KOL là một khái niệm quen thuộc với phần lớn chúng ta. Nhưng vậy còn KOC là gì?gì? Vai trò và mục tiêu hợp tác cùng KOC của các thương hiệu nên là gì?
KOL là gì?
Định nghĩa về KOL (Key Opinion Leader) là một chuyên gia có ý kiến được đánh giá cao trong một ngành hoặc lĩnh vực, đòi hỏi kiến thức cụ thể và tệp khán giả lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của họ. KOLs là những cá nhân được tin cậy và tôn trọng đặc biệt về kiến thức trong ngành của họ.
KOL không chỉ đơn thuần là diễn viên, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, mà còn có thể là những người có thâm niên lâu năm trong một ngành nghề cụ thể, chẳng hạn như tài chính, crypto, giáo dục… và họ có những nền tảng phù hợp để chia sẻ những quan điểm, kiến thức được tích lũy của mình tới tệp người theo dõi họ.
KOC là gì?
KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng hàng ngày, trở nên có giá trị dựa trên tính tương đối và bản chất đáng tin cậy của họ khi đưa ra những quan điểm chủ quan nhưng xác đáng, mang tính cá nhân. Toàn bộ trọng tâm của KOC là đánh giá sản phẩm của một hay nhiều nhãn hàng, tuy nhiên, họ thường chỉ có vài trăm người theo dõi trên tài khoản của mình. Đối với người tiêu dùng Trung Quốc thuộc thế hệ Millennials, thì KOC sẽ có sức thuyết phục hơn. KOC sẽ giống như một người bạn đáng tin cậy và các bài đánh giá sản phẩm của họ có thể có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng.
Không giống như các chiến dịch KOL, các chiến dịch KOC thường không phải trả tiền – các KOC nhận được sản phẩm miễn phí từ thương hiệu và nếu họ thích sản phẩm sẽ tự review nó.
3 điểm khác biệt chính giữa KOC và KOL
1. Mức độ chủ động
Các thương hiệu chủ động tiếp cận KOL, trả tiền hoặc cung ứng sản phẩm tới KOL để họ quảng bá sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Trong khi KOC trước hết là người tiêu dùng, do đó họ bắt đầu quá trình thử và xem xét các sản phẩm mà họ quan tâm.
2. Quy mô đối tượng
KOLs được phân loại theo số lượng người theo dõi, chẳng hạn như Người có ảnh hưởng nhỏ là nano (5.000–1 nghìn) hay người nổi tiếng celebrity (hàng triệu). Ngược lại, quy mô khán giả không phải là tiêu chí quan trọng đối với KOC, trên thực tế, họ rất có thể có ít người theo dõi hơn KOL.
3. Tính xác thực
KOC có nhiều sự tín nhiệm hơn đối với người theo dõi họ vì việc kiểm tra và đánh giá sản phẩm là chuyên môn, gắn liền với uy tín của họ. Trong khi đó, những người theo dõi KOLs nhận thức được sự hợp tác có lợi ích về kinh tế giữa các thương hiệu và những người có ảnh hưởng trên MXH như họ, do đó tính xác thực không mạnh bằng KOC. Phải nói rằng, KOL tuy vẫn uy tín hơn influencer – vốn dĩ luôn đặt nặng lợi ích về kinh tế hơn tính xác thực, thì KOC còn uy tín hơn cả KOL, vì họ là người tiêu dùng, đưa ra quan điểm xác thực trên phương diện người tiêu dùng, và KOC chắc chắn sẽ có thể đánh giá, phân tích, so sánh chuyên sâu về sản phẩm hơn.
Sự phát triển của KOC tại thị trường Trung Quốc
KOC bắt đầu trở nên rầm rộ và phổ biến tại Trung Quốc kể từ 2019. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ray Veras, Người đồng sáng lập nền tảng tiếp thị KOC của Trung Quốc là Pingjia Daren, đã chia sẻ một số lý do tại sao tiếp thị KOC lại thành công tại quốc gia tỷ dân này.
Tháp phân tầng sức ảnh hưởng trong chiến lược tiếp thị ảnh hưởng tại Trung Quốc.
Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng sành sỏi hơn, họ có rất nhiều lựa chọn để tránh hình thức quảng cáo truyền thống. Khoảng thời gian chú ý của họ cũng đang giảm đi có nghĩa là thương hiệu sẽ khó giữ được sự chú ý của khách hàng hơn.
Không giống như vài năm trước, người tiêu dùng hiện đang rất biết rằng KOLs đang quảng cáo sản phẩm vì họ đang được trả tiền. Họ đang khao khát có thêm nhiều nội dung không bị ảnh hưởng về mặt thương mại.
Toàn cảnh mạng xã hội Trung Quốc đang trở nên phân mảnh hơn. Người tiêu dùng có thể chuyển sang một số nền tảng để lấy thông tin, điều này tạo ra sự phức tạp cho các thương hiệu không biết nền tảng nào sẽ hoạt động hoặc cách tận dụng tốt nhất từng nền tảng vì chúng có các quy tắc và thuật toán lẫn phương pháp hoạt động hoàn toàn khác biệt.
Trong vài năm gần đây, hiệu suất từ các KOL ở Trung Quốc đã giảm, tuy nhiên chi phí lại tăng lên và trở nên không quá sức đối với nhiều thương hiệu. Cũng có nhiều trường hợp KOL thổi phồng hiệu suất về sự hợp tác của hai bên, càng khiến cho thương hiệu cảm thấy đây không phải là một cách thức hợp tác với lợi ích của mình được tối ưu hóa tốt nhất.
Để có hiệu quả, tiếp thị KOC cần được thực hiện trên quy mô đại chúng, với mục tiêu xây dựng giá trị thương hiệu và từng bước nâng cao doanh số bán hàng từ trung hạn đến dài hạn. Trong hai năm qua, một số thương hiệu nội địa Trung Quốc đã tận dụng tiếp thị KOC để đạt được thành công lớn và nó sẽ tiếp tục là một phương thức tiếp thị phổ biến trong tương lai.
Chính kiến của KOC là cầu nối hoàn hảo giữa tiếp thị CRM và KOL.
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là cần thiết cho hầu hết các doanh nghiệp, vì nó sẽ giúp cải thiện mối quan hệ kinh doanh với khách hàng.
Hợp tác cùng KOC cũng đặc biệt hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng. Khi kết hợp đồng thời với sự hợp tác cùng KOLs để nâng cao hình ảnh của thương hiệu, sự cộng hưởng hòa hợp có thể tác động đến người tiêu dùng theo cách mạnh mẽ.
Trong tương lai, các thương hiệu tại Trung Quốc kỳ vọng sẽ tạo ra cầu nối giữa CRM và KOC – dựa trên ảnh hưởng, đánh giá xác thực, khả năng sáng tạo của KOC để xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá tính hiệu quả chiến lược tiếp thị của thương hiệu.
Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên Medium.
KOL là một khái niệm quen thuộc với phần lớn chúng ta. Nhưng vậy còn KOC là gì?gì? Vai trò và mục tiêu hợp tác cùng KOC của các thương hiệu nên là gì?
KOL là gì?
Định nghĩa về KOL (Key Opinion Leader) là một chuyên gia có ý kiến được đánh giá cao trong một ngành hoặc lĩnh vực, đòi hỏi kiến thức cụ thể và tệp khán giả lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của họ. KOLs là những cá nhân được tin cậy và tôn trọng đặc biệt về kiến thức trong ngành của họ.
KOL không chỉ đơn thuần là diễn viên, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, mà còn có thể là những người có thâm niên lâu năm trong một ngành nghề cụ thể, chẳng hạn như tài chính, crypto, giáo dục… và họ có những nền tảng phù hợp để chia sẻ những quan điểm, kiến thức được tích lũy của mình tới tệp người theo dõi họ.
KOC là gì?
KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng hàng ngày, trở nên có giá trị dựa trên tính tương đối và bản chất đáng tin cậy của họ khi đưa ra những quan điểm chủ quan nhưng xác đáng, mang tính cá nhân. Toàn bộ trọng tâm của KOC là đánh giá sản phẩm của một hay nhiều nhãn hàng, tuy nhiên, họ thường chỉ có vài trăm người theo dõi trên tài khoản của mình. Đối với người tiêu dùng Trung Quốc thuộc thế hệ Millennials, thì KOC sẽ có sức thuyết phục hơn. KOC sẽ giống như một người bạn đáng tin cậy và các bài đánh giá sản phẩm của họ có thể có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng.
Không giống như các chiến dịch KOL, các chiến dịch KOC thường không phải trả tiền – các KOC nhận được sản phẩm miễn phí từ thương hiệu và nếu họ thích sản phẩm sẽ tự review nó.
3 điểm khác biệt chính giữa KOC và KOL
1. Mức độ chủ động
Các thương hiệu chủ động tiếp cận KOL, trả tiền hoặc cung ứng sản phẩm tới KOL để họ quảng bá sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Trong khi KOC trước hết là người tiêu dùng, do đó họ bắt đầu quá trình thử và xem xét các sản phẩm mà họ quan tâm.
2. Quy mô đối tượng
KOLs được phân loại theo số lượng người theo dõi, chẳng hạn như Người có ảnh hưởng nhỏ là nano (5.000–1 nghìn) hay người nổi tiếng celebrity (hàng triệu). Ngược lại, quy mô khán giả không phải là tiêu chí quan trọng đối với KOC, trên thực tế, họ rất có thể có ít người theo dõi hơn KOL.
3. Tính xác thực
KOC có nhiều sự tín nhiệm hơn đối với người theo dõi họ vì việc kiểm tra và đánh giá sản phẩm là chuyên môn, gắn liền với uy tín của họ. Trong khi đó, những người theo dõi KOLs nhận thức được sự hợp tác có lợi ích về kinh tế giữa các thương hiệu và những người có ảnh hưởng trên MXH như họ, do đó tính xác thực không mạnh bằng KOC. Phải nói rằng, KOL tuy vẫn uy tín hơn influencer – vốn dĩ luôn đặt nặng lợi ích về kinh tế hơn tính xác thực, thì KOC còn uy tín hơn cả KOL, vì họ là người tiêu dùng, đưa ra quan điểm xác thực trên phương diện người tiêu dùng, và KOC chắc chắn sẽ có thể đánh giá, phân tích, so sánh chuyên sâu về sản phẩm hơn.
Sự phát triển của KOC tại thị trường Trung Quốc
KOC bắt đầu trở nên rầm rộ và phổ biến tại Trung Quốc kể từ 2019. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ray Veras, Người đồng sáng lập nền tảng tiếp thị KOC của Trung Quốc là Pingjia Daren, đã chia sẻ một số lý do tại sao tiếp thị KOC lại thành công tại quốc gia tỷ dân này.
Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng sành sỏi hơn, họ có rất nhiều lựa chọn để tránh hình thức quảng cáo truyền thống. Khoảng thời gian chú ý của họ cũng đang giảm đi có nghĩa là thương hiệu sẽ khó giữ được sự chú ý của khách hàng hơn.
Không giống như vài năm trước, người tiêu dùng hiện đang rất biết rằng KOLs đang quảng cáo sản phẩm vì họ đang được trả tiền. Họ đang khao khát có thêm nhiều nội dung không bị ảnh hưởng về mặt thương mại.
Toàn cảnh mạng xã hội Trung Quốc đang trở nên phân mảnh hơn. Người tiêu dùng có thể chuyển sang một số nền tảng để lấy thông tin, điều này tạo ra sự phức tạp cho các thương hiệu không biết nền tảng nào sẽ hoạt động hoặc cách tận dụng tốt nhất từng nền tảng vì chúng có các quy tắc và thuật toán lẫn phương pháp hoạt động hoàn toàn khác biệt.
Trong vài năm gần đây, hiệu suất từ các KOL ở Trung Quốc đã giảm, tuy nhiên chi phí lại tăng lên và trở nên không quá sức đối với nhiều thương hiệu. Cũng có nhiều trường hợp KOL thổi phồng hiệu suất về sự hợp tác của hai bên, càng khiến cho thương hiệu cảm thấy đây không phải là một cách thức hợp tác với lợi ích của mình được tối ưu hóa tốt nhất.
Để có hiệu quả, tiếp thị KOC cần được thực hiện trên quy mô đại chúng, với mục tiêu xây dựng giá trị thương hiệu và từng bước nâng cao doanh số bán hàng từ trung hạn đến dài hạn. Trong hai năm qua, một số thương hiệu nội địa Trung Quốc đã tận dụng tiếp thị KOC để đạt được thành công lớn và nó sẽ tiếp tục là một phương thức tiếp thị phổ biến trong tương lai.
Chính kiến của KOC là cầu nối hoàn hảo giữa tiếp thị CRM và KOL.
Chiến lược CRM (Customer Relationship Management) là cần thiết cho hầu hết các doanh nghiệp, vì nó sẽ giúp cải thiện mối quan hệ kinh doanh với khách hàng.
Hợp tác cùng KOC cũng đặc biệt hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng. Khi kết hợp đồng thời với sự hợp tác cùng KOLs để nâng cao hình ảnh của thương hiệu, sự cộng hưởng hòa hợp có thể tác động đến người tiêu dùng theo cách mạnh mẽ.
Trong tương lai, các thương hiệu tại Trung Quốc kỳ vọng sẽ tạo ra cầu nối giữa CRM và KOC – dựa trên ảnh hưởng, đánh giá xác thực, khả năng sáng tạo của KOC để xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá tính hiệu quả chiến lược tiếp thị của thương hiệu.
Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên Medium.
Share this:
Like this: