Nó ngồi trong bóng đêm, khẽ hát theo lời của ca khúc Happy Birthday, nhưng là phiên bản của Marilyn Monroe hát mừng sinh nhật tổng thống Mỹ John Kennedy. Thổn thức làm sao, vậy là nó đã bước sang tuổi 28, một mình, đầy trăn trở, khi biết mình đang ở cái ngưỡng mấp mé đầu ba. Nó có đôi chút chạnh lòng vì nó vẫn chưa gặt hái hay đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp theo cái cách mà nó mong ước.
28 tuổi, không thể nói là nó tạm hài lòng với những gì mình đang có, bởi nó là một đứa tham vọng, cực kỳ. Nó nhận ra rằng năng lực mình có hạn, nó không phải là một đứa quá thông minh, nhưng bù lại, nó có khả năng thích ứng nhanh chóng, giống như một con lật đật, dù có đảo quanh, loạng choạng cỡ nào đi chăng nữa thì nó vẫn có thể đứng vững và miệng vẫn nở một nụ cười không suy chuyển. Thêm hơn nữa là nó dám nghĩ dám làm, một sự gan lỳ mà không phải ai cũng đủ dũng khí để dưỡng nuôi cái tư chất này.
28 tuổi, nó thực sự nhận ra hai điều đơn giản đang xảy đến trong cuộc đời nó, và nó cũng tin là rồi thì bất kỳ ai cũng sẽ phải trải qua, không sớm thì muộn.
Điều đầu tiên, nó thực sự nhận ra rằng các mối quan hệ sẽ vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng đồng thời kiềm hãm sự phát triển của chính cá nhân đó.
Sẽ có nhiều người lựa chọn để đầu tư vào các mối quan hệ xã hội, khấp khởi mong cầu rằng sự phát triển của mối quan hệ đó sẽ giúp cho đôi bên cùng thăng tiến trong nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, chứ chẳng riêng gì sự nghiệp. Thừa nhận, rằng các mối quan hệ tốt với các đối tượng có địa vị trong xã hội sẽ giúp ta tiến nhanh, tiến xa và thậm chí là nâng tầm của ta ngang bằng với những người ở chung vòng tròn kết nối xã hội.
Nhưng…
Nó tin vào thuyết Hiện sinh, cho rằng cuộc sống này vốn dĩ đều nằm ở sự lựa chọn tự thân của mỗi cá nhân – từ đó sẽ đem tới những kết quả tương ứng. Hiển nhiên, nếu dành thời gian để chăm bẵm cho các mối quan hệ, làm sao có thời gian để nhìn sâu vào thâm tâm bên trong, để lặng nghe và nhìn thấy những gì mình còn đang cần phải trau dồi, hoàn thiện và nỗ lực hơn? Nếu biết rằng khả năng thành công ở lần đầu tiên là tuyệt đối, thì liệu có ai muốn nghĩ thêm các phương án dự phòng phía sau nữa không? Các mối quan hệ có thể giúp mỗi người được sự nhận diện và lan tỏa tốt hơn, nhưng tuyệt nhiên nó không tự tạo ra giá trị của mỗi cá thể. Giá trị của mỗi người được bồi dưỡng, vun đắp và tự quyết bởi chính bản thân họ, không phải là bất kỳ một ai khác.
Điều thứ hai, rất gần gũi, mà nó nhận diện được là gia đình của nó, mà cụ thể hơn là mẹ.
Sinh nhật nó, mẹ nhắn tin chúc mừng từ sáng, và tối lại có thêm một cuộc gọi. Nó đón sinh nhật lần này trong sự đơn độc, nỗi lo lắng về dịch bệnh ngoài kia, cả những dự tính và nguyện vọng sau cột mốc 28 năm tại diện trên đời này nữa. Cuộc gọi của mẹ khiến nó tỉnh thức, nhận ra một điều mà bấy lâu nay vẫn nằm trong điểm mù; dù rằng sự phát hiện này không phải quá quan trọng, nhưng có thể nói, đã khiến cho nó phải suy tư thêm đôi phần.
Mẹ nó hỏi han về công việc như mọi khi, lo lắng cho sức khỏe, thói quen sinh hoạt và ăn uống thường nhật, rằng liệu công việc của nó có vẫn thuận lợi, và liệu rằng có tiền đồ gì không, nó thì vẫn như mọi khi, nguầy nguậy cho rằng nó đã lớn lắm rồi, không cần mẹ phải lo lắng những điều nhỏ nhặt và lúc-nào-cũng-như-một thế nữa. Mẹ nó, dịu giọng nói rằng, mẹ chẳng biết gì nhiều về cuộc sống và công việc của nó nữa cả, vậy nên mẹ cũng không biết phải thể hiện sự quan tâm như thế nào bằng việc chỉ có thể lặp đi lặp lại những câu hỏi mà con đã cho là nhàm chán.
Nghe quặn thắt trong lòng đôi chút. Nhưng nó không trách cứ bản thân, hay quá đau buồn. Nó hiểu rằng đây là điều miễn nhiên sẽ xảy đến với bất kỳ một ai đang ngày một trưởng thành hơn. Dấu hiệu nhận diện rõ ràng nhất là cha mẹ không biết quá nhiều về cuộc sống, định hướng của con cái nữa; hoặc con cái chừa lại phần đắn đo, lo toan, nhọc nhằn, giữ riêng cho mình để cha mẹ già không phải nhọc tâm, buồn lo vì đứa con nay đã trưởng thành. Vậy nên cha mẹ đang già đi chỉ có thể hỏi những điều đơn điệu, lặp lại qua các cuộc điện thoại, rằng con khỏe chứ, công việc của con thế nào, con hãy giữ gìn sức khỏe, đừng làm việc quá sức…
Ai cũng thế thôi, chúng ta hiểu rằng sự trưởng thành đồng nghĩa với việc bản thân dần dà đánh rơi sự hồn nhiên, ngây ngô, sốc nổi và vô tư của thanh xuân. Sự rơi tựa như từng hạt cát rơi mượt mà, thuôn theo chiếc đồng hồ cát tựa sinh mệnh của mỗi người trong cuộc sống ngắn ngủi này. Tới một lúc nào đó, ta sẽ chạm đến bỉ cực và nỗi đau thực thụ của một con người trưởng thành hoàn chỉnh, đó là khi cha mẹ không còn ở bên cạnh ta nữa, chỉ là những nỗi nhớ đong đầy trong ký ức, những giọt nước mắt cay nơi khóe mắt, một sự hụt hẫng, trống trải trong tâm hồn mà không có điều gì khác có thể làm đầy được.
Nó nhận ra điều này, mắt ướt đôi chút, sụt sùi, viết nốt những dòng cuối và rồi sẽ lại lao đầu vào những vướng bận lo toan của ngày mai. Nhưng ngày mai của nó sẽ rất khác bởi vì chính những điều mà nó chia sẻ ở đây, đã tạo ra lực đẩy đủ lớn cho nó phải trưởng thành hơn nó của ngày hôm qua.
Nhật ký tuổi 28 tuổi nó, ngày 18 tháng 6, 2021.
Nó ngồi trong bóng đêm, khẽ hát theo lời của ca khúc Happy Birthday, nhưng là phiên bản của Marilyn Monroe hát mừng sinh nhật tổng thống Mỹ John Kennedy. Thổn thức làm sao, vậy là nó đã bước sang tuổi 28, một mình, đầy trăn trở, khi biết mình đang ở cái ngưỡng mấp mé đầu ba. Nó có đôi chút chạnh lòng vì nó vẫn chưa gặt hái hay đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp theo cái cách mà nó mong ước.
28 tuổi, không thể nói là nó tạm hài lòng với những gì mình đang có, bởi nó là một đứa tham vọng, cực kỳ. Nó nhận ra rằng năng lực mình có hạn, nó không phải là một đứa quá thông minh, nhưng bù lại, nó có khả năng thích ứng nhanh chóng, giống như một con lật đật, dù có đảo quanh, loạng choạng cỡ nào đi chăng nữa thì nó vẫn có thể đứng vững và miệng vẫn nở một nụ cười không suy chuyển. Thêm hơn nữa là nó dám nghĩ dám làm, một sự gan lỳ mà không phải ai cũng đủ dũng khí để dưỡng nuôi cái tư chất này.
28 tuổi, nó thực sự nhận ra hai điều đơn giản đang xảy đến trong cuộc đời nó, và nó cũng tin là rồi thì bất kỳ ai cũng sẽ phải trải qua, không sớm thì muộn.
Điều đầu tiên, nó thực sự nhận ra rằng các mối quan hệ sẽ vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng đồng thời kiềm hãm sự phát triển của chính cá nhân đó.
Sẽ có nhiều người lựa chọn để đầu tư vào các mối quan hệ xã hội, khấp khởi mong cầu rằng sự phát triển của mối quan hệ đó sẽ giúp cho đôi bên cùng thăng tiến trong nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, chứ chẳng riêng gì sự nghiệp. Thừa nhận, rằng các mối quan hệ tốt với các đối tượng có địa vị trong xã hội sẽ giúp ta tiến nhanh, tiến xa và thậm chí là nâng tầm của ta ngang bằng với những người ở chung vòng tròn kết nối xã hội.
Nhưng…
Nó tin vào thuyết Hiện sinh, cho rằng cuộc sống này vốn dĩ đều nằm ở sự lựa chọn tự thân của mỗi cá nhân – từ đó sẽ đem tới những kết quả tương ứng. Hiển nhiên, nếu dành thời gian để chăm bẵm cho các mối quan hệ, làm sao có thời gian để nhìn sâu vào thâm tâm bên trong, để lặng nghe và nhìn thấy những gì mình còn đang cần phải trau dồi, hoàn thiện và nỗ lực hơn? Nếu biết rằng khả năng thành công ở lần đầu tiên là tuyệt đối, thì liệu có ai muốn nghĩ thêm các phương án dự phòng phía sau nữa không? Các mối quan hệ có thể giúp mỗi người được sự nhận diện và lan tỏa tốt hơn, nhưng tuyệt nhiên nó không tự tạo ra giá trị của mỗi cá thể. Giá trị của mỗi người được bồi dưỡng, vun đắp và tự quyết bởi chính bản thân họ, không phải là bất kỳ một ai khác.
Điều thứ hai, rất gần gũi, mà nó nhận diện được là gia đình của nó, mà cụ thể hơn là mẹ.
Sinh nhật nó, mẹ nhắn tin chúc mừng từ sáng, và tối lại có thêm một cuộc gọi. Nó đón sinh nhật lần này trong sự đơn độc, nỗi lo lắng về dịch bệnh ngoài kia, cả những dự tính và nguyện vọng sau cột mốc 28 năm tại diện trên đời này nữa. Cuộc gọi của mẹ khiến nó tỉnh thức, nhận ra một điều mà bấy lâu nay vẫn nằm trong điểm mù; dù rằng sự phát hiện này không phải quá quan trọng, nhưng có thể nói, đã khiến cho nó phải suy tư thêm đôi phần.
Mẹ nó hỏi han về công việc như mọi khi, lo lắng cho sức khỏe, thói quen sinh hoạt và ăn uống thường nhật, rằng liệu công việc của nó có vẫn thuận lợi, và liệu rằng có tiền đồ gì không, nó thì vẫn như mọi khi, nguầy nguậy cho rằng nó đã lớn lắm rồi, không cần mẹ phải lo lắng những điều nhỏ nhặt và lúc-nào-cũng-như-một thế nữa. Mẹ nó, dịu giọng nói rằng, mẹ chẳng biết gì nhiều về cuộc sống và công việc của nó nữa cả, vậy nên mẹ cũng không biết phải thể hiện sự quan tâm như thế nào bằng việc chỉ có thể lặp đi lặp lại những câu hỏi mà con đã cho là nhàm chán.
Nghe quặn thắt trong lòng đôi chút. Nhưng nó không trách cứ bản thân, hay quá đau buồn. Nó hiểu rằng đây là điều miễn nhiên sẽ xảy đến với bất kỳ một ai đang ngày một trưởng thành hơn. Dấu hiệu nhận diện rõ ràng nhất là cha mẹ không biết quá nhiều về cuộc sống, định hướng của con cái nữa; hoặc con cái chừa lại phần đắn đo, lo toan, nhọc nhằn, giữ riêng cho mình để cha mẹ già không phải nhọc tâm, buồn lo vì đứa con nay đã trưởng thành. Vậy nên cha mẹ đang già đi chỉ có thể hỏi những điều đơn điệu, lặp lại qua các cuộc điện thoại, rằng con khỏe chứ, công việc của con thế nào, con hãy giữ gìn sức khỏe, đừng làm việc quá sức…
Ai cũng thế thôi, chúng ta hiểu rằng sự trưởng thành đồng nghĩa với việc bản thân dần dà đánh rơi sự hồn nhiên, ngây ngô, sốc nổi và vô tư của thanh xuân. Sự rơi tựa như từng hạt cát rơi mượt mà, thuôn theo chiếc đồng hồ cát tựa sinh mệnh của mỗi người trong cuộc sống ngắn ngủi này. Tới một lúc nào đó, ta sẽ chạm đến bỉ cực và nỗi đau thực thụ của một con người trưởng thành hoàn chỉnh, đó là khi cha mẹ không còn ở bên cạnh ta nữa, chỉ là những nỗi nhớ đong đầy trong ký ức, những giọt nước mắt cay nơi khóe mắt, một sự hụt hẫng, trống trải trong tâm hồn mà không có điều gì khác có thể làm đầy được.
Nó nhận ra điều này, mắt ướt đôi chút, sụt sùi, viết nốt những dòng cuối và rồi sẽ lại lao đầu vào những vướng bận lo toan của ngày mai. Nhưng ngày mai của nó sẽ rất khác bởi vì chính những điều mà nó chia sẻ ở đây, đã tạo ra lực đẩy đủ lớn cho nó phải trưởng thành hơn nó của ngày hôm qua.
Share this:
Like this: