Những tháng ngày chống chọi với COVID-19 tưởng chừng đã dần trở thành một ký ức dần xa, vậy mà giờ đây nhân loại đang phải đau đáu cảm thương cho tình cảnh của đất nước Ấn Độ với 1,4 tỉ dân. Đất nước này giờ đây được xem là một địa ngục trần thế, với số ca nhiễm và tử vong đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính phủ. Báo đài trên khắp mọi đã phân tích tất cả mọi yếu tố dẫn đến thảm cảnh hiện tại của Ấn Độ, có những lời chỉ trích chính phủ cầm quyền, có những người chỉ trích sự thiếu sáng suốt của người dân, nhưng tất cả đều đổ dồn vào đức tin và thói quen sinh hoạt của người dân Ấn Độ – vốn là một quốc gia có đời sống tâm linh ăn sâu vào gốc rễ của người dân.
Mê tín là yếu tố đặt nặng nhất trong cuộc đối thoại của người dân Ấn Độ trong khoảng thời gian này. Dư luận chỉ trích rằng tại sao trong bối cảnh đất nước tỉ dân này vẫn chưa thể tiếp cận được đủ nguồn cung vắc xin mà người dân đã hết mực chủ quan và tham gia các lễ hội tín ngưỡng, để rồi các biến thể bệnh trở nên lộng hành hơn.
Thật ra trong câu chuyện này, Rose có rất nhiều suy nghĩ. Không chỉ đơn thuần là một người nắm tin tức, Rose thực chất có những người đồng nghiệp đang ở Ấn Độ. Họ là người Ấn và đang trực tiếp làm việc với Rose. Tuy rằng rất thương cảm và muốn chia sẻ cùng họ, Rose chỉ hỏi thăm tình hình và không đi sâu thêm hơn vào những nỗi đau mà họ đang phải chứng kiến hàng ngày, hàng giờ ở xung quanh. Đa phần đều phản hồi rằng họ mong nỗi đau này sẽ qua mau, để họ có thể quay trở lại với nhịp sống bình thường…
Sự bình thường mà họ mong mỏi là giờ đây được thở một bầu không khí bình thường mà không sợ rằng mình sẽ bị nhiễm bệnh, hay phải ngửi thấy mùi tử thi được đốt bay trong không khí. Cái mùi chết chóc đấy nó ám vào trong tóc, trên da, trên áo quần, len lỏi vào tận sâu thẳm bên trong trí. Cái sự ám ảnh, ảm đạm, thê lương đó bủa vây khắp xung quanh, khiến cho bất kỳ một người – dù cho có mạnh mẽ đến mấy – cũng phải khóc nấc lên thành tiếng. Sức khỏe tinh thần suy kiệt chẳng kém gì sức mạnh thể chất.
—
Thực chất, điều đáng để suy ngẫm hơn cả là vấn nạn các nước giàu đang hết sức thâu tóm nhiều nhất có thể các liều vác xin hiệu quả cho người dân nước họ, có thể nói là các nước ở châu Âu hay Mỹ. Tình cảnh hai bên cũng thật chua xót, khi Ấn Độ được xem là một địa ngục trần gian thì ở xa bên kia bán cầu lại có một vài người Mỹ da trắng thượng tôn lên sóng truyền hình và tuyên bố rằng trẻ em không nên bị ép buộc đeo khẩu trang nơi công cộng – và bố mẹ chúng nếu ép chúng phải tuân thủ điều này thì nên bị báo cáo lại với tổ chức nhân quyền (?) Thêm hơn, các lễ hội âm nhạc đã quay trở lại. Các lễ hội này có sức chứa hơn vài nghìn người đồng thời và vé vào cửa sẽ kèm theo giấy tờ chứng minh rằng người tham gia đã hai lần được tiêm chủng vác xin hợp lệ.
Vâng, Tucker Carlson – dẫn chương trình cho nhà đài Fox News đã thay mặt người Mỹ da trắng “công bố” rằng khẩu trang giờ đây là “dấu hiệu của sự câm phục”… Những gì thốt ra từ miệng của người đàn ông này quả thật vô cùng lố bịch.
Các nước giàu có tiềm lực kinh tế dĩ nhiên sẽ luôn giành được chiến thắng và có nhiều quyền ưu tiên hơn các nước nghèo trong trận chiến đảm bảo quyền lợi của người dân họ. Ấn Độ tuy không phải là một quốc gia nghèo, nhưng họ đông dân và tiềm lực kinh tế vẫn còn đứng sau Mỹ và các nước châu Âu. Thực trạng nước mạnh chèn ép nước yếu chưa bao giờ hiện rõ kết quả như lần này. Các nước giàu mạnh giờ đây ủng hộ bình oxy để cứu chữa các bệnh nhân tại Ấn Độ, nhưng hiển nhiên họ sẽ không buông các đơn hàng đặt vác xin của mình cho quốc gia này, một khi công dân nước họ vẫn chưa hoàn toàn hoàn thành quá trình tiêm chủng, phải ít nhất là 80% dân số.
Vlog của một Raver người Mỹ tại lễ hội âm nhạc Ubbi Dubbi vừa được tổ chức vào 24-25 tháng Tư vừa qua.
Tổ chức Y tế thế giới có cảm thán, răn đe hay phiền muộn cỡ nào đi chăng nữa, thì các liều vác xin quý giá, hiệu nghiệm kia sẽ vẫn thầm lặng được phân phát cho các quốc gia trả giá cao nhất cho các liều vác xin. Lúc này có khóc than rằng công bằng nằm ở đâu, e rằng cũng không ai đau thấu tủy xương như người dân Ấn Độ.
—
Có một hình ảnh khiến cho người theo dõi trên cả thế giới phải cảm thấy ám ảnh, đó là hình ảnh của một đoàn hàng trăm nghìn người đi hành hương về sông Hằng. Khoảng 600.000 tín đồ Hindu tham gia cuộc hành hương Amarnath thường niên từ tháng 6, bất chấp “sóng thần” COVID-19 đang gây chết chóc ở quốc gia Nam Á này. Đức tin của họ khiến họ tin rằng đức thần linh trên cao sẽ lắng nghe lời van nài, cầu nguyện thống thiết của họ.
Chính quyền vùng Kashmir, Ấn Độ lên kế hoạch chuẩn bị nơi lưu trú cho đoàn hành hương gần 600,000 tín đồ này. Chính phủ đành lòng buông thả người dân nước này, bởi họ cho rằng không thể nào có thể cấm vận được niềm tin của những con người đang bám víu vào đức tin của mình để vượt qua cơn thảm kịch này.
Hình ảnh người Ấn Độ hồi hương về sông Hằng.
Đức tin là một chủ đề nhạy cảm, bởi sẽ luôn có những người cho rằng đức tin không phải là một lý do chính đáng để đẩy tình thế của quốc gia trở nên trầm trọng hơn – theo nhận định của khoa học. Nếu là người lý trí hay vô thần, hẳn bản thân mỗi người sẽ cảm thấy khó lòng mà đồng cảm được với tình thế trên. Rose là một người như thế.
Và rồi có một cuộc đối thoại thú vị xảy ra, giữa Rose và một anh tài xế Grab.
Anh là người Công Giáo, năm nay 39 tuổi, hành nghề tài xế công nghệ đã 6 năm nay. Cuốc xe gần 4km anh ngồi tâm sự về đức tin của mình khi Rose đề cập đến tình cảnh tại Ấn Độ. Anh chia rằng anh đã từng ở bờ vực của sự tuyệt vọng, cho đến khi anh vô thức tham dự một buổi lễ Chúa nhật tại một nhà thờ, những cảm xúc dồn nén bên trong của anh đã được giải tỏa và xoa dịu, một khi được tiếp nhận Chúa. Kể từ đó đức tin của anh dành cho Chúa ngày càng tăng trưởng và anh luôn đặt niềm tin của mình vào đấng trên cao.
Anh cũng chia sẻ rằng anh hoàn toàn có thể thấu hiểu được lý do tại sao người dân Ấn Độ lại kiên quyết đi hồi hương về sông Hằng để cầu nguyện. Anh cho rằng con người ta khi không còn gì để mất thì họ sẽ chỉ còn có niềm tin để bám víu vào đó, cũng giống như anh vậy. Cảm thấy chạnh lòng khi nghe anh chia sẻ như thế. Thế nhưng Rose cũng tự đặt cho mình câu hỏi, làm sao để vẫn giữ được đức tin nhưng không lầm lạc?
—
Một điều Rose phải nhận định rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có tín ngưỡng phong phú nhất. Với rất nhiều tín ngưỡng khác nhau đồng tồn tại, cả nước ta vẫn chấp hành nghiêm ngặt những quy định của chính phủ về phòng chống dịch và chung tay để thực thi, không kể bất kỳ một tôn giáo nào. Hẳn bạn sẽ biết hay quen một ai đó thường bị chê trách là mê tín dị đoan ở xung quanh mình. Vậy mà bạn thấy đấy, họ vẫn luôn chấp hành nghiêm túc quy định của chính phủ khi có lệnh cách ly toàn xã hội.
Đùa vui một chút, có phải là dân Việt Nam mình vẫn chưa đủ mê tín chăng? Sự tồn tại của những group Facebook như “Cầu Nguyện Online” trong mùa dịch có vẻ như chỉ là muối bỏ bể so với những gì đang diễn ra tại Ấn Độ. Dù sao đi nữa, việc có đức tin nhưng vẫn lý trí và thực tế thì hẳn người Việt Nam là số một. Việt Nam mình phòng dịch tốt lắm, chưa bao giờ Rose cảm thấy an toàn và tự hào hơn khi là một công dân Việt Nam.
Những tháng ngày chống chọi với COVID-19 tưởng chừng đã dần trở thành một ký ức dần xa, vậy mà giờ đây nhân loại đang phải đau đáu cảm thương cho tình cảnh của đất nước Ấn Độ với 1,4 tỉ dân. Đất nước này giờ đây được xem là một địa ngục trần thế, với số ca nhiễm và tử vong đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính phủ. Báo đài trên khắp mọi đã phân tích tất cả mọi yếu tố dẫn đến thảm cảnh hiện tại của Ấn Độ, có những lời chỉ trích chính phủ cầm quyền, có những người chỉ trích sự thiếu sáng suốt của người dân, nhưng tất cả đều đổ dồn vào đức tin và thói quen sinh hoạt của người dân Ấn Độ – vốn là một quốc gia có đời sống tâm linh ăn sâu vào gốc rễ của người dân.
Mê tín là yếu tố đặt nặng nhất trong cuộc đối thoại của người dân Ấn Độ trong khoảng thời gian này. Dư luận chỉ trích rằng tại sao trong bối cảnh đất nước tỉ dân này vẫn chưa thể tiếp cận được đủ nguồn cung vắc xin mà người dân đã hết mực chủ quan và tham gia các lễ hội tín ngưỡng, để rồi các biến thể bệnh trở nên lộng hành hơn.
Thật ra trong câu chuyện này, Rose có rất nhiều suy nghĩ. Không chỉ đơn thuần là một người nắm tin tức, Rose thực chất có những người đồng nghiệp đang ở Ấn Độ. Họ là người Ấn và đang trực tiếp làm việc với Rose. Tuy rằng rất thương cảm và muốn chia sẻ cùng họ, Rose chỉ hỏi thăm tình hình và không đi sâu thêm hơn vào những nỗi đau mà họ đang phải chứng kiến hàng ngày, hàng giờ ở xung quanh. Đa phần đều phản hồi rằng họ mong nỗi đau này sẽ qua mau, để họ có thể quay trở lại với nhịp sống bình thường…
Sự bình thường mà họ mong mỏi là giờ đây được thở một bầu không khí bình thường mà không sợ rằng mình sẽ bị nhiễm bệnh, hay phải ngửi thấy mùi tử thi được đốt bay trong không khí. Cái mùi chết chóc đấy nó ám vào trong tóc, trên da, trên áo quần, len lỏi vào tận sâu thẳm bên trong trí. Cái sự ám ảnh, ảm đạm, thê lương đó bủa vây khắp xung quanh, khiến cho bất kỳ một người – dù cho có mạnh mẽ đến mấy – cũng phải khóc nấc lên thành tiếng. Sức khỏe tinh thần suy kiệt chẳng kém gì sức mạnh thể chất.
—
Thực chất, điều đáng để suy ngẫm hơn cả là vấn nạn các nước giàu đang hết sức thâu tóm nhiều nhất có thể các liều vác xin hiệu quả cho người dân nước họ, có thể nói là các nước ở châu Âu hay Mỹ. Tình cảnh hai bên cũng thật chua xót, khi Ấn Độ được xem là một địa ngục trần gian thì ở xa bên kia bán cầu lại có một vài người Mỹ da trắng thượng tôn lên sóng truyền hình và tuyên bố rằng trẻ em không nên bị ép buộc đeo khẩu trang nơi công cộng – và bố mẹ chúng nếu ép chúng phải tuân thủ điều này thì nên bị báo cáo lại với tổ chức nhân quyền (?) Thêm hơn, các lễ hội âm nhạc đã quay trở lại. Các lễ hội này có sức chứa hơn vài nghìn người đồng thời và vé vào cửa sẽ kèm theo giấy tờ chứng minh rằng người tham gia đã hai lần được tiêm chủng vác xin hợp lệ.
Các nước giàu có tiềm lực kinh tế dĩ nhiên sẽ luôn giành được chiến thắng và có nhiều quyền ưu tiên hơn các nước nghèo trong trận chiến đảm bảo quyền lợi của người dân họ. Ấn Độ tuy không phải là một quốc gia nghèo, nhưng họ đông dân và tiềm lực kinh tế vẫn còn đứng sau Mỹ và các nước châu Âu. Thực trạng nước mạnh chèn ép nước yếu chưa bao giờ hiện rõ kết quả như lần này. Các nước giàu mạnh giờ đây ủng hộ bình oxy để cứu chữa các bệnh nhân tại Ấn Độ, nhưng hiển nhiên họ sẽ không buông các đơn hàng đặt vác xin của mình cho quốc gia này, một khi công dân nước họ vẫn chưa hoàn toàn hoàn thành quá trình tiêm chủng, phải ít nhất là 80% dân số.
Tổ chức Y tế thế giới có cảm thán, răn đe hay phiền muộn cỡ nào đi chăng nữa, thì các liều vác xin quý giá, hiệu nghiệm kia sẽ vẫn thầm lặng được phân phát cho các quốc gia trả giá cao nhất cho các liều vác xin. Lúc này có khóc than rằng công bằng nằm ở đâu, e rằng cũng không ai đau thấu tủy xương như người dân Ấn Độ.
—
Có một hình ảnh khiến cho người theo dõi trên cả thế giới phải cảm thấy ám ảnh, đó là hình ảnh của một đoàn hàng trăm nghìn người đi hành hương về sông Hằng. Khoảng 600.000 tín đồ Hindu tham gia cuộc hành hương Amarnath thường niên từ tháng 6, bất chấp “sóng thần” COVID-19 đang gây chết chóc ở quốc gia Nam Á này. Đức tin của họ khiến họ tin rằng đức thần linh trên cao sẽ lắng nghe lời van nài, cầu nguyện thống thiết của họ.
Chính quyền vùng Kashmir, Ấn Độ lên kế hoạch chuẩn bị nơi lưu trú cho đoàn hành hương gần 600,000 tín đồ này. Chính phủ đành lòng buông thả người dân nước này, bởi họ cho rằng không thể nào có thể cấm vận được niềm tin của những con người đang bám víu vào đức tin của mình để vượt qua cơn thảm kịch này.
Đức tin là một chủ đề nhạy cảm, bởi sẽ luôn có những người cho rằng đức tin không phải là một lý do chính đáng để đẩy tình thế của quốc gia trở nên trầm trọng hơn – theo nhận định của khoa học. Nếu là người lý trí hay vô thần, hẳn bản thân mỗi người sẽ cảm thấy khó lòng mà đồng cảm được với tình thế trên. Rose là một người như thế.
Và rồi có một cuộc đối thoại thú vị xảy ra, giữa Rose và một anh tài xế Grab.
Anh là người Công Giáo, năm nay 39 tuổi, hành nghề tài xế công nghệ đã 6 năm nay. Cuốc xe gần 4km anh ngồi tâm sự về đức tin của mình khi Rose đề cập đến tình cảnh tại Ấn Độ. Anh chia rằng anh đã từng ở bờ vực của sự tuyệt vọng, cho đến khi anh vô thức tham dự một buổi lễ Chúa nhật tại một nhà thờ, những cảm xúc dồn nén bên trong của anh đã được giải tỏa và xoa dịu, một khi được tiếp nhận Chúa. Kể từ đó đức tin của anh dành cho Chúa ngày càng tăng trưởng và anh luôn đặt niềm tin của mình vào đấng trên cao.
Anh cũng chia sẻ rằng anh hoàn toàn có thể thấu hiểu được lý do tại sao người dân Ấn Độ lại kiên quyết đi hồi hương về sông Hằng để cầu nguyện. Anh cho rằng con người ta khi không còn gì để mất thì họ sẽ chỉ còn có niềm tin để bám víu vào đó, cũng giống như anh vậy. Cảm thấy chạnh lòng khi nghe anh chia sẻ như thế. Thế nhưng Rose cũng tự đặt cho mình câu hỏi, làm sao để vẫn giữ được đức tin nhưng không lầm lạc?
—
Một điều Rose phải nhận định rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có tín ngưỡng phong phú nhất. Với rất nhiều tín ngưỡng khác nhau đồng tồn tại, cả nước ta vẫn chấp hành nghiêm ngặt những quy định của chính phủ về phòng chống dịch và chung tay để thực thi, không kể bất kỳ một tôn giáo nào. Hẳn bạn sẽ biết hay quen một ai đó thường bị chê trách là mê tín dị đoan ở xung quanh mình. Vậy mà bạn thấy đấy, họ vẫn luôn chấp hành nghiêm túc quy định của chính phủ khi có lệnh cách ly toàn xã hội.
Đùa vui một chút, có phải là dân Việt Nam mình vẫn chưa đủ mê tín chăng? Sự tồn tại của những group Facebook như “Cầu Nguyện Online” trong mùa dịch có vẻ như chỉ là muối bỏ bể so với những gì đang diễn ra tại Ấn Độ. Dù sao đi nữa, việc có đức tin nhưng vẫn lý trí và thực tế thì hẳn người Việt Nam là số một. Việt Nam mình phòng dịch tốt lắm, chưa bao giờ Rose cảm thấy an toàn và tự hào hơn khi là một công dân Việt Nam.
Share this:
Like this: