fbpx

Làm sao để làm việc cùng những đồng nghiệp có tính cách quá khác biệt?

Các nhà khoa học đã sử dụng những bài kiểm tra tính cách – được gọi là “Big 5” để xác định những đặc tính của một người và giúp bạn làm việc được với họ hiệu quả.

Deadline, áp lực công việc, quỹ thời gian thắt chặt, và cả những người đồng nghiệp trái khoáy nữa… đó là vô vàn những áp lực đặc thù của một môi trường làm việc thường nhật. Có rất nhiều yếu tố tác động đến cá nhân mỗi người, nhưng yếu tố con người là thứ khiến cho ta cảm thấy đau đầu nhất: nó có thể là một giọng cười khó cảm, nó có thể là sự tham hiểm luôn cố gắng để tranh quyền đoạt công, nó có thể là một cái đầu mưu tính nịnh nọt để thăng công tiến chức, nó có thể là một cái nhìn lãnh cảm, thờ ơ tới bạn… Với nhiều tính cách khác biệt trong cùng một môi trường, phải làm sao để hòa đồng?


Sự tồn tại của những cá thể hết mực phiền toái – trong khi bản thân họ không nhận thức rõ được điều đó là vẫn tồn tại. Nhưng gốc rễ của vấn đề là nằm ở tính cách khác biệt của mỗi người – và đó là thứ khó lòng có thể thay đổi. Tuy vậy, mỗi người đều không cần thiết phải cảm thấy bất lực khi đối diện với một tình huống không thể thay đổi bản chất như vậy. Hành vi là những thứ mà con người có thể học, chỉ vì tính cách tự nhiên không đồng nghĩa với việc một cá nhân không thể ứng xử theo một cách khác.

Các nhà khoa học đã sử dụng những bài kiểm tra tính cách – được gọi là “Big 5” để xác định những đặc tính thuộc về một cá nhân. Nhận biết được những tính cách đặc trưng của bản thân, cũng như của những người đồng nghiệp – sẽ có thể giúp cho bạn cảm thấy tốt hơn trong việc duy trì hòa khí giữa các mối quan hệ tại môi trường làm việc. Bài kiểm tra tính cách Big 5 sẽ giúp xác định được 5 khoanh vùng mở rộng của các tính cách khác biệt: hướng ngoại, dễ chịu, cởi mở với kinh nghiệm, tận tâm hay dễ bị kích thích thần kinh.

Cách để làm việc cùng những đồng nghiệp có tính cách khác biệt
5 khoanh vùng mở rộng của các tính cách khác nhau: hướng ngoại, dễ chịu, cởi mở với kinh nghiệm, tận tâm hay dễ bị kích thích thần kinh.

Hầu hết mọi người đều thấy mình phù hợp ở đâu đó dựa vào từng đặc điểm. Nhưng khi hai người ở hai đầu trái ngược nhau của một đặc điểm tính cách cụ thể, họ có thể cảm thấy đặc biệt khó chịu khi làm việc với nhau. Sự khác biệt này cho thấy mỗi nhân viên được thúc đẩy như thế nào bởi các động lực khuyến khích khác nhau.

Nếu bạn gặp phải một đồng nghiệp có tính cách trái ngược đáng kể, không cần phải cố gắng thay đổi người đó; bạn chỉ cần hiểu họ được thúc đẩy như thế nào. Dưới đây là bốn tính cách khó dung hòa mà bạn có thể gặp phải ở nơi làm việc, kèm theo lời khuyên về cách ứng xử phù hợp.

Những người tự phụ, tư lợi

Những cá nhân tự phụ thường có điểm số về mức độ dễ chịu (agreeableness) thấp — về cơ bản, tính cách của những cá nhân tự phụ thường không tỏ ra ấm áp hay thân thiện và có vẻ như họ chỉ nghĩ về mình. Ở mức độ cao nhất, những đồng nghiệp này có thể biểu hiện những hành vi độc hại, như coi thường công việc của người khác khác hoặc các đặc điểm ái kỷ, tự phụ.

Vì vậy, điều quan trọng là phải phân biệt được đâu là người tự tin và đâu là người tự phụ, bằng cách để ý những đặc điểm như không thừa nhận ý tưởng của người khác (hoặc ghi nhận công trạng) hoặc thể hiện một mức độ uy quyền ngụy tạo.

Là một nhà lãnh đạo, cần xử lý những nhân viên này bằng cách tiếp cận trực tiếp. Nếu họ tiếp tục bất chấp tất cả để đạt được mục tiêu của riêng họ, thì bạn phải làm rõ hành vi của họ cần phải được sửa đổi, hoặc nếu không thì cần phải mạnh tay sa thải những cá nhân này, vì mục tiêu gắn kết tập thể. Để ngăn chặn những hành vi độc hại hay lạm dụng tại nơi làm việc, điều quan trọng là phải thể hiện sự không khoan nhượng.

Những người có xu hướng xung đột

Xung đột trong văn hóa công ty có thể là điều khó tránh khỏi. Sẽ có người nhìn nhận xung đột như một chất xúc tác để thúc đẩy sự phát triển kỹ năng và thể hiện thành tích, tuy vậy một môi trường làm việc tồn tại hay thúc đẩy sự phát triển của những xung đột dù là ẩn ngầm hay trực diện thì cũng đều nên tránh. Đặc biệt là khi có những cá nhân thích tìm kiếm sự xung đột, cho rằng đó là chất dẫn truyền để khiến cho thể hiện và năng lực làm việc được thúc đẩy mạnh mẽ. Đối với trường hợp như vậy, xung đột thường sẽ gây tác hại rất lớn, và đôi khi chính môi trường làm việc cũng tạo dựng nên văn hóa xung đột thường xuyên.

Đối với những cá nhân có xu hướng xung đột, tốt nhân là nên để họ làm việc độc lập. Điều quan trọng là biến sự phụ thuộc “lành mạnh” vào tập thể trở thành một phần trong văn hóa của công ty. Bạn cần chỉ ra rằng thành công của mỗi người phụ thuộc vào thành công của cả nhóm. Đối thoại để thấu hiểu, chứ không để tạo ra xung đột. Quan trọng hơn là văn hóa của công ty không nên chỉ tập trung vào từng cá nhân. Bằng cách này, không một nhân viên nào có được ưu thế với những hành vi thiếu cân nhắc và chống lại tập thể.

Cách để làm việc cùng những đồng nghiệp có tính cách khác biệt
Đối với những cá nhân có xu hướng xung đột, tốt nhân là nên để họ làm việc độc lập.

Những người không nỗ lực để ứng xử hòa nhã

Những nhân viên hợp ý rất dễ hòa đồng và cởi mở với những người còn lại trong nhóm, dù là ở bối cảnh làm việc chuyên nghiệp hay trong vai trò là một người bạn. Tính dễ chịu là gì? Là một người thích làm việc và hợp tác với những người khác, làm việc cùng nhau để hướng tới một mục tiêu chung, bản thân những người hòa nhã sẽ luôn tính đến sự thỏa hiệp.

Ngược lại, một người không thích các buổi họp và thường xuyên đề xuất ra ý tưởng, có thể là người mà bạn muốn đề phòng. Những người ít hợp ý thường không cảm thấy khó chịu khi khiến cho mọi người thất vọng. Do đó, hãy cân nhắc thẳng thừng hơn khi đưa ra phản hồi. Đừng cố nghĩ cho họ quá nhiều, bởi họ sẽ không nhất thiết đánh giá cao những gì bạn đang làm hoặc hiểu tại sao.

Mặc dù không phải tất cả những người này đều độc đoán, nhưng trong tình huống bạn phải đối mặt với một đồng nghiệp như vậy, bạn nên nương theo đặc tính hướng mình đến thành tựu của họ. Hãy làm cho những đồng nghiệp này cảm thấy như họ là một phần của giải pháp — hoặc ít nhất là cho họ thấy lý do tại sao một số thói quen hung hăng nhất định sẽ không giúp ích cho sự phát triển của họ.

Những cá nhân này thường rất hướng tới nhiệm vụ, luôn trình bày rõ những khó khăn và hậu quả bằng những thuật ngữ cụ thể. Để dung hòa được tính cách của những đồng nghiệp này, hãy liên kết với những người khác trong nhóm – những người ủng hộ việc chia sẻ ý tưởng theo cách xây dựng. Thay vì cho phép một đồng nghiệp “chỉ có mục tiêu” duy nhất làm chủ cuộc trò chuyện, hãy cố gắng tạo ra sự “xoay vòng” để chia sẻ ý tưởng một cách hiệu quả hơn.

Những người làm việc trễ deadline

Những người tận tâm, theo đặc điểm tính cách của Big 5, là những người cân nhắc các quyết định của họ và có thể nhìn thấy kế hoạch hành động đến tận cùng của bản thân.

Mặt khác, những cá nhân có mức độ tận tâm thấp hơn có thể không cảm thấy việc đáp ứng thời hạn và tuân thủ các cam kết công việc là ưu tiên chính. Họ không cảm thấy áp lực phải tuân theo các quy tắc của người quản lý hoặc các mục tiêu đề ra của tổ chức. Họ có thể không đáng tin cậy hoặc phải vật lộn với việc thực hiện theo các kế hoạch đã định sẵn. Đây rõ ràng là những người muốn làm mọi việc theo cách riêng của họ hơn là tuân theo các tiêu chuẩn đã đặt ra. Tất nhiên, đây không phải lúc nào cũng là điều xấu, nhưng nó có thể gây ra hậu quả khi họ cần phải đáp ứng khối lượng công việc theo deadline.

Cách để làm việc cùng những đồng nghiệp có tính cách khác biệt
Hiểu về sự khác biệt trong tính cách thông qua bài trắc nghiệm Big 5 sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tìm ra cách thức để dung hòa tính cách với một người.

Để làm việc và dung hòa được với những người này, tốt hơn là bạn nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đáp ứng các thời hạn và tiêu chuẩn tổ chức. Những loại nhân viên này có thể không thấy tầm quan trọng của việc phản hồi yêu cầu của bạn cùng bàn trong một khung thời gian hợp lý, nhưng có thể nhìn nhận mọi thứ theo cách khác nếu họ biết cấp trên của nhóm sẽ kiểm tra kết quả cá nhân sau một số ngày nhất định. Nói cách khác, đưa ra các chiến lược giám sát chặt chẽ sẽ khiến cho những người như vậy phải tự mình ý thức.

Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này.

error: Content is protected !!
%d bloggers like this: