Bài review Squid Game sẽ có tiết lộ nội dung phim, bạn đọc nên cân nhắc.
Rose quả thực bị sang chấn tâm lý sau khi xem Squid Game – series ngắn đình đám nhất của Netflix hiện nay. Lý do cụ thể nhất vẫn là nội dung phim, cùng những hình ảnh chân-thực-nhưng-dã-man về nhiều cách thức mà thân xác của con người sẽ bị hủy hoại thế nào. Cá nhân Rose có thể nhận định được vì những lý do gì mà bộ phim này lại tạo được tiếng vang đến vậy. Tuy là một series ngắn với nhịp tiến nhanh, nhưng những cảm xúc, dư vị lắng đọng mà bộ phim này làm được là không tích cực (hiển nhiên).
Review Squid Game chỉ mang ý kiến cảm quan của cá nhân.
Rose có góc nhìn trung lập về bộ phim đang rất được lòng số đông này. Có những yếu tố của Squid Game của đạo diễn và tác giả Hwang Dong-hyuk mà Rose rất thích, nhưng về tổng hòa thì phim lại có khá nhiều điểm trừ. Một cách công tâm, Rose sẽ nhận định rằng đây là một tác phẩm có học hỏi và cóp nhặt vụn vặt từ khá nhiều những tác phẩm điện ảnh, series, phim hoạt hình lẫn manga. Nhưng đây cũng có thể được xem là một phương cách sáng tạo điển hình ở bất kỳ một nhóm ngành nào, khi kế thừa và học hỏi từ những người đi trước. Để cụ thể hơn về nhận định của mình, Rose sẽ chỉ đi vào những điểm mình rất thích và rất không thích của Squid Game.
Tuy vậy phải nói rằng điểm trừ có sức nặng hơn là điểm cộng khi Rose review Squid Game.
Những lý do mà Squid Game lại trở nên hiện tượng toàn cầu
Xã hội hiện đại của chúng ta thích mô tuýp kẻ chiến thắng (hay là kẻ may mắn nhất). Nghĩ thử mà xem, rất nhiều những chương trình truyền hình thực tế hay tìm kiếm tài năng hiện nay đều khai thác cùng mô tuýp như vậy: tuyển lựa thí sinh tiềm năng – họ phải rèn luyện, trau dồi, thi đấu trong một môi trường đầy tính cạnh tranh, mâu thuẫn – giám khảo sẽ lựa chọn người xứng đáng nhất để trao ngôi vị quán quân.
Trong ngành game cũng thế thôi, các tựa game đình đám, hấp dẫn người chơi nhất vẫn là thể loại tranh đấu, sinh tồn – nơi mà sẽ chỉ có một kẻ thắng cuộc (hoặc một team) sau cùng. Điểm qua các tựa game như vậy là Fortnite, Free Fire, PUBG, Arena of Valor, Among Us… Các tựa game này có đến cả trăm triệu người chơi và hiển nhiên tệp này sẽ là những người thích thưởng thức Squid Game nhất.
Đạo diễn Hwang Dong-hyuk.
Đạo diễn Hwang Dong-hyuk nói rằng ông đã tốn mất 10 năm để thương thuyết, cố gắng để kịch bản trên giấy của mình được chuyển thành một series. Lý do mà Netflix lựa chọn kịch bản của đạo diễn vì thể loại phim sinh tồn, tranh đấu giành ngôi vị quán quân đã trở thành thức lãm yêu thích của khán giả trẻ tuổi. Số liệu, nghiên cứu và thống kê cụ thể đã cho thấy tiềm năng đó của Squid Game – một kịch bản phim với các chi tiết nhuốm máu gây sốc, đấu trí, ganh đua khốc liệt, sự tranh đấu giữa bản ngã con người, giữa thiện và ác… Squid Game hội tụ đủ các yếu tố “ăn khách” của phim truyền hình hiện đại (ngay cả yếu tố câu dẫn là tình dục – sex).
Với sự thúc đẩy và đầu tư của Netflix, Squid Game không thể nào không tạo dựng được tiếng vang như mong đợi. Những yếu tố cộng hưởng khác cũng cần phải kể đến là sự thịnh hành của văn hóa K-pop, bộ phim thắng giải Oscar trước đó của Hàn Quốc là Parasite. Sự góp mặt của những ngôi sao có tên tuổi của điện ảnh Hàn như Lee Byung Hun, Lee Jung-jae, đặc biệt là Gong Yoo, cũng phần nào khiến series này được chú ý hơn.
Nam diễn viên Gong Yoo xuất hiện chớp nhoáng trong 2 tập của Squid Game.
Hiển nhiên, ở trên chỉ là những luận điểm của cá nhân Rose. Còn góc nhìn của khoa học là như thế nào?
Vào năm 2013, Anne Bartsch thuộc trường Đại học Augsburg, Đức và Louise Mares thuộc trường Đại học Wisconsin-Madison, đã trình bày nghiên cứu tại Hội nghị thường niên lần thứ 63 của Hiệp hội Truyền thông Quốc tế (International Communication Association). Nghiên cứu của họ đã xem xét liệu những động cơ nghiêm túc, đáng suy ngẫm và tìm kiếm sự thật rằng bạo lực không chỉ là một thú vui trí tuệ.
Họ đã mời một nhóm người tình nguyện viên đến từ Đức và Mỹ (tổng cộng 482 người tham gia), ở độ tuổi từ 18-82 và có trình độ học vấn khác nhau. Những người tham gia đã xem các đoạn giới thiệu phim có các mức độ máu me và ý nghĩa khác nhau, đồng thời đánh giá khả năng xem toàn bộ phim. Họ cũng chỉ ra nhận thức của họ về bộ phim (đẫm máu, ý nghĩa, kích thích tư duy, hồi hộp, v.v.) như thế nào.
Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng khán giả không nhất thiết bị thu hút bởi nội dung bạo lực, nhưng dường như bị thu hút bởi nội dung bạo lực vì họ dự đoán những lợi ích khác, chẳng hạn như cảm giác hồi hộp và gay cấn.
Squid Game hội tụ đủ các yếu tố “ăn khách” của phim truyền hình hiện đại.
Những phát hiện này cho thấy rằng những thú vui “khoái lạc” như vậy chỉ là một phần của câu chuyện về lý do tại sao chúng ta sẵn sàng tiếp cận những hình ảnh đổ máu, kích động và bạo lực. Một số kiểu bạo lực dường như thu hút khán giả vì chúng hứa hẹn sẽ đáp ứng động cơ tìm kiếm sự thật, bằng cách cung cấp những hiểu biết có ý nghĩa sâu sắc về một số khía cạnh tiềm ẩn của con người.
Có lẽ những mô tả bạo lực được coi là có ý nghĩa, gây xúc động và kích thích suy nghĩ có thể thúc đẩy sự đồng cảm với nạn nhân, sự ngưỡng mộ đối với hành động dũng cảm và vẻ đẹp đạo đức khi đối mặt với bạo lực, hoặc tự phản ánh bản thân trước những xung động bạo lực. Việc xem xét mức độ phổ biến của các phản ứng ủng hộ hay phản đối như vậy, và các điều kiện mà chúng xảy ra sẽ đưa ra một tính hướng mang tính lý thuyết và có giá trị xã hội cho các hoàn cảnh xã hội khác nhau.
Bối cảnh của phim rất đẹp. Tất cả mọi không gian trong phim được dung hòa giữa thực tế và tính sáng tạo ở mức tối đa. Những khung cảnh bình dị, nghèo khó trong những con hẻm lao động nghèo giữa thành phố Seoul đầy năng động có phần nào gợi lên lòng trắc ẩn trong lòng mỗi người xem. Giữa những số phận có phần bi thảm đấy, tấm lòng quan tâm, đùm bọc, tử tế vẫn tồn tại. Đó là một nét đẹp nhân văn của bộ phim, cũng giống như tác phẩm điện ảnh Parasite của đạo diễn Bong Joon-ho vào năm 2019.
Khung cảnh đẹp nhất trong phim, hiển nhiên là khu vực dẫn thí sinh vào các khu thi đấu sinh tử, với tông màu sáng, sắp đặt thành các khối màu bắt mắt – để làm tiêu giảm đi phần nào những tình tiết ám ảnh, tàn nhẫn của mạch phim. Khung cảnh này được sắp đặt những góc máy quay rất sáng tạo, mà theo như chia sẻ của chính đạo diễn Hwang Dong-hyuk là được lấy cảm hứng từ tác phẩm Relativity của họa sĩ người Hà Lan M. C. Escher. Yếu tố màu sắc đối lập xuyên suốt trong những trò chơi, những khối hình học để phân tầng cấp bậc của nhân viên được tỉ mỉ tính toán, dàn dựng để hiệu ứng thị giác của phim trở nên vô cùng đáng nhớ.
Relativity của họa sĩ M.C Escher.
Diễn xuất trong phim của dàn diễn viên chính rất thuyết phục. Có thể nói đây là một bộ phim mà quá trình tuyển lựa, phân vai và dàn trải đất diễn cho từng tuyến nhân vật là vô cùng hợp lý. Bất kể một diễn viên chính hay phụ nào trong phim, như Abdul Ali, Kang Sae-byeok, Ji-yeong bỏ mạng tại đấu trường sinh tử, hay là nam cảnh sát Hwang Jun-ho gục ngã trước họng súng của người anh trai ruột mình hết mực tôn quý, hay người mẹ tảo tần Gi-hun lặng lẽ qua đời trong sự cô độc và buổn tủi, cũng đều khiến cho khán giả phải chia sẻ và cảm thấy thương cảm cho số phận nhân vật.
Cá nhân Rose sẽ có một sự liên tưởng (không phải phép so sánh) giữa thành công của Parasite và Squid Game. Chúng có cùng một khuôn mẫu chung là sự cơ cực, nghèo khổ của các nhân vật chính; hành trình “làm giàu” nhưng đầy mất mát; cũng cùng là mô tuýp người nghèo khao khát thế giới của người giàu – trong khi người giàu cũng lắm bận nỗi lòng vì vật chất dư dả. Những bối cảnh đẹp đẽ, giàu sang bị nhuốm đỏ bởi sắc máu. Rõ ràng, kịch bản khai thác sự đối nghịch, mâu thuẫn, phức tạp rối ren không chỉ trong tình tiết, mối quan hệ giữa người với người và kết cục, dường như là một công thức sẽ đem lại thành công.
Ở Squid Game còn đưa ra một vấn đề mới (đối với khán giả thế giới) và vấn đề vượt biên của những công dân Triều Tiên sang Hàn, thông qua câu chuyện của Kang Sae-byeok – nhân vật nữ chính. Đây là một chủ đề có thể nói là tiệm cận được với tình hình chính trị ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thực chất, câu chuyện công dân tại Triều Tiên phải bỏ mạng hay tốn cả gia tài để vượt biên qua Hàn Quốc dường như vẫn còn khá nhẹ nhàng, nếu so sánh với tình hình chính trị bất ổn tại Afghanistan đang bị chiếm đóng với Taliban hay quốc gia Palestine đang bị áp bức bởi quân đội Israel. Mỗi một nhân vật trong phim đều có những hoàn cảnh riêng. Tuy nhiên, mục đích tranh đấu của Sae-byeok dường như vẫn đánh động được tâm thức của nhiều khán giả hơn cả.
Thành công của Squid Game không chỉ đơn thuần là một series phim Hàn Quốc được khán giả thế giới đón nhận. Những nét đẹp, văn hóa của Hàn cũng được “thơm lây” và có sức lan tỏa rộng khắp. Giờ đây trò chơi con mực của trẻ em Hàn Quốc đã được mấy tỷ người biết tới, hay là món ăn vặt kẹo đường Dalgona của trẻ em Hàn Quốc thời xưa đang dần bị lãng quên – giờ đây đã được hồi sinh trở lại. Dàn diễn viên không mấy tên tuổi với khán giả quốc tế, hoặc thậm chí là vai diễn đầu tay như trường hợp của Jung Ho-yeon, cũng đã trở nên nổi tiếng nhanh hơn nhờ vào sức lan truyền của mạng xã hội. Jung Ho-yeon hiện tại có tận 14 triệu người theo dõi trên nền tảng Instagram chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, vượt xa những ngôi sao đình đám, gạo cội trong làng giải trí Hàn Quốc, tạo thành một kỳ tích mà báo giới phải đưa tin vội vã.
Kẹo đường Dalgona được “hồi sinh” danh tiếng sau thành công của Squid Game.
Có một điểm khá thú vị, lẫn hiển nhiên trong Squid Game mà chắc hẳn không nhiều người bàn luận tới. Bên cạnh mô tuýp thiện đánh bại ác, thì sự tử tế và nhân hậu chính là giá trị cốt lõi mà nội dung phim muốn gắm gửi. Seong Gi-hun là đại diện cho sự nhân hậu, tử tế và từ đó mới sống sót, chứ không phải vì sự khôn ngoan, tham vọng, mưu kế đa đoan như Cho Sang-woo; hay láu cá, khôn ranh lẫn liều lĩnh như Kang Sae-byeok.
Người dành chiến thắng của Squid Game không phải là kẻ mạnh, kẻ may mắn, kẻ sống sót thuần túy, mà là một con người có nhân cách nhân hậu, không dễ dàng bị khuất phục, hay làm cho biến chất dù đang vẫy vùng trong nghịch cảnh. Một bài học cuộc sống rất đáng khen thuộc về nội dung phim.
Những điểm trừ rất nặng của Squid Game
Cá tính của nhân vật trong phim Hàn luôn được cường điệu – kể cả trong diễn xuất lẫn xây dựng kịch bản. Có thể nói đây luôn là chất xúc tác vốn dĩ khá quen thuộc của điện ảnh Hàn Quốc. Nét diễn xuất này quá đỗi phổ biến, đến mức hầu hết các nhân vật nữ phản diện trong phim ảnh Hàn, sẽ có cùng những kiểu quắc mắt, cau mày, trợn tròng trắng, cười điên loạn, rối trí đến thảm thương. Còn không sẽ là tuyến nhân vật lầm lỳ, ít nói, lạnh lùng, hoặc tiểu thư cành cao, con nhà tài phiệt, luôn đâm đầu vào bất trắc và mâu thuẫn.
Ngay cả trong Squid Game, hình mẫu quen thuộc này (Han Mi-nyeo) vẫn được áp đặt vào. Đây là hình tượng, lối xây dựng nhân vật rất không thuận tự nhiên hay dễ cảm cho người xem. Bởi hình mẫu kiểu này là hư cấu, và chẳng thể nào dễ dàng được tìm thấy nguyên mẫu ngoài đời thực. Cá nhân Rose không hay theo dõi phim truyền hình Hàn Quốc là bởi vì như vậy. Gần đây nhiều bộ phim truyền hình do Việt Nam sản xuất cũng bắt đầu xây dựng những nhân vật nữ kiểu tương đồng. Rõ là một sự học hỏi thiếu thông minh. Nghệ thuật cũng cần phải thực tế và phản ảnh đời sống thường nhật, chứ không chỉ nên chơi đùa trong biên độ giữa hư cấu và hư cấu cực đại.
Han Mi-nyeo với tâm trí bất ổn.
Sự cường điệu, thái quá khi mô tả thân thể của con người bị biến dạng sau những cái chết được dự đoán trước là một điều khiến cho người xem bị sang chấn tâm lý. Trải dài theo mạch phim là hằng trăm cái chết muôn hình vạn trạng. Những hình ảnh nội tạng của con người được phô bày trước mắt người xem rõ mồn một khiến cho không ít người sẽ phải nổi da gà. Thiết nghĩ, những hình ảnh này cần phải được tiết chế lại bởi đây là một series dài tận 9 tiếng đồng hồ. Nếu như “binge watch” (xem liên tục) cả series không ngơi nghỉ – thì quả thật là rất ám ảnh. Những bộ phim kinh dị chiếu rạp với tình tiết đẫm máu, ghê rợn cũng chỉ kéo dài không quá 2 tiếng đồng hồ. Khoảng thời gian đó tạo ra sự bất ổn lớn cho tâm trí của ngay cả một người trưởng thành.
Vấn nạn buôn nội tạng người cũng được đặt để trong kịch bản, và trở thành một nội dung chính kéo dài tới tận 3 tập phim. Thiết nghĩ, một khi vấn đề này được đưa vào kịch bản. Đạo diễn kiêm biên kịch Hwang Dong-hyuk sẽ có một cái nhìn quyết liệt hơn trong vấn đề này, thì đáng tiếc, nó lại bị phủ mờ bởi “tính công bằng” cần phải được duy trì. The Front Man đã nói rằng anh ta không quan tâm đến việc thuộc hạ dưới trướng buôn bán nội tạng người bí mật, và cho rằng sự công bằng dành cho các thí sinh trong môi trường thi đấu mới là điều quan trọng hơn. Đây là một cách xây dựng đáng tiếc trong khâu kịch bản của Squid Game.
Hãy nói về tính bền vững và giá trị của Squid Game theo thời gian. Liệu series này sau 10 năm vẫn vẹn nguyên giữ được giá trị của nó như thời điểm hiện tại chứ? Chắc chắn là không, bởi Squid Game là một sự hòa trộn giữa nhiều yếu tố giải trí, giàu cảm hứng có sẵn từ trước đó, mà kịch bản chỉ cần nhào nặn và thêm thắt những điều còn mới mẻ so với đại phần lớn khán giả. Một khi các yếu tố mới mẻ, sự hiếu kỳ của khán giả đã được thiết đãi đủ đầy sau 9 tập phim, thì hẳn sẽ không có nhiều người muốn xem lại nó.
Nguyên do cũng chính bởi những chi tiết đẫm máu rùng mình không có sự tiết chế của đạo diễn và kịch bản quá sức bạo lực (không bàn tới tính phi thực tế của nó), được khỏa lấp bởi những tình tiết khơi gợi sự tò mò, hiếu kỳ của người xem. Cá nhân Rose không cho phép mình xem lại series này lần thứ hai vì quá đỗi ám ảnh với hình ảnh trong phim. Mặc dù trước đó, những thể loại phim kiểu sinh tồn thế này như Naked Weapon, Battle Royale (2000) hay Kill Bill (của đạo diễn Quentin Taratino), cũng không làm Rose bị sang chấn tâm lý như Squid Game.
Nhắc đến loạt bộ phim kể trên, cá nhân Rose cũng cho rằng đạo diễn Hwang Dong-hyuk có cóp nhặt những chi tiết ở trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển này và thêm thắt vào đó những ý tưởng của riêng mình, đặc biệt là Battle Royale và Kill Bill. Nhiều khán giả cũng nhận định rằng phim cũng có cóp nhặt kịch bản từ As The Gods Will (2014) – một tác phẩm điện ảnh của Nhật Bản. Hwang Dong-hyuk sau đó đã chia sẻ rằng cảm hứng của ông đến phần lớn từ một bộ truyện tranh của Hàn Quốc mà ông theo dõi khi còn bé. Điều thú vị là truyện tranh Hàn Quốc được du nhập từ Nhật Bản vào nhiều thập kỷ trước. Những bộ phim kiểu sinh tồn khốc liệt như Battle Royale cũng có từ 2000, cho đến nay vẫn được xem là tác phẩm điện ảnh kinh điển nhất, góp phần truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm hiện đại đi theo thể loại tương tự.
Squid Game là một bộ phim bạo lực về tâm lý không phù hợp với rất nhiều kiểu người vốn dĩ nhạy cảm, hoặc tệ hơn, là một món “ngon” tinh thần cho những cá nhân hiếu chiến, đam mê bạo lực, hay tâm lý bất ổn. Sẽ có nhiều người cho rằng, phim ảnh chỉ là phim ảnh thôi, chẳng có gì phải thái quá. Rose sẽ phản đối nhận định này, nhất là khi mồi tiềm thức là một trong những tác nhân tác động lớn đến hành động và chi phối nhận thức của tất cả chúng ta. Một bộ phim, một MV ca nhạc, một bài viết như thế này đây, một khi ta đã trải nghiệm, tiêu dùng, thưởng thức nó (dù ở tâm thái nào) thì nó cũng sẽ cấu thành nên những lối tắt hay thụ động điều hướng ta đến với những quyết định, tu duy phán xét của bản thân trong nhiều vấn đề xảy ra sau này.
Review Squid Game – Đánh giá ★ ★ ✭☆☆ (2,5/5)
Phim đạt được những kỳ tích đáng ngạc nhiên, cho thấy sự thịnh hành và phổ biến của nền tảng xem phim trực tuyến như Netflix lớn vô cùng, vượt xa nhận thức của cá nhân Rose. Sự bùng nổ của các nền tảng phim trực tuyến tạo tiền đề cho các “rác phẩm” gây tranh cãi được phép tiêu thụ công khai sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tiềm ẩn. Squid Game không phải là một rác phẩm, nhưng hiển nhiên, đã có những series được nhận định như vậy – chẳng hạn như 365 Days là một ví dụ đơn cử. Trước khi Squid Game trở thành series không thuộc ngôn ngữ tiếng Anh thịnh hành nhất trên Netflix, thì 365Days đã từng tại vị ở vị trí này.
Nếu các nhà làm phim cứ chạy theo thương mại, lợi nhuận để tạo ra những nội dung “rác” – miễn sao là gây được sự tò mò, hiếu kỳ nhưng dễ dàng truy cập và sẵn có cho người xem trên các nền tảng trực tuyến, thì tương lai của ngành điện ảnh và phim truyền hình rất đáng để quan ngại. Bởi vốn dĩ không mấy ai quan tâm đến việc tranh luận về những vấn đề “bao đồng” thế này. Một khi không có sự đấu tranh, nó mặc nhiên sẽ trở thành lẽ thường tình. Im lặng hay bất phản kháng vốn dĩ sẽ được quy kết là sự đồng thuận. Rồi đến một lúc khán giả sẽ trở nên quen thuộc và chấp thuận nó như một lẽ thường tình. Squid Game cũng có giá trị riêng của nó, nhưng không nhiều, và hiển nhiên không nên cổ súy để thể loại này tiếp tục được sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân trong tương lai. Một Squid Game đã là quá đủ.
Chung quy, phim ảnh thì vẫn chỉ là phim ảnh. Người xem không nên thả mình để bị tác động tiêu cực bởi nội dung của phim. Có thể ai cũng phủ nhận rằng mình bất ổn sau khi xem phim, mà thuận theo số đông để tán đồng trào lưu và sự thịnh hành của Squid Game. Một bộ phim bạo lực, man rợ thế này sẽ luôn ảnh hưởng không tốt tới tiềm thức của mỗi chúng ta. Chúng ta có thể trở nên cáu bẳn, bạo lực, đố kỵ, ngờ hoặc lẫn gian dối khi gặp phải những vấn đề phát sinh trong thực tế, theo một cách vô thức. Bản thân ta hẳn sẽ không nhận ra sự thay đổi về tâm tính này của mình, bởi vốn dĩ mồi tiềm thức hoạt động âm thầm – tạo thành sự ngộ nhận của mỗi cá nhân.
Thành công của Squid Game cũng phần nào cho thấy hào quang trong ngành giải trí của Hàn đang lan tỏa rất mạnh mẽ. Cách đây 20 năm, khi nhắc đến châu Á, phần đông sẽ liên tưởng tới danh tiếng và di sản văn hóa đa dạng, đồ sộ, giàu cảm hứng đến từ đại diện Nhật Bản hay Ấn Độ. Giờ đây, vị thế này đang thuộc về Hàn Quốc – một quốc gia với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, với nhiều trào lưu văn hóa phân mảng, đa dạng từ nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc đến cả ngành thời trang lẫn làm đẹp. Đây quả là một sự soán ngôi thú vị, mà cá nhân Rose đang tự hỏi rằng ngôi vương của Hàn Quốc sẽ bám trụ được bao lâu, trước khi có một quốc gia châu Á nào khác tiếm ngôi vương của xứ sở Kim Chi.
Một Squid Game đã là quá đủ.
Nếu là một khán giả đã theo dõi phim, bạn nghĩ gì về bài review Squid Game này? Có thể bình luận và chia sẻ cùng Rose ở phía dưới nhé.
Bài review Squid Game sẽ có tiết lộ nội dung phim, bạn đọc nên cân nhắc.
Rose quả thực bị sang chấn tâm lý sau khi xem Squid Game – series ngắn đình đám nhất của Netflix hiện nay. Lý do cụ thể nhất vẫn là nội dung phim, cùng những hình ảnh chân-thực-nhưng-dã-man về nhiều cách thức mà thân xác của con người sẽ bị hủy hoại thế nào. Cá nhân Rose có thể nhận định được vì những lý do gì mà bộ phim này lại tạo được tiếng vang đến vậy. Tuy là một series ngắn với nhịp tiến nhanh, nhưng những cảm xúc, dư vị lắng đọng mà bộ phim này làm được là không tích cực (hiển nhiên).
Rose có góc nhìn trung lập về bộ phim đang rất được lòng số đông này. Có những yếu tố của Squid Game của đạo diễn và tác giả Hwang Dong-hyuk mà Rose rất thích, nhưng về tổng hòa thì phim lại có khá nhiều điểm trừ. Một cách công tâm, Rose sẽ nhận định rằng đây là một tác phẩm có học hỏi và cóp nhặt vụn vặt từ khá nhiều những tác phẩm điện ảnh, series, phim hoạt hình lẫn manga. Nhưng đây cũng có thể được xem là một phương cách sáng tạo điển hình ở bất kỳ một nhóm ngành nào, khi kế thừa và học hỏi từ những người đi trước. Để cụ thể hơn về nhận định của mình, Rose sẽ chỉ đi vào những điểm mình rất thích và rất không thích của Squid Game.
Tuy vậy phải nói rằng điểm trừ có sức nặng hơn là điểm cộng khi Rose review Squid Game.
Những lý do mà Squid Game lại trở nên hiện tượng toàn cầu
Xã hội hiện đại của chúng ta thích mô tuýp kẻ chiến thắng (hay là kẻ may mắn nhất). Nghĩ thử mà xem, rất nhiều những chương trình truyền hình thực tế hay tìm kiếm tài năng hiện nay đều khai thác cùng mô tuýp như vậy: tuyển lựa thí sinh tiềm năng – họ phải rèn luyện, trau dồi, thi đấu trong một môi trường đầy tính cạnh tranh, mâu thuẫn – giám khảo sẽ lựa chọn người xứng đáng nhất để trao ngôi vị quán quân.
Trong ngành game cũng thế thôi, các tựa game đình đám, hấp dẫn người chơi nhất vẫn là thể loại tranh đấu, sinh tồn – nơi mà sẽ chỉ có một kẻ thắng cuộc (hoặc một team) sau cùng. Điểm qua các tựa game như vậy là Fortnite, Free Fire, PUBG, Arena of Valor, Among Us… Các tựa game này có đến cả trăm triệu người chơi và hiển nhiên tệp này sẽ là những người thích thưởng thức Squid Game nhất.
Đạo diễn Hwang Dong-hyuk nói rằng ông đã tốn mất 10 năm để thương thuyết, cố gắng để kịch bản trên giấy của mình được chuyển thành một series. Lý do mà Netflix lựa chọn kịch bản của đạo diễn vì thể loại phim sinh tồn, tranh đấu giành ngôi vị quán quân đã trở thành thức lãm yêu thích của khán giả trẻ tuổi. Số liệu, nghiên cứu và thống kê cụ thể đã cho thấy tiềm năng đó của Squid Game – một kịch bản phim với các chi tiết nhuốm máu gây sốc, đấu trí, ganh đua khốc liệt, sự tranh đấu giữa bản ngã con người, giữa thiện và ác… Squid Game hội tụ đủ các yếu tố “ăn khách” của phim truyền hình hiện đại (ngay cả yếu tố câu dẫn là tình dục – sex).
Với sự thúc đẩy và đầu tư của Netflix, Squid Game không thể nào không tạo dựng được tiếng vang như mong đợi. Những yếu tố cộng hưởng khác cũng cần phải kể đến là sự thịnh hành của văn hóa K-pop, bộ phim thắng giải Oscar trước đó của Hàn Quốc là Parasite. Sự góp mặt của những ngôi sao có tên tuổi của điện ảnh Hàn như Lee Byung Hun, Lee Jung-jae, đặc biệt là Gong Yoo, cũng phần nào khiến series này được chú ý hơn.
Hiển nhiên, ở trên chỉ là những luận điểm của cá nhân Rose. Còn góc nhìn của khoa học là như thế nào?
Vào năm 2013, Anne Bartsch thuộc trường Đại học Augsburg, Đức và Louise Mares thuộc trường Đại học Wisconsin-Madison, đã trình bày nghiên cứu tại Hội nghị thường niên lần thứ 63 của Hiệp hội Truyền thông Quốc tế (International Communication Association). Nghiên cứu của họ đã xem xét liệu những động cơ nghiêm túc, đáng suy ngẫm và tìm kiếm sự thật rằng bạo lực không chỉ là một thú vui trí tuệ.
Họ đã mời một nhóm người tình nguyện viên đến từ Đức và Mỹ (tổng cộng 482 người tham gia), ở độ tuổi từ 18-82 và có trình độ học vấn khác nhau. Những người tham gia đã xem các đoạn giới thiệu phim có các mức độ máu me và ý nghĩa khác nhau, đồng thời đánh giá khả năng xem toàn bộ phim. Họ cũng chỉ ra nhận thức của họ về bộ phim (đẫm máu, ý nghĩa, kích thích tư duy, hồi hộp, v.v.) như thế nào.
Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng khán giả không nhất thiết bị thu hút bởi nội dung bạo lực, nhưng dường như bị thu hút bởi nội dung bạo lực vì họ dự đoán những lợi ích khác, chẳng hạn như cảm giác hồi hộp và gay cấn.
Những phát hiện này cho thấy rằng những thú vui “khoái lạc” như vậy chỉ là một phần của câu chuyện về lý do tại sao chúng ta sẵn sàng tiếp cận những hình ảnh đổ máu, kích động và bạo lực. Một số kiểu bạo lực dường như thu hút khán giả vì chúng hứa hẹn sẽ đáp ứng động cơ tìm kiếm sự thật, bằng cách cung cấp những hiểu biết có ý nghĩa sâu sắc về một số khía cạnh tiềm ẩn của con người.
Có lẽ những mô tả bạo lực được coi là có ý nghĩa, gây xúc động và kích thích suy nghĩ có thể thúc đẩy sự đồng cảm với nạn nhân, sự ngưỡng mộ đối với hành động dũng cảm và vẻ đẹp đạo đức khi đối mặt với bạo lực, hoặc tự phản ánh bản thân trước những xung động bạo lực. Việc xem xét mức độ phổ biến của các phản ứng ủng hộ hay phản đối như vậy, và các điều kiện mà chúng xảy ra sẽ đưa ra một tính hướng mang tính lý thuyết và có giá trị xã hội cho các hoàn cảnh xã hội khác nhau.
Đó là lý giải thực tiễn của khoa học vì sao bạo lực lại thu hút chúng ta. Bạn có thể tham khảo nguồn tư liệu trên ở đây.
Những điểm sáng trong phim Squid Game
Bối cảnh của phim rất đẹp. Tất cả mọi không gian trong phim được dung hòa giữa thực tế và tính sáng tạo ở mức tối đa. Những khung cảnh bình dị, nghèo khó trong những con hẻm lao động nghèo giữa thành phố Seoul đầy năng động có phần nào gợi lên lòng trắc ẩn trong lòng mỗi người xem. Giữa những số phận có phần bi thảm đấy, tấm lòng quan tâm, đùm bọc, tử tế vẫn tồn tại. Đó là một nét đẹp nhân văn của bộ phim, cũng giống như tác phẩm điện ảnh Parasite của đạo diễn Bong Joon-ho vào năm 2019.
Khung cảnh đẹp nhất trong phim, hiển nhiên là khu vực dẫn thí sinh vào các khu thi đấu sinh tử, với tông màu sáng, sắp đặt thành các khối màu bắt mắt – để làm tiêu giảm đi phần nào những tình tiết ám ảnh, tàn nhẫn của mạch phim. Khung cảnh này được sắp đặt những góc máy quay rất sáng tạo, mà theo như chia sẻ của chính đạo diễn Hwang Dong-hyuk là được lấy cảm hứng từ tác phẩm Relativity của họa sĩ người Hà Lan M. C. Escher. Yếu tố màu sắc đối lập xuyên suốt trong những trò chơi, những khối hình học để phân tầng cấp bậc của nhân viên được tỉ mỉ tính toán, dàn dựng để hiệu ứng thị giác của phim trở nên vô cùng đáng nhớ.
Diễn xuất trong phim của dàn diễn viên chính rất thuyết phục. Có thể nói đây là một bộ phim mà quá trình tuyển lựa, phân vai và dàn trải đất diễn cho từng tuyến nhân vật là vô cùng hợp lý. Bất kể một diễn viên chính hay phụ nào trong phim, như Abdul Ali, Kang Sae-byeok, Ji-yeong bỏ mạng tại đấu trường sinh tử, hay là nam cảnh sát Hwang Jun-ho gục ngã trước họng súng của người anh trai ruột mình hết mực tôn quý, hay người mẹ tảo tần Gi-hun lặng lẽ qua đời trong sự cô độc và buổn tủi, cũng đều khiến cho khán giả phải chia sẻ và cảm thấy thương cảm cho số phận nhân vật.
Cá nhân Rose sẽ có một sự liên tưởng (không phải phép so sánh) giữa thành công của Parasite và Squid Game. Chúng có cùng một khuôn mẫu chung là sự cơ cực, nghèo khổ của các nhân vật chính; hành trình “làm giàu” nhưng đầy mất mát; cũng cùng là mô tuýp người nghèo khao khát thế giới của người giàu – trong khi người giàu cũng lắm bận nỗi lòng vì vật chất dư dả. Những bối cảnh đẹp đẽ, giàu sang bị nhuốm đỏ bởi sắc máu. Rõ ràng, kịch bản khai thác sự đối nghịch, mâu thuẫn, phức tạp rối ren không chỉ trong tình tiết, mối quan hệ giữa người với người và kết cục, dường như là một công thức sẽ đem lại thành công.
Ở Squid Game còn đưa ra một vấn đề mới (đối với khán giả thế giới) và vấn đề vượt biên của những công dân Triều Tiên sang Hàn, thông qua câu chuyện của Kang Sae-byeok – nhân vật nữ chính. Đây là một chủ đề có thể nói là tiệm cận được với tình hình chính trị ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thực chất, câu chuyện công dân tại Triều Tiên phải bỏ mạng hay tốn cả gia tài để vượt biên qua Hàn Quốc dường như vẫn còn khá nhẹ nhàng, nếu so sánh với tình hình chính trị bất ổn tại Afghanistan đang bị chiếm đóng với Taliban hay quốc gia Palestine đang bị áp bức bởi quân đội Israel. Mỗi một nhân vật trong phim đều có những hoàn cảnh riêng. Tuy nhiên, mục đích tranh đấu của Sae-byeok dường như vẫn đánh động được tâm thức của nhiều khán giả hơn cả.
Thành công của Squid Game không chỉ đơn thuần là một series phim Hàn Quốc được khán giả thế giới đón nhận. Những nét đẹp, văn hóa của Hàn cũng được “thơm lây” và có sức lan tỏa rộng khắp. Giờ đây trò chơi con mực của trẻ em Hàn Quốc đã được mấy tỷ người biết tới, hay là món ăn vặt kẹo đường Dalgona của trẻ em Hàn Quốc thời xưa đang dần bị lãng quên – giờ đây đã được hồi sinh trở lại. Dàn diễn viên không mấy tên tuổi với khán giả quốc tế, hoặc thậm chí là vai diễn đầu tay như trường hợp của Jung Ho-yeon, cũng đã trở nên nổi tiếng nhanh hơn nhờ vào sức lan truyền của mạng xã hội. Jung Ho-yeon hiện tại có tận 14 triệu người theo dõi trên nền tảng Instagram chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, vượt xa những ngôi sao đình đám, gạo cội trong làng giải trí Hàn Quốc, tạo thành một kỳ tích mà báo giới phải đưa tin vội vã.
Có một điểm khá thú vị, lẫn hiển nhiên trong Squid Game mà chắc hẳn không nhiều người bàn luận tới. Bên cạnh mô tuýp thiện đánh bại ác, thì sự tử tế và nhân hậu chính là giá trị cốt lõi mà nội dung phim muốn gắm gửi. Seong Gi-hun là đại diện cho sự nhân hậu, tử tế và từ đó mới sống sót, chứ không phải vì sự khôn ngoan, tham vọng, mưu kế đa đoan như Cho Sang-woo; hay láu cá, khôn ranh lẫn liều lĩnh như Kang Sae-byeok.
Người dành chiến thắng của Squid Game không phải là kẻ mạnh, kẻ may mắn, kẻ sống sót thuần túy, mà là một con người có nhân cách nhân hậu, không dễ dàng bị khuất phục, hay làm cho biến chất dù đang vẫy vùng trong nghịch cảnh. Một bài học cuộc sống rất đáng khen thuộc về nội dung phim.
Những điểm trừ rất nặng của Squid Game
Cá tính của nhân vật trong phim Hàn luôn được cường điệu – kể cả trong diễn xuất lẫn xây dựng kịch bản. Có thể nói đây luôn là chất xúc tác vốn dĩ khá quen thuộc của điện ảnh Hàn Quốc. Nét diễn xuất này quá đỗi phổ biến, đến mức hầu hết các nhân vật nữ phản diện trong phim ảnh Hàn, sẽ có cùng những kiểu quắc mắt, cau mày, trợn tròng trắng, cười điên loạn, rối trí đến thảm thương. Còn không sẽ là tuyến nhân vật lầm lỳ, ít nói, lạnh lùng, hoặc tiểu thư cành cao, con nhà tài phiệt, luôn đâm đầu vào bất trắc và mâu thuẫn.
Ngay cả trong Squid Game, hình mẫu quen thuộc này (Han Mi-nyeo) vẫn được áp đặt vào. Đây là hình tượng, lối xây dựng nhân vật rất không thuận tự nhiên hay dễ cảm cho người xem. Bởi hình mẫu kiểu này là hư cấu, và chẳng thể nào dễ dàng được tìm thấy nguyên mẫu ngoài đời thực. Cá nhân Rose không hay theo dõi phim truyền hình Hàn Quốc là bởi vì như vậy. Gần đây nhiều bộ phim truyền hình do Việt Nam sản xuất cũng bắt đầu xây dựng những nhân vật nữ kiểu tương đồng. Rõ là một sự học hỏi thiếu thông minh. Nghệ thuật cũng cần phải thực tế và phản ảnh đời sống thường nhật, chứ không chỉ nên chơi đùa trong biên độ giữa hư cấu và hư cấu cực đại.
Sự cường điệu, thái quá khi mô tả thân thể của con người bị biến dạng sau những cái chết được dự đoán trước là một điều khiến cho người xem bị sang chấn tâm lý. Trải dài theo mạch phim là hằng trăm cái chết muôn hình vạn trạng. Những hình ảnh nội tạng của con người được phô bày trước mắt người xem rõ mồn một khiến cho không ít người sẽ phải nổi da gà. Thiết nghĩ, những hình ảnh này cần phải được tiết chế lại bởi đây là một series dài tận 9 tiếng đồng hồ. Nếu như “binge watch” (xem liên tục) cả series không ngơi nghỉ – thì quả thật là rất ám ảnh. Những bộ phim kinh dị chiếu rạp với tình tiết đẫm máu, ghê rợn cũng chỉ kéo dài không quá 2 tiếng đồng hồ. Khoảng thời gian đó tạo ra sự bất ổn lớn cho tâm trí của ngay cả một người trưởng thành.
Vấn nạn buôn nội tạng người cũng được đặt để trong kịch bản, và trở thành một nội dung chính kéo dài tới tận 3 tập phim. Thiết nghĩ, một khi vấn đề này được đưa vào kịch bản. Đạo diễn kiêm biên kịch Hwang Dong-hyuk sẽ có một cái nhìn quyết liệt hơn trong vấn đề này, thì đáng tiếc, nó lại bị phủ mờ bởi “tính công bằng” cần phải được duy trì. The Front Man đã nói rằng anh ta không quan tâm đến việc thuộc hạ dưới trướng buôn bán nội tạng người bí mật, và cho rằng sự công bằng dành cho các thí sinh trong môi trường thi đấu mới là điều quan trọng hơn. Đây là một cách xây dựng đáng tiếc trong khâu kịch bản của Squid Game.
Hãy nói về tính bền vững và giá trị của Squid Game theo thời gian. Liệu series này sau 10 năm vẫn vẹn nguyên giữ được giá trị của nó như thời điểm hiện tại chứ? Chắc chắn là không, bởi Squid Game là một sự hòa trộn giữa nhiều yếu tố giải trí, giàu cảm hứng có sẵn từ trước đó, mà kịch bản chỉ cần nhào nặn và thêm thắt những điều còn mới mẻ so với đại phần lớn khán giả. Một khi các yếu tố mới mẻ, sự hiếu kỳ của khán giả đã được thiết đãi đủ đầy sau 9 tập phim, thì hẳn sẽ không có nhiều người muốn xem lại nó.
Nguyên do cũng chính bởi những chi tiết đẫm máu rùng mình không có sự tiết chế của đạo diễn và kịch bản quá sức bạo lực (không bàn tới tính phi thực tế của nó), được khỏa lấp bởi những tình tiết khơi gợi sự tò mò, hiếu kỳ của người xem. Cá nhân Rose không cho phép mình xem lại series này lần thứ hai vì quá đỗi ám ảnh với hình ảnh trong phim. Mặc dù trước đó, những thể loại phim kiểu sinh tồn thế này như Naked Weapon, Battle Royale (2000) hay Kill Bill (của đạo diễn Quentin Taratino), cũng không làm Rose bị sang chấn tâm lý như Squid Game.
Nhắc đến loạt bộ phim kể trên, cá nhân Rose cũng cho rằng đạo diễn Hwang Dong-hyuk có cóp nhặt những chi tiết ở trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển này và thêm thắt vào đó những ý tưởng của riêng mình, đặc biệt là Battle Royale và Kill Bill. Nhiều khán giả cũng nhận định rằng phim cũng có cóp nhặt kịch bản từ As The Gods Will (2014) – một tác phẩm điện ảnh của Nhật Bản. Hwang Dong-hyuk sau đó đã chia sẻ rằng cảm hứng của ông đến phần lớn từ một bộ truyện tranh của Hàn Quốc mà ông theo dõi khi còn bé. Điều thú vị là truyện tranh Hàn Quốc được du nhập từ Nhật Bản vào nhiều thập kỷ trước. Những bộ phim kiểu sinh tồn khốc liệt như Battle Royale cũng có từ 2000, cho đến nay vẫn được xem là tác phẩm điện ảnh kinh điển nhất, góp phần truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm hiện đại đi theo thể loại tương tự.
Squid Game là một bộ phim bạo lực về tâm lý không phù hợp với rất nhiều kiểu người vốn dĩ nhạy cảm, hoặc tệ hơn, là một món “ngon” tinh thần cho những cá nhân hiếu chiến, đam mê bạo lực, hay tâm lý bất ổn. Sẽ có nhiều người cho rằng, phim ảnh chỉ là phim ảnh thôi, chẳng có gì phải thái quá. Rose sẽ phản đối nhận định này, nhất là khi mồi tiềm thức là một trong những tác nhân tác động lớn đến hành động và chi phối nhận thức của tất cả chúng ta. Một bộ phim, một MV ca nhạc, một bài viết như thế này đây, một khi ta đã trải nghiệm, tiêu dùng, thưởng thức nó (dù ở tâm thái nào) thì nó cũng sẽ cấu thành nên những lối tắt hay thụ động điều hướng ta đến với những quyết định, tu duy phán xét của bản thân trong nhiều vấn đề xảy ra sau này.
Review Squid Game – Đánh giá ★ ★ ✭☆ ☆ (2,5/5)
Phim đạt được những kỳ tích đáng ngạc nhiên, cho thấy sự thịnh hành và phổ biến của nền tảng xem phim trực tuyến như Netflix lớn vô cùng, vượt xa nhận thức của cá nhân Rose. Sự bùng nổ của các nền tảng phim trực tuyến tạo tiền đề cho các “rác phẩm” gây tranh cãi được phép tiêu thụ công khai sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tiềm ẩn. Squid Game không phải là một rác phẩm, nhưng hiển nhiên, đã có những series được nhận định như vậy – chẳng hạn như 365 Days là một ví dụ đơn cử. Trước khi Squid Game trở thành series không thuộc ngôn ngữ tiếng Anh thịnh hành nhất trên Netflix, thì 365Days đã từng tại vị ở vị trí này.
Nếu các nhà làm phim cứ chạy theo thương mại, lợi nhuận để tạo ra những nội dung “rác” – miễn sao là gây được sự tò mò, hiếu kỳ nhưng dễ dàng truy cập và sẵn có cho người xem trên các nền tảng trực tuyến, thì tương lai của ngành điện ảnh và phim truyền hình rất đáng để quan ngại. Bởi vốn dĩ không mấy ai quan tâm đến việc tranh luận về những vấn đề “bao đồng” thế này. Một khi không có sự đấu tranh, nó mặc nhiên sẽ trở thành lẽ thường tình. Im lặng hay bất phản kháng vốn dĩ sẽ được quy kết là sự đồng thuận. Rồi đến một lúc khán giả sẽ trở nên quen thuộc và chấp thuận nó như một lẽ thường tình. Squid Game cũng có giá trị riêng của nó, nhưng không nhiều, và hiển nhiên không nên cổ súy để thể loại này tiếp tục được sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân trong tương lai. Một Squid Game đã là quá đủ.
Chung quy, phim ảnh thì vẫn chỉ là phim ảnh. Người xem không nên thả mình để bị tác động tiêu cực bởi nội dung của phim. Có thể ai cũng phủ nhận rằng mình bất ổn sau khi xem phim, mà thuận theo số đông để tán đồng trào lưu và sự thịnh hành của Squid Game. Một bộ phim bạo lực, man rợ thế này sẽ luôn ảnh hưởng không tốt tới tiềm thức của mỗi chúng ta. Chúng ta có thể trở nên cáu bẳn, bạo lực, đố kỵ, ngờ hoặc lẫn gian dối khi gặp phải những vấn đề phát sinh trong thực tế, theo một cách vô thức. Bản thân ta hẳn sẽ không nhận ra sự thay đổi về tâm tính này của mình, bởi vốn dĩ mồi tiềm thức hoạt động âm thầm – tạo thành sự ngộ nhận của mỗi cá nhân.
Thành công của Squid Game cũng phần nào cho thấy hào quang trong ngành giải trí của Hàn đang lan tỏa rất mạnh mẽ. Cách đây 20 năm, khi nhắc đến châu Á, phần đông sẽ liên tưởng tới danh tiếng và di sản văn hóa đa dạng, đồ sộ, giàu cảm hứng đến từ đại diện Nhật Bản hay Ấn Độ. Giờ đây, vị thế này đang thuộc về Hàn Quốc – một quốc gia với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, với nhiều trào lưu văn hóa phân mảng, đa dạng từ nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc đến cả ngành thời trang lẫn làm đẹp. Đây quả là một sự soán ngôi thú vị, mà cá nhân Rose đang tự hỏi rằng ngôi vương của Hàn Quốc sẽ bám trụ được bao lâu, trước khi có một quốc gia châu Á nào khác tiếm ngôi vương của xứ sở Kim Chi.
Nếu là một khán giả đã theo dõi phim, bạn nghĩ gì về bài review Squid Game này? Có thể bình luận và chia sẻ cùng Rose ở phía dưới nhé.
Share this:
Like this: