Review phim Marriage Story: một câu chuyện hôn nhân chân thật, lắng đọng cảm xúc mà bạn nhất định phải xem
Ngôn từ chỉ hoàn toàn sáo rỗng nếu thiếu đi cảm xúc được lồng ghép cùng nó, và tất cả những gì thuộc về cảm xúc nơi Rose, đã hoàn toàn gửi gắm qua bài viết review phim Marriage Story này.
Để review phim Marriage Story thì có thể nói chắc nịch rằng đây là một tác phẩm điện ảnh nói về hôn nhân hiện đại đáng xem nhất – và là một thành tựu diễn xuất của cựu siêu anh hùng Black Widow – Scarlett Johansson và nam diễn viên Adam Driver.
Nếu đã từng xem qua tác phẩm điện ảnh đầy trau chuốt này, bạn nghĩ Rose sẽ review phim Marriage Story thế nào? Thực chất đây không phải là một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, thay vào đó, hơn 2 tiếng của phim lại mô tả chân thực một cuộc hôn nhân hiện đại từ giai đoạn khởi sinh, bất đồng, cao trào, đứt đoạn… và một kết thúc mở. Có thể là vì kho điện ảnh đã xem của Rose không quá nhiều, nên nội dung và ý tưởng của Marriage Story được nhận định là nguyên bản và vô cùng đặc sắc – xét theo phương diện là một bộ phim thuộc thể loại tình yêu, gia đình, tâm lý, drama.
Đã ba lần xem bộ phim này, Rose đều cảm thấy xúc động với hành trình hôn nhân có thăng trầm, đủ hỉ nộ ái ố. Mỗi một lần xem, Rose lại rút ra được cho mình một điều mới mẻ và có một cái nhìn trưởng thành hơn về hôn nhân – một điều mà Rose cảm thấy vô cùng cảm kích vì những bài học cuộc sống và tình yêu thực tế, chân thật như vậy lại đến từ một tác phẩm điện ảnh đậm vị nhân sinh thế này. Bạn đã sẵn sàng cho phần review phim Marriage Story chưa? Tất nhiên là Rose sẽ không tiết lộ toàn bộ nội dung phim trong bài review phim Marriage Story này.
Sức nặng trong diễn xuất của Scarlett Johansson và Adam Driver
Câu chuyện bên lề thú vị của bộ phim là Scarlett Johansson đã biết đến đạo diễn Noah Baumbach từ hơn 10 năm trước. Cả hai đã từng có ý định hợp tác cùng nhau trong một dự án điện ảnh nhưng rồi bị hủy. Khi thiết lập kịch bản và nghĩ đến nhân vật Nicole Barber thì Johansson chính là sự lựa chọn đầu tiên của vị đạo diễn. Đây quả là một quyết định sáng suốt bởi Johansson đã thực sự có một vai diễn để đời ở lãnh địa phim hàn lâm, thể loại phim tâm lý, tình cảm khó nhằn, và thoát ra khỏi cái bóng và áp lực quá lớn của nữ anh hùng Black Widow. Johansson đảm vai diễn Nicole sau khi đã kết thúc quay Avenger: End Game.
Adam Driver thì đã ba lần hợp tác trong các dự án trước đó của đạo diễn Baumbach nên anh tiếp tục được tín nhiệm để tỏa sáng trong Marriage Story – một dự án rất “cá nhân” của Baumbach. Vị đạo diễn đã lấy cảm hứng từ chính cuộc hôn nhân đổ vỡ của mình để làm tài nguyên sáng tạo cho kịch bản. Trải qua tuổi thơ và chứng kiến ba mẹ li hôn, đến chính mình, và cả những người bạn bè, đồng nghiệp xung quanh, Baumbach đã tự mình trò chuyện những người đồng cảnh ngộ, cả phỏng vấn, trích dẫn kiến thiến thực tiễn từ chuyên gia và liên kết với câu chuyện của chính mình để cho ra một kịch bản toàn vẹn – không khiếm khuyết.
Scarlett Johansson và Adam Driver.
Thật khó dùng ngôn ngữ để bao hàm được một loạt những cung bậc cảm xúc của vợ chồng Barber và cách mà Johansson, Driver cùng đạo diễn Noah Baumbach tạo nên Marriage Story. Mọi sự diễn xuất đều lồng ghép vào đó một phần linh hồn và cảm xúc chân thành của tất cả những người tham gia. Điều có thể nhận định được là diễn xuất trong diễn xuất là hoàn cảnh đã được đặt ra, khi kịch bản ấn định nghề nghiệp của các nhân vật là đạo diễn và diễn viên – như một thử thách dành cho cả Johansson và Driver. Mọi hoạt cảnh trong phim được diễn tiến tự nhiên, thuận logic bởi bản thể câu chuyện đã được gọt giũa từ chính lăng kính và trải nghiệm thực tế của đạo diễn Baumbach.
Johansson đã chia sẻ rằng Baumbach đã vô cùng kiên nhẫn khi phải quay đi quay lại một cảnh phim, bởi lời thoại hoàn toàn không phải là ứng biến, mà được chắt lọc từng câu từng chữ, đầy cảm xúc, thật quá đỗi thuyết phục. Baumbach có thể là một vị đạo diễn và tác gia với khung hình chân thật cùng với ngòi bút sắc bén. Câu chuyện đã được kể và thổi hồn bởi sức nặng trong diễn xuất của hai diễn viên mà vị đạo diễn này hết mực tín nhiệm, để kể lên câu chuyện hôn nhân của chính ông.
Phân cảnh lột tả năng lực diễn xuất của cả hai diễn viên.
Vắn tắt về hai nhân vật Nicole và Charlie: Nicole gai góc nhưng gần gũi, tráo trở nhưng tình nghĩa. Charlie ích kỷ nhưng vị tha, rập khuôn nhưng quân tử. Điều quan trọng nhất, tạo nên thành công của phim là mối liên kết và sự thắt chặt trong mạch cảm xúc của cặp đôi – khiến cho người xem phải toàn ý theo dõi phim mà không muốn bỏ lỡ bất kể một chi tiết gì. Nếu đã yêu, đang yêu và đã từng yêu, hẳn bạn sẽ đồng cảm được rất nhiều với cảm xúc quá đỗi chân thực của phim.
Phim còn thành công hơn nữa, khi những tuyến nhân vật phụ cũng có những phút giây tỏa sáng có chừng mực của chính mình. Đơn cử là nữ diễn viên Laura Dern – người đã giành giải Oscar danh giá cho hạng mục nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn nữ luật sự Nora Fanshaw, là đại diện pháp lý trong quá trình ly hôn của Nicole trong phim. Nếu bạn đã từng coi Little Woman (2019) thì ắt bạn đã nhận diện ra Laura Dern cũng thủ vai người mẹ Marmee March ở trong phim. Nếu bạn đã biết tới Little Woman và diễn xuất tinh tế, thuyết phục của Dern thì hẳn Marriage Story sẽ phù hợp với bạn.
Laura Dern (bên trái) giành giải Oscar cho vai diễn Nora Fanshaw.
Bên cạnh Laura Dern, những tuyến nhân vật khác như luật sư Bert Spitz (Alan Alda thủ vai) và Jay Marotta (Ray Liotta thủ vai), cũng khiến cho khán giả phải cảm thấy ấn tượng. Điều mà Marriage Story đã làm được là khắc họa đúng mực sự tranh đấu quyết liệt, bạo tợn, thậm chí là mưu mô và tàn nhẫn của cánh luật sư trong việc hạ thấp đối phương, tranh chấp và đòi quyền lợi cho thân chủ khi ly hôn. Tuy là thế, sự phân định giữa cái tâm hướng thiện với cái bản ngã hiếu thắng, tham lam của ngành luật cũng được kể một cách nhân văn, với đại diện của từng bên là Bert Spitz – ở thế đối trọng với Jay Marotta. Riêng Nora không tốt, cũng chả xấu, bởi cô ta đặt cái nhân nghĩa và sự thấu cảm tới thân chủ của mình.
Hôn nhân được bóc tách trần trụi
Mọi cuộc hôn nhân đều kết thúc trong nước mắt, dù là chia ly theo bất kể cách nào đi chăng nữa. Đối với trường hợp của Nicole và Charlie, thì đó là sự bội phản. Là một người sống giàu tình cảm, Nicole nặng lòng rồi phẫn uất khi phát hiện Charlie đã tòm tem bên ngoài. Kể từ đó, Nicole bắt đầu suy tính phương kế nào để có thể thoát khỏi cuộc hôn nhân này, trong khi phải đảm bảo được rằng mình sẽ giành chiến thắng trong việc nuôi con. Nicole và Charlie có với nhau một cậu con trai kháu khỉnh – Henry, cậu bé còn quá non nớt để hiểu được câu chuyện của người lớn, những lại là nguồn cơn của mọi đỉnh điểm trong mạch phim.
Gia đình nhà Barber.
Charlie, vị đạo diễn sân khấu đang trên đà thăng tiến trong sự nghiệp đã bị người vợ của mình – dù tôn trọng nhưng vẫn cứng rắn để khiến cho anh không còn một phương án nào để chống đỡ trong cuộc chiến ly hôn và giành quyền nuôi con. Điều gì khiến cho bộ phim này xuất sắc đến vậy? Đó là khắc họa một Nicole tráo trở và điềm nhiên trước cơn giận dữ đang cuộn trào trong nội tại. Thông qua bộ phim, người xem có một cái nhìn thiết thực hơn về cách hành luật tại Mỹ, cụ thể hơn là luật hôn nhân gia đình, những kẽ hở và sự thờ ơ của con người khi nói đến vấn đề luật pháp, mà đại diện trong phim là Charlie. Chính vì đã không quan tâm đến luật pháp, lại còn thờ ơ với nó, Charlie đã tốn kém vô ích và lại còn thất bại trước tài mưu lược của Nicole và Nora.
Hôn nhân không phải là nấm mồ chôn hạnh phúc, mà là cách mà những người trong cuộc cứ từng ngày, từng ngày tạo ra khoảng cách chỉ vì không cùng quan điểm, nhận định hay thiếu đi sự sẻ chia. Một bên dành nhiều thời gian cho công việc, một bên dành nhiều thời gian để chăm con – tình cảnh này có quá quen thuộc không? Nicole lẫn Charlie không chỉ là vợ chồng, còn là những người đồng nghiệp thấu hiểu về tính chất công việc của nhau. Họ được tụng ngợi, ngưỡng mộ bởi những người đồng nghiệp, bạn bè chung, là một cặp đôi hòa hợp, hay thậm chí là khó hình dung rằng họ có thể chia tay. Ngay cả những sự ràng buộc nhất định như vậy cũng không giúp ích gì cho một mối quan hệ hôn nhân trên bờ vực đổ vỡ; phải chăng tình yêu vẫn luôn như lời nhận định của người đời – rằng chẳng có một tình yêu nào là mãi mãi?
Khi cuộc chiến ly hôn nổ ra, bản thân Nicole cũng không thể ngờ được rằng quá trình này lại xấu xí và tủi hổ đến vậy. Mọi điều xấu xí của đôi bên đều bị phơi bày và dùng làm đòn bẩy để tranh luận trong tòa án. Sự cắn rứt bắt đầu gặm nhắm Nicole, khiến cho cô phải phần nào suy xét lại về cuộc hôn nhân này, sự tử tế kéo Nicole trở lại, và cô chợt nhận ra rằng sự tôn trọng dành cho đối phương vẫn còn tại diện ở bên trong. Chính cái sự xấu xí, khiếp đảm của cuộc ly dị đã khiến cho cặp đôi tưởng chừng không còn điểm giao nhau, đã dần nhận thấy được những sai lầm của chính mình. Một điều chắc chắn rằng, cả Nicole và Charlie đều là những bậc phụ huynh tốt. Nghĩ cho Henry, và thế là họ lại thỏa hiệp một lần nữa, để chắc chắc rằng nó sẽ lớn lên mà không phải trả giá đắt cho chính những vấp phạm của bố mẹ nó trong quá khứ.
Phân cảnh cuối cùng, với một cái kết mở là cả sự vẹn tròn và thỏa mãn nhất, khiến cho người xem phải mãi lưu nhớ trong ký ức. Một hành động tuy nhỏ, nhưng sức nặng của diễn xuất của cả Johansson và Driver lại một lần nữa khiến khán giả phải ngả mũ, tán dương. Nó khiến cho toàn bộ sự căng thẳng, dồn ép, mạch cảm xúc xen lẫn được phóng thích, nhẹ bẫng, đầy hân hoan. Một câu chuyện hôn nhân hiện đại, hóa ra lại không quá đáng buồn như ta dự đoán.
Có những con người yêu nhau nhưng không nên thuộc về nhau, và sự tử tế chính là điều tuyệt diệu nhất giúp hóa giải mọi nỗi đau.
Thực chất, có quá nhiều thứ để nhận định khi review phim Marriage Story, nhưng thiết nghĩ Rose muốn để bạn đọc tự mình thưởng thứ nó sẽ hay hơn. Ngôn từ chỉ hoàn toàn sáo rỗng nếu thiếu đi cảm xúc được lồng ghép cùng nó, và tất cả những gì thuộc về cảm xúc nơi Rose, đã hoàn toàn gửi gắm qua bài viết review phim Marriage Story này.
Dưới đây là một trong những cảnh độc thoại đáng nhớ, nói về áp lực của xã hội đối với các bà mẹ của diễn viên Laura Dern trong vai Nora Fanshaw – cảnh phim đã giúp nữ diễn viên có được tượng vàng Oscar danh giá.
People don’t accept mothers who drink too much wine and yell at their child and call him an asshole. I get it. I do it too. We can accept an imperfect dad. Let’s face it, the idea of a good father was only invented like 30 years ago. Before that, fathers were expected to be silent and absent and unreliable and selfish, and can all say, we want them to be different. But on some basic level, we accept them. We love them for their fallibilities, but people absolutely don’t accept those same failings in mothers. We don’t accept it structurally and we don’t accept it spiritually. Because the basis of our Judeo-Christian whatever is Mary, Mother of Jesus, and she’s perfect. She’s a virgin who gives, birth, unwaveringly supports her child and holds his dead body when he’s gone. And the dad isn’t there. He didn’t even do the fucking. God is in heaven. God is the father and God didn’t show up. So, you have to be perfect, and Charlie can be a fuck up and it doesn’t matter. You will always be held to a different, higher standard. And it’s fucked up, but that’s the way it is.
Để review phim Marriage Story thì có thể nói chắc nịch rằng đây là một tác phẩm điện ảnh nói về hôn nhân hiện đại đáng xem nhất – và là một thành tựu diễn xuất của cựu siêu anh hùng Black Widow – Scarlett Johansson và nam diễn viên Adam Driver.
Nếu đã từng xem qua tác phẩm điện ảnh đầy trau chuốt này, bạn nghĩ Rose sẽ review phim Marriage Story thế nào? Thực chất đây không phải là một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, thay vào đó, hơn 2 tiếng của phim lại mô tả chân thực một cuộc hôn nhân hiện đại từ giai đoạn khởi sinh, bất đồng, cao trào, đứt đoạn… và một kết thúc mở. Có thể là vì kho điện ảnh đã xem của Rose không quá nhiều, nên nội dung và ý tưởng của Marriage Story được nhận định là nguyên bản và vô cùng đặc sắc – xét theo phương diện là một bộ phim thuộc thể loại tình yêu, gia đình, tâm lý, drama.
Đã ba lần xem bộ phim này, Rose đều cảm thấy xúc động với hành trình hôn nhân có thăng trầm, đủ hỉ nộ ái ố. Mỗi một lần xem, Rose lại rút ra được cho mình một điều mới mẻ và có một cái nhìn trưởng thành hơn về hôn nhân – một điều mà Rose cảm thấy vô cùng cảm kích vì những bài học cuộc sống và tình yêu thực tế, chân thật như vậy lại đến từ một tác phẩm điện ảnh đậm vị nhân sinh thế này. Bạn đã sẵn sàng cho phần review phim Marriage Story chưa? Tất nhiên là Rose sẽ không tiết lộ toàn bộ nội dung phim trong bài review phim Marriage Story này.
Sức nặng trong diễn xuất của Scarlett Johansson và Adam Driver
Câu chuyện bên lề thú vị của bộ phim là Scarlett Johansson đã biết đến đạo diễn Noah Baumbach từ hơn 10 năm trước. Cả hai đã từng có ý định hợp tác cùng nhau trong một dự án điện ảnh nhưng rồi bị hủy. Khi thiết lập kịch bản và nghĩ đến nhân vật Nicole Barber thì Johansson chính là sự lựa chọn đầu tiên của vị đạo diễn. Đây quả là một quyết định sáng suốt bởi Johansson đã thực sự có một vai diễn để đời ở lãnh địa phim hàn lâm, thể loại phim tâm lý, tình cảm khó nhằn, và thoát ra khỏi cái bóng và áp lực quá lớn của nữ anh hùng Black Widow. Johansson đảm vai diễn Nicole sau khi đã kết thúc quay Avenger: End Game.
Adam Driver thì đã ba lần hợp tác trong các dự án trước đó của đạo diễn Baumbach nên anh tiếp tục được tín nhiệm để tỏa sáng trong Marriage Story – một dự án rất “cá nhân” của Baumbach. Vị đạo diễn đã lấy cảm hứng từ chính cuộc hôn nhân đổ vỡ của mình để làm tài nguyên sáng tạo cho kịch bản. Trải qua tuổi thơ và chứng kiến ba mẹ li hôn, đến chính mình, và cả những người bạn bè, đồng nghiệp xung quanh, Baumbach đã tự mình trò chuyện những người đồng cảnh ngộ, cả phỏng vấn, trích dẫn kiến thiến thực tiễn từ chuyên gia và liên kết với câu chuyện của chính mình để cho ra một kịch bản toàn vẹn – không khiếm khuyết.
Thật khó dùng ngôn ngữ để bao hàm được một loạt những cung bậc cảm xúc của vợ chồng Barber và cách mà Johansson, Driver cùng đạo diễn Noah Baumbach tạo nên Marriage Story. Mọi sự diễn xuất đều lồng ghép vào đó một phần linh hồn và cảm xúc chân thành của tất cả những người tham gia. Điều có thể nhận định được là diễn xuất trong diễn xuất là hoàn cảnh đã được đặt ra, khi kịch bản ấn định nghề nghiệp của các nhân vật là đạo diễn và diễn viên – như một thử thách dành cho cả Johansson và Driver. Mọi hoạt cảnh trong phim được diễn tiến tự nhiên, thuận logic bởi bản thể câu chuyện đã được gọt giũa từ chính lăng kính và trải nghiệm thực tế của đạo diễn Baumbach.
Johansson đã chia sẻ rằng Baumbach đã vô cùng kiên nhẫn khi phải quay đi quay lại một cảnh phim, bởi lời thoại hoàn toàn không phải là ứng biến, mà được chắt lọc từng câu từng chữ, đầy cảm xúc, thật quá đỗi thuyết phục. Baumbach có thể là một vị đạo diễn và tác gia với khung hình chân thật cùng với ngòi bút sắc bén. Câu chuyện đã được kể và thổi hồn bởi sức nặng trong diễn xuất của hai diễn viên mà vị đạo diễn này hết mực tín nhiệm, để kể lên câu chuyện hôn nhân của chính ông.
Vắn tắt về hai nhân vật Nicole và Charlie: Nicole gai góc nhưng gần gũi, tráo trở nhưng tình nghĩa. Charlie ích kỷ nhưng vị tha, rập khuôn nhưng quân tử. Điều quan trọng nhất, tạo nên thành công của phim là mối liên kết và sự thắt chặt trong mạch cảm xúc của cặp đôi – khiến cho người xem phải toàn ý theo dõi phim mà không muốn bỏ lỡ bất kể một chi tiết gì. Nếu đã yêu, đang yêu và đã từng yêu, hẳn bạn sẽ đồng cảm được rất nhiều với cảm xúc quá đỗi chân thực của phim.
Phim còn thành công hơn nữa, khi những tuyến nhân vật phụ cũng có những phút giây tỏa sáng có chừng mực của chính mình. Đơn cử là nữ diễn viên Laura Dern – người đã giành giải Oscar danh giá cho hạng mục nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn nữ luật sự Nora Fanshaw, là đại diện pháp lý trong quá trình ly hôn của Nicole trong phim. Nếu bạn đã từng coi Little Woman (2019) thì ắt bạn đã nhận diện ra Laura Dern cũng thủ vai người mẹ Marmee March ở trong phim. Nếu bạn đã biết tới Little Woman và diễn xuất tinh tế, thuyết phục của Dern thì hẳn Marriage Story sẽ phù hợp với bạn.
Bên cạnh Laura Dern, những tuyến nhân vật khác như luật sư Bert Spitz (Alan Alda thủ vai) và Jay Marotta (Ray Liotta thủ vai), cũng khiến cho khán giả phải cảm thấy ấn tượng. Điều mà Marriage Story đã làm được là khắc họa đúng mực sự tranh đấu quyết liệt, bạo tợn, thậm chí là mưu mô và tàn nhẫn của cánh luật sư trong việc hạ thấp đối phương, tranh chấp và đòi quyền lợi cho thân chủ khi ly hôn. Tuy là thế, sự phân định giữa cái tâm hướng thiện với cái bản ngã hiếu thắng, tham lam của ngành luật cũng được kể một cách nhân văn, với đại diện của từng bên là Bert Spitz – ở thế đối trọng với Jay Marotta. Riêng Nora không tốt, cũng chả xấu, bởi cô ta đặt cái nhân nghĩa và sự thấu cảm tới thân chủ của mình.
Hôn nhân được bóc tách trần trụi
Mọi cuộc hôn nhân đều kết thúc trong nước mắt, dù là chia ly theo bất kể cách nào đi chăng nữa. Đối với trường hợp của Nicole và Charlie, thì đó là sự bội phản. Là một người sống giàu tình cảm, Nicole nặng lòng rồi phẫn uất khi phát hiện Charlie đã tòm tem bên ngoài. Kể từ đó, Nicole bắt đầu suy tính phương kế nào để có thể thoát khỏi cuộc hôn nhân này, trong khi phải đảm bảo được rằng mình sẽ giành chiến thắng trong việc nuôi con. Nicole và Charlie có với nhau một cậu con trai kháu khỉnh – Henry, cậu bé còn quá non nớt để hiểu được câu chuyện của người lớn, những lại là nguồn cơn của mọi đỉnh điểm trong mạch phim.
Charlie, vị đạo diễn sân khấu đang trên đà thăng tiến trong sự nghiệp đã bị người vợ của mình – dù tôn trọng nhưng vẫn cứng rắn để khiến cho anh không còn một phương án nào để chống đỡ trong cuộc chiến ly hôn và giành quyền nuôi con. Điều gì khiến cho bộ phim này xuất sắc đến vậy? Đó là khắc họa một Nicole tráo trở và điềm nhiên trước cơn giận dữ đang cuộn trào trong nội tại. Thông qua bộ phim, người xem có một cái nhìn thiết thực hơn về cách hành luật tại Mỹ, cụ thể hơn là luật hôn nhân gia đình, những kẽ hở và sự thờ ơ của con người khi nói đến vấn đề luật pháp, mà đại diện trong phim là Charlie. Chính vì đã không quan tâm đến luật pháp, lại còn thờ ơ với nó, Charlie đã tốn kém vô ích và lại còn thất bại trước tài mưu lược của Nicole và Nora.
Hôn nhân không phải là nấm mồ chôn hạnh phúc, mà là cách mà những người trong cuộc cứ từng ngày, từng ngày tạo ra khoảng cách chỉ vì không cùng quan điểm, nhận định hay thiếu đi sự sẻ chia. Một bên dành nhiều thời gian cho công việc, một bên dành nhiều thời gian để chăm con – tình cảnh này có quá quen thuộc không? Nicole lẫn Charlie không chỉ là vợ chồng, còn là những người đồng nghiệp thấu hiểu về tính chất công việc của nhau. Họ được tụng ngợi, ngưỡng mộ bởi những người đồng nghiệp, bạn bè chung, là một cặp đôi hòa hợp, hay thậm chí là khó hình dung rằng họ có thể chia tay. Ngay cả những sự ràng buộc nhất định như vậy cũng không giúp ích gì cho một mối quan hệ hôn nhân trên bờ vực đổ vỡ; phải chăng tình yêu vẫn luôn như lời nhận định của người đời – rằng chẳng có một tình yêu nào là mãi mãi?
Khi cuộc chiến ly hôn nổ ra, bản thân Nicole cũng không thể ngờ được rằng quá trình này lại xấu xí và tủi hổ đến vậy. Mọi điều xấu xí của đôi bên đều bị phơi bày và dùng làm đòn bẩy để tranh luận trong tòa án. Sự cắn rứt bắt đầu gặm nhắm Nicole, khiến cho cô phải phần nào suy xét lại về cuộc hôn nhân này, sự tử tế kéo Nicole trở lại, và cô chợt nhận ra rằng sự tôn trọng dành cho đối phương vẫn còn tại diện ở bên trong. Chính cái sự xấu xí, khiếp đảm của cuộc ly dị đã khiến cho cặp đôi tưởng chừng không còn điểm giao nhau, đã dần nhận thấy được những sai lầm của chính mình. Một điều chắc chắn rằng, cả Nicole và Charlie đều là những bậc phụ huynh tốt. Nghĩ cho Henry, và thế là họ lại thỏa hiệp một lần nữa, để chắc chắc rằng nó sẽ lớn lên mà không phải trả giá đắt cho chính những vấp phạm của bố mẹ nó trong quá khứ.
Phân cảnh cuối cùng, với một cái kết mở là cả sự vẹn tròn và thỏa mãn nhất, khiến cho người xem phải mãi lưu nhớ trong ký ức. Một hành động tuy nhỏ, nhưng sức nặng của diễn xuất của cả Johansson và Driver lại một lần nữa khiến khán giả phải ngả mũ, tán dương. Nó khiến cho toàn bộ sự căng thẳng, dồn ép, mạch cảm xúc xen lẫn được phóng thích, nhẹ bẫng, đầy hân hoan. Một câu chuyện hôn nhân hiện đại, hóa ra lại không quá đáng buồn như ta dự đoán.
Thực chất, có quá nhiều thứ để nhận định khi review phim Marriage Story, nhưng thiết nghĩ Rose muốn để bạn đọc tự mình thưởng thứ nó sẽ hay hơn. Ngôn từ chỉ hoàn toàn sáo rỗng nếu thiếu đi cảm xúc được lồng ghép cùng nó, và tất cả những gì thuộc về cảm xúc nơi Rose, đã hoàn toàn gửi gắm qua bài viết review phim Marriage Story này.
Dưới đây là một trong những cảnh độc thoại đáng nhớ, nói về áp lực của xã hội đối với các bà mẹ của diễn viên Laura Dern trong vai Nora Fanshaw – cảnh phim đã giúp nữ diễn viên có được tượng vàng Oscar danh giá.
People don’t accept mothers who drink too much wine and yell at their child and call him an asshole. I get it. I do it too. We can accept an imperfect dad. Let’s face it, the idea of a good father was only invented like 30 years ago. Before that, fathers were expected to be silent and absent and unreliable and selfish, and can all say, we want them to be different. But on some basic level, we accept them. We love them for their fallibilities, but people absolutely don’t accept those same failings in mothers. We don’t accept it structurally and we don’t accept it spiritually. Because the basis of our Judeo-Christian whatever is Mary, Mother of Jesus, and she’s perfect. She’s a virgin who gives, birth, unwaveringly supports her child and holds his dead body when he’s gone. And the dad isn’t there. He didn’t even do the fucking. God is in heaven. God is the father and God didn’t show up. So, you have to be perfect, and Charlie can be a fuck up and it doesn’t matter. You will always be held to a different, higher standard. And it’s fucked up, but that’s the way it is.
Share this:
Like this: