội dung quá ngắn hoặc quá rườm rà
Theo ResumeLab, 82% chuyên gia được khảo sát cho rằng độ dài thư xin việc tốt là tối đa một trang, và một nửa trong số đó còn cho rằng ít hơn nửa trang sẽ được ưu tiên hơn. Công việc của bộ phận tuyển dụng của các công ty đều bận rộn, vì vậy một bức thư xin việc dài dòng có thể bị các nhà quản lý tuyển dụng bỏ qua hoàn toàn. Việc giữ cho bức thư ngắn gọn, đúng trọng tâm, trình tự mạch lạc và phong thái chuyên nghiệp là những gì ứng viên cần làm.
5. Không đi kèm lý do tại sao ứng viên muốn làm việc tại công ty
Nếu là một bức thư xin việc được soạn sẵn, hẳn ứng viên sẽ dễ dàng quên đi việc nêu rõ lý do cụ thể tại sao ứng viên muốn làm việc tại công ty. Lý do bạn cần một công việc – hiển nhiên sẽ không đủ thuyết phục để khiến cho người tuyển dụng phải chú ý tới bạn. Việc bạn cần làm là đọc và tham khảo thêm nhiều hơn những bài báo hay ấn phẩm thương mại nói về công ty, và nếu có bất kỳ điều gì khiến cho bạn cảm thấy được truyền cảm hứng, thuyết phục để trở thành nhân lực cống hiến cho công ty.
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá tốt hơn về động lực làm việc thông qua thư xin việc của ứng viên. Rất nhiều chuyên gia tuyển dụng chuyên nghiệp đều đồng thuận cho rằng một ứng viên đủ điều kiện tiêu chuẩn và năng lực cho công việc là rất quan trọng, nhưng sự nhiệt tình sẽ giúp cho ứng viên đi một chặng đường dài và gắn bó cùng công ty lâu hơn là những người thiếu nó.
6. Không kiểm tra kỹ lưỡng nội dung
Mắc phạm lớn nhất chính là gửi thư xin việc nhưng có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Theo kết quả cuộc khảo sát của ResumeLab cho thấy 76% người tuyển dụng nhân sự cho biết họ sẽ có xu hướng từ chối thư xin việc nếu thư đó có lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp. Việc thiếu cẩn trọng và không biết kiểm tra kỹ lưỡng là dấu hiệu cho thấy ứng viên có khả năng sẽ mắc nhiều sai lầm hơn trong công việc bởi tánh hấp tấp, thiếu cẩn trọng của họ.
Viết thư xin việc dường như là không còn quá cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện tại, khi mà các nền tảng tuyển dụng việc làm phổ biến và Linkedin đều chỉ yêu cầu CV của ứng viên là đủ, và những nhà tuyển dụng sẽ thường quan tâm đến những chứng chỉ của ứng viên, lời tiến cử của nhân lực nội bộ hay lời chứng thực năng lực từ sếp cũ của ứng viên.
Vai trò của việc viết thư xin việc, tuy vậy, lại không hề là một yếu tố nên bị xem nhẹ. Theo một khảo sát của ResumeLab, 87% những chuyên gia tuyển dụng lâu năm sẽ thường đánh giá cao những ứng viên có thư xin việc gửi kèm, và tới tận 70% sẽ từ chối một ứng viên không có thư xin việc.
Với những dữ liệu trên, liệu nó đã khiến cho bạn phải bất giác cảm thấy tầm quan trọng của thư xin việc, và muốn kèm theo nó trong lần ứng tuyển tiếp theo chứ? Nếu là một người không thuận viết lách, viết một bức thư xin việc sẽ không phải chuyện đơn giản – nhưng bạn sẽ làm được nếu tránh được 6 lỗi cơ bản nhất được liệt kê dưới đây.
1. Lời chào quá trịnh trọng
Có tới sáu trên mười những chuyên gia tuyển dụng chuyên nghiệp đều đồng thuận rằng những lời chào hỏi như “Hi” là một báo động ở mức độ vừa hay nghiêm trọng về tính chuyên nghiệp, nhưng một lời chào hỏi quá trịnh trọng cũng không phải là một dấu hiệu tốt. Đấy là chia sẻ của Hari Kolam – CEO của nền tảng tuyển dụng Findem.
“Có một làn ranh mảnh giữa việc trở nên quá trịnh trọng hay quá thản nhiên, nhưng trong đa phần trường hợp thì các ứng viên lại bị nghiêng về phía quá trịnh trọng nhiều hơn, và điều này gây ấn tượng không tốt. Hãy tưởng tượng rằng sẽ có một người đọc bức thư xin việc và đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Bạn sẽ phản ứng thế nào trước một người cố gắng dùng những ngôn từ trịnh trọng nhất để tiếp cận bạn? Có rất ít những ngành công nghiệp và vị trí tuyển dụng hiện nay nhìn nhận thái độ trịnh trọng như một điều tự nhiên,” Kolam nhận định.
Kolam cảnh báo việc sử dụng cách chào hỏi thản nhiên như “Hey”, “Hi” là không phù hợp, đồng thời chỉ ra rằng những cách chào hỏi như “Dear Sir hay Madam”, là đã quá lỗi thời và thiếu tự nhiên. Người viết thư cần tránh cách sử dụng từ quá trịnh trọng hay câu từ dài dòng dễ khiến cho người đọc cảm thấy thiếu hứng thú. Cách tốt nhất vẫn là tập trung vào việc truyền tải nội dung cần thiết với một tông giọng rõ ràng, chuyên nghiệp và thân thiện. Bằng việc nghiên cứu về công ty (website, blog, social media…) trước đó và điều chỉnh từ ngữ giao thiệp giống như bạn hiểu được ngôn ngữ của họ vậy.
2. Thông điệp quá chung chung
Có những người chẳng bao giờ viết thư xin việc, nhưng có những người viết thư xin việc và gửi cho tất cả những công ty lá thư xin việc đó. Vấn đề? Đó là nội dung của nó sẽ quá chung chung. “Sơ yếu lý lịch đóng vai trò như một tài liệu tóm lược vắn tắt những thành tựu và kinh nghiệm làm việc trước đây, còn thư xin việc như một sự bổ sung cần thiết để khiến cho sơ yếu lý lịch của ứng viên trở nên nổi bật hơn. Đặc biệt là bằng cách ứng viên có thể truyền tải một cách rõ ràng về những đặc điểm, kinh nghiệm nổi bật của bản thân để thích ứng được với vị trí ứng tuyển,” – chia sẻ của Liz Pawley, giám đốc chương trình phát triển chuyên nghiệp và giảng dạy tại trung tâm Lindner Career Services Center thuộc trường Đại học Cincinnati College of Business.
Joanna Chavers – giám đốc phụ trách nhân sự và sự tham gia của công ty tuyển dụng và nhân sự Atrium, khuyên ứng viên hãy dành thời gian và nỗ lực để nghiên cứu công ty, vị trí mình ứng tuyển và truyền tải nó trong thư xin việc. “Chứng minh rằng bạn có các kỹ năng và trình độ mà họ đang tìm kiếm bằng cách cung cấp các ví dụ cụ thể từ các vị trí trước đó hoặc các tình huống mà bạn đã phải đối mặt trong cuộc sống. Bằng cách dành thời gian và nỗ lực tạo ra một phần giới thiệu độc đáo, điều đó chứng tỏ rằng bạn thực sự quan tâm đến vị trí đó và họ sẽ là người khôn ngoan khi đầu tư vào bạn.”
3. Lặp lại những gì đã có trong sơ yếu lý lịch
Nếu đơn giản chỉ là nhấn mạnh lại những gì đã có trong sơ yếu lý lịch của bạn không phải là điểm quan trọng của việc viết thư xin việc. Các chuyên gia nhân sự cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy một ứng viên đã không nỗ lực trong việc viết ra một bức thư xin việc với chủ đích là dành riêng cho vị trí tuyển dụng này. Trong cuộc khảo sát của ResumeLab, 58% đánh giá đây là một vấn đề vừa phải hoặc nghiêm trọng.
Kolam nói: “Những nhà tuyển dụng thực sự dành thời gian đọc thư xin việc để muốn xem điều gì khiến bạn khác biệt, vì sơ yếu lý lịch chỉ bao hàm thông tin quá ngắn gọn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự quan tâm của mình đến công ty và công việc cụ thể. Mục đích là làm cho năng lực cá nhân của bạn được chú ý. Tuy vậy, việc quá tự tin hay khoe khoang là một thái độ không tốt.”
Lời khuyên tốt nhất của Kolam dành cho các ứng viên là nên sử dụng phần mở đầu để giải thích lý do tại sao họ quan tâm đến công ty và để tạo tiền đề cho mối liên hệ giữa các giá trị của họ là tương đồng những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn nên chọn hai hoặc ba thành tựu đã đạt được trong các công việc trước và mô tả cách bạn đã hoàn thành chúng. Hãy sáng tạo với một câu chuyện hoặc sự gợi mở có thể thu hút sự chú ý và giúp truyền tải giá trị của bạn một cách đáng nhớ.
4. Nội dung quá ngắn hoặc quá rườm rà
Theo ResumeLab, 82% chuyên gia được khảo sát cho rằng độ dài thư xin việc tốt là tối đa một trang, và một nửa trong số đó còn cho rằng ít hơn nửa trang sẽ được ưu tiên hơn. Công việc của bộ phận tuyển dụng của các công ty đều bận rộn, vì vậy một bức thư xin việc dài dòng có thể bị các nhà quản lý tuyển dụng bỏ qua hoàn toàn. Việc giữ cho bức thư ngắn gọn, đúng trọng tâm, trình tự mạch lạc và phong thái chuyên nghiệp là những gì ứng viên cần làm.
5. Không đi kèm lý do tại sao ứng viên muốn làm việc tại công ty
Nếu là một bức thư xin việc được soạn sẵn, hẳn ứng viên sẽ dễ dàng quên đi việc nêu rõ lý do cụ thể tại sao ứng viên muốn làm việc tại công ty. Lý do bạn cần một công việc – hiển nhiên sẽ không đủ thuyết phục để khiến cho người tuyển dụng phải chú ý tới bạn. Việc bạn cần làm là đọc và tham khảo thêm nhiều hơn những bài báo hay ấn phẩm thương mại nói về công ty, và nếu có bất kỳ điều gì khiến cho bạn cảm thấy được truyền cảm hứng, thuyết phục để trở thành nhân lực cống hiến cho công ty.
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá tốt hơn về động lực làm việc thông qua thư xin việc của ứng viên. Rất nhiều chuyên gia tuyển dụng chuyên nghiệp đều đồng thuận cho rằng một ứng viên đủ điều kiện tiêu chuẩn và năng lực cho công việc là rất quan trọng, nhưng sự nhiệt tình sẽ giúp cho ứng viên đi một chặng đường dài và gắn bó cùng công ty lâu hơn là những người thiếu nó.
6. Không kiểm tra kỹ lưỡng nội dung
Mắc phạm lớn nhất chính là gửi thư xin việc nhưng có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Theo kết quả cuộc khảo sát của ResumeLab cho thấy 76% người tuyển dụng nhân sự cho biết họ sẽ có xu hướng từ chối thư xin việc nếu thư đó có lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp. Việc thiếu cẩn trọng và không biết kiểm tra kỹ lưỡng là dấu hiệu cho thấy ứng viên có khả năng sẽ mắc nhiều sai lầm hơn trong công việc bởi tánh hấp tấp, thiếu cẩn trọng của họ.
Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này.
Share this:
Like this: