Microsoft – tập đoàn sở hữu mạng xã hội LinkedIn hiện đang đứng trước những sự lựa chọn khó xử khi phát triển nền tảng phổ biến cho chính dân trí thức tại Trung Quốc, vì những chế tài bất hợp lý của chính quyền quốc gia này.
Vận hành tại thị trường Trung Quốc là một thử thách khó khăn dành cho các công ty internet nước ngoài. Để ngăn chặn sự lan truyền của những ý tưởng mà họ cho là nguy hiểm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chặn nền tảng chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới là YouTube, mạng xã hội Facebook và Twitter vào năm 2009. Một năm sau, Google cũng ngừng cung cấp công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc vì các chính sách kiểm duyệt vô lý. Người dân Trung Quốc nếu muốn truy cập mạng xã hội phương Tây sẽ phải thông qua mạng riêng ảo, điều này rất phức tạp và được cho là bất hợp pháp.
Một ngoại lệ vẫn phát triển vương thịnh, mặc cho luật internet đầy quy chế của chính phủ Cộng Sản là mạng xã hội LinkedIn. Chính phủ Trung Quốc vẫn chấp nhận mạng lưới dành cho tệp “cổ cồn trắng”, có lẽ bởi vì hầu hết mọi người sử dụng nó để tìm kiếm việc làm và liên hệ kinh doanh, chứ không phải nói về chính trị. Số lượng người dùng Trung Quốc của LinkedIn đã tăng nhanh chóng kể từ khi Microsoft mua nó vào năm 2016, lên đến 53 triệu, chiếm khoảng 7% tổng số người dùng toàn cầu của LinkedIn. Con số này đã tăng từ 1,4% vào năm 2014. Microsoft không tiết lộ Trung Quốc hiện đóng góp bao nhiêu vào doanh thu của LinkedIn, nhưng từng công bố con số 8 tỷ USD vào năm 2020.
Nhưng việc hoạt động trong một chế độ “độc tài” dẫn đến việc Microsoft phải đối diện với những thử thách khó nhằn cho một nền tảng được thiết kế để trao đổi ý tưởng, giáo dục, cũng như mở rộng kết nối. Để tuân thủ luật pháp của Trung Quốc, mạng xã hội LinkedIn phải giới hạn những gì người dùng có thể đăng. Kể từ tháng Ba, khi cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc chỉ trích việc kiểm soát lỏng lẻo của Microsoft với LinkedIn, dường như họ đã tăng cường những nỗ lực đó.
Nhiều người dùng đã nhận được thông báo rằng hồ sơ và hoạt động của họ không được hiển thị ở Trung Quốc. Một học giả có trụ sở tại Đài Loan, J. Michael Cole, gần đây đã phát hiện ra rằng hồ sơ của mình đã bị chặn ở Trung Quốc. LinkedIn chỉ ra sự hiện diện của nội dung “nhạy cảm” trong phần nội dung đăng tải trên tài khoản của Cole nhưng không nói rõ thêm. Ông Cole tin rằng nguyên do cụ thể có thể liên quan đến các đề cập đến những cuốn sách ông đã viết về Đài Loan – nơi mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình.
Giống như các phương tiện truyền thông xã hội khác được Bắc Kinh dung túng, LinkedIn không được cho phép một số từ nhất định xuất hiện trên nền tảng của mình. Nhưng các quy tắc rất mập mờ, ngay cả đối với các nền tảng internet lớn. Nếu LinkedIn đã nhận được danh sách các từ khóa bị cấm từ các cơ quan quản lý hoặc đưa ra một danh sách nội bộ, LinkedIn chắc chắn sẽ không tiết lộ danh sách đó.
Liu Dongshu, một học giả về chính trị internet của Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông, cho rằng LinkedIn có thể không có danh sách như vậy mà thay vào đó, tùy vào từng trường hợp sẽ kiểm duyệt một số nội dung có thể bị phản đối bởi chính phủ Trung Quốc, để tránh rắc rối. Điều này khiến người dùng LinkedIn ở một vị trí không khác với chính mạng xã hội này khi đối diện với chính quyền: không có quy tắc rõ ràng về những gì họ có thể và không thể đăng tại Trung Quốc. Điều đó có thể dẫn đến việc người dùng sẽ tự kiểm duyệt nội dung họ đăng tải, hạn chế thông tin và chia sẻ quan điểm.
LinkedIn nói rằng họ có “nghĩa vụ tôn trọng luật an ninh mạng, bao gồm cả việc tuân thủ các quy định của chính phủ Trung Quốc”. Khi được tờ The Economist yêu cầu trích dẫn các quy định buộc nền tảng này phải chặn hồ sơ người dùng, người phát ngôn của LinkedIn lẫn Microsoft đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Tất cả các công ty nước ngoài đều phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn ở Trung Quốc, nơi vừa là thị trường rộng lớn vừa là một chế độ chuyên quyền. Những doanh nghiệp lớn có tổ chức hoạt động quy mô tại Trung Quốc có xu hướng tuân phục. Apple, công ty vừa sản xuất và bán rất nhiều sản phẩm iPhone ở Trung Quốc, đã phải xóa các chương trình “nhạy cảm” khỏi cửa hàng ứng dụng của mình tại thị trường của đất nước tỷ dân này.
Các công ty không muốn hạ mình trước chế độ chuyên quyền của Trung Quốc có thể đi theo con đường “danh dự” hơn. Facebook, Google và Twitter được cho là đã đe dọa rút khỏi Hong Kong, nơi mà Đảng Cộng sản gần đây đã siết chặt quản lý hơn. Đó là một điều đáng quan ngại, khi các công ty công nghệ này đang góp công lớn để tình hình chính trị tại Hong Kong được cập nhật minh bạch, góc nhìn đa chiều với thế giới.
Microsoft – công ty sở hữu mạng xã hội LinkedIn phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn mà họ chưa từng gặp phải ở bất kỳ khu vực nào khác.
Sự chấp nhận của Microsoft nằm ở đâu đó ở giữa. Trung Quốc là quốc gia gây ra nhiều vấn đề đáng bức xúc cho công ty: từ phần mềm Windows và Office bị vi phạm bản quyền trắng trợn, đến các cuộc tấn công vào các văn phòng của họ bởi các cơ quan quản lý chống độc quyền. Vào ngày 19 tháng Bảy năm nay, Mỹ và một số đồng minh đã đổ lỗi cho Trung Quốc về vụ hack lớn vào dịch vụ email Exchange của Microsoft. Đồng thời, nhiều người Trung Quốc đã dần chịu trả tiền cho các sản phẩm ban đầu của họ — và Microsoft chắc chắn sẽ muốn nhiều khách hàng tại Trung Quốc làm vậy.
Hành vi trả tiền bản quyền hợp pháp, tuy không làm doanh số của công ty tại Trung Quốc tăng đột biến, nhưng vào năm ngoái, chủ tịch của Microsoft cho biết thị trường này đóng góp ít hơn 2% vào doanh thu toàn cầu. Nếu thị phần đó tiếp tục tăng lên, thì việc Microsoft tự kiểm duyệt nội dung trên LinkedIn có thể là cái giá cần phải trả. Mạng xã hội LinkedIn bị cưỡng chế nội dung tại Trung Quốc, hẳn sẽ là một sự cảnh báo cho các công lớn internet khác đang cân nhắc về thị trường này.
Bài viết được chuyển ngữ từ chuyên đề này trên The Economist.
Microsoft – tập đoàn sở hữu mạng xã hội LinkedIn hiện đang đứng trước những sự lựa chọn khó xử khi phát triển nền tảng phổ biến cho chính dân trí thức tại Trung Quốc, vì những chế tài bất hợp lý của chính quyền quốc gia này.
Vận hành tại thị trường Trung Quốc là một thử thách khó khăn dành cho các công ty internet nước ngoài. Để ngăn chặn sự lan truyền của những ý tưởng mà họ cho là nguy hiểm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chặn nền tảng chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới là YouTube, mạng xã hội Facebook và Twitter vào năm 2009. Một năm sau, Google cũng ngừng cung cấp công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc vì các chính sách kiểm duyệt vô lý. Người dân Trung Quốc nếu muốn truy cập mạng xã hội phương Tây sẽ phải thông qua mạng riêng ảo, điều này rất phức tạp và được cho là bất hợp pháp.
Một ngoại lệ vẫn phát triển vương thịnh, mặc cho luật internet đầy quy chế của chính phủ Cộng Sản là mạng xã hội LinkedIn. Chính phủ Trung Quốc vẫn chấp nhận mạng lưới dành cho tệp “cổ cồn trắng”, có lẽ bởi vì hầu hết mọi người sử dụng nó để tìm kiếm việc làm và liên hệ kinh doanh, chứ không phải nói về chính trị. Số lượng người dùng Trung Quốc của LinkedIn đã tăng nhanh chóng kể từ khi Microsoft mua nó vào năm 2016, lên đến 53 triệu, chiếm khoảng 7% tổng số người dùng toàn cầu của LinkedIn. Con số này đã tăng từ 1,4% vào năm 2014. Microsoft không tiết lộ Trung Quốc hiện đóng góp bao nhiêu vào doanh thu của LinkedIn, nhưng từng công bố con số 8 tỷ USD vào năm 2020.
Nhưng việc hoạt động trong một chế độ “độc tài” dẫn đến việc Microsoft phải đối diện với những thử thách khó nhằn cho một nền tảng được thiết kế để trao đổi ý tưởng, giáo dục, cũng như mở rộng kết nối. Để tuân thủ luật pháp của Trung Quốc, mạng xã hội LinkedIn phải giới hạn những gì người dùng có thể đăng. Kể từ tháng Ba, khi cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc chỉ trích việc kiểm soát lỏng lẻo của Microsoft với LinkedIn, dường như họ đã tăng cường những nỗ lực đó.
Nhiều người dùng đã nhận được thông báo rằng hồ sơ và hoạt động của họ không được hiển thị ở Trung Quốc. Một học giả có trụ sở tại Đài Loan, J. Michael Cole, gần đây đã phát hiện ra rằng hồ sơ của mình đã bị chặn ở Trung Quốc. LinkedIn chỉ ra sự hiện diện của nội dung “nhạy cảm” trong phần nội dung đăng tải trên tài khoản của Cole nhưng không nói rõ thêm. Ông Cole tin rằng nguyên do cụ thể có thể liên quan đến các đề cập đến những cuốn sách ông đã viết về Đài Loan – nơi mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình.
Giống như các phương tiện truyền thông xã hội khác được Bắc Kinh dung túng, LinkedIn không được cho phép một số từ nhất định xuất hiện trên nền tảng của mình. Nhưng các quy tắc rất mập mờ, ngay cả đối với các nền tảng internet lớn. Nếu LinkedIn đã nhận được danh sách các từ khóa bị cấm từ các cơ quan quản lý hoặc đưa ra một danh sách nội bộ, LinkedIn chắc chắn sẽ không tiết lộ danh sách đó.
Liu Dongshu, một học giả về chính trị internet của Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông, cho rằng LinkedIn có thể không có danh sách như vậy mà thay vào đó, tùy vào từng trường hợp sẽ kiểm duyệt một số nội dung có thể bị phản đối bởi chính phủ Trung Quốc, để tránh rắc rối. Điều này khiến người dùng LinkedIn ở một vị trí không khác với chính mạng xã hội này khi đối diện với chính quyền: không có quy tắc rõ ràng về những gì họ có thể và không thể đăng tại Trung Quốc. Điều đó có thể dẫn đến việc người dùng sẽ tự kiểm duyệt nội dung họ đăng tải, hạn chế thông tin và chia sẻ quan điểm.
LinkedIn nói rằng họ có “nghĩa vụ tôn trọng luật an ninh mạng, bao gồm cả việc tuân thủ các quy định của chính phủ Trung Quốc”. Khi được tờ The Economist yêu cầu trích dẫn các quy định buộc nền tảng này phải chặn hồ sơ người dùng, người phát ngôn của LinkedIn lẫn Microsoft đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Tất cả các công ty nước ngoài đều phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn ở Trung Quốc, nơi vừa là thị trường rộng lớn vừa là một chế độ chuyên quyền. Những doanh nghiệp lớn có tổ chức hoạt động quy mô tại Trung Quốc có xu hướng tuân phục. Apple, công ty vừa sản xuất và bán rất nhiều sản phẩm iPhone ở Trung Quốc, đã phải xóa các chương trình “nhạy cảm” khỏi cửa hàng ứng dụng của mình tại thị trường của đất nước tỷ dân này.
Các công ty không muốn hạ mình trước chế độ chuyên quyền của Trung Quốc có thể đi theo con đường “danh dự” hơn. Facebook, Google và Twitter được cho là đã đe dọa rút khỏi Hong Kong, nơi mà Đảng Cộng sản gần đây đã siết chặt quản lý hơn. Đó là một điều đáng quan ngại, khi các công ty công nghệ này đang góp công lớn để tình hình chính trị tại Hong Kong được cập nhật minh bạch, góc nhìn đa chiều với thế giới.
Sự chấp nhận của Microsoft nằm ở đâu đó ở giữa. Trung Quốc là quốc gia gây ra nhiều vấn đề đáng bức xúc cho công ty: từ phần mềm Windows và Office bị vi phạm bản quyền trắng trợn, đến các cuộc tấn công vào các văn phòng của họ bởi các cơ quan quản lý chống độc quyền. Vào ngày 19 tháng Bảy năm nay, Mỹ và một số đồng minh đã đổ lỗi cho Trung Quốc về vụ hack lớn vào dịch vụ email Exchange của Microsoft. Đồng thời, nhiều người Trung Quốc đã dần chịu trả tiền cho các sản phẩm ban đầu của họ — và Microsoft chắc chắn sẽ muốn nhiều khách hàng tại Trung Quốc làm vậy.
Hành vi trả tiền bản quyền hợp pháp, tuy không làm doanh số của công ty tại Trung Quốc tăng đột biến, nhưng vào năm ngoái, chủ tịch của Microsoft cho biết thị trường này đóng góp ít hơn 2% vào doanh thu toàn cầu. Nếu thị phần đó tiếp tục tăng lên, thì việc Microsoft tự kiểm duyệt nội dung trên LinkedIn có thể là cái giá cần phải trả. Mạng xã hội LinkedIn bị cưỡng chế nội dung tại Trung Quốc, hẳn sẽ là một sự cảnh báo cho các công lớn internet khác đang cân nhắc về thị trường này.
Bài viết được chuyển ngữ từ chuyên đề này trên The Economist.
Share this:
Like this: