Phóng sự về hiện trạng trạng và giải thích hikikomori là gì tại Nhật Bản. (Nguồn NHK World – Japan)
Một lối sống nhiều góc khuất tác động đến hơn nửa triệu dân số Nhật Bản; trong đó có khoảng 541,000 người thuộc nhóm độ tuổi 15 -39, dựa theo một dữ liệu và thống kê vào năm 2016. Hikikomori đang khiến cho chính phủ nước này phải đau đầu vì những hệ lụy đến an sinh xã hội lẫn nguồn nhân lực trẻ của quốc gia. Bài viết này sẽ giải thích về hiện tượng Hikikomori là gì, và tại sao nó lại xảy ra đối với người trẻ Nhật Bản.
Đôi khi một cá nhân cảm thấy muốn trốn tránh những căng thẳng và áp lực của thế giới bên ngoài là hiện tượng tâm lý khá bình thường. Trên thực tế, thời gian cách ly khỏi xã hội ngắn hạn có thể làm giảm phản ứng căng thẳng cấp tính và giúp mỗi cá nhân có thể vượt qua bệnh tật và tình trạng bị kiệt sức. Khoảng thời gian an ủi và cô lập cũng có thể giúp ích cho các giai đoạn phát triển nhận thức quan trọng – chẳng hạn như khám phá bản thân, nhận dạng của chính mình, nhất là khi còn trẻ.
Nhưng sẽ có một số người không muốn xuất hiện trở lại sau thời kỳ cô lập bản thân. Thay vào đó, họ thể hiện sự rút lui cực đoan và dai dẳng kéo dài hàng chục năm, gây đau khổ cho bản thân và những người chăm sóc, hỗ trợ họ. Ở Nhật Bản, kiểu hành vi này phổ biến đến mức được gọi là “hikikomori”.
Nguồn gốc phát triển của Hikikomori là gì
Vấn đề về sự rút lui xã hội cực đoan ở thanh niên Nhật Bản lần đầu tiên gây được chú ý vào những năm 1990. Đây là thời kỳ Nhật Bản phải trải qua một thời kỳ vô cùng biến động, nhiều khó khăn đối với nền kinh tế, khiến nhiều người trẻ tuổi không thể đạt được mục tiêu trong sự nghiệp của mình.
Nhiều người phản ứng bằng cách trốn tránh để che giấu sự xấu hổ mà họ cảm thấy. Đối với một số người, họ biến mất và không xuất hiện trở lại. Thuật ngữ hikikomori (bắt nguồn từ động từ hiki “rút lui” và komori “ở bên trong”) được đặt ra vào năm 1998 bởi giáo sư tâm thần học người Nhật Bản Tamaki Saito. Saito đã chọn thuật ngữ này để mô tả nhiều người trẻ tuổi mà ông thấy không có biểu hiện về sức khỏe tâm thần, nhưng tâm lý và hành vi vẫn ở trong trạng thái rút lui, trốn tránh và tự dày vò bản thân.
Hikikomori là gì? Đây là lối sống trong trạng thái rút lui cực độ và đau khổ
Đặc tính của Hikikomori là gì
Hikikomori hiện được xem như một hiện tượng sức khỏe tâm thần có liên đới đến văn hóa xã hội, chứ không phải là một bệnh tâm thần riêng biệt. Do có ít nhất 1,2% dân số (khoảng một triệu người) bị ảnh hưởng tại Nhật Bản, hikikomori là một “tâm bệnh” xã hội được lưu tâm hàng đầu. Hikikomori cũng ngày càng lan rộng ở các quốc gia khác. Thuật ngữ này hiện được sử dụng trên toàn thế giới để mô tả bất kỳ ai phù hợp với tiêu chí cốt lõi của nó.
Có một số đặc tính cốt lõi của hikikomori, bao gồm việc người bị ảnh hưởng tự cô lập về thể chất trong nhà của họ ít nhất sáu tháng, cắt đứt các mối quan hệ xã hội có ý nghĩa, có cảm xúc tiêu cực, đau khổ và suy giảm chức năng đáng kể – chẳng hạn như trốn tránh các nhiệm vụ lẫn nghĩa vụ mà họ có thể phải tương tác xã hội với ai đó hoặc đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc bản thân mình.
Cùng với sự cô lập về thể chất, những người hikikomori thể hiện hành vi lẫn tâm lý cực kỳ tách rời khỏi thế giới xã hội. Những nơi mà người đó mong đợi sự tương tác xã hội tích cực – chẳng hạn như trường học hoặc cơ quan – đều trở nên bất khả thi. Họ vẫn tự ngắt kết nối xã hội với những người xung quanh cho dù họ có lộ diện ra ngoài hay không. Trong khi một số người hikikomori, được gọi là soto-komori, có thể tự quản lý, lập trình một số hoạt động bên ngoài, họ sẽ hiếm khi tương tác với mọi người. Một số có thể sử dụng Internet như một cánh cửa sổ nhìn ra ngoài thế giới, nhưng họ thường không tương tác với những người khác.
Nỗi tủi hổ và chấn thương tâm lý là nguồn cơn của hikikomori
Nghiên cứu cho thấy những trải nghiệm đau thương về sự xấu hổ và thất bại thường được báo cáo là nguyên nhân gây ra hikikomori ở khắp các nền văn hóa – chẳng hạn như trượt các kỳ thi quan trọng hoặc không đảm bảo được một công việc yêu thích. Có thể hệ thống giá trị văn hóa của Nhật Bản dẫn đến việc người dân ở quốc gia này dễ bị tổn thương hơn, do chính áp lực về tính đồng nhất của tập thể và nỗi sợ hãi về sự xấu hổ của mỗi cá nhân trước xã hội. Những người hikikomori tránh tái chấn thương tâm lý bằng cách chọn không tham gia vào con đường “bình thường” mà xã hội đặt ra cho họ.
Nghiên cứu về số lượng hikikomori ở Pháp và cả những người từ các nhóm dân cư khác, đã cho thấy rằng mặc dù nhiều người mong muốn xã hội sẽ quên họ, nhưng họ không thể và sẽ không quên thế giới mà họ đã bỏ lại phía sau. Thay vào đó, họ quan sát thế giới một cách thụ động thông qua trò chơi trực tuyến và phương tiện truyền thông xã hội. Các chuyên gia cũng đang bắt đầu khám phá mối liên hệ có thể có của hikikomori với chứng tự kỷ, trầm cảm, lo âu xã hội và chứng sợ mất trí nhớ.
Một người mắc chứng hikikomori không chỉ mất đi quỹ thời gian sống quý giá của mình trong cô độc, mà tình trạng này còn ảnh hưởng đến gia đình của họ. Thông thường, các bậc phụ huynh tại Nhật Bản của những người hikikomori đã dành nhiều năm chỉ để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng các nhu cầu sống cơ bản của con họ. Điều này có nghĩa là hiếm khi có những tác nhân tự nhiên thúc đẩy họ tìm kiếm sự giúp đỡ. Sức khỏe tâm thần cũng như các dịch vụ giáo dục và chăm sóc xã hội thường quá tập trung vào việc đáp ứng các vấn đề nghiêm trọng hơn hoặc có thể quan sát thấy được. Điều này khiến các gia đình có con cái mắc chứng hikikomori cảm thấy bế tắc và cũng bị cô lập.
Nhiều hikikomori quan sát thế giới bằng Internet.
Khi sự công nhận toàn cầu về hikikomori tăng lên, mức độ phổ biến của tình trạng này có thể sẽ tăng lên. Đổi lại, nó sẽ làm nổi bật tính cấp thiết đối với các phương thức điều trị tâm lý tốt hơn. Hiện tại, các phương pháp điều trị tập trung vào hoạt động thể chất, xây dựng lại khả năng tương tác xã hội và thực hiện cách tiếp cận dần dần để họ có thể tái hòa nhập lại với công việc hoặc môi trường học tập. Các liệu pháp liên quan đến cả gia đình cũng đang được thử nghiệm.
Phục hồi cũng có thể liên quan đến việc giúp những người hikikomori tìm cách thể hiện khả năng và tài năng của họ theo cách được xã hội chấp nhận. Ví dụ, nghệ sĩ Nhật Bản Atsushi Watanabe đã sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật và các hoạt động xã hội tình nguyện để giúp bản thân mình phục hồi sau khi mắc hội chứng hikikomori.
Bản chất của hikikomori có nghĩa là việc tìm kiếm sự giúp đỡ là rất khó xảy ra. Đôi khi, tình trạng này cũng được thúc đẩy bởi sự lựa chọn hoặc cưỡng ép. Ở hiện tại, có lẽ hội chứng hikikomori đang bị lầm tưởng với lối sống cách ly xã hội – vốn xảy ra bởi đại dịch COVID-19. Nhiều người cảm thấy đây là một lối sống an toàn, phù hợp với họ, đặc biệt là khi nhiều người hiện đang làm việc tại nhà và chỉ cần giao thiệp bằng Internet. Nỗi sợ hãi bị lây nhiễm bệnh tật, mất việc làm và gián đoạn sự giao tiếp do các chỉ thị cách ly toàn xã hội cũng có thể làm tăng khả năng một cá nhân lựa chọn sự rút lui và tách biệt với xã hội bên ngoài, ngay cả khi trạng thái bình thường mới đã được thiết lập.
Chúng ta cần phải nhận thức được sự gia tăng tiềm ẩn của hội chứng hikokomori, theo đó là sự suy thoái xã hội cực đoan và dai dẳng trong và sau thời kỳ đại dịch. Nhiều người trẻ hiện nay có thể cảm thấy tuyệt vọng và không nhìn thấy triển vọng của bản thân cho một khởi đầu mới, hoặc có thể cảm thấy không thể đạt được mục tiêu của mình. Những người có thể đã mất việc làm do hậu quả của đại dịch cũng có thể sống tách biệt để tránh xấu hổ và đau khổ thêm hơn. Việc gia tăng tình trạng sống ẩn dật sẽ trở nên nghiêm trọng và dai dẳng hơn, trừ khi chúng ta đảm bảo rằng mọi người đều có thể nhận được sự trợ giúp cần thiết để duy trì kết nối với xã hội theo hướng tính cực.
Khi đã biết được hikikomori là gì, điều quan trọng nhất mà mỗi người có thể làm, là thể hiện sự quan tâm chân thành tới một ai đó mà ta nghĩ rằng họ đang có tính hướng bị ảnh hưởng bởi hội chứng hikikomori này.
Một lối sống nhiều góc khuất tác động đến hơn nửa triệu dân số Nhật Bản; trong đó có khoảng 541,000 người thuộc nhóm độ tuổi 15 -39, dựa theo một dữ liệu và thống kê vào năm 2016. Hikikomori đang khiến cho chính phủ nước này phải đau đầu vì những hệ lụy đến an sinh xã hội lẫn nguồn nhân lực trẻ của quốc gia. Bài viết này sẽ giải thích về hiện tượng Hikikomori là gì, và tại sao nó lại xảy ra đối với người trẻ Nhật Bản.
Đôi khi một cá nhân cảm thấy muốn trốn tránh những căng thẳng và áp lực của thế giới bên ngoài là hiện tượng tâm lý khá bình thường. Trên thực tế, thời gian cách ly khỏi xã hội ngắn hạn có thể làm giảm phản ứng căng thẳng cấp tính và giúp mỗi cá nhân có thể vượt qua bệnh tật và tình trạng bị kiệt sức. Khoảng thời gian an ủi và cô lập cũng có thể giúp ích cho các giai đoạn phát triển nhận thức quan trọng – chẳng hạn như khám phá bản thân, nhận dạng của chính mình, nhất là khi còn trẻ.
Nhưng sẽ có một số người không muốn xuất hiện trở lại sau thời kỳ cô lập bản thân. Thay vào đó, họ thể hiện sự rút lui cực đoan và dai dẳng kéo dài hàng chục năm, gây đau khổ cho bản thân và những người chăm sóc, hỗ trợ họ. Ở Nhật Bản, kiểu hành vi này phổ biến đến mức được gọi là “hikikomori”.
Nguồn gốc phát triển của Hikikomori là gì
Vấn đề về sự rút lui xã hội cực đoan ở thanh niên Nhật Bản lần đầu tiên gây được chú ý vào những năm 1990. Đây là thời kỳ Nhật Bản phải trải qua một thời kỳ vô cùng biến động, nhiều khó khăn đối với nền kinh tế, khiến nhiều người trẻ tuổi không thể đạt được mục tiêu trong sự nghiệp của mình.
Nhiều người phản ứng bằng cách trốn tránh để che giấu sự xấu hổ mà họ cảm thấy. Đối với một số người, họ biến mất và không xuất hiện trở lại. Thuật ngữ hikikomori (bắt nguồn từ động từ hiki “rút lui” và komori “ở bên trong”) được đặt ra vào năm 1998 bởi giáo sư tâm thần học người Nhật Bản Tamaki Saito. Saito đã chọn thuật ngữ này để mô tả nhiều người trẻ tuổi mà ông thấy không có biểu hiện về sức khỏe tâm thần, nhưng tâm lý và hành vi vẫn ở trong trạng thái rút lui, trốn tránh và tự dày vò bản thân.
Đặc tính của Hikikomori là gì
Hikikomori hiện được xem như một hiện tượng sức khỏe tâm thần có liên đới đến văn hóa xã hội, chứ không phải là một bệnh tâm thần riêng biệt. Do có ít nhất 1,2% dân số (khoảng một triệu người) bị ảnh hưởng tại Nhật Bản, hikikomori là một “tâm bệnh” xã hội được lưu tâm hàng đầu. Hikikomori cũng ngày càng lan rộng ở các quốc gia khác. Thuật ngữ này hiện được sử dụng trên toàn thế giới để mô tả bất kỳ ai phù hợp với tiêu chí cốt lõi của nó.
Có một số đặc tính cốt lõi của hikikomori, bao gồm việc người bị ảnh hưởng tự cô lập về thể chất trong nhà của họ ít nhất sáu tháng, cắt đứt các mối quan hệ xã hội có ý nghĩa, có cảm xúc tiêu cực, đau khổ và suy giảm chức năng đáng kể – chẳng hạn như trốn tránh các nhiệm vụ lẫn nghĩa vụ mà họ có thể phải tương tác xã hội với ai đó hoặc đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc bản thân mình.
Cùng với sự cô lập về thể chất, những người hikikomori thể hiện hành vi lẫn tâm lý cực kỳ tách rời khỏi thế giới xã hội. Những nơi mà người đó mong đợi sự tương tác xã hội tích cực – chẳng hạn như trường học hoặc cơ quan – đều trở nên bất khả thi. Họ vẫn tự ngắt kết nối xã hội với những người xung quanh cho dù họ có lộ diện ra ngoài hay không. Trong khi một số người hikikomori, được gọi là soto-komori, có thể tự quản lý, lập trình một số hoạt động bên ngoài, họ sẽ hiếm khi tương tác với mọi người. Một số có thể sử dụng Internet như một cánh cửa sổ nhìn ra ngoài thế giới, nhưng họ thường không tương tác với những người khác.
Nỗi tủi hổ và chấn thương tâm lý là nguồn cơn của hikikomori
Nghiên cứu cho thấy những trải nghiệm đau thương về sự xấu hổ và thất bại thường được báo cáo là nguyên nhân gây ra hikikomori ở khắp các nền văn hóa – chẳng hạn như trượt các kỳ thi quan trọng hoặc không đảm bảo được một công việc yêu thích. Có thể hệ thống giá trị văn hóa của Nhật Bản dẫn đến việc người dân ở quốc gia này dễ bị tổn thương hơn, do chính áp lực về tính đồng nhất của tập thể và nỗi sợ hãi về sự xấu hổ của mỗi cá nhân trước xã hội. Những người hikikomori tránh tái chấn thương tâm lý bằng cách chọn không tham gia vào con đường “bình thường” mà xã hội đặt ra cho họ.
Nghiên cứu về số lượng hikikomori ở Pháp và cả những người từ các nhóm dân cư khác, đã cho thấy rằng mặc dù nhiều người mong muốn xã hội sẽ quên họ, nhưng họ không thể và sẽ không quên thế giới mà họ đã bỏ lại phía sau. Thay vào đó, họ quan sát thế giới một cách thụ động thông qua trò chơi trực tuyến và phương tiện truyền thông xã hội. Các chuyên gia cũng đang bắt đầu khám phá mối liên hệ có thể có của hikikomori với chứng tự kỷ, trầm cảm, lo âu xã hội và chứng sợ mất trí nhớ.
Một người mắc chứng hikikomori không chỉ mất đi quỹ thời gian sống quý giá của mình trong cô độc, mà tình trạng này còn ảnh hưởng đến gia đình của họ. Thông thường, các bậc phụ huynh tại Nhật Bản của những người hikikomori đã dành nhiều năm chỉ để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng các nhu cầu sống cơ bản của con họ. Điều này có nghĩa là hiếm khi có những tác nhân tự nhiên thúc đẩy họ tìm kiếm sự giúp đỡ. Sức khỏe tâm thần cũng như các dịch vụ giáo dục và chăm sóc xã hội thường quá tập trung vào việc đáp ứng các vấn đề nghiêm trọng hơn hoặc có thể quan sát thấy được. Điều này khiến các gia đình có con cái mắc chứng hikikomori cảm thấy bế tắc và cũng bị cô lập.
Khi sự công nhận toàn cầu về hikikomori tăng lên, mức độ phổ biến của tình trạng này có thể sẽ tăng lên. Đổi lại, nó sẽ làm nổi bật tính cấp thiết đối với các phương thức điều trị tâm lý tốt hơn. Hiện tại, các phương pháp điều trị tập trung vào hoạt động thể chất, xây dựng lại khả năng tương tác xã hội và thực hiện cách tiếp cận dần dần để họ có thể tái hòa nhập lại với công việc hoặc môi trường học tập. Các liệu pháp liên quan đến cả gia đình cũng đang được thử nghiệm.
Phục hồi cũng có thể liên quan đến việc giúp những người hikikomori tìm cách thể hiện khả năng và tài năng của họ theo cách được xã hội chấp nhận. Ví dụ, nghệ sĩ Nhật Bản Atsushi Watanabe đã sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật và các hoạt động xã hội tình nguyện để giúp bản thân mình phục hồi sau khi mắc hội chứng hikikomori.
Bản chất của hikikomori có nghĩa là việc tìm kiếm sự giúp đỡ là rất khó xảy ra. Đôi khi, tình trạng này cũng được thúc đẩy bởi sự lựa chọn hoặc cưỡng ép. Ở hiện tại, có lẽ hội chứng hikikomori đang bị lầm tưởng với lối sống cách ly xã hội – vốn xảy ra bởi đại dịch COVID-19. Nhiều người cảm thấy đây là một lối sống an toàn, phù hợp với họ, đặc biệt là khi nhiều người hiện đang làm việc tại nhà và chỉ cần giao thiệp bằng Internet. Nỗi sợ hãi bị lây nhiễm bệnh tật, mất việc làm và gián đoạn sự giao tiếp do các chỉ thị cách ly toàn xã hội cũng có thể làm tăng khả năng một cá nhân lựa chọn sự rút lui và tách biệt với xã hội bên ngoài, ngay cả khi trạng thái bình thường mới đã được thiết lập.
Chúng ta cần phải nhận thức được sự gia tăng tiềm ẩn của hội chứng hikokomori, theo đó là sự suy thoái xã hội cực đoan và dai dẳng trong và sau thời kỳ đại dịch. Nhiều người trẻ hiện nay có thể cảm thấy tuyệt vọng và không nhìn thấy triển vọng của bản thân cho một khởi đầu mới, hoặc có thể cảm thấy không thể đạt được mục tiêu của mình. Những người có thể đã mất việc làm do hậu quả của đại dịch cũng có thể sống tách biệt để tránh xấu hổ và đau khổ thêm hơn. Việc gia tăng tình trạng sống ẩn dật sẽ trở nên nghiêm trọng và dai dẳng hơn, trừ khi chúng ta đảm bảo rằng mọi người đều có thể nhận được sự trợ giúp cần thiết để duy trì kết nối với xã hội theo hướng tính cực.
Khi đã biết được hikikomori là gì, điều quan trọng nhất mà mỗi người có thể làm, là thể hiện sự quan tâm chân thành tới một ai đó mà ta nghĩ rằng họ đang có tính hướng bị ảnh hưởng bởi hội chứng hikikomori này.
Nguồn tham khảo bài viết
[1] https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/ondemand/video/4001383/
[2] https://theconversation.com/hikikomori-understanding-the-people-who-choose-to-live-in-extreme-isolation-148482
Share this:
Like this: