fbpx
Business

Tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH đang tuyển dụng 25,000 nhân lực trẻ thuộc Gen-Z

Đối với các bạn sinh viên thời trang tại Việt Nam có vốn tiếng Anh tốt, đây là một cơ hội tốt để du nhập vào ngành thời trang xa xỉ.

Đầu tuần trước, tập đoàn thời trang LVMH đưa ra thông báo về kế hoạch tuyển dụng 25.000 nhân lực dưới 30 tuổi vào cuối năm sau. Kế hoạch tuyển dụng lớn, tập trung vào giới trẻ thuộc Gen-Z của tập đoàn xa xỉ Pháp nhấn mạnh nhu cầu của ngành thời trang là phải xây dựng mạng lưới hệ thống nhân tài trẻ, đa dạng hơn, năng nổ hơn.

Quá trình tuyển dụng của LVMH là dấu hiệu về cuộc chiến giành nhân tài trong lĩnh vực tiêu dùng xa xỉ trên phạm vi toàn cầu. Theo thông báo, LVMH cho biết họ đang tháo dỡ các rào cản mà trước đây khiến nhiều người không thể tham gia các chương trình đào tạo của mình.

Những người trẻ tuổi trên khắp thế giới, bất kể nền tảng hay trình độ đào tạo của họ, giờ đây có thể đủ điều kiện ứng tuyển cho hàng nghìn vị trí trong “Inside LVMH” – vốn là một chương trình đào tạo về các nghề trong ngành xa xỉ như kỹ năng làm đồ thủ công và người tham gia sẽ được huấn luyện từ chính các chuyên gia, nhân sự và quản lý của LVMH.

Đại dịch tạo ra những thay đổi lớn hơn trong cách ngành công nghiệp thời trang về vấn đề tìm kiếm và giữ chân tài năng trẻ. Nhiều công ty thời trang đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động ngày càng lớn khi lực lượng lao động hiện tại già đi và ngày càng ít người trẻ bị thu hút vào các vị trí có mức lương thấp, hay các vị trí bắt đầu trong ngành thời trang xa xỉ. Các công ty xa xỉ tại châu Âu như LVMH cần tìm một thế hệ nhân công lao động có chuyên môn hóa để sản xuất quần áo, đồ da và đồ trang sức của họ.

Các doanh nghiệp thời trang và làm đẹp cao cấp có lịch sử tuyển dụng các ứng viên có xuất thân khá giả và thường có bằng cấp từ các trường đại học danh tiếng. Điều này tương đồng với việc các doanh nghiệp thường có một khuôn mẫu ứng viên nhất định – thường là người da trắng, sinh trưởng trong gia đình khá giả, được tiếp nhận nhiều cơ hội rộng mở để đảm bảo các vị trí thực tập và đầu vào cho phép họ ứng tuyển các vị trí và cuối cùng là leo lên các cấp bậc quản lý sau quá trình cống hiến.

Việc tạo cơ hội sẽ diễn ra như thế nào cho tất cả mọi tầng lớp nhân lực trẻ đang có ý định tham gia vào ngành xa xỉ? Để xây dựng nguồn nhân lực, các công ty phải thực sự tạo ra cơ hội đào tạo và thăng tiến mà họ có thể cung cấp cho cả những nhân viên cấp thấp nhất của mình.

Đã qua lâu rồi cái thời mà các hãng thời trang và làm đẹp xa xỉ có thể sử dụng danh tiếng lẫn vẻ ngoài hào nhoáng của mình để thu hút những thực tập sinh nhiều nghị lực lẫn tham vọng, chạy việc vặt cho các nhân viên cấp cao chỉ để đổi lấy một khoản lương ít ỏi và lời hứa mơ hồ về tiềm năng phát triển trong ngành. Các ứng viên đầu vào ngày nay không chỉ hy vọng có một công việc; họ đang tìm kiếm những kỹ năng thực tiễn sẽ giúp họ đạt được thành công lâu dài.

Vị trí thực tập sinh và nhân viên mới vào nghề như một phần quan trọng của nguồn lực lao động giúp tạo ấn tượng rằng những vai trò này có khả năng trở thành nghề nghiệp có tiền đồ lâu dài. Điều đó có thể thu hút các ứng viên có năng lực cao hơn.

“Bằng cách tạo ra các chương trình này và cho [tài năng trẻ] thấy kỹ năng của nó… các doanh nghiệp đang cấp cho người trẻ quyền truy cập vào những thứ họ có thể học được, đồng thời đào tạo họ theo quy trình rất cụ thể của chính họ,” Lisa Butkus, đối tác và người đứng đầu bộ phận bán lẻ tại công ty Hanold Associates – một đơn vị thường xuyên là đối tác của các doanh nghiệp xa xỉ, chia sẻ cùng tờ Bof. “Nó trở thành một khoản đầu tư vào họ [nhiều như] kế hoạch phát triển cho các doanh nghiệp.”

Tập đoàn xa xỉ LVMH và kế hoạch tuyển dụng nhân lực trẻ thuộc Gen-Z

Các chương trình và quan hệ đối tác bên ngoài có thể cung cấp các khóa đào tạo và kỹ năng có thể không có sẵn vị trí tuyển dụng, ví dụ như công việc nhân viên bán hàng trong một cửa hàng. Một dẫn chứng khác cho thấy việc thu hút nhân tài là người trẻ là một thử thách lớn cho các doanh nghiệp toàn cầu: vào tháng Bảy, Walmart hứa sẽ trả học phí đại học và tài liệu, sách cho các cộng sự của cửa hàng và vào tháng Tám, Target cho biết họ sẽ hỗ trợ cho 340.000 nhân viên cơ hội học tập trong 250 “chương trình phù hợp với doanh nghiệp”.

Những sáng kiến ​​này đáp ứng nhu cầu của Gen-Z và Millennials để “thấy và cảm thấy rằng một công ty đang đầu tư vào sự phát triển của họ”.

Lisa Butkus cho rằng, “Về cơ bản, điều này sẽ giúp các công ty không phải liên tục tìm kiếm tài năng từ bên ngoài hoặc phải tuyển dụng và linh hoạt ứng biến trong một thị trường cạnh tranh như thế này. Điều quan trọng nhất vẫn là nên nỗ lực để xây dựng lòng trung thành từ nguồn lực được đào tạo chuyên sâu của chính doanh nghiệp.”

Đầu năm nay, LVMH của chi nhánh Bắc Mỹ đã ra mắt LVMH Happiness, một chương trình phát triển hai tháng một lần để chú trọng vào sức khỏe nhân viên, bao gồm cách quản lý cảm xúc tiêu cực do áp lực công việc. Chương trình này do chính các nhà lãnh đạo LVMH dẫn đầu và mở rộng cửa cho tất cả nhân viên.

Các doanh nghiệp thời trang hứa hẹn phát triển sự nghiệp tới nhân viên, cần nhanh chóng chứng minh rằng họ có kế hoạch theo đuổi lời hứa tới cùng. Từ ngày đầu tiên, các công ty nên cung cấp cho người tham gia một bản lộ trình cụ thể về những gì họ dự kiến ​​sẽ hoàn thành và khi nào. Các công ty cũng nên làm rõ các chức danh công việc cụ thể dành cho nguồn lực trẻ sẽ đủ điều kiện ứng tuyển vào công tinh, cũng như cần phải minh bạch về số lượng các vị trí hiện có.

Rõ ràng sự quản lý hiệu quả được kỳ vọng là chìa khóa để tập đoàn LVMH có thể nhanh chóng thu hút được nhân tài trẻ tuổi thuộc thế hệ GEN-Z.

Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên Bof.

error: Content is protected !!
%d bloggers like this: