Karoshi là một từ tiếng Nhật được đặt để chỉ về một hiện tượng rất phổ biến đối với người lao động tại Nhật Bản. Karoshi là gì? Nó có nghĩa là làm việc quá sức mà chết. Dù từ này đã tồn tại từ 30 năm trước, giờ đây những gì diễn ra tại Nhât Bản đã trở thành một vấn đề đáng quan ngại ở phạm vi toàn cầu.
Vào những năm 1990, những câu chuyện về hầu hết các doanh nhân trung niên làm việc nhiều giờ đến mức chết vì suy nhược cơ thể, hoặc chọn cách tự tử thay vì quay trở lại văn phòng ví quá áp lực, đã được truyền thông quốc tế xem xét là một hiện tượng văn hóa đặc biệt. Khoảng thời gian này, khi nhà xã hội học Junko Kitanaka của Đại học Keio bắt đầu nghiên cứu về văn hóa làm việc đến chết của Nhật Bản, tuy vậy thì kết quả của nghiên cứu được coi là một điều chỉ được nhìn nhận là vấn nạn của riêng quốc gia này.
Khi Kitanaka giới thiệu nghiên cứu với những đồng nghiệp của mình ở Châu Âu và Bắc Mỹ, cô ấy cho rằng họ không thể hiểu được tâm lý của những người lao động tại Nhật Bản khi không muốn đi gặp bác sĩ tâm lý và những người tìm đến cái chết chỉ vì công việc. Vài thập kỷ sau, vấn đề này không còn xa lạ nữa. Đại dịch đã gây ra mối lo ngại diện rộng về thể chất và tâm lý của căng thẳng kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và bị cô lập xã hội. Một nghiên cứu (mang tính bước ngoặt) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế được công bố hồi đầu tháng Sáu cho thấy 745.000 người đã chết trong năm 2016 do đột quỵ và thiếu máu cơ tim do làm việc ít nhất 55 giờ một tuần.
Lần đầu tiên trên quy mô toàn cầu, thời gian dài làm việc đã được xác định là nguyên nhân gây ra khoảng một phần ba tổng số ca tử vong. Frank Pega – trưởng nhóm kỹ thuật của nghiên cứu trên tại WHO, nói rằng mặc dù có bằng chứng rõ ràng liên quan đến việc làm việc quá sức với tử vong, trong 20 năm “chúng tôi đã bỏ qua yếu tố gây tử vong đáng quan tâm này”.
Ở Nhật Bản, karoshi là từ được sử dụng để bao hàm vấn đề này, hiểu theo nghĩa đen là cái chết do làm việc quá sức. Nhìn về lịch sử, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tạo ra sự tái cấu trúc nơi làm việc trên diện rộng, các báo cáo đầu tiên đã nói về các trường hợp tử vong của công nhân, thường là do suy tim, đột quỵ hoặc tự tử. Hầu hết các nạn nhân làm việc nhiều giờ – đôi khi 60 hoặc 70 giờ mỗi tuần hoặc hơn – dẫn đến cái chết của họ.
Kể từ đó, áp lực đối với người lao động tại Nhật Bản không ngừng tăng lên. Số lượng lao động không thường xuyên ở Nhật Bản tăng từ 10% vào năm 1990, lên 40%, trong khi những người làm việc toàn thời gian theo hợp đồng, thường xuyên không cảm thấy có thể bỏ việc, bất kể công việc trở nên khó chịu đến mức nào.
Chính phủ Nhật hàng năm đã chấp nhận khoảng 200 yêu cầu bồi thường về thương vong tại nơi làm việc với nguyên do là karoshi. Một đường dây nóng do Hội đồng Quốc phòng điều hành, dành cho nạn nhân karoshi để giải quyết bồi thường cho những căng thẳng, bệnh tật hoặc tàn tật do công việc gây ra, nhận được từ 100 đến 300 cuộc gọi mỗi năm, nhưng các tổ chức vận động kêu gọi nhận thức về vấn đề này đã đưa ra con số lớn hơn rất nhiều – khoảng 10.000 người chết.
Makoto Iwahashi thuộc tổ chức quyền lao động POSSE, cho biết các gia đình nạn nhân karoshi đã vô cùng nỗ lực trong việc góp phần nâng cao nhận thức về karoshi tại Nhật. Mọi người biết rằng nguy cơ một người trẻ sẽ chết nếu làm việc quá sức, dù rằng 30, 20 năm trước nó đã được xem là điều bất thường.
Vào năm 2018, tổng thống Shinzo Abe đã thông qua dự luật “Cải cách phong cách làm việc”, có nghĩa là người sử dụng lao động có thể phải ép buộc nhân viên nghỉ lễ. Kết quả thu được là chỉ có 50% người lao động chấp nhận nghỉ phép có lương. Nhưng những lỗ hổng khác trong dự luật tạo điều kiện cho tình trạng làm việc quá sức dai dẳng vẫn được phép tiếp tục. Lần đầu tiên, giới hạn làm thêm giờ đã được đưa ra – nhưng nó đã được đặt ở mức đáng báo động – 80 giờ một tháng. Ngoài tám tiếng một ngày, thời gian làm thêm trung bình một tuần là 60 giờ.
Chính phủ Nhật Bản công nhận hơn 80 giờ làm thêm một tháng là một yếu tố nguy cơ đối với karoshi, nhưng họ cũng không có luật định nào để ngăn cấm giờ làm việc chạm tới ngưỡng đó; họ cũng đưa ra trường hợp miễn trừ cho các tháng đặc biệt – khi việc làm ngoài giờ có thể chạm ngưỡng 100 giờ, nhưng trao quyền tự quyết cho người lao động. Chính phủ nói rằng, nếu làm việc đạt ngưỡng cao nhất như vậy, tỉ lệ tử vong sẽ rất cao – nhưng người lao động có thể làm việc đến ngưỡng này nếu họ muốn.
Cải cách trên đã giúp cho các doanh nghiệp sử dụng lao động trở nên linh hoạt hơn trong việc kéo dài thời gian làm thêm giờ (theo ý nguyện) của người lao động và làm xáo trộn nhận thức về karoshi. Có thể nói, câu chuyện về phân bổ thời gian lao động và tình trạng làm việc quá sức diễn ra quá thường xuyên là dựa vào đường lối của các bên là chính phủ, doanh nghiệp và cả người lao động – và vấn đề này không chỉ diễn ra tại Nhật Bản không thôi. Như tại ở Anh, thực trạng “zero-hour contracts” (hợp đồng làm việc không quy định giờ cụ thể) vẫn được chấp nhận, dù nó có bị lên án kịch liệt.
Tại Mỹ, làm việc thêm giờ được phân bổ không hợp lý theo đầu người là điều bình thường. Tại Trung Quốc, văn hóa làm việc 996 tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở Beijing cũng là một thực trạng đáng sợ mà người trẻ đang vô thức gánh chịu. Văn hóa làm việc 996 tại Beijing (Trung Quốc) là 9 am – 9pm, 6 ngày một tuần. Thực tế, phong trào xã hội phản đối karoshi tại Nhật cũng đã truyền cảm hứng cho các quốc gia Đông Á khác như Hàn và Trung Quốc.
Nhưng ở Nhật Bản, việc truy ngược quá khứ của một nền văn hóa làm việc quá sức dẫn đến chết người đã cho thấy hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu sự bảo vệ lẫn nhận thức minh bạch của xã hội không tiếp tục được đánh động và duy trì. Các nhà vận động chống karoshi nói rằng luật pháp cần được thay đổi để giảm đáng kể thời gian làm thêm giờ hợp pháp; và cần có quy định về thời gian nghỉ ngơi tối thiểu giữa các ca làm việc để phù hợp với tiêu chuẩn lao động như tại Liên minh Châu Âu.
Hiện tại, không có hình phạt nào đối với các công ty vi phạm và chỉ có khoảng 3.300 thanh tra lao động để theo dõi sáu triệu công ty của Nhật Bản. Người sử dụng lao động thậm chí không được yêu cầu ghi lại giờ làm việc của nhân viên. Chỉ một số lượng rất nhỏ là có, nhưng e rằng họ cũng chẳng bao giờ bị ép buộc phải chia sẻ dữ liệu này.
Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng của làm việc từ xa và các kiểu làm việc kết hợp, nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoài dự kiến lẫn các xu hướng làm việc khác trong tương lai có thể tiếp tục làm tăng giờ làm việc của mọi người. Mỗi giờ đều có giá trị – và với đại dịch, chúng ta đã đã nghiệm ra được nhiều thứ hơn. Một nghiên cứu vào năm ngoái trên 3,1 triệu công nhân ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Đông cho thấy ngày làm việc trung bình của người lao động tại các quốc gia này đã kéo dài thêm 48 phút.
Mặc dù phân tích của WHO / ILO đã tìm thấy bằng chứng đáng kể rằng làm việc từ 55 giờ trở lên sẽ đi kèm “nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng”, nhưng mối liên hệ tương tự lại không rõ ràng đối với một tuần làm việc tiêu chuẩn từ 35 đến 40 giờ, hoặc thậm chí là 41 đến 48 giờ. Một tuần từ 49 đến 54 giờ đã gần đạt đến ngưỡng cảnh báo, nhưng vẫn còn hạn chế bằng chứng cụ thể về vấn đề đột quỵ gây tử vong.
Dựa vào các khuyến nghị của WHO thì luật pháp và các thỏa thuận thương lượng cần phải minh bạch để cả hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) đều đảm bảo giới hạn tối đa về giờ làm việc (nhưng vẫn hiệu quả và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo). Các khuyến nghị của WHO đặc biệt nhấn mạnh rằng để karoshi không còn gieo rắc nỗi ám ảnh thì chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải cùng nhau chung tay hành động.
Karoshi là một từ tiếng Nhật được đặt để chỉ về một hiện tượng rất phổ biến đối với người lao động tại Nhật Bản. Karoshi là gì? Nó có nghĩa là làm việc quá sức mà chết. Dù từ này đã tồn tại từ 30 năm trước, giờ đây những gì diễn ra tại Nhât Bản đã trở thành một vấn đề đáng quan ngại ở phạm vi toàn cầu.
Vào những năm 1990, những câu chuyện về hầu hết các doanh nhân trung niên làm việc nhiều giờ đến mức chết vì suy nhược cơ thể, hoặc chọn cách tự tử thay vì quay trở lại văn phòng ví quá áp lực, đã được truyền thông quốc tế xem xét là một hiện tượng văn hóa đặc biệt. Khoảng thời gian này, khi nhà xã hội học Junko Kitanaka của Đại học Keio bắt đầu nghiên cứu về văn hóa làm việc đến chết của Nhật Bản, tuy vậy thì kết quả của nghiên cứu được coi là một điều chỉ được nhìn nhận là vấn nạn của riêng quốc gia này.
Khi Kitanaka giới thiệu nghiên cứu với những đồng nghiệp của mình ở Châu Âu và Bắc Mỹ, cô ấy cho rằng họ không thể hiểu được tâm lý của những người lao động tại Nhật Bản khi không muốn đi gặp bác sĩ tâm lý và những người tìm đến cái chết chỉ vì công việc. Vài thập kỷ sau, vấn đề này không còn xa lạ nữa. Đại dịch đã gây ra mối lo ngại diện rộng về thể chất và tâm lý của căng thẳng kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và bị cô lập xã hội. Một nghiên cứu (mang tính bước ngoặt) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế được công bố hồi đầu tháng Sáu cho thấy 745.000 người đã chết trong năm 2016 do đột quỵ và thiếu máu cơ tim do làm việc ít nhất 55 giờ một tuần.
Lần đầu tiên trên quy mô toàn cầu, thời gian dài làm việc đã được xác định là nguyên nhân gây ra khoảng một phần ba tổng số ca tử vong. Frank Pega – trưởng nhóm kỹ thuật của nghiên cứu trên tại WHO, nói rằng mặc dù có bằng chứng rõ ràng liên quan đến việc làm việc quá sức với tử vong, trong 20 năm “chúng tôi đã bỏ qua yếu tố gây tử vong đáng quan tâm này”.
Ở Nhật Bản, karoshi là từ được sử dụng để bao hàm vấn đề này, hiểu theo nghĩa đen là cái chết do làm việc quá sức. Nhìn về lịch sử, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tạo ra sự tái cấu trúc nơi làm việc trên diện rộng, các báo cáo đầu tiên đã nói về các trường hợp tử vong của công nhân, thường là do suy tim, đột quỵ hoặc tự tử. Hầu hết các nạn nhân làm việc nhiều giờ – đôi khi 60 hoặc 70 giờ mỗi tuần hoặc hơn – dẫn đến cái chết của họ.
Kể từ đó, áp lực đối với người lao động tại Nhật Bản không ngừng tăng lên. Số lượng lao động không thường xuyên ở Nhật Bản tăng từ 10% vào năm 1990, lên 40%, trong khi những người làm việc toàn thời gian theo hợp đồng, thường xuyên không cảm thấy có thể bỏ việc, bất kể công việc trở nên khó chịu đến mức nào.
Chính phủ Nhật hàng năm đã chấp nhận khoảng 200 yêu cầu bồi thường về thương vong tại nơi làm việc với nguyên do là karoshi. Một đường dây nóng do Hội đồng Quốc phòng điều hành, dành cho nạn nhân karoshi để giải quyết bồi thường cho những căng thẳng, bệnh tật hoặc tàn tật do công việc gây ra, nhận được từ 100 đến 300 cuộc gọi mỗi năm, nhưng các tổ chức vận động kêu gọi nhận thức về vấn đề này đã đưa ra con số lớn hơn rất nhiều – khoảng 10.000 người chết.
Makoto Iwahashi thuộc tổ chức quyền lao động POSSE, cho biết các gia đình nạn nhân karoshi đã vô cùng nỗ lực trong việc góp phần nâng cao nhận thức về karoshi tại Nhật. Mọi người biết rằng nguy cơ một người trẻ sẽ chết nếu làm việc quá sức, dù rằng 30, 20 năm trước nó đã được xem là điều bất thường.
Vào năm 2018, tổng thống Shinzo Abe đã thông qua dự luật “Cải cách phong cách làm việc”, có nghĩa là người sử dụng lao động có thể phải ép buộc nhân viên nghỉ lễ. Kết quả thu được là chỉ có 50% người lao động chấp nhận nghỉ phép có lương. Nhưng những lỗ hổng khác trong dự luật tạo điều kiện cho tình trạng làm việc quá sức dai dẳng vẫn được phép tiếp tục. Lần đầu tiên, giới hạn làm thêm giờ đã được đưa ra – nhưng nó đã được đặt ở mức đáng báo động – 80 giờ một tháng. Ngoài tám tiếng một ngày, thời gian làm thêm trung bình một tuần là 60 giờ.
Chính phủ Nhật Bản công nhận hơn 80 giờ làm thêm một tháng là một yếu tố nguy cơ đối với karoshi, nhưng họ cũng không có luật định nào để ngăn cấm giờ làm việc chạm tới ngưỡng đó; họ cũng đưa ra trường hợp miễn trừ cho các tháng đặc biệt – khi việc làm ngoài giờ có thể chạm ngưỡng 100 giờ, nhưng trao quyền tự quyết cho người lao động. Chính phủ nói rằng, nếu làm việc đạt ngưỡng cao nhất như vậy, tỉ lệ tử vong sẽ rất cao – nhưng người lao động có thể làm việc đến ngưỡng này nếu họ muốn.
Cải cách trên đã giúp cho các doanh nghiệp sử dụng lao động trở nên linh hoạt hơn trong việc kéo dài thời gian làm thêm giờ (theo ý nguyện) của người lao động và làm xáo trộn nhận thức về karoshi. Có thể nói, câu chuyện về phân bổ thời gian lao động và tình trạng làm việc quá sức diễn ra quá thường xuyên là dựa vào đường lối của các bên là chính phủ, doanh nghiệp và cả người lao động – và vấn đề này không chỉ diễn ra tại Nhật Bản không thôi. Như tại ở Anh, thực trạng “zero-hour contracts” (hợp đồng làm việc không quy định giờ cụ thể) vẫn được chấp nhận, dù nó có bị lên án kịch liệt.
Tại Mỹ, làm việc thêm giờ được phân bổ không hợp lý theo đầu người là điều bình thường. Tại Trung Quốc, văn hóa làm việc 996 tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở Beijing cũng là một thực trạng đáng sợ mà người trẻ đang vô thức gánh chịu. Văn hóa làm việc 996 tại Beijing (Trung Quốc) là 9 am – 9pm, 6 ngày một tuần. Thực tế, phong trào xã hội phản đối karoshi tại Nhật cũng đã truyền cảm hứng cho các quốc gia Đông Á khác như Hàn và Trung Quốc.
Nhưng ở Nhật Bản, việc truy ngược quá khứ của một nền văn hóa làm việc quá sức dẫn đến chết người đã cho thấy hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu sự bảo vệ lẫn nhận thức minh bạch của xã hội không tiếp tục được đánh động và duy trì. Các nhà vận động chống karoshi nói rằng luật pháp cần được thay đổi để giảm đáng kể thời gian làm thêm giờ hợp pháp; và cần có quy định về thời gian nghỉ ngơi tối thiểu giữa các ca làm việc để phù hợp với tiêu chuẩn lao động như tại Liên minh Châu Âu.
Hiện tại, không có hình phạt nào đối với các công ty vi phạm và chỉ có khoảng 3.300 thanh tra lao động để theo dõi sáu triệu công ty của Nhật Bản. Người sử dụng lao động thậm chí không được yêu cầu ghi lại giờ làm việc của nhân viên. Chỉ một số lượng rất nhỏ là có, nhưng e rằng họ cũng chẳng bao giờ bị ép buộc phải chia sẻ dữ liệu này.
Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng của làm việc từ xa và các kiểu làm việc kết hợp, nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoài dự kiến lẫn các xu hướng làm việc khác trong tương lai có thể tiếp tục làm tăng giờ làm việc của mọi người. Mỗi giờ đều có giá trị – và với đại dịch, chúng ta đã đã nghiệm ra được nhiều thứ hơn. Một nghiên cứu vào năm ngoái trên 3,1 triệu công nhân ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Đông cho thấy ngày làm việc trung bình của người lao động tại các quốc gia này đã kéo dài thêm 48 phút.
Mặc dù phân tích của WHO / ILO đã tìm thấy bằng chứng đáng kể rằng làm việc từ 55 giờ trở lên sẽ đi kèm “nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng”, nhưng mối liên hệ tương tự lại không rõ ràng đối với một tuần làm việc tiêu chuẩn từ 35 đến 40 giờ, hoặc thậm chí là 41 đến 48 giờ. Một tuần từ 49 đến 54 giờ đã gần đạt đến ngưỡng cảnh báo, nhưng vẫn còn hạn chế bằng chứng cụ thể về vấn đề đột quỵ gây tử vong.
Dựa vào các khuyến nghị của WHO thì luật pháp và các thỏa thuận thương lượng cần phải minh bạch để cả hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) đều đảm bảo giới hạn tối đa về giờ làm việc (nhưng vẫn hiệu quả và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo). Các khuyến nghị của WHO đặc biệt nhấn mạnh rằng để karoshi không còn gieo rắc nỗi ám ảnh thì chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải cùng nhau chung tay hành động.
Bài viết được chuyển ngữ từ tờ Wired UK
Share this:
Like this: