fbpx
Opinions

Mô hình góc tư của dòng tiền – Cashflow Quadrant là gì?

Cashflow Quadrant là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện 4 kiểu góc phần tư của nền kinh tế và đặc tính của từng nhóm.

Ai mà chẳng muốn giàu có, nhưng để giàu có thì cần phải có kiến thức về tài chính bài bản. Bài viết này sẽ giới thiệu về mô hình góc tư của dòng tiền để độc giả hiểu được khái niệm Cashflow Quadrant là gì.


Có một thực tế là 5% dân số nắm giữ 95% tổng tài sản. Điều này vẫn luôn là một điều vô cùng thu hút đối với những người quan tâm về nó. Nhưng điều thu hút nhiều người hơn là tại sao chỉ một nhóm người nhất định có thể trở nên giàu có?

Có một kiểu người nhất định sẽ đạt được tự do tài chính ở độ tuổi 30. Mặt khác, có rất nhiều người không bao giờ được hưởng cuộc sống giàu sang cho dù họ có làm việc chăm chỉ đến lúc về vườn. Lý do tại sao điều này xảy ra? Câu trả lời được bày biện một cách đáng kinh ngạc trong cuốn sách của Robert Kiyosaki – ‘Góc phần tư dòng tiền của người cha giàu’ (Rich Dad’s Cashflow Quadrant), sẽ được tóm lược nội dung trong bài viết này.

Cashflow Quadrant là gì?

Xã hội lao động của chúng ta được chia thành 4 loại người tùy thuộc vào công việc mà họ thực hiện. Bao gồm:

  • Nhân viên: (Employee) Họ có một công việc tức là họ làm việc cho ai đó
  • Tự kinh doanh: (Self-Employed) Họ làm chủ công việc
  • Chủ doanh nghiệp: (Business Owner) Họ sở hữu một hệ thống / quy trình
  • Các nhà đầu tư: (Investor) Họ khiến cho tiền của họ “làm việc” cho họ.
Mô hình góc tư của dòng tiền - Cashflow Quadrant là gì?
Mô hình góc tư của dòng tiền – Cashflow Quadrant là gì?

Mỗi góc phần tư của Cashflow Quadrant đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hơn nữa, xã hội của chúng ta cần tất cả những nhóm người này để làm việc hiệu quả. Nội dung phân tích kỹ hơn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng khái niệm.

1. Nhân viên: (Employee)

Đặc tính: “Tôi cần một công việc an toàn và đảm bảo với các quyền lợi.”

Giá trị cốt lõi: Tính an toàn, bảo đảm.

Đa số loài người thuộc về nhóm này trong Cashflow Quadrant. Đây là cách sống mặc định và có lẽ là góc phần tư khó làm giàu nhất. Lý do tại sao hầu hết mọi người thuộc trong góc phần tư này là bởi vì sự lập trình để làm như vậy trong quá trình trưởng thành. Hầu hết mọi người đều nhận được cùng một gợi ý từ bậc phụ huynh khi lớn lên – “Học hành chăm chỉ, tìm một công việc lương cao và có một cuộc sống an toàn”.

Thực chất, tỷ lệ trẻ em được khuyến khích để tự mở doanh nghiệp riêng hoặc bắt đầu đầu tư từ cha mẹ của chúng là khá ít. Hơn nữa, môi trường giáo dục các cấp, cao đẳng và đại học của chúng ta cũng được thiết kế để tạo ra những nhân viên, những người cần sự an toàn, phụ thuộc vào kỳ trả lương mỗi tháng, đến chế độ lương thưởng, phụ cấp, và lương hưu khi về già. Họ bán thời gian và sức lao động của bản thân cho doanh nghiệp để tạo ra thu nhập.

Đối với nhóm người này, đảm bảo công việc là nguồn thu nhập ổn định sẽ quan trọng hơn tự do tài chính. Mặc dù bạn cũng có thể trở nên giàu có khi thuộc góc phần tư này, tuy nhiên nó sẽ khó khăn so với các góc phần tư của dòng tiền khác.

2. Tự kinh doanh (Self-employed)

Đặc tính: Nếu bạn muốn làm đúng, bạn phải làm điều đó một mình.

Giá trị cốt lõi: Sự cầu toàn

Đôi khi họ cũng được gọi là người độc lập. Họ làm chủ công việc của mình và nhiều khi làm tất cả công việc của mình vì họ tin rằng sự cầu toàn của bản thân là tốt nhất, thay vì đặt niềm tin vào năng lực của người khác trong công việc. Một vài ví dụ về việc tự kinh doanh là bác sĩ, luật sư, chủ cửa hàng bán lẻ, chủ công ty nhỏ, freelancer (người lao động tự do)…

Họ đánh đổi thời gian của mình để lấy tiền. Tuy vậy, họ làm chủ quỹ thời gian của mình. So với nhân viên, những người được hưởng trợ cấp y tế và nghỉ phép có lương, thu nhập của một người tự kinh doanh bị ảnh hưởng trong trường hợp anh ta bị ốm. Những người tự kinh doanh phải dành nhiều thời gian hơn nếu họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn. Thu nhập của họ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng công việc họ có thể làm. Thời gian của họ chính là tiền bạc.

Ngoài ra, đối với những người tự kinh doanh, sự tự do của họ quan trọng hơn thành công về tài chính.

3. Chủ doanh nghiệp (Business Owner)

Đặc tính: Tôi muốn có những người thông minh nhất lao động cho công ty của mình.

Giá trị cốt lõi: Làm mọi người làm việc cho họ

Đây là một trong những góc phần tư tốt nhất để sớm có được sự giàu có. Nhóm người này sở hữu hệ thống hoặc quy trình, nơi mọi người làm việc cho họ.

Theo Forbes, những công ty lớn là những công ty có trên 500 nhân viên. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, quy định này không còn đúng nữa. Hiện nay có một số công ty lớn không yêu cầu 500 nhân viên làm việc. Ví dụ, WhatsApp là một công ty trị giá hàng tỷ USD với thậm chí chưa đến 50 nhân viên làm việc toàn thời gian tại công ty.

So với người tự kinh doanh – người không thể ngừng làm việc nếu muốn có thu nhập đều đặn, thì chủ doanh nghiệp không cần đánh đổi thời gian của mình bằng tiền bạc khi anh ta sở hữu hệ thống. Ngay cả khi họ vắng mặt, nhân viên của họ sẽ làm việc cho họ.

4. Nhà đầu tư (Investor)

Đặc tính: Tôi cần tìm những khoản đầu tư tốt

Giá trị cốt lõi: Làm cho tiền của họ tự sản sinh ra giá trị.

Các nhà đầu tư là góc phần tư cấp cao nhất của Cashflow Quadrant. Bạn không thể “nhảy” vào góc phần tư này nếu không thành công ở một trong ba góc phần tư còn lại. Các nhà đầu tư là một trong những nhóm tự do nhất về tài chính và họ khiến cho đồng tiền của mình phải tự sản sinh ra giá trị. Họ đầu tư vào các doanh nghiệp, cổ phiếu, bất động sản, v.v.

Trong hầu hết mọi trường hợp, các nhà đầu tư không cần phải trực tiếp tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp hoặc tài sản nơi họ đầu tư, do đó họ có nhiều thời gian và sự tự do.

Lộ trình của Cashflow Quadrant là gì?

Bây giờ bạn đã hiểu giá trị cốt lõi của mọi người từ mỗi góc phần tư, đây là sự khác biệt rõ ràng giữa những nhóm ở bên phải và bên trái của góc phần tư.

Bên trái của Cashflow Quadrant Bên phải của Cashflow Quadrant
Employees (E), Self-employed (S)Business owners (B), Investors (I)
Khó để làm giàuDễ để làm giàu
Gia1 trị cốt lõi: Sự đảm bảoGiá trị cốt lõi: Sự tự do
Bao gồm 95% dân số với ít hơn 5% tổng số của cải.Bao gồm 5% dân số với nhiều hơn 95%
tổng số của cải.
Họ đánh đổi thời gian bằng tiền bạc.Tiền của họ không phụ thuộc vào thời gian.
Tiền của họ tự sản sinh ra giá trị.
Lộ trình của hai bên Cashflow Quadrant có sự khác biệt lớn.
Mô hình góc tư của dòng tiền - Cashflow Quadrant là gì?

Kết luận

Đây là kết luận cho sự phân bố giai cấp lao động theo các góc phần tư khác nhau:

  • Nếu bạn có một công việc, thì bạn là Nhân viên (E).
  • Nếu bạn sở hữu một công việc, thì bạn là Người tự kinh doanh (S).
  • Nếu bạn sở hữu một hệ thống / quy trình mà những người khác làm việc cho bạn, thì bạn là chủ sở hữu Doanh nghiệp (B).
  • Nếu tiền của bạn “làm việc” cho bạn, thì bạn là Nhà đầu tư (I).

Bất cứ ai cũng có thể trở nên giàu có ở cả bốn góc phần tư hoặc vẫn nghèo ở bất kỳ góc độ nào, nếu không có khả năng kiểm soát dòng tiền, cũng như sử dụng nó đúng cách. Tuy nhiên, việc trở nên giàu có tương đối dễ dàng và nhanh chóng khi bạn làm việc ở phía bên phải của góc phần tư, tức là chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, bạn không cần phải chuyển hoàn toàn sang một góc phần tư khác cùng một lúc. Bạn có thể ở hai hoặc nhiều góc phần tư. Ví dụ, nếu bạn là một nhân viên, bạn vẫn có thể nhảy sang phía bên phải bằng cách bắt đầu đầu tư. Bạn có thể:

  • Là Nhân viên + Nhà đầu tư
  • Là Nhân viên + Chủ doanh nghiệp
  • Là Người tự kinh doanh + Nhà đầu tư
Mô hình góc tư của dòng tiền - Cashflow Quadrant là gì?

Tuy nhiên, cách tốt nhất để làm giàu là khi bạn hoàn toàn ở phía bên phải của góc phần tư dòng tiền, tức là bạn là “Chủ doanh nghiệp + Nhà đầu tư”.

Ngoài ra, khi bạn cố gắng nhảy sang góc phần tư khác, việc trau dồi các kỹ năng, tư duy, lẫn tâm lý mới là rất quan trọng vì mỗi góc phần tư đều yêu cầu một kỹ năng cụ thể. Tùy thuộc vào khoảng thời gian bạn thuộc nhóm nào trong góc phần tư và đã dành quá nhiều thời gian cho nó sẽ dẫn đến việc bạn gặp nhiều khó khăn để chuyển sang góc tiếp theo. Giờ bạn đã hiểu được Cashflow Quadrant là gì để xác định được lộ trình thích hợp cho bản thân trong việc làm giàu thêm hơn nguồn tài chính cá nhân.

Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên Tradebrain.

error: Content is protected !!
%d bloggers like this: