Review phim Welcome to the Dollhouse sẽ không tiết lộ quá nhiều nội dung. *Underdog nghĩa là những kẻ yếu thế.
Một bộ phim dark comedy (hài kịch đen tối), tập trung vào đối tượng vị thành niên như Welcome to the dollhouse quả thật không nhiều. Welcome to the Dollhouse đem đến những cung bậc cảm xúc khác biệt tới từng kiểu đối tượng người xem riêng biệt. Cá nhân Rose cảm nhận được mặt tối của bộ phim nhiều hơn là chủ đích giễu cợt, mỉa mai của đạo diễn. Bộ phim này cũng là một lời cảnh tỉnh dành riêng cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con cái ở độ tuổi vị thành niên.
Review phim Welcome to the dollhouse: Bi hài trộn lẫn
Tổng quan về nội dung phim Welcome to the dollhouse như sau: Bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Dawn Wiener và gia đình của cô bé. Dawn là một cái tên đẹp nhưng cô bé lại không may mắn có ngoại hình ưa nhìn. Dawn chỉ mới 11 tuổi, và dù chỉ mới lên Junior High (bậc trung học – tương đương cấp hai tại Việt Nam) nhưng cô bé đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, bất công, lẫn xem thường chỉ vì mình không xinh, từ ở trường lớp đến ngay tại gia đình mình.
Dawn không thông minh xuất sắc, luôn tự ti, nhút nhát, lẫn e sợ khi phải va chạm với các môi trường, con người phức tạp khác nhau, đã bị tác động đến nhận thức để rồi có những hành vi xấu xí, đem tới hậu quả khôn lường mà ngay cả người lớn cũng phải cảm thấy rùng mình khi để mặt tối của một đứa trẻ được dưỡng nuôi một cách thụ động như vậy. Một đứa trẻ 11 tuổi thì làm sao mà đối diện được với bản ngã đang bị chất vấn bởi xã hội?
Cái bi của phim là sự thờ ơ và lãnh đạm của phụ huynh lẫn người lớn trong việc quan tâm đến nội hàm và sự phát triển về trí thông minh cảm xúc của một đứa bé đương tuổi lớn. Cái bi của phim không chỉ được thể hiện qua hình tượng nhân vật của Dawn, mà còn là của Brandon hay Ralphy. Cái hài của phim thì cũng còn tùy nhận định của khán giả, bởi cười ra nước mắt là cảm xúc của các bậc phụ huynh khi sự thật về câu chuyện nuôi dạy con cái được bóc tách qua cái nhìn thực tế nhất, nghệ thuật vị nhân sinh là từ đây chứ chẳng ở đâu xa.
Rốt cuộc thì Dawn đã làm gì tày tội? Có lẽ độc giả nên xem phim sẽ rõ ràng hơn. Rose chỉ nhận định rằng bộ phim dài một tiếng rưỡi này không dễ dàng để cảm nhận nó, và mặc dù nhân vật chính là những đứa trẻ đang lớn thì bộ phim này hoàn toàn chỉ dành cho người đã trưởng thành. Điểm đáng ghi nhận ở đây: bộ phim này hay theo định nghĩa và cách đón nhận của khán giả xem nó. Nếu như cảm thấy phẫn nộ với Dawn, thì rõ ràng là nữ diễn viên Heather Matarazzo và biên kịch kiêm đạo diễn Todd Solondz đã làm tốt vai trò của mình.
Không phải cô bé nào cũng thích chơi búp bê….
Nếu cảm thấy những bài học cuộc sống được ẩn chứa trong nó rất đỗi thấm thía, thì rõ ràng bạn là một người có sự nhạy cảm sâu sắc, cũng như dễ bị tổn thương. Còn nếu như bạn cảm nhận được nét sự hài hước, mỉa mai sâu cay được lồng ghép trong phim, thì bạn hẳn là một người lạc quan, cởi mở nhưng đôi lúc hời hợt và vị kỷ.
Những giá trị đáng ghi nhận của kịch bản trong phim Welcome to the dollhouse
Chuẩn mực của xã hội không tương ứng với giá trị của mỗi cá nhân. Dawn ở độ tuổi niên thiếu đã nhận thức được rằng sự e dè, nhút nhát của mình đến từ việc ngoại hình cá nhân không tương đồng với thị hiếu và sự ủng hộ của xã hội. Cô bé chỉ mới 11 tuổi, còn cả một quá trình dài đẵng để trưởng thành và trở nên xinh đẹp hơn. Hiển nhiên là cô bé chưa đủ nhận thức được về tương lai của bản thân, mà chỉ vùi mình trong trầm mặc lẫn oán giận vì những điều bất công cứ xảy đến với mình. Cô bé cho rằng mọi nguồn cơn của sự bất hạnh cá nhân phải gánh chịu là vì ngoại hình và tính cách nhút nhát, e dè của mình.
Xã hội đã gây áp lực và đặt nặng định kiến lên Dawn, nhưng ngay cả các thành viên trong gia đình cũng có một sự thiên vị và vô tâm với những gì mà Dawn phải trải qua. Khi còn là một đứa trẻ, ai trong chúng ta ngây ngô và không cảm thấy xấu hổ vì con người, phẩm giá của bản thân, cho đến khi ta phải va chạm với xã hội của những người lớn – nơi họ áp đặt những định kiến và phán xét để làm ảnh hưởng tới nhận thức của ta. Ta trở thành những cá thể bị lay động bởi chính những người lớn xung quanh ta. Ta nhận ra rằng xã hội đề cao vẻ đẹp, trí thức và địa vị. Ta hiểu rằng những người may mắn và hạnh phúc nhất phải là những người có được toàn vẹn những điều ấy.
Nếu không may mắn được sinh trưởng trong một gia đình có điều kiện, hay sở hữu một vẻ ngoài ưa nhìn thì sao? Chắc chắn là không nên như Dawn, khi cô bé tìm mọi cách để thay đổi ngoại hình của mình thông qua trang phục, để trở nên xinh xắn hơn. Nhưng ngay cả như vậy, cũng không ai thay đổi định kiến về Dawn cả, và thế là cô bé trở nên lặng lẽ, cam chịu hơn – đánh đổi lấy hy vọng rằng có lẽ họ sẽ bớt dèm pha, bắt nạt hay kỳ thị mình hơn. Nhưng sự rụt rè có đỗi nhu nhược chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Điều chân thực nhất mà bộ phim đã mô tả đích xác về hình thái xã hội của loài người là hành vi “giận cá chém thớt” hay “cá lớn nuốt cá bé” mà ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ đâu. Đỉnh điểm của sự ganh ghét và oán giận đang gặm nhấm tâm hồn của một con bé 11 tuổi là khi cô bé căm ghét cả đứa em gái Missy xinh xắn, hồn nhiên của mình. Đối với Dawn, Missy là đối tượng yếu thế hơn nên được bố mẹ bảo bọc hơn. Có thể là vì cả hai là chị em ruột thịt cùng bố cùng mẹ, nhưng cô bé lại xinh xắn hơn nên đối với Dawn đây là một điều quá đỗi bất công, trở thành tiền đề dẫn đến sự oán giận.
Mọi căng thẳng áp lực mà Dawn phải đối diện ở trường lớp không chỉ được san sẻ với Missy, mà còn là với Ralphy – cậu bạn thân thiết nhà bên. Cả hai vô cùng thân thiết ở đầu phim, nhưng dần xa cách và đánh mất đi sự chân thành, gắn kết đáng trân quý mà cả hai có được, chỉ vì Dawn trở nên vị kỷ, xấu tính và bị định kiến của những đứa bạn đồng môn ngỗ nghịch khác làm cho thay đổi. Ralphy luôn ở bên cạnh để quan tâm, động viên, trao gửi những điều tích cực đến cho Dawn. Nhưng đến tận cuối phim thì không có một Ralphy đáng mến xuất hiện ở bên cạnh Dawn trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, qua đó đã cho thấy cô bé đã đánh rơi đi một phần của sự hồn nhiên trên hành trình trở nên cô độc hơn.
Khi phụ huynh thờ ơ với con trẻ để chúng đơn độc đương đầu với xã hội, thì hậu quả khó lường. Xã hội luôn định kiến, áp đặt mỗi cá nhân vào một khuôn mẫu, bởi vốn dĩ mồi tiềm thức đã là bản năng ngự trị trong mỗi chúng ta. Chúng ta may mắn khi thuộc về số đông, thay vì là những kẻ yếu thế luôn bị chèn ép chỉ vì sự khác biệt hay không phù hợp với chuẩn mực, khuôn mẫu của xã hội. Nếu như không may mắn thuộc về số đông, sự đơn độc sẽ dễ dàng khiến ta tin rằng những gì họ áp đặt vào ta là đúng. Ta buông xuôi và trở thành hình mẫu mà xã hội đã gán ghép ta thuộc về. Nếu là một đứa trẻ thì điều này càng xảy ra nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa – nhất là khi bố mẹ chúng không hiểu để dạy dỗ chúng đúng đắn.
Ai bảo làm bố mẹ là dễ dàng? Cứ nhìn vào gia đình nhà Weiner sẽ thấy ngay đó thôi. Bà mẹ luôn gắt gỏng và yêu chiều đứa con gái út mà quên mất rằng đứa con ở giữa luôn bị giằng xé về vai trò của mình trong các anh chị em. Ông bố thì cật lực lao động vì kinh tế ổn định nên vẫn chỉ mong chờ vào năng lực quán xuyến của người vợ. Đứa con cả sẽ luôn phải gánh những trách nhiệm mà bố mẹ kỳ vọng, nhưng nó là đứa sẽ trưởng thành sớm nhất, và vì thế mà nó sẽ vượt qua được cảm giác mơ hồ về thân phận và trách nhiệm của mình trong gia đình. Đứa út sẽ luôn được bố mẹ quan tâm hơn, bởi có thể chính bố mẹ nó nghĩ rằng những đứa còn lại đã đủ lớn để tự lo cho mình, dành lại sự bảo bọc của phụ huynh cho đứa nhỏ nhất vẫn luôn là điều thường thấy trong xã hội.
Vậy là một đứa con giữa như Dawn chẳng thể nào mở lời để chia sẻ tâm tình, hay trút bầu khó khăn với bố mẹ. Rốt cuộc thì gia đình là gì? Cô bé cũng tự mình định nghĩa sai lệch về tình yêu có điều kiện, hay không có điều kiện với những người thân thiết trong gia đình. Đó là cả một sự thất bại ê chề của bậc làm phụ huynh như vợ chồng Weiner. Khi xem phim, chắc chắn ai cũng phải có một cảm thấy ái ngại và đánh giá sự thờ ơ lẫn thiếu quan tâm của vợ chồng Weiner dành cho Dawn. Không chỉ có Dawn, mà Brandon cũng là một đứa trẻ ngỗ nghịch bị hiểu lầm bởi chính ông bố của mình. Dawn và Brandon là hai đứa trẻ đáng thương cảm, chỉ vì bố mẹ của chúng đã quá đỗi vô tâm và thơ ơ với trách nhiệm của mình.
Thực tế là xã hội sẽ có thể ngoảnh mặt hay bài xích những người tự cho mình là nạn nhân. Nghe lạ lẫm quá phải không? Nhưng việc một người là nạn nhân dám đứng ra để phơi bày những sự việc tồi tệ xảy đến với mình, hay tố cáo kẻ lạm dụng, gây hại tới mình lại bị đám đông bài xích, cho rằng nạn nhân thổi phồng hay đã tự mình chuốc lấy hậu quả như thế, là một kiểu hành vi phổ biến hơn chúng ta nghĩ.
Điều này xảy đến vì trong đám đông luôn tồn tại những cá thể thiếu cảm thông, thiếu sự tôn trọng, thiếu tấm lòng nhân ái mà tràn đầy đố kỵ, bất an lẫn thù ghét. Những kẻ như vậy rất nhiều, và chúng luôn lớn tiếng để chỉ trích người khác, nhưng lại lẫn vào đám đông thay vì đứng một mình. Chúng hiểu rằng đám đông sẽ là tấm bình phong tốt nhất để che đậy bản ngã và ý đồ xấu xí của chúng. Chúng mượn đám đông để tăng cường giọng điệu chỉ trích của mình để chắc chắn rằng nạn nhân phải là người cảm thấy xấu hổ hay ngờ hoặc về giá trị của chính bản thân họ. Không có gì khiến chúng vui hơn, khi làm suy giảm giá trị hay kéo nạn nhân xuống để tự cảm thấy mình tốt đẹp hơn. Nực cười hơn nữa, chúng tự cho mình là thành phần hữu ích, cống hiến cho xã hội và cộng đồng vì hành động chính nghĩa của mình.
Dawn đã bị rất nhiều những con người xấu xí như thế tác động đến nhận thức của cô bé. Cô bé thu mình và lắng lặng trước thói bầy đàn ở trường lớp, hay khuất phục hoàn toàn trước những kẻ bắt nạt, nghi ngờ mình như cô bạn Lolita hay giáo viên. Ngay cả trong gia đình của mình, mẹ của cô bé cũng là một kẻ bắt nạt khi kiên quyết tháo dỡ ngôi nhà gỗ chứa đầy ắp những kỷ niệm ở sân sau của cô bé, chỉ vì mẹ của Dawn muốn có không gian rộng rãi cho lễ kỷ niệm 20 năm ngày cưới. Nhưng điều đáng quan ngại là sự thay đổi trong tâm tính của bà ta, từ việc dụ dỗ ngon ngọt, chuyển sang tức giận và cấm cô bé không được ăn bánh tráng miệng khi Dawn không tán thành, và sau đó cương quyết tự ý mình tháo dỡ ngôi nhà đó – mặc kệ sự cam chịu của Dawn. Với sự thống trị của một người mẹ như thế trong gia đình mình, Dawn trở nên cứng đầu và nổi loạn hơn cũng là điều dễ hiểu.
Khi ngờ hoặc vào giá trị của bản thân, tình yêu là thứ mà con người mong cầu. Đây là một trong những đặc tính vốn dĩ luôn tồn tại, giống như một cơ chế tự nhiên trong xã hội loài người. Có rất nhiều kiểu tình yêu tồn tại giữa người với người, một trong số đó là tình yêu khỏa lấp. Sự khỏa lấp có muôn hình vạn trạng: khỏa lấp hình bóng của người thương đã không còn ở bên cạnh ta; khỏa lấp cho nỗi cô đơn; khỏa lấp cho những thiếu hụt về giá trị của bản thân trong xã hội… Sự khỏa lấp cuối cùng, có thể nói là độc hại nhất, bởi nó có khởi nguồn từ việc thiếu thấu hiểu chính bản thân mình, hay chưa học được cách yêu thương chính mình (self-love). Một người không thể yêu thương và đồng cảm được chính mình thì làm sao đủ sức để mà yêu thương một ai khác nữa chứ?
Cô bé 11 tuổi Dawn, luôn cảm thấy giá trị của bản thân bị xem nhẹ, đem lòng cảm nắng và cho rằng nó là tình yêu với anh chàng bad boy Steve, rồi sau đó lại tơ tưởng đến Brandon – vốn dĩ cũng đang chật vật vô cùng vì thân phận của bản thân. Brandon bị hiểu nhầm bởi những người xung quanh, luôn thiếu vắng tình thương của gia đình, lựa chọn giao du với đám bạn bất hảo vì bọn chúng là những kẻ duy nhất cho cậu bé một vai trò phân định cụ thể trong băng nhóm của chúng. Bất cứ giá nào để tìm được cái cảm giác thuộc về của Brandon vô cùng đáng cảm thương.
Sẵn tiện, có một kiểu tâm lý ngược mà lũ con gái thường rủ rỉ với nhau như một bí kiếp yêu đương nắm lòng, rằng tụi con trai thường hay gây sự chú ý tới đứa con gái mà chúng thích, cho dù rằng chúng phải tạo ra được sự chú ý đó bằng mọi cách, dù là bắt nạt hay chế diễu – là một trong những hành vi thông dụng nhất của những đứa con trai thiếu tự tin nhưng thừa ngờ hoặc vào giá trị của chính mình. Nếu đứa con gái không thích những trò châm chọc của chúng, thì chúng cũng dễ dàng thu mình về cái vỏ bọc mỏng manh đang che đậy cái tôi được dưỡng nuôi quá mức. Brandon chính là một đứa con trai kiểu như vậy. Nó nhìn thấy giá trị tương đồng giữa nó và Dawn, nên mới tìm mọi cách để gây khó dễ cho cô bé. Cuộc tình non trẻ của chúng rốt cuộc đi tới đâu thì bạn nên xem phim nhé.
Hãy xem Welcome to the Dollhouse bởi tính hiện thực, sâu sắc của nội dung
Phim đã giành được giải Grand Jury Prize ở hạng mục “Best dramatic Feature” tại lễ hội phim “Sundance Film Festival” vào năm 1996. Bộ phim có hơn 90% người ủng hộ và phản hồi tích cực trên trang đánh giá “Rotten Tomato”. Bộ phim Welcome to the Dollhouse đã làm thăng hạng sự nghiệp của cả nữ diễn viên Heather Matarazzo và đạo diễn Todd Solondz. Dù sau này Heather không còn có những vai diễn ấn tượng như thế nữa, thì khán giả vẫn luôn nhớ tới cô trong hình tượng “Weiner-Dog”. Đáng ngạc nhiên sao, khi bộ phim này cũng từng được xem là một tác phẩm điện ảnh không nổi bật – một “underdog” trong bối cảnh thị trường phim lúc bấy giờ.
Có thể đến cuối cùng, sau khi đã trọn vẹn cảm nhận bộ phim, điều lắng đọng trong tâm trí bạn là một cô bé Dawn đang đi vào con đường trở thành nhân cách mà xã hội đã vạch sẵn. Bạn có thể sẽ cảm thông hay ghét Dawn, bởi vì Heather Matarazzo đã có một phần thể hiện thuyết phục trong bộ phim. Ở mức độ sâu sắc hơn, bạn có thể suy ngẫm về quãng thời gian trưởng thành ở cùng thời điểm như là Dawn, bạn sẽ nghĩ đến những khó khăn, cớ sự xảy ra khiến cho bạn làm những điều xuẩn ngốc, hay là con người của bạn trước đây đã từng là như thế nào, hay cả cái cách mà bạn từng hy vọng rằng mình sẽ mau chóng lớn lên để có thể chống đối những thế lực chèn ép, hạch sách bạn hay chí ít là có thể tự đưa ra và làm chủ quyết định của riêng mình.
Cũng có thể, một sự thỏa lòng và nhẹ nhõm khi hồi tưởng về quãng đường trưởng thành của bạn vốn dĩ êm ả và bình yên hơn Dawn Weiner gấp nhiều lần, hoặc bạn đã có những lựa chọn tốt đẹp hơn cô bé. Lúc đó, có lẽ bạn sẽ không quá nặng lòng vì nội dung của phim, thay vào đó, bạn nhận ra rằng trưởng thành là một quá trình vốn dĩ rất đỗi khó khăn và đơn độc. Bạn là một cá thể – chống nghịch với mọi định kiến, quy chuẩn của xã hội luôn muốn ép bạn vào một khuôn mẫu định sẵn, để đi tìm giá trị của chính mình, trước đấy, bây giờ, lẫn sau này.
Một kịch bản chặt chẽ, sáng suốt, đầy cảm hứng của Welcome to the Dollhouse chắc chắn sẽ giúp bạn trưởng thành hơn, sâu sắc hơn; biết cách để yêu thương, trân trọng lẫn tín nhiệm chính bản thân mình và những người xung quanh hơn.
Đánh giá phim Welcome to the dollhouse: ★ ★ ★ ★ ★ (5/5)
Review phim Welcome to the Dollhouse sẽ không tiết lộ quá nhiều nội dung. *Underdog nghĩa là những kẻ yếu thế.
Một bộ phim dark comedy (hài kịch đen tối), tập trung vào đối tượng vị thành niên như Welcome to the dollhouse quả thật không nhiều. Welcome to the Dollhouse đem đến những cung bậc cảm xúc khác biệt tới từng kiểu đối tượng người xem riêng biệt. Cá nhân Rose cảm nhận được mặt tối của bộ phim nhiều hơn là chủ đích giễu cợt, mỉa mai của đạo diễn. Bộ phim này cũng là một lời cảnh tỉnh dành riêng cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con cái ở độ tuổi vị thành niên.
Review phim Welcome to the dollhouse: Bi hài trộn lẫn
Tổng quan về nội dung phim Welcome to the dollhouse như sau: Bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Dawn Wiener và gia đình của cô bé. Dawn là một cái tên đẹp nhưng cô bé lại không may mắn có ngoại hình ưa nhìn. Dawn chỉ mới 11 tuổi, và dù chỉ mới lên Junior High (bậc trung học – tương đương cấp hai tại Việt Nam) nhưng cô bé đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, bất công, lẫn xem thường chỉ vì mình không xinh, từ ở trường lớp đến ngay tại gia đình mình.
Dawn không thông minh xuất sắc, luôn tự ti, nhút nhát, lẫn e sợ khi phải va chạm với các môi trường, con người phức tạp khác nhau, đã bị tác động đến nhận thức để rồi có những hành vi xấu xí, đem tới hậu quả khôn lường mà ngay cả người lớn cũng phải cảm thấy rùng mình khi để mặt tối của một đứa trẻ được dưỡng nuôi một cách thụ động như vậy. Một đứa trẻ 11 tuổi thì làm sao mà đối diện được với bản ngã đang bị chất vấn bởi xã hội?
Cái bi của phim là sự thờ ơ và lãnh đạm của phụ huynh lẫn người lớn trong việc quan tâm đến nội hàm và sự phát triển về trí thông minh cảm xúc của một đứa bé đương tuổi lớn. Cái bi của phim không chỉ được thể hiện qua hình tượng nhân vật của Dawn, mà còn là của Brandon hay Ralphy. Cái hài của phim thì cũng còn tùy nhận định của khán giả, bởi cười ra nước mắt là cảm xúc của các bậc phụ huynh khi sự thật về câu chuyện nuôi dạy con cái được bóc tách qua cái nhìn thực tế nhất, nghệ thuật vị nhân sinh là từ đây chứ chẳng ở đâu xa.
Rốt cuộc thì Dawn đã làm gì tày tội? Có lẽ độc giả nên xem phim sẽ rõ ràng hơn. Rose chỉ nhận định rằng bộ phim dài một tiếng rưỡi này không dễ dàng để cảm nhận nó, và mặc dù nhân vật chính là những đứa trẻ đang lớn thì bộ phim này hoàn toàn chỉ dành cho người đã trưởng thành. Điểm đáng ghi nhận ở đây: bộ phim này hay theo định nghĩa và cách đón nhận của khán giả xem nó. Nếu như cảm thấy phẫn nộ với Dawn, thì rõ ràng là nữ diễn viên Heather Matarazzo và biên kịch kiêm đạo diễn Todd Solondz đã làm tốt vai trò của mình.
Nếu cảm thấy những bài học cuộc sống được ẩn chứa trong nó rất đỗi thấm thía, thì rõ ràng bạn là một người có sự nhạy cảm sâu sắc, cũng như dễ bị tổn thương. Còn nếu như bạn cảm nhận được nét sự hài hước, mỉa mai sâu cay được lồng ghép trong phim, thì bạn hẳn là một người lạc quan, cởi mở nhưng đôi lúc hời hợt và vị kỷ.
Những giá trị đáng ghi nhận của kịch bản trong phim Welcome to the dollhouse
Chuẩn mực của xã hội không tương ứng với giá trị của mỗi cá nhân. Dawn ở độ tuổi niên thiếu đã nhận thức được rằng sự e dè, nhút nhát của mình đến từ việc ngoại hình cá nhân không tương đồng với thị hiếu và sự ủng hộ của xã hội. Cô bé chỉ mới 11 tuổi, còn cả một quá trình dài đẵng để trưởng thành và trở nên xinh đẹp hơn. Hiển nhiên là cô bé chưa đủ nhận thức được về tương lai của bản thân, mà chỉ vùi mình trong trầm mặc lẫn oán giận vì những điều bất công cứ xảy đến với mình. Cô bé cho rằng mọi nguồn cơn của sự bất hạnh cá nhân phải gánh chịu là vì ngoại hình và tính cách nhút nhát, e dè của mình.
Xã hội đã gây áp lực và đặt nặng định kiến lên Dawn, nhưng ngay cả các thành viên trong gia đình cũng có một sự thiên vị và vô tâm với những gì mà Dawn phải trải qua. Khi còn là một đứa trẻ, ai trong chúng ta ngây ngô và không cảm thấy xấu hổ vì con người, phẩm giá của bản thân, cho đến khi ta phải va chạm với xã hội của những người lớn – nơi họ áp đặt những định kiến và phán xét để làm ảnh hưởng tới nhận thức của ta. Ta trở thành những cá thể bị lay động bởi chính những người lớn xung quanh ta. Ta nhận ra rằng xã hội đề cao vẻ đẹp, trí thức và địa vị. Ta hiểu rằng những người may mắn và hạnh phúc nhất phải là những người có được toàn vẹn những điều ấy.
Nếu không may mắn được sinh trưởng trong một gia đình có điều kiện, hay sở hữu một vẻ ngoài ưa nhìn thì sao? Chắc chắn là không nên như Dawn, khi cô bé tìm mọi cách để thay đổi ngoại hình của mình thông qua trang phục, để trở nên xinh xắn hơn. Nhưng ngay cả như vậy, cũng không ai thay đổi định kiến về Dawn cả, và thế là cô bé trở nên lặng lẽ, cam chịu hơn – đánh đổi lấy hy vọng rằng có lẽ họ sẽ bớt dèm pha, bắt nạt hay kỳ thị mình hơn. Nhưng sự rụt rè có đỗi nhu nhược chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Điều chân thực nhất mà bộ phim đã mô tả đích xác về hình thái xã hội của loài người là hành vi “giận cá chém thớt” hay “cá lớn nuốt cá bé” mà ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ đâu. Đỉnh điểm của sự ganh ghét và oán giận đang gặm nhấm tâm hồn của một con bé 11 tuổi là khi cô bé căm ghét cả đứa em gái Missy xinh xắn, hồn nhiên của mình. Đối với Dawn, Missy là đối tượng yếu thế hơn nên được bố mẹ bảo bọc hơn. Có thể là vì cả hai là chị em ruột thịt cùng bố cùng mẹ, nhưng cô bé lại xinh xắn hơn nên đối với Dawn đây là một điều quá đỗi bất công, trở thành tiền đề dẫn đến sự oán giận.
Mọi căng thẳng áp lực mà Dawn phải đối diện ở trường lớp không chỉ được san sẻ với Missy, mà còn là với Ralphy – cậu bạn thân thiết nhà bên. Cả hai vô cùng thân thiết ở đầu phim, nhưng dần xa cách và đánh mất đi sự chân thành, gắn kết đáng trân quý mà cả hai có được, chỉ vì Dawn trở nên vị kỷ, xấu tính và bị định kiến của những đứa bạn đồng môn ngỗ nghịch khác làm cho thay đổi. Ralphy luôn ở bên cạnh để quan tâm, động viên, trao gửi những điều tích cực đến cho Dawn. Nhưng đến tận cuối phim thì không có một Ralphy đáng mến xuất hiện ở bên cạnh Dawn trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, qua đó đã cho thấy cô bé đã đánh rơi đi một phần của sự hồn nhiên trên hành trình trở nên cô độc hơn.
Khi phụ huynh thờ ơ với con trẻ để chúng đơn độc đương đầu với xã hội, thì hậu quả khó lường. Xã hội luôn định kiến, áp đặt mỗi cá nhân vào một khuôn mẫu, bởi vốn dĩ mồi tiềm thức đã là bản năng ngự trị trong mỗi chúng ta. Chúng ta may mắn khi thuộc về số đông, thay vì là những kẻ yếu thế luôn bị chèn ép chỉ vì sự khác biệt hay không phù hợp với chuẩn mực, khuôn mẫu của xã hội. Nếu như không may mắn thuộc về số đông, sự đơn độc sẽ dễ dàng khiến ta tin rằng những gì họ áp đặt vào ta là đúng. Ta buông xuôi và trở thành hình mẫu mà xã hội đã gán ghép ta thuộc về. Nếu là một đứa trẻ thì điều này càng xảy ra nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa – nhất là khi bố mẹ chúng không hiểu để dạy dỗ chúng đúng đắn.
Ai bảo làm bố mẹ là dễ dàng? Cứ nhìn vào gia đình nhà Weiner sẽ thấy ngay đó thôi. Bà mẹ luôn gắt gỏng và yêu chiều đứa con gái út mà quên mất rằng đứa con ở giữa luôn bị giằng xé về vai trò của mình trong các anh chị em. Ông bố thì cật lực lao động vì kinh tế ổn định nên vẫn chỉ mong chờ vào năng lực quán xuyến của người vợ. Đứa con cả sẽ luôn phải gánh những trách nhiệm mà bố mẹ kỳ vọng, nhưng nó là đứa sẽ trưởng thành sớm nhất, và vì thế mà nó sẽ vượt qua được cảm giác mơ hồ về thân phận và trách nhiệm của mình trong gia đình. Đứa út sẽ luôn được bố mẹ quan tâm hơn, bởi có thể chính bố mẹ nó nghĩ rằng những đứa còn lại đã đủ lớn để tự lo cho mình, dành lại sự bảo bọc của phụ huynh cho đứa nhỏ nhất vẫn luôn là điều thường thấy trong xã hội.
Vậy là một đứa con giữa như Dawn chẳng thể nào mở lời để chia sẻ tâm tình, hay trút bầu khó khăn với bố mẹ. Rốt cuộc thì gia đình là gì? Cô bé cũng tự mình định nghĩa sai lệch về tình yêu có điều kiện, hay không có điều kiện với những người thân thiết trong gia đình. Đó là cả một sự thất bại ê chề của bậc làm phụ huynh như vợ chồng Weiner. Khi xem phim, chắc chắn ai cũng phải có một cảm thấy ái ngại và đánh giá sự thờ ơ lẫn thiếu quan tâm của vợ chồng Weiner dành cho Dawn. Không chỉ có Dawn, mà Brandon cũng là một đứa trẻ ngỗ nghịch bị hiểu lầm bởi chính ông bố của mình. Dawn và Brandon là hai đứa trẻ đáng thương cảm, chỉ vì bố mẹ của chúng đã quá đỗi vô tâm và thơ ơ với trách nhiệm của mình.
Thực tế là xã hội sẽ có thể ngoảnh mặt hay bài xích những người tự cho mình là nạn nhân. Nghe lạ lẫm quá phải không? Nhưng việc một người là nạn nhân dám đứng ra để phơi bày những sự việc tồi tệ xảy đến với mình, hay tố cáo kẻ lạm dụng, gây hại tới mình lại bị đám đông bài xích, cho rằng nạn nhân thổi phồng hay đã tự mình chuốc lấy hậu quả như thế, là một kiểu hành vi phổ biến hơn chúng ta nghĩ.
Điều này xảy đến vì trong đám đông luôn tồn tại những cá thể thiếu cảm thông, thiếu sự tôn trọng, thiếu tấm lòng nhân ái mà tràn đầy đố kỵ, bất an lẫn thù ghét. Những kẻ như vậy rất nhiều, và chúng luôn lớn tiếng để chỉ trích người khác, nhưng lại lẫn vào đám đông thay vì đứng một mình. Chúng hiểu rằng đám đông sẽ là tấm bình phong tốt nhất để che đậy bản ngã và ý đồ xấu xí của chúng. Chúng mượn đám đông để tăng cường giọng điệu chỉ trích của mình để chắc chắn rằng nạn nhân phải là người cảm thấy xấu hổ hay ngờ hoặc về giá trị của chính bản thân họ. Không có gì khiến chúng vui hơn, khi làm suy giảm giá trị hay kéo nạn nhân xuống để tự cảm thấy mình tốt đẹp hơn. Nực cười hơn nữa, chúng tự cho mình là thành phần hữu ích, cống hiến cho xã hội và cộng đồng vì hành động chính nghĩa của mình.
Dawn đã bị rất nhiều những con người xấu xí như thế tác động đến nhận thức của cô bé. Cô bé thu mình và lắng lặng trước thói bầy đàn ở trường lớp, hay khuất phục hoàn toàn trước những kẻ bắt nạt, nghi ngờ mình như cô bạn Lolita hay giáo viên. Ngay cả trong gia đình của mình, mẹ của cô bé cũng là một kẻ bắt nạt khi kiên quyết tháo dỡ ngôi nhà gỗ chứa đầy ắp những kỷ niệm ở sân sau của cô bé, chỉ vì mẹ của Dawn muốn có không gian rộng rãi cho lễ kỷ niệm 20 năm ngày cưới. Nhưng điều đáng quan ngại là sự thay đổi trong tâm tính của bà ta, từ việc dụ dỗ ngon ngọt, chuyển sang tức giận và cấm cô bé không được ăn bánh tráng miệng khi Dawn không tán thành, và sau đó cương quyết tự ý mình tháo dỡ ngôi nhà đó – mặc kệ sự cam chịu của Dawn. Với sự thống trị của một người mẹ như thế trong gia đình mình, Dawn trở nên cứng đầu và nổi loạn hơn cũng là điều dễ hiểu.
Khi ngờ hoặc vào giá trị của bản thân, tình yêu là thứ mà con người mong cầu. Đây là một trong những đặc tính vốn dĩ luôn tồn tại, giống như một cơ chế tự nhiên trong xã hội loài người. Có rất nhiều kiểu tình yêu tồn tại giữa người với người, một trong số đó là tình yêu khỏa lấp. Sự khỏa lấp có muôn hình vạn trạng: khỏa lấp hình bóng của người thương đã không còn ở bên cạnh ta; khỏa lấp cho nỗi cô đơn; khỏa lấp cho những thiếu hụt về giá trị của bản thân trong xã hội… Sự khỏa lấp cuối cùng, có thể nói là độc hại nhất, bởi nó có khởi nguồn từ việc thiếu thấu hiểu chính bản thân mình, hay chưa học được cách yêu thương chính mình (self-love). Một người không thể yêu thương và đồng cảm được chính mình thì làm sao đủ sức để mà yêu thương một ai khác nữa chứ?
Cô bé 11 tuổi Dawn, luôn cảm thấy giá trị của bản thân bị xem nhẹ, đem lòng cảm nắng và cho rằng nó là tình yêu với anh chàng bad boy Steve, rồi sau đó lại tơ tưởng đến Brandon – vốn dĩ cũng đang chật vật vô cùng vì thân phận của bản thân. Brandon bị hiểu nhầm bởi những người xung quanh, luôn thiếu vắng tình thương của gia đình, lựa chọn giao du với đám bạn bất hảo vì bọn chúng là những kẻ duy nhất cho cậu bé một vai trò phân định cụ thể trong băng nhóm của chúng. Bất cứ giá nào để tìm được cái cảm giác thuộc về của Brandon vô cùng đáng cảm thương.
Sẵn tiện, có một kiểu tâm lý ngược mà lũ con gái thường rủ rỉ với nhau như một bí kiếp yêu đương nắm lòng, rằng tụi con trai thường hay gây sự chú ý tới đứa con gái mà chúng thích, cho dù rằng chúng phải tạo ra được sự chú ý đó bằng mọi cách, dù là bắt nạt hay chế diễu – là một trong những hành vi thông dụng nhất của những đứa con trai thiếu tự tin nhưng thừa ngờ hoặc vào giá trị của chính mình. Nếu đứa con gái không thích những trò châm chọc của chúng, thì chúng cũng dễ dàng thu mình về cái vỏ bọc mỏng manh đang che đậy cái tôi được dưỡng nuôi quá mức. Brandon chính là một đứa con trai kiểu như vậy. Nó nhìn thấy giá trị tương đồng giữa nó và Dawn, nên mới tìm mọi cách để gây khó dễ cho cô bé. Cuộc tình non trẻ của chúng rốt cuộc đi tới đâu thì bạn nên xem phim nhé.
Hãy xem Welcome to the Dollhouse bởi tính hiện thực, sâu sắc của nội dung
Phim đã giành được giải Grand Jury Prize ở hạng mục “Best dramatic Feature” tại lễ hội phim “Sundance Film Festival” vào năm 1996. Bộ phim có hơn 90% người ủng hộ và phản hồi tích cực trên trang đánh giá “Rotten Tomato”. Bộ phim Welcome to the Dollhouse đã làm thăng hạng sự nghiệp của cả nữ diễn viên Heather Matarazzo và đạo diễn Todd Solondz. Dù sau này Heather không còn có những vai diễn ấn tượng như thế nữa, thì khán giả vẫn luôn nhớ tới cô trong hình tượng “Weiner-Dog”. Đáng ngạc nhiên sao, khi bộ phim này cũng từng được xem là một tác phẩm điện ảnh không nổi bật – một “underdog” trong bối cảnh thị trường phim lúc bấy giờ.
Có thể đến cuối cùng, sau khi đã trọn vẹn cảm nhận bộ phim, điều lắng đọng trong tâm trí bạn là một cô bé Dawn đang đi vào con đường trở thành nhân cách mà xã hội đã vạch sẵn. Bạn có thể sẽ cảm thông hay ghét Dawn, bởi vì Heather Matarazzo đã có một phần thể hiện thuyết phục trong bộ phim. Ở mức độ sâu sắc hơn, bạn có thể suy ngẫm về quãng thời gian trưởng thành ở cùng thời điểm như là Dawn, bạn sẽ nghĩ đến những khó khăn, cớ sự xảy ra khiến cho bạn làm những điều xuẩn ngốc, hay là con người của bạn trước đây đã từng là như thế nào, hay cả cái cách mà bạn từng hy vọng rằng mình sẽ mau chóng lớn lên để có thể chống đối những thế lực chèn ép, hạch sách bạn hay chí ít là có thể tự đưa ra và làm chủ quyết định của riêng mình.
Cũng có thể, một sự thỏa lòng và nhẹ nhõm khi hồi tưởng về quãng đường trưởng thành của bạn vốn dĩ êm ả và bình yên hơn Dawn Weiner gấp nhiều lần, hoặc bạn đã có những lựa chọn tốt đẹp hơn cô bé. Lúc đó, có lẽ bạn sẽ không quá nặng lòng vì nội dung của phim, thay vào đó, bạn nhận ra rằng trưởng thành là một quá trình vốn dĩ rất đỗi khó khăn và đơn độc. Bạn là một cá thể – chống nghịch với mọi định kiến, quy chuẩn của xã hội luôn muốn ép bạn vào một khuôn mẫu định sẵn, để đi tìm giá trị của chính mình, trước đấy, bây giờ, lẫn sau này.
Một kịch bản chặt chẽ, sáng suốt, đầy cảm hứng của Welcome to the Dollhouse chắc chắn sẽ giúp bạn trưởng thành hơn, sâu sắc hơn; biết cách để yêu thương, trân trọng lẫn tín nhiệm chính bản thân mình và những người xung quanh hơn.
Đánh giá phim Welcome to the dollhouse: ★ ★ ★ ★ ★ (5/5)
Share this:
Like this: