Đây là một chủ đề tâm lý học khá thú vị mà Rose muốn đưa ra thảo luận ở bài viết này. Câu hỏi này cũng có thể được đặt trong một bối cảnh khác, mang tính thử thách, cân não hơn, rằng bạn có dám hy sinh một mạng người để cứu năm mạng người trong hoàn cảnh bắt buộc không.
Trong một tòa nhà đang bùng cháy dữ dội, bạn là người duy nhất thông thạo đường nơi đây và có đủ thời gian để lựa chọn cứu 1 trong 2 đối tượng đang mắc kẹt bên trong. Đối tượng đầu tiên là người thân của bạn, đang bị mắc kẹt riêng ở một phòng ở cách xa bên còn lại, phía bên kia là 5 người xa lạ cũng đang tìm cách thoát thân. Vì nằm ở các khu vực khác nhau, bạn chỉ có đủ thời gian để suy tính lối thoát an toàn nhất cho 1 trong 2 nhóm đối tượng kể trên, nên việc phải hy sinh là điều không thể tránh khỏi. Lúc này “một giọt máu đào hơn ao nước lã” hay “tính mạng của nhiều người vẫn quan trọng hơn của một người” mới là điều bạn lựa chọn?
Đa phần mọi người đều chọn lựa cứu 1 người thân thay vì 5 người lạ. Kết quả bình chọn trên diễn đàn The Student Room UK và Wrestlingfig.
Nhận thức về đạo đức của một người có phải sẽ luôn phù hợp với chuẩn mực của xã hội?
Vào năm 1967, triết gia Philippa Foot đã từng đặt ra thử nghiệm tâm lý này, được biết với cái tên tiến thoái lưỡng nan (nhưng ví dụ là tàu hỏa tốc trên đường ray chứ không phải là tình huống giả định ở trên). Thử nghiệm tâm lý này đã được điều chỉnh lại thêm lần nữa vào 1985 bởi Judith Jarvis Thomson. Tính huống giả định trên buộc những người tham gia bị đặt trong hoàn cảnh phải suy nghĩ về hậu quả của một hành động và cân nhắc xem liệu giá trị đạo đức của người đó có được xác định đơn thuần bởi kết quả của hành động đó hay không.
Tình huống tâm lý học giả định này đã và đang là một công cụ linh hoạt đáng kể để thăm dò trực giác đạo đức của chúng ta, và đã được điều chỉnh để áp dụng trong nhiều tình huống thực tế khác nhau, từ chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai, lẫn những tình huống gần gũi hơn như trong bệnh viện, tai nạn, hỏa hoạn…
Quay trở lại tình huống phải lựa chọn giữa 1 người thân và 5 người xa lạ. Bản năng và lý trí của phần lớn chúng ta sẽ lựa chọn người thân. Trên các diễn đàn thảo luận lớn mà ta có thể tìm được khi đặt ra câu hỏi này và yêu cầu người tham gia bình chọn, tất cả mọi người đều chọn lựa chọn để cứu 1 người thân. Có vẻ như đây đã là suy nghĩ, nhận thức chung của đa phần chúng ta. Điều này liệu có đúng với giá trị đạo đức mà xã hội kỳ vọng ở chúng ta hay không thì cần phải xem xét lại.
Thực chất, lý lẽ mà nhiều người đưa ra ở đây là nếu như người thân của 1 trong năm người xa lạ kia cũng ở tình thế lưỡng nan như vậy, chắc chắn họ sẽ lựa chọn người thân của họ và bỏ mặc người thân của chúng ta thôi.
Trở lại với tình huống giả định ban đầu của Philippa Foot về tai nạn đường sắt. Tình huống giả định phát sinh ở đây là một chiếc xe tàu đang chạy trên đường ray và có 1 nhóm gồm 5 người đang ở dưới đường ray vì lý do gì đó. Bạn đang đứng cùng một người có thể hình to lớn trên cầu, nơi mà chiếc xe sẽ chạy qua. Cả bạn và người đó đang ở vị trí an toàn nhưng 5 người còn lại thì không. Lúc này, một câu hỏi giả định được đưa ra là liệu bạn sẽ đẩy người đang đứng bên cạnh đó vào đường ray để cứu 5 người còn lại không? Bởi vì nếu có thi thể của một người bị chèn vào bánh xe thì chiếc xe sẽ giảm tốc trước khi kịp tiến đến nhóm 5 người kia (tác động tới người điều khiển tàu đồng thời khiến cho họ phải hãm phanh). Tình huống ở đây là hy sinh 1 mạng người để cứu 5 người.
Minh họa về tâm lý học của Philippa Foot.
Kết quả là rất ít người tán đồng với việc hy sinh 1 mạng người để cứu 5 người, đặc biệt là khi họ là người tác động trực tiếp đến sự hy sinh của 1 mạng người. Họ cho rằng hành vi này là quá tàn độc và vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, cũng như sẽ có nhiều người cho rằng họ sẽ không bao giờ tha thứ chính mình nếu làm điều này. Nếu như trong trường hợp khác, họ gián tiếp lựa chọn hy sinh 1 mạng để cứu 5 mạng (như trong video có giải thích), thì họ vẫn cảm thấy đó là việc làm đúng.
Nhưng nếu đặt câu hỏi là nếu như nhóm 5 người đó thay thế bởi 1 người thân của bạn, thì bạn sẽ làm gì trong tình huống đó? Bạn sẽ lưỡng lự để đẩy người lạ xuống để cứu lấy người thân của bạn không, nếu bỏ qua phương án là bạn sẽ tự hy sinh chính bản thân mình để cứu người thân?
Hành vi, chủ đích và hậu quả
Tất cả những tình huống giả định ở trên sẽ đều dẫn đến hậu quả là có thương vong, tuy rằng sự khác biệt là ở số lượng và tính cảm xúc, liên đới trực tiếp tới người đưa ra quyết định (ở tình huống lựa chọn giữa người thân và người lạ). Thông qua đó, ta phải tự hỏi rằng trực giác đạo đức của chúng ta không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, hợp lý hay nhất quán?
Bên cạnh yếu tố thân nhân, có lẽ còn có một yếu tố nào khác ngoài hậu quả ảnh hưởng đến trực giác đạo đức của chúng ta?
Đó là sự khác biệt giữa giết người và để cho người khác chết (killing and letting die). Giết người là hành động chủ động có chủ đích, trong khi đó là để người khác chết là hành động bị động có hoặc không có chủ đích.
Như trong trường hợp đầu tiên, bạn chỉ nghĩ đến việc cứu người thân và để nhóm 5 người còn lại chết. Nếu như 5 người bọn họ có chết thì bạn – tuy lương tâm cắn rứt, nhưng cũng sẽ tự bao biện rằng họ đã có thể tự tìm đường thoát thân, nhưng không may mắn, và tình huống sinh tử này buộc bạn phải lựa chọn nên bạn chỉ có thể lựa chọn một bên và để bên còn lại tự mình gắng sức vượt qua. Cái chết của họ là do sự bị động của bạn gây nên.
Ở trường hợp thứ hai, bạn nghĩ đến việc phải hy sinh 1 mạng người để cứu 5 mạng người, nhưng quyết định của bạn đòi hỏi bạn buộc phải giết người, và đó là lúc mà bạn sẽ nhận diện được rõ ràng rằng tòa án lương tâm sẽ không cho phép linh hồn bạn được yên ổn nếu như bạn quyết định làm điều đó. Lúc này cái chết của 5 người là do sự bị động của bạn gây nên, sẽ nhẹ nhõm hơn là khi bạn chủ động giết 1 người để cứu lấy 5 mạng người.
Mượn một cảnh trong phim Final Destination để minh họa cho bài viết.
Trong tâm lý học, người ta gọi đây là hiệu ứng “double effect” (tác động kép). Nguyên tắc hoạt động của hiệu ứng này chỉ rõ một hành vi có thể gián tiếp gây ra tác hại như một tác động phụ hay tác động kép nếu như hành động đó thúc đẩy một lợi ích khác tốt đẹp hơn (gọi là greater good). Tuy nhiên hoạt động nào trực tiếp gây nguy hại đến người khác, ngay cả khi nó vì một lợi ích khác tốt đẹp hơn thì cũng sẽ không được nhìn nhận là hiệu ứng “double effect”, và sẽ chịu hậu quả tương ứng.
Thompson đưa ra một quan điểm khác. Cô lập luận rằng các lý thuyết đạo đức đánh giá tính “chấp nhận được” của một hành động chỉ dựa trên hậu quả của nó, chẳng hạn như chủ nghĩa hậu quả hoặc chủ nghĩa vị lợi, sẽ không thể giải thích được tại sao một số hành động gây chết người thì được phép trong khi những hành động khác thì không.
Nếu chúng ta cho rằng mọi người đều có quyền bình đẳng, thì chúng ta đã sai khi hy sinh một người ngay cả khi ý định tốt đẹp của chúng ta là cứu năm người. Nhưng nếu suy xét trong trường hợp chúng ta phải lựa chọn cứu mạng của 1 người thân và bỏ mặc 5 người xa lạ, thì hiển nhiên chúng ta là người sai, về mặt lý thuyết. Bởi 5 mạng người sẽ quan trọng hơn 1 mạng người trong hoàn cảnh mọi tính mạng đều bình đẳng như nhau.
Dĩ nhiên cái yếu tố để tranh luận ở đây là tình yêu thương, tình thân máu mủ ruột thịt đã tác động đến cảm xúc lấn át lý trí và nhận thức của chúng ta trong thời khắc sinh tử. Nếu con số 5 đó được nhân lên thành 10, 20… thì hẳn sức nặng về thiệt hại sẽ khiến cho ta phải cảm thấy dằn vặt vô cùng.
Phụ thuộc cảm xúc của chúng ta vào những lúc như thế này sẽ đem đến những hậu quả khôn lường. Việc hy sinh 1 mạng để đổi lấy 5 mạng sẽ luôn là sự lựa chọn đúng, xét theo phương diện chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhưng cũng tùy vào từng cá nhân khác nhau mà họ sẽ tuân thủ những quy chuẩn đạo đức ở mức độ nào.
Một vài bình luận về chủ đề trên diễn đàn The Student Room của Anh.
Có nhiều người cho rằng tình yêu và sự ích kỷ không là như nhau trong trường hợp lựa chọn cứu 1 người thân thay vì 5 người lạ.
Tâm lý học và hiệu ứng double effect trong cuộc sống thường nhật
Tình huống giả định để chứng minh hiệu ứng double effect của triết gia Philippa Foot và Judith Jarvis Thomson đã đưa đến kết quả thừa nhận rằng hầu hết mọi người chấp thuận một số hành động gây nguy hại, tuy nhiên các hành động khác có cùng kết quả lại không được cho phép.
Không phải tất cả mọi người đều có cùng câu trả lời trong các tình huống khó xử theo, và ngay cả khi họ đưa ra quyết định mà họ cho là phù hợp với chuẩn mực đạo đức của bản thân thì họ cũng tìm ra nhiều nguyên nhân để bào chữa cho hành động mà họ tin vào là đúng đắn, như trong trường hợp của việc cứu 1 người thân thay vì là 5 người xa lạ. Lý do bào chữa phổ biến cho hành vi của họ sẽ khiến họ giảm bớt được cảm giác tội lỗi của mình sau này.
Thí nghiệm tâm lý học này đã được sử dụng để kích cầu thảo luận về sự khác biệt giữa hành vi giết và để mặc người khác chết (killing and letting die), và thậm chí đã xuất hiện, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong văn hóa đại chúng, chẳng hạn như trong bộ phim về đề tài chiến tranh của Anh là Eye In The Sky, hay là tập phim thứ 20 của phần hai bộ phim truyền hình đình đám Charmed. Nếu như bạn cần biết thì trong tập phim của Charmed, các nhân vật đã phải lựa chọn hy sinh 1 người thân để cứu tính mạng của nhiều người.
Có một câu chuyện thực tế thế này để bạn có thể hình dung được thêm hơn về những tình huống là biến thể từ giả định của Philippa Foot. Đó là trong một đám cưới được tổ chức trên một chiếc thuyền, vì sóng mạnh và gió to mà bị lật khiến cho tất cả những người tham dự bị hất xuống sông. Chú rể đã cứu một vị khách mời và bơi vào bờ, trong khi cô dâu thì dần bị đuối nước và chết chìm. Sau đó, mọi người liền hỏi chú rể rằng tại sao lại không cứu cô dâu mà lại đi cứu khách mời. Chú rể đã đưa ra câu trả lời rằng khách mời là người gần nhất không biết bơi và anh tự lượng sức mình sẽ không thể bơi ra chỗ cô dâu đang ở khá xa bờ để đưa cả hai cùng vào bờ an toàn, vậy nên chú rể đã dùng hết sức để cứu người gần nhất. Câu trả lời của chú rể khiến cho mọi người phải đồng thuận, hơn ai hết, họ hiểu rằng chú rể đã can đảm đưa ra một quyết định mang tính sống còn đúng đắn.
Nếu như chú rể vì cảm xúc lấn áp lý trí trong hoàn cảnh đó, hiển nhiên sẽ có tận 3 đám tang xảy ra ngay sau 1 đám cưới. Quy đổi thế nào đi chăng nữa, chú rể đã kịp thời đưa ra một quyết định khôn ngoan. Tình huống này sẽ rất giống với tình huống cháy giả định ở đầu bài viết. Thực tế là mỗi người chúng ta sẽ có nhiều khả năng phải đối diện với những tình huống hiểm nghèo như thế này. Những lúc như vậy, mong rằng bạn sẽ đưa ra sự lựa chọn an toàn nhất cho chính bản thân mình, đồng thời bản thân cũng có thể đối diện với tòa án lương tâm và hệ lụy sẽ xảy đến sau hành động đó.
Think fast, and think hard.
Bài viết có tham khảo từ chuyên đề này trên The Conversation.
Đây là một chủ đề tâm lý học khá thú vị mà Rose muốn đưa ra thảo luận ở bài viết này. Câu hỏi này cũng có thể được đặt trong một bối cảnh khác, mang tính thử thách, cân não hơn, rằng bạn có dám hy sinh một mạng người để cứu năm mạng người trong hoàn cảnh bắt buộc không.
Trong một tòa nhà đang bùng cháy dữ dội, bạn là người duy nhất thông thạo đường nơi đây và có đủ thời gian để lựa chọn cứu 1 trong 2 đối tượng đang mắc kẹt bên trong. Đối tượng đầu tiên là người thân của bạn, đang bị mắc kẹt riêng ở một phòng ở cách xa bên còn lại, phía bên kia là 5 người xa lạ cũng đang tìm cách thoát thân. Vì nằm ở các khu vực khác nhau, bạn chỉ có đủ thời gian để suy tính lối thoát an toàn nhất cho 1 trong 2 nhóm đối tượng kể trên, nên việc phải hy sinh là điều không thể tránh khỏi. Lúc này “một giọt máu đào hơn ao nước lã” hay “tính mạng của nhiều người vẫn quan trọng hơn của một người” mới là điều bạn lựa chọn?
Nhận thức về đạo đức của một người có phải sẽ luôn phù hợp với chuẩn mực của xã hội?
Vào năm 1967, triết gia Philippa Foot đã từng đặt ra thử nghiệm tâm lý này, được biết với cái tên tiến thoái lưỡng nan (nhưng ví dụ là tàu hỏa tốc trên đường ray chứ không phải là tình huống giả định ở trên). Thử nghiệm tâm lý này đã được điều chỉnh lại thêm lần nữa vào 1985 bởi Judith Jarvis Thomson. Tính huống giả định trên buộc những người tham gia bị đặt trong hoàn cảnh phải suy nghĩ về hậu quả của một hành động và cân nhắc xem liệu giá trị đạo đức của người đó có được xác định đơn thuần bởi kết quả của hành động đó hay không.
Tình huống tâm lý học giả định này đã và đang là một công cụ linh hoạt đáng kể để thăm dò trực giác đạo đức của chúng ta, và đã được điều chỉnh để áp dụng trong nhiều tình huống thực tế khác nhau, từ chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai, lẫn những tình huống gần gũi hơn như trong bệnh viện, tai nạn, hỏa hoạn…
Quay trở lại tình huống phải lựa chọn giữa 1 người thân và 5 người xa lạ. Bản năng và lý trí của phần lớn chúng ta sẽ lựa chọn người thân. Trên các diễn đàn thảo luận lớn mà ta có thể tìm được khi đặt ra câu hỏi này và yêu cầu người tham gia bình chọn, tất cả mọi người đều chọn lựa chọn để cứu 1 người thân. Có vẻ như đây đã là suy nghĩ, nhận thức chung của đa phần chúng ta. Điều này liệu có đúng với giá trị đạo đức mà xã hội kỳ vọng ở chúng ta hay không thì cần phải xem xét lại.
Thực chất, lý lẽ mà nhiều người đưa ra ở đây là nếu như người thân của 1 trong năm người xa lạ kia cũng ở tình thế lưỡng nan như vậy, chắc chắn họ sẽ lựa chọn người thân của họ và bỏ mặc người thân của chúng ta thôi.
Trở lại với tình huống giả định ban đầu của Philippa Foot về tai nạn đường sắt. Tình huống giả định phát sinh ở đây là một chiếc xe tàu đang chạy trên đường ray và có 1 nhóm gồm 5 người đang ở dưới đường ray vì lý do gì đó. Bạn đang đứng cùng một người có thể hình to lớn trên cầu, nơi mà chiếc xe sẽ chạy qua. Cả bạn và người đó đang ở vị trí an toàn nhưng 5 người còn lại thì không. Lúc này, một câu hỏi giả định được đưa ra là liệu bạn sẽ đẩy người đang đứng bên cạnh đó vào đường ray để cứu 5 người còn lại không? Bởi vì nếu có thi thể của một người bị chèn vào bánh xe thì chiếc xe sẽ giảm tốc trước khi kịp tiến đến nhóm 5 người kia (tác động tới người điều khiển tàu đồng thời khiến cho họ phải hãm phanh). Tình huống ở đây là hy sinh 1 mạng người để cứu 5 người.
Kết quả là rất ít người tán đồng với việc hy sinh 1 mạng người để cứu 5 người, đặc biệt là khi họ là người tác động trực tiếp đến sự hy sinh của 1 mạng người. Họ cho rằng hành vi này là quá tàn độc và vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, cũng như sẽ có nhiều người cho rằng họ sẽ không bao giờ tha thứ chính mình nếu làm điều này. Nếu như trong trường hợp khác, họ gián tiếp lựa chọn hy sinh 1 mạng để cứu 5 mạng (như trong video có giải thích), thì họ vẫn cảm thấy đó là việc làm đúng.
Nhưng nếu đặt câu hỏi là nếu như nhóm 5 người đó thay thế bởi 1 người thân của bạn, thì bạn sẽ làm gì trong tình huống đó? Bạn sẽ lưỡng lự để đẩy người lạ xuống để cứu lấy người thân của bạn không, nếu bỏ qua phương án là bạn sẽ tự hy sinh chính bản thân mình để cứu người thân?
Hành vi, chủ đích và hậu quả
Tất cả những tình huống giả định ở trên sẽ đều dẫn đến hậu quả là có thương vong, tuy rằng sự khác biệt là ở số lượng và tính cảm xúc, liên đới trực tiếp tới người đưa ra quyết định (ở tình huống lựa chọn giữa người thân và người lạ). Thông qua đó, ta phải tự hỏi rằng trực giác đạo đức của chúng ta không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, hợp lý hay nhất quán?
Bên cạnh yếu tố thân nhân, có lẽ còn có một yếu tố nào khác ngoài hậu quả ảnh hưởng đến trực giác đạo đức của chúng ta?
Đó là sự khác biệt giữa giết người và để cho người khác chết (killing and letting die). Giết người là hành động chủ động có chủ đích, trong khi đó là để người khác chết là hành động bị động có hoặc không có chủ đích.
Như trong trường hợp đầu tiên, bạn chỉ nghĩ đến việc cứu người thân và để nhóm 5 người còn lại chết. Nếu như 5 người bọn họ có chết thì bạn – tuy lương tâm cắn rứt, nhưng cũng sẽ tự bao biện rằng họ đã có thể tự tìm đường thoát thân, nhưng không may mắn, và tình huống sinh tử này buộc bạn phải lựa chọn nên bạn chỉ có thể lựa chọn một bên và để bên còn lại tự mình gắng sức vượt qua. Cái chết của họ là do sự bị động của bạn gây nên.
Ở trường hợp thứ hai, bạn nghĩ đến việc phải hy sinh 1 mạng người để cứu 5 mạng người, nhưng quyết định của bạn đòi hỏi bạn buộc phải giết người, và đó là lúc mà bạn sẽ nhận diện được rõ ràng rằng tòa án lương tâm sẽ không cho phép linh hồn bạn được yên ổn nếu như bạn quyết định làm điều đó. Lúc này cái chết của 5 người là do sự bị động của bạn gây nên, sẽ nhẹ nhõm hơn là khi bạn chủ động giết 1 người để cứu lấy 5 mạng người.
Trong tâm lý học, người ta gọi đây là hiệu ứng “double effect” (tác động kép). Nguyên tắc hoạt động của hiệu ứng này chỉ rõ một hành vi có thể gián tiếp gây ra tác hại như một tác động phụ hay tác động kép nếu như hành động đó thúc đẩy một lợi ích khác tốt đẹp hơn (gọi là greater good). Tuy nhiên hoạt động nào trực tiếp gây nguy hại đến người khác, ngay cả khi nó vì một lợi ích khác tốt đẹp hơn thì cũng sẽ không được nhìn nhận là hiệu ứng “double effect”, và sẽ chịu hậu quả tương ứng.
Thompson đưa ra một quan điểm khác. Cô lập luận rằng các lý thuyết đạo đức đánh giá tính “chấp nhận được” của một hành động chỉ dựa trên hậu quả của nó, chẳng hạn như chủ nghĩa hậu quả hoặc chủ nghĩa vị lợi, sẽ không thể giải thích được tại sao một số hành động gây chết người thì được phép trong khi những hành động khác thì không.
Nếu chúng ta cho rằng mọi người đều có quyền bình đẳng, thì chúng ta đã sai khi hy sinh một người ngay cả khi ý định tốt đẹp của chúng ta là cứu năm người. Nhưng nếu suy xét trong trường hợp chúng ta phải lựa chọn cứu mạng của 1 người thân và bỏ mặc 5 người xa lạ, thì hiển nhiên chúng ta là người sai, về mặt lý thuyết. Bởi 5 mạng người sẽ quan trọng hơn 1 mạng người trong hoàn cảnh mọi tính mạng đều bình đẳng như nhau.
Dĩ nhiên cái yếu tố để tranh luận ở đây là tình yêu thương, tình thân máu mủ ruột thịt đã tác động đến cảm xúc lấn át lý trí và nhận thức của chúng ta trong thời khắc sinh tử. Nếu con số 5 đó được nhân lên thành 10, 20… thì hẳn sức nặng về thiệt hại sẽ khiến cho ta phải cảm thấy dằn vặt vô cùng.
Phụ thuộc cảm xúc của chúng ta vào những lúc như thế này sẽ đem đến những hậu quả khôn lường. Việc hy sinh 1 mạng để đổi lấy 5 mạng sẽ luôn là sự lựa chọn đúng, xét theo phương diện chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhưng cũng tùy vào từng cá nhân khác nhau mà họ sẽ tuân thủ những quy chuẩn đạo đức ở mức độ nào.
Có nhiều người cho rằng tình yêu và sự ích kỷ không là như nhau trong trường hợp lựa chọn cứu 1 người thân thay vì 5 người lạ.
Tâm lý học và hiệu ứng double effect trong cuộc sống thường nhật
Tình huống giả định để chứng minh hiệu ứng double effect của triết gia Philippa Foot và Judith Jarvis Thomson đã đưa đến kết quả thừa nhận rằng hầu hết mọi người chấp thuận một số hành động gây nguy hại, tuy nhiên các hành động khác có cùng kết quả lại không được cho phép.
Không phải tất cả mọi người đều có cùng câu trả lời trong các tình huống khó xử theo, và ngay cả khi họ đưa ra quyết định mà họ cho là phù hợp với chuẩn mực đạo đức của bản thân thì họ cũng tìm ra nhiều nguyên nhân để bào chữa cho hành động mà họ tin vào là đúng đắn, như trong trường hợp của việc cứu 1 người thân thay vì là 5 người xa lạ. Lý do bào chữa phổ biến cho hành vi của họ sẽ khiến họ giảm bớt được cảm giác tội lỗi của mình sau này.
Thí nghiệm tâm lý học này đã được sử dụng để kích cầu thảo luận về sự khác biệt giữa hành vi giết và để mặc người khác chết (killing and letting die), và thậm chí đã xuất hiện, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong văn hóa đại chúng, chẳng hạn như trong bộ phim về đề tài chiến tranh của Anh là Eye In The Sky, hay là tập phim thứ 20 của phần hai bộ phim truyền hình đình đám Charmed. Nếu như bạn cần biết thì trong tập phim của Charmed, các nhân vật đã phải lựa chọn hy sinh 1 người thân để cứu tính mạng của nhiều người.
Có một câu chuyện thực tế thế này để bạn có thể hình dung được thêm hơn về những tình huống là biến thể từ giả định của Philippa Foot. Đó là trong một đám cưới được tổ chức trên một chiếc thuyền, vì sóng mạnh và gió to mà bị lật khiến cho tất cả những người tham dự bị hất xuống sông. Chú rể đã cứu một vị khách mời và bơi vào bờ, trong khi cô dâu thì dần bị đuối nước và chết chìm. Sau đó, mọi người liền hỏi chú rể rằng tại sao lại không cứu cô dâu mà lại đi cứu khách mời. Chú rể đã đưa ra câu trả lời rằng khách mời là người gần nhất không biết bơi và anh tự lượng sức mình sẽ không thể bơi ra chỗ cô dâu đang ở khá xa bờ để đưa cả hai cùng vào bờ an toàn, vậy nên chú rể đã dùng hết sức để cứu người gần nhất. Câu trả lời của chú rể khiến cho mọi người phải đồng thuận, hơn ai hết, họ hiểu rằng chú rể đã can đảm đưa ra một quyết định mang tính sống còn đúng đắn.
Nếu như chú rể vì cảm xúc lấn áp lý trí trong hoàn cảnh đó, hiển nhiên sẽ có tận 3 đám tang xảy ra ngay sau 1 đám cưới. Quy đổi thế nào đi chăng nữa, chú rể đã kịp thời đưa ra một quyết định khôn ngoan. Tình huống này sẽ rất giống với tình huống cháy giả định ở đầu bài viết. Thực tế là mỗi người chúng ta sẽ có nhiều khả năng phải đối diện với những tình huống hiểm nghèo như thế này. Những lúc như vậy, mong rằng bạn sẽ đưa ra sự lựa chọn an toàn nhất cho chính bản thân mình, đồng thời bản thân cũng có thể đối diện với tòa án lương tâm và hệ lụy sẽ xảy đến sau hành động đó.
Think fast, and think hard.
Bài viết có tham khảo từ chuyên đề này trên The Conversation.
Share this:
Like this: