Sau podcast, audio social media – mạng xã hội âm thanh dường như đang thịnh phát ở nhiều quốc gia trên thế giới. Clubhouse, Twitter Space, Discord, Spoon (của Hàn Quốc), OnMic (của Việt Nam)… là một trong số những nền tảng như vậy. Bài viết giúp bạn hiểu thêm hơn MXH clubhouse là gì, cũng như xu thế phát triển của audio social media.
Với sự bão hòa dần đều của các nền tảng mạng xã hội truyền thống như Facebook, Instagram hay Twitter, sự lên ngôi của những nền tảng mạng xã hội âm thanh – nơi người dùng có thể đối thoại, trao đổi trực tiếp với nhau (peer-2-peer P2P), dường như sẽ phát triển mạnh mẽ hơn chỉ là một trào lưu.
Clubhouse là một ứng dụng truyền thông xã hội dựa trên âm thanh. Công ty tự mô tả mình là “một sản phẩm công nghệ mới dựa trên giọng nói [cho phép mọi người ở khắp mọi nơi đối thoại, kể chuyện, phát triển ý tưởng, kết nối và gặp gỡ những người mới thú vị trên khắp thế giới.”
Paul Davison và Rohan Seth đã sáng lập ra ứng dụng này vào năm ngoái. Vào tháng Năm 2020, nó được định giá khoảng $100 triệu đô, dù mới chỉ có 1.500 người dùng vào thời điểm đó, theo CNBC. Ban đầu, chỉ có những người được mời tham gia mới có thể sử dụng ứng dụng này.
Clubhouse, sau khi có đòn bẩy là sự ủng hộ của tỷ phú công nghệ Elon Musk, đã trở thành một trong những audio social media được tín nhiệm nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nó không phải là mạng xã hội âm thanh đầu tiên, nhưng hiển nhiên là một mạng xã hội âm thanh đang thịnh hành nhất, và được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn – khi tính năng độc quyền đã được tháo dỡ và cho phép tất cả mọi người được tham gia nền tảng này.
Về cơ bản, bạn có thể tham gia và rời khỏi các cuộc trò chuyện khác nhau, về các chủ đề khác nhau, giống như một podcast phát trực tiếp, tự do và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể chỉ cần lắng nghe hoặc lựa chọn để bình luận suy nghĩ hay thả cảm xúc của mình. Clubhouse được đặt tên khơi gợi để giống như một bữa tiệc gặp gỡ hay một câu lạc bộ.
Tính độc quyền, riêng tư của Clubhouse lúc bấy giờ đã thu hút được một lượng lớn những người nổi tiếng tham gia vào cộng đồng của nó, bao gồm Oprah, Kevin Hart, Drake, Chris Rock, hay Ashton Kutcher. Mở rộng sự kết nối với những người giàu có, nổi tiếng hay được đối thoại với họ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Clubhouse.
Tạp chí Vogue đã mô tả ứng dụng là “sự kết hợp chóng mặt của các cuộc trò chuyện theo kiểu podcast trực tiếp, các cuộc thảo luận theo nhóm, các cơ hội kết nối và đem tới nhiều sự lựa chọn thú vị, ứng dụng mạng xã hội này cũng mang tới trải nghiệm tương tự các tương tác trong đời thực.”
Mức tăng trưởng của Clubhouse từ lúc thử nghiệm đến đầu tháng Hai 2021.
Tuy là mạng xã hội nhưng bản thân âm thanh được tạo ra trên Clubhouse sẽ không thể mang ra khỏi bên ngoài ứng dụng. Đó là quy tắc chính: Không có tính năng ghi âm các cuộc trò chuyện (đối với người dùng) và mọi âm thanh trên nó sẽ không được bảo lưu (đối với người dùng).
Audio social media có xu thế phát triển thế nào?
Mạng xã hội âm thanh phát triển nhanh chóng, khiến cho xu thế phát triển, tiềm năng, giá trị lẫn tiền đồ để kinh doanh của nó đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Gần đây, một chuyên gia nghiên cứu, phân tích là Jeremiah Owyang đã công bố nghiên cứu của mình về lĩnh vực audio social media. Nghiên cứu của ông nhấn mạnh những cơ hội để các doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh xã hội ưu tiên kỹ thuật số.
Với sự thịnh hành của Clubhouse, Twitter cũng đã cho ra mắt Twitter Space để du nhập vào cuộc đua mạng xã hội âm thanh. Cũng dựa theo báo cáo của Owyang, Facebook cũng đang phát triển nền tảng âm thanh của riêng mình. Tiên ích của audio social media giúp mọi người kết nối thông qua cuộc trò chuyện và phòng trò chuyện là cơ hội để mọi người chia sẻ nhiều kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống.
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện tại thì văn bản là không đủ, còn video thì lại tràn ngập, liên đới tới nhiều hệ lụy và tiêu tốn thời gian; mạng xã hội âm thành là thì chừng mực hơn. Nó vẫn có thể tạo ra cơ hội kết nối với xã hội và vẫn bày tỏ được sự đồng cảm, cảm xúc mà không có những sự vướng bận, mối nguy tiềm ẩn mà định dạng video ẩn chứa.
Tuy là vậy, nhưng mạng xã hội âm thanh cũng sẽ có tiềm ẩn những vấn đề tiêu cực mà người dùng cần phải cân nhắc. Ví dụ, Clubhouse tuy không cho phép âm thanh được tạo ra trên nền tảng của nó bị truyền phát ra ngoài, nhưng các cuộc hội thoại sẽ được thu giữ lại để phân tích hành vi và dữ liệu để phát triển sản phẩm (hay các mục đích khác) bởi công ty quản lý của nó, hoặc một đơn vị thứ ba. Vậy nên một điều cần lưu ý bởi người dùng là hãy luôn cẩn trọng ngôn từ và phát ngôn của bản thân khi tham gia audio social media.
Cũng giống như bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào khác, việc mạng xã hội âm thanh được tạo dựng là để tạo ra lợi nhuận khi cung cấp giải pháp và dịch vụ cho những người có nhu cầu. Những mô hình kinh doanh mà một mạng xã hội âm thanh có thể mang tới, theo phân tích của Jeremiah Owyang bao gồm: nội dung có trả phí, phát triển thành podcast, tính năng quảng cáo, tiếp thị/ sáng tạo nội dung cùng influencer, thậm chí là thương mại điện tử…
Cùng với sự tăng trưởng của các nền tảng audio social media, cơ hội nghề nghiệp và nhân lực cho ngành này cũng sẽ rộng mở thêm hơn. Những cơ hội nghề nghiệp trong ngành này đã được dự báo trước bao gồm: Social Audio Analytics (SAA), Social Audio Management Systems (SAMS), Social Audio App Partners (SAAP), Social Audio Services & Advisors (SASA), Voice and Conversational Talent (MVCT). Tất cả những công việc này tuy còn mới mẻ, nhưng chắc chắn sẽ trở nên thịnh hành hơn trong tương lai.
Những mô hình kinh doanh của mạng xã hội âm thanh – audio social media là gì?
Khả năng tương tác ở thời gian thực và đối thoại trực tiếp là những thế mạnh của mạng xã hội âm thanh. Tuy rằng quá trình phát triển của các nền tảng này vẫn đang thu hút sự quan tâm trong ngành công nghệ lẫn người dùng mạng xã hội, thì cũng vẫn còn có các bên đang dành nhiều quan tâm hơn đến các rủi ro tiềm ẩn và các thiếu sót của các nền tảng. Bên cạnh đó, tiền đề của các mô hình kinh doanh trên audio social media cũng là thứ đang nằm trong vùng được quan tâm.
Dưới đây là một vài tiền đề được tạo dựng từ mạng xã hội âm thanh cho việc kinh doanh:
Listen & Learn (Nghe và học)
Phân tích cảm xúc: Phân tích bản ghi của các cuộc trò chuyện để xác định cảm xúc tích cực / trung tính / tiêu cực liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Dựa vào các thang chỉ số cảm xúc trên các nền tãng mạng xã hội hiện có để từ đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm, dịch vụ.
Phân tích hệ thống: Phân tích hành vi kết nối người dùng và tham gia các phòng chat để khám phá những người có ảnh hưởng, người theo dõi, mô hình tương tác, v.v. Ngoài ra, theo dõi xem ai đi vào phòng hoặc không gian nào, nội dung hoặc cá nhân nào họ bị thu hút và dự đoán họ có thể làm gì tiếp theo.
Phân tích cuộc hội thoại: Phân tích sự lan truyền của thông điệp và ý tưởng trên khắp các mạng thông qua việc xem xét nội dung, từ khóa, dấu mốc thời gian, v.v. Sử dụng dữ liệu thu được để thông báo về những đổi mới sản phẩm và dịch vụ, cũng như đưa ra dự đoán về những sự kiện “quan trọng tiếp theo”.
Influence (Gia tăng sức ảnh hưởng)
Tài trợ và Quảng cáo sự kiện: Tài trợ các sự kiện diễn ra trên nền tảng sẽ phù hợp với sự kiện cộng đồng hoặc các sự kiện trực tuyến khác. Thương hiệu cũng có thể tổ chức một cuộc trò chuyện do chính thương hiệu tài trợ với người dẫn chương trình là những nhân vật có sức ảnh hưởng.
Trò chơi tương tác: Tạo các hoạt động trò chơi kết hợp khuyến khích người dùng nền tảng theo dõi doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo chủ chốt để đổi lấy phần thưởng, nội dung hữu ích, ưu đãi mua sắm, điểm khách hàng thân thiết, v.v. Với sự phát triển của cryptocurrency – tiền kỹ thuật số, thì đây cũng là loại phần thưởng mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc để trao thưởng.
Advocacy (Vận động lan truyền)
Hợp tác với những đại sứ thương hiệu để thể hiện phong cách của thương hiệu. Các đại sứ tham gia vào các cuộc trò chuyện tự nhiên để tác động tích cực đến nhận thức của khách hàng và người theo dõi về thương hiệu. Dĩ nhiên là các thương hiệu cũng cần phải minh bạch trong việc hợp tác tài trợ cùng các đại sứ.
Đánh giá trực tiếp (live review): Các tùy chọn đánh giá trực tiếp có thể bao gồm việc mọi người cùng nhau sử dụng một sản phẩm rồi cùng nhau đối thoại, đánh giá trực tiếp trong khi trò chuyện trên các nền tảng mạng xã hội âm thanh.
Entertain & Engage (Giải trí & Tương tác)
Giải trí trực tiếp: Tổ chức chương trình giải trí trực tiếp cho khách hàng của doanh nghiệp trên các nền tảng âm thanh xã hội, kèm theo phần Hỏi và Đáp. Các loại hình giải trí từ âm nhạc, hội nghị, đến thơ nói, và hợp tác cùng các nghệ sĩ đang tìm kiếm không gian an toàn để biểu diễn và tính năng kiếm tiền.
Giáo dục trực tiếp: Một hình thức giống như Masterclass, nhưng có quy mô vừa phải và tăng khả năng tương tác với người hướng dẫn và các học viên khác. Audio social media là nền tảng giúp cung cấp khả năng tiếp cận tuyệt vời cho các chuyên gia hơn bao giờ hết. Điều quan trọng là liệu doanh nghiệp sẽ có thể cung cấp cho khách hàng điều gì mà họ sẽ thấy có giá trị.
Customer Care (Chăm sóc khách hàng)
Bots tự động: Sử dụng chatbots hỗ trợ bởi AI để trả lời các câu hỏi chăm sóc khách hàng đơn giản thông qua trợ lý giọng nói. Các nền tảng mạng xã hội âm thanh đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ những người gặp vấn đề về khả năng tiếp cận, hoặc những người thích giao tiếp bằng giọng nói.
Hỗ trợ ngang hàng (P2P): Tổ chức các cuộc trò chuyện mở thường xuyên, trong đó khách hàng có thể giúp đỡ nhau trong việc giải quyết vấn đề. Điều này giống như các mô hình hỗ trợ dựa trên nguồn lực cộng đồng trong nền kinh tế chia sẻ. Thương hiệu có thể tưởng thưởng cho khách hàng vì đã giúp đỡ người khác bằng tiền điện tử, mã ưu đãi, điểm thưởng tích lũy cho khách hàng thân thiết, khen ngợi công khai, v.v.
Hỗ trợ khách hàng: Các cuộc trò chuyện được kiểm duyệt bởi nhân viên công ty, nơi khách hàng có thể chia sẻ hay phản hồi về sản phẩm/ dịch vụ để thương hiệu quan tâm và giải quyết vấn đề.
Cộng đồng ngang hàng: Tương tự như hỗ trợ P2P, nhưng tập trung hơn vào nhóm cộng đồng chuộng phong cách sống là theo định vị hoặc gắn liền cùng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu. Mạng xã hội âm thanh là nền tảng tốt để người tham gia vừa có thể tụ tập, vừa vẫn có thể tham gia đối thoại khi đang di chuyển.
Product Innovation (Cải tiến sản phẩm)
Nhóm tập trung: Là các nhóm tập trung với chủ đích để nghiên cứu cải tiến hay phát triển sản phẩm. Các thương hiệu có thể tổ chức một nhóm tập trung đối thoại trên các nền tảng MXH âm thanh – nơi khách hàng có thể ghé thăm để chia sẻ nhanh ý kiến đóng góp cho một bộ câu hỏi chính về những tính năng, gợi ý, sở thích của họ, có thể kèm theo những phân tích về cảm xúc để thương hiệu có cái nhìn sâu sắc hơn.
Ý tưởng khởi nghiệp: Nhiều công ty tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp trong ngành của họ thông qua các “cơ sở ươm tạo” hoặc “chương trình tăng tốc”. Việc đưa những ý tưởng, tư duy, kiến thức đổi mới trong các cuộc gặp gỡ bao gồm các chuyên gia trong trong ngành đối thoại về các chủ đề đổi mới, tiềm năng của ngành trong tương lai… sẽ tạo ra những ý tưởng khởi nghiệp hay khai triển những dịch vụ/ sản phẩm/ chiến lược mới và nhanh chóng với xu thế phát triển nhất.
Marketing & Sales (tiếp thị & bán hàng)
Tương tác bán hàng: Chỉ định nhân viên bán hàng xem xét các khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng mối quan hệ trong các phòng chat và các nhóm cộng đồng. Sự tương tác được cho là “không đáng kể” vẫn có thể bị khách hàng tiềm năng phản ứng không tích cực, vì vậy các nhân viên bán hàng cần cẩn trọng trong cách tiếp cận, thái độ nhẹ nhàng khi áp dụng các chiến thuật bán hàng thúc đẩy.
Quảng cáo: Mặc dù các nền tảng như Clubhouse không cung cấp bất kỳ hình thức quảng cáo nào như một phần của mô hình kinh doanh của họ, nhưng với sự phát triển ở hiện tại thì các mô hình quảng cáo trả phí sẽ sớm được khai triển. Lúc đó các nền tảng audio social media sẽ thu lợi từ việc để các thương hiệu tiến hành quảng cáo trên nền tảng này.
Truyền miệng: Việc tích hợp mạng xã hội âm thanh như một kênh chính thống để tích hợp vào các chiến lược chiến dịch “word of mouth” để tăng mức độ chuyển đổi và khả năng thành công của các chiến dịch.
Employee Connections (Kết nối với nhân viên) Đối với các nhà phát triển các nền tảng mạng xã hội âm thanh, việc họ cung ứng dịch vụ/ giải pháp để kết nối hệ thống nhân viên của doanh nghiệp là một mô hình kinh doanh tốt. Những dịch vụ/ giải pháp cần tích hợp cho các nền tảng âm thanh bao gồm dịch và đồng bộ ngôn ngữ trong thời gian thực – để hỗ trợ cho các cuộc họp; các dịch vụ nâng cao/ tùy chỉnh tính năng – để các thương hiệu sử dụng các nền tảng mạng xã hội âm thanh như một công cụ giao tiếp chính yếu; tạo ra các cuộc đối thoại/ thảo luận trên diện rộng – nhằm thu hút được nhiều ý kiến xây dựng/ đóng góp có giá trị hơn, cũng như làm tăng sự gắn kết, tính thân mật của các nhóm nhân thực thuộc tổ chức (nhất là các tổ chức có quy mô lớn, toàn cầu).
Sau podcast, audio social media – mạng xã hội âm thanh dường như đang thịnh phát ở nhiều quốc gia trên thế giới. Clubhouse, Twitter Space, Discord, Spoon (của Hàn Quốc), OnMic (của Việt Nam)… là một trong số những nền tảng như vậy. Bài viết giúp bạn hiểu thêm hơn MXH clubhouse là gì, cũng như xu thế phát triển của audio social media.
Với sự bão hòa dần đều của các nền tảng mạng xã hội truyền thống như Facebook, Instagram hay Twitter, sự lên ngôi của những nền tảng mạng xã hội âm thanh – nơi người dùng có thể đối thoại, trao đổi trực tiếp với nhau (peer-2-peer P2P), dường như sẽ phát triển mạnh mẽ hơn chỉ là một trào lưu.
Clubhouse là gì?
Clubhouse là một ứng dụng truyền thông xã hội dựa trên âm thanh. Công ty tự mô tả mình là “một sản phẩm công nghệ mới dựa trên giọng nói [cho phép mọi người ở khắp mọi nơi đối thoại, kể chuyện, phát triển ý tưởng, kết nối và gặp gỡ những người mới thú vị trên khắp thế giới.”
Paul Davison và Rohan Seth đã sáng lập ra ứng dụng này vào năm ngoái. Vào tháng Năm 2020, nó được định giá khoảng $100 triệu đô, dù mới chỉ có 1.500 người dùng vào thời điểm đó, theo CNBC. Ban đầu, chỉ có những người được mời tham gia mới có thể sử dụng ứng dụng này.
Clubhouse, sau khi có đòn bẩy là sự ủng hộ của tỷ phú công nghệ Elon Musk, đã trở thành một trong những audio social media được tín nhiệm nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nó không phải là mạng xã hội âm thanh đầu tiên, nhưng hiển nhiên là một mạng xã hội âm thanh đang thịnh hành nhất, và được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn – khi tính năng độc quyền đã được tháo dỡ và cho phép tất cả mọi người được tham gia nền tảng này.
Về cơ bản, bạn có thể tham gia và rời khỏi các cuộc trò chuyện khác nhau, về các chủ đề khác nhau, giống như một podcast phát trực tiếp, tự do và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể chỉ cần lắng nghe hoặc lựa chọn để bình luận suy nghĩ hay thả cảm xúc của mình. Clubhouse được đặt tên khơi gợi để giống như một bữa tiệc gặp gỡ hay một câu lạc bộ.
Tính độc quyền, riêng tư của Clubhouse lúc bấy giờ đã thu hút được một lượng lớn những người nổi tiếng tham gia vào cộng đồng của nó, bao gồm Oprah, Kevin Hart, Drake, Chris Rock, hay Ashton Kutcher. Mở rộng sự kết nối với những người giàu có, nổi tiếng hay được đối thoại với họ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Clubhouse.
Tạp chí Vogue đã mô tả ứng dụng là “sự kết hợp chóng mặt của các cuộc trò chuyện theo kiểu podcast trực tiếp, các cuộc thảo luận theo nhóm, các cơ hội kết nối và đem tới nhiều sự lựa chọn thú vị, ứng dụng mạng xã hội này cũng mang tới trải nghiệm tương tự các tương tác trong đời thực.”
Tuy là mạng xã hội nhưng bản thân âm thanh được tạo ra trên Clubhouse sẽ không thể mang ra khỏi bên ngoài ứng dụng. Đó là quy tắc chính: Không có tính năng ghi âm các cuộc trò chuyện (đối với người dùng) và mọi âm thanh trên nó sẽ không được bảo lưu (đối với người dùng).
Audio social media có xu thế phát triển thế nào?
Mạng xã hội âm thanh phát triển nhanh chóng, khiến cho xu thế phát triển, tiềm năng, giá trị lẫn tiền đồ để kinh doanh của nó đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Gần đây, một chuyên gia nghiên cứu, phân tích là Jeremiah Owyang đã công bố nghiên cứu của mình về lĩnh vực audio social media. Nghiên cứu của ông nhấn mạnh những cơ hội để các doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh xã hội ưu tiên kỹ thuật số.
Với sự thịnh hành của Clubhouse, Twitter cũng đã cho ra mắt Twitter Space để du nhập vào cuộc đua mạng xã hội âm thanh. Cũng dựa theo báo cáo của Owyang, Facebook cũng đang phát triển nền tảng âm thanh của riêng mình. Tiên ích của audio social media giúp mọi người kết nối thông qua cuộc trò chuyện và phòng trò chuyện là cơ hội để mọi người chia sẻ nhiều kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống.
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện tại thì văn bản là không đủ, còn video thì lại tràn ngập, liên đới tới nhiều hệ lụy và tiêu tốn thời gian; mạng xã hội âm thành là thì chừng mực hơn. Nó vẫn có thể tạo ra cơ hội kết nối với xã hội và vẫn bày tỏ được sự đồng cảm, cảm xúc mà không có những sự vướng bận, mối nguy tiềm ẩn mà định dạng video ẩn chứa.
Tuy là vậy, nhưng mạng xã hội âm thanh cũng sẽ có tiềm ẩn những vấn đề tiêu cực mà người dùng cần phải cân nhắc. Ví dụ, Clubhouse tuy không cho phép âm thanh được tạo ra trên nền tảng của nó bị truyền phát ra ngoài, nhưng các cuộc hội thoại sẽ được thu giữ lại để phân tích hành vi và dữ liệu để phát triển sản phẩm (hay các mục đích khác) bởi công ty quản lý của nó, hoặc một đơn vị thứ ba. Vậy nên một điều cần lưu ý bởi người dùng là hãy luôn cẩn trọng ngôn từ và phát ngôn của bản thân khi tham gia audio social media.
Cũng giống như bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào khác, việc mạng xã hội âm thanh được tạo dựng là để tạo ra lợi nhuận khi cung cấp giải pháp và dịch vụ cho những người có nhu cầu. Những mô hình kinh doanh mà một mạng xã hội âm thanh có thể mang tới, theo phân tích của Jeremiah Owyang bao gồm: nội dung có trả phí, phát triển thành podcast, tính năng quảng cáo, tiếp thị/ sáng tạo nội dung cùng influencer, thậm chí là thương mại điện tử…
Cùng với sự tăng trưởng của các nền tảng audio social media, cơ hội nghề nghiệp và nhân lực cho ngành này cũng sẽ rộng mở thêm hơn. Những cơ hội nghề nghiệp trong ngành này đã được dự báo trước bao gồm: Social Audio Analytics (SAA), Social Audio Management Systems (SAMS), Social Audio App Partners (SAAP), Social Audio Services & Advisors (SASA), Voice and Conversational Talent (MVCT). Tất cả những công việc này tuy còn mới mẻ, nhưng chắc chắn sẽ trở nên thịnh hành hơn trong tương lai.
Những mô hình kinh doanh của mạng xã hội âm thanh – audio social media là gì?
Khả năng tương tác ở thời gian thực và đối thoại trực tiếp là những thế mạnh của mạng xã hội âm thanh. Tuy rằng quá trình phát triển của các nền tảng này vẫn đang thu hút sự quan tâm trong ngành công nghệ lẫn người dùng mạng xã hội, thì cũng vẫn còn có các bên đang dành nhiều quan tâm hơn đến các rủi ro tiềm ẩn và các thiếu sót của các nền tảng. Bên cạnh đó, tiền đề của các mô hình kinh doanh trên audio social media cũng là thứ đang nằm trong vùng được quan tâm.
Dưới đây là một vài tiền đề được tạo dựng từ mạng xã hội âm thanh cho việc kinh doanh:
Listen & Learn (Nghe và học)
Phân tích cảm xúc: Phân tích bản ghi của các cuộc trò chuyện để xác định cảm xúc tích cực / trung tính / tiêu cực liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Dựa vào các thang chỉ số cảm xúc trên các nền tãng mạng xã hội hiện có để từ đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm, dịch vụ.
Phân tích hệ thống: Phân tích hành vi kết nối người dùng và tham gia các phòng chat để khám phá những người có ảnh hưởng, người theo dõi, mô hình tương tác, v.v. Ngoài ra, theo dõi xem ai đi vào phòng hoặc không gian nào, nội dung hoặc cá nhân nào họ bị thu hút và dự đoán họ có thể làm gì tiếp theo.
Phân tích cuộc hội thoại: Phân tích sự lan truyền của thông điệp và ý tưởng trên khắp các mạng thông qua việc xem xét nội dung, từ khóa, dấu mốc thời gian, v.v. Sử dụng dữ liệu thu được để thông báo về những đổi mới sản phẩm và dịch vụ, cũng như đưa ra dự đoán về những sự kiện “quan trọng tiếp theo”.
Influence (Gia tăng sức ảnh hưởng)
Tài trợ và Quảng cáo sự kiện: Tài trợ các sự kiện diễn ra trên nền tảng sẽ phù hợp với sự kiện cộng đồng hoặc các sự kiện trực tuyến khác. Thương hiệu cũng có thể tổ chức một cuộc trò chuyện do chính thương hiệu tài trợ với người dẫn chương trình là những nhân vật có sức ảnh hưởng.
Trò chơi tương tác: Tạo các hoạt động trò chơi kết hợp khuyến khích người dùng nền tảng theo dõi doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo chủ chốt để đổi lấy phần thưởng, nội dung hữu ích, ưu đãi mua sắm, điểm khách hàng thân thiết, v.v. Với sự phát triển của cryptocurrency – tiền kỹ thuật số, thì đây cũng là loại phần thưởng mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc để trao thưởng.
Advocacy (Vận động lan truyền)
Hợp tác với những đại sứ thương hiệu để thể hiện phong cách của thương hiệu. Các đại sứ tham gia vào các cuộc trò chuyện tự nhiên để tác động tích cực đến nhận thức của khách hàng và người theo dõi về thương hiệu. Dĩ nhiên là các thương hiệu cũng cần phải minh bạch trong việc hợp tác tài trợ cùng các đại sứ.
Đánh giá trực tiếp (live review): Các tùy chọn đánh giá trực tiếp có thể bao gồm việc mọi người cùng nhau sử dụng một sản phẩm rồi cùng nhau đối thoại, đánh giá trực tiếp trong khi trò chuyện trên các nền tảng mạng xã hội âm thanh.
Entertain & Engage (Giải trí & Tương tác)
Giải trí trực tiếp: Tổ chức chương trình giải trí trực tiếp cho khách hàng của doanh nghiệp trên các nền tảng âm thanh xã hội, kèm theo phần Hỏi và Đáp. Các loại hình giải trí từ âm nhạc, hội nghị, đến thơ nói, và hợp tác cùng các nghệ sĩ đang tìm kiếm không gian an toàn để biểu diễn và tính năng kiếm tiền.
Giáo dục trực tiếp: Một hình thức giống như Masterclass, nhưng có quy mô vừa phải và tăng khả năng tương tác với người hướng dẫn và các học viên khác. Audio social media là nền tảng giúp cung cấp khả năng tiếp cận tuyệt vời cho các chuyên gia hơn bao giờ hết. Điều quan trọng là liệu doanh nghiệp sẽ có thể cung cấp cho khách hàng điều gì mà họ sẽ thấy có giá trị.
Customer Care (Chăm sóc khách hàng)
Bots tự động: Sử dụng chatbots hỗ trợ bởi AI để trả lời các câu hỏi chăm sóc khách hàng đơn giản thông qua trợ lý giọng nói. Các nền tảng mạng xã hội âm thanh đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ những người gặp vấn đề về khả năng tiếp cận, hoặc những người thích giao tiếp bằng giọng nói.
Hỗ trợ ngang hàng (P2P): Tổ chức các cuộc trò chuyện mở thường xuyên, trong đó khách hàng có thể giúp đỡ nhau trong việc giải quyết vấn đề. Điều này giống như các mô hình hỗ trợ dựa trên nguồn lực cộng đồng trong nền kinh tế chia sẻ. Thương hiệu có thể tưởng thưởng cho khách hàng vì đã giúp đỡ người khác bằng tiền điện tử, mã ưu đãi, điểm thưởng tích lũy cho khách hàng thân thiết, khen ngợi công khai, v.v.
Hỗ trợ khách hàng: Các cuộc trò chuyện được kiểm duyệt bởi nhân viên công ty, nơi khách hàng có thể chia sẻ hay phản hồi về sản phẩm/ dịch vụ để thương hiệu quan tâm và giải quyết vấn đề.
Cộng đồng ngang hàng: Tương tự như hỗ trợ P2P, nhưng tập trung hơn vào nhóm cộng đồng chuộng phong cách sống là theo định vị hoặc gắn liền cùng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu. Mạng xã hội âm thanh là nền tảng tốt để người tham gia vừa có thể tụ tập, vừa vẫn có thể tham gia đối thoại khi đang di chuyển.
Product Innovation (Cải tiến sản phẩm)
Nhóm tập trung: Là các nhóm tập trung với chủ đích để nghiên cứu cải tiến hay phát triển sản phẩm. Các thương hiệu có thể tổ chức một nhóm tập trung đối thoại trên các nền tảng MXH âm thanh – nơi khách hàng có thể ghé thăm để chia sẻ nhanh ý kiến đóng góp cho một bộ câu hỏi chính về những tính năng, gợi ý, sở thích của họ, có thể kèm theo những phân tích về cảm xúc để thương hiệu có cái nhìn sâu sắc hơn.
Ý tưởng khởi nghiệp: Nhiều công ty tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp trong ngành của họ thông qua các “cơ sở ươm tạo” hoặc “chương trình tăng tốc”. Việc đưa những ý tưởng, tư duy, kiến thức đổi mới trong các cuộc gặp gỡ bao gồm các chuyên gia trong trong ngành đối thoại về các chủ đề đổi mới, tiềm năng của ngành trong tương lai… sẽ tạo ra những ý tưởng khởi nghiệp hay khai triển những dịch vụ/ sản phẩm/ chiến lược mới và nhanh chóng với xu thế phát triển nhất.
Marketing & Sales (tiếp thị & bán hàng)
Tương tác bán hàng: Chỉ định nhân viên bán hàng xem xét các khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng mối quan hệ trong các phòng chat và các nhóm cộng đồng. Sự tương tác được cho là “không đáng kể” vẫn có thể bị khách hàng tiềm năng phản ứng không tích cực, vì vậy các nhân viên bán hàng cần cẩn trọng trong cách tiếp cận, thái độ nhẹ nhàng khi áp dụng các chiến thuật bán hàng thúc đẩy.
Quảng cáo: Mặc dù các nền tảng như Clubhouse không cung cấp bất kỳ hình thức quảng cáo nào như một phần của mô hình kinh doanh của họ, nhưng với sự phát triển ở hiện tại thì các mô hình quảng cáo trả phí sẽ sớm được khai triển. Lúc đó các nền tảng audio social media sẽ thu lợi từ việc để các thương hiệu tiến hành quảng cáo trên nền tảng này.
Truyền miệng: Việc tích hợp mạng xã hội âm thanh như một kênh chính thống để tích hợp vào các chiến lược chiến dịch “word of mouth” để tăng mức độ chuyển đổi và khả năng thành công của các chiến dịch.
Employee Connections (Kết nối với nhân viên) Đối với các nhà phát triển các nền tảng mạng xã hội âm thanh, việc họ cung ứng dịch vụ/ giải pháp để kết nối hệ thống nhân viên của doanh nghiệp là một mô hình kinh doanh tốt. Những dịch vụ/ giải pháp cần tích hợp cho các nền tảng âm thanh bao gồm dịch và đồng bộ ngôn ngữ trong thời gian thực – để hỗ trợ cho các cuộc họp; các dịch vụ nâng cao/ tùy chỉnh tính năng – để các thương hiệu sử dụng các nền tảng mạng xã hội âm thanh như một công cụ giao tiếp chính yếu; tạo ra các cuộc đối thoại/ thảo luận trên diện rộng – nhằm thu hút được nhiều ý kiến xây dựng/ đóng góp có giá trị hơn, cũng như làm tăng sự gắn kết, tính thân mật của các nhóm nhân thực thuộc tổ chức (nhất là các tổ chức có quy mô lớn, toàn cầu).
Những nguồn tư liệu tham khảo cho bài viết
[1] https://sea.pcmag.com/migrated-79286-mobile-apps/41801/what-is-clubhouse-the-invite-only-chat-app-explained
[2] https://sea.mashable.com/culture/13906/heres-what-you-need-to-know-about-clubhouse-the-invite-only-social-app
[3] https://www.investisdigital.com/blog/technology/why-social-audio-is-on-the-rise-and-what-you-should-do-about-it
[4] https://web-strategist.com/blog/2021/03/11/20-ways-businesses-will-engage-social-audio/
[5] https://web-strategist.com/blog/2021/01/30/the-future-of-social-audio-startups-roadmap-business-models-and-a-forecast/
Share this:
Like this: