Một tháng đầu tiên Rose cần thích nghi với công việc mới và làm việc vượt năng suất để thể hiện năng lực, phong độ tốt nhất, vậy nên thời gian rảnh để viết blog là không nhiều. Việc dịch thuật lại các bài viết chuyên đề từ các trang khác cũng đòi hỏi sự tập trung, nhưng thường thì Rose sẽ kiệt sức khi về đến nhà, dẫn đến việc cả hai tuần rồi đều không có một bài viết mới nào được cập nhật trên So awkward, Rose cả. Bài viết này Rose muốn đề cập về chuyện đi làm.
Tuy khá mệt để viết, nhưng Rose vẫn toàn tâm để nghĩ về những chủ đề có thể chia sẻ tới bạn đọc của blog, và một trong những chủ đề mà Rose nghĩ mãi gần đây có liên quan đến công việc của bản thân. Sẽ có những điều được liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ. Sẽ có những nhận thức mới được hình thành khi phải đối diện với một vai trò, môi trường mới. Sẽ có những thói quen mới được hình thành, một khi sự thích ứng bắt buộc đã được kích hoạt.
Luôn hoàn thành trách nhiệm của bản thân, không luôn nên cậy nhờ hay mong cầu sự chia sẻ, giúp đỡ của người khác
Khoảng thời gian này, công việc của Rose là rất nhiều, nếu như không phải vì sự hứng khởi và biết ơn vì cơ hội mới được trao này, hẳn mỗi ngày mới đi làm sẽ là một chuỗi ngày áp lực không hồi kết. Hồi tưởng về quá khứ, khi đó là vào năm lớp bảy, lớp Rose được học với một thầy dạy lịch sử được mệnh danh là đáng cảm mến nhất trường.
Vậy mà thầy Hải – một người giáo viên Lịch sử nức tiếng, lại dạy khá qua loa các bài học chính, và dành hầu hết nhiều tiết liền, chỉ để yêu cầu học viên lên trả bài từng người một, với lý do là chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ. Khi còn bé, mình cảm thấy vô cùng ám ảnh, căng thẳng với các tiết lịch sử của thầy. Nếu bạn đọc nói rằng chỉ cần học bài là sẽ không có gì phải như vậy thì đây là tâm trạng chung của nhiều học sinh khác, không chỉ riêng mình Rose.
Liền kề nhiều tiết liền, thầy chỉ trả bài cả lớp và dạy thêm rất ít nội dung mới khi đã gần kết thúc. Sẽ có người nhận định rằng có thể đây là cách dạy của riêng thầy, rằng tập trung trau dồi, ghi nhớ kiến thức cũ và dần dần cập nhật kiến thức mới sẽ hiệu quả hơn; hoặc có thể lớp này đã làm gì mạo phạm thầy để thầy phải áp dụng sự “trừng phạt” này tới tập thể. Dĩ nhiên điều sau là không đúng, bởi rất nhiều lớp khác cũng gặp phải tình trạng tương tự với thầy.
Nhưng đến gần đây thì Rose mới nhận ra thêm được, hoặc có thể nói là đồng cảm được với thầy Hải ngày đó. Công việc lao động của chúng ta hằng ngày là sự lựa chọn của riêng mình. Nhưng cho dù có yêu mến hay phù hợp đến thế nào đi chăng nữa thì rất nhiều lúc ta sẽ cảm thấy mệt mỏi bởi công việc của mình, nhất là khi nó chỉ lặp lại và ta đã gắn bó lâu dài cùng nó. Lúc này, sự thui chột về cảm hứng, về đam mê, về nhiệt huyết sẽ chỉ là những câu hỏi nặng lòng mà có muốn ta cũng đành thuận theo sự dễ dãi, an toàn, nhẹ gánh lo cho riêng mình.
Quay trở lại với thầy Hải, cá nhân Rose nghĩ rằng những buổi trả bài như vậy là lúc thầy đang muốn lựa chọn sự nhẹ nhàng trong công việc hàng ngày của mình. Nhưng sự nhẹ nhàng của thầy chính là sự khiếp đảm của đám học trò. Ký ức ngày xưa giờ đây đã khiến Rose nhận ra rằng trong công việc hàng ngày của mình dù có mệt mỏi đến mấy thì cũng phải công bằng, nghĩa vụ của bản thân phải được hoàn thiện, chứ không để sự buông thả của bản thân làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Có thể kết quả công việc được thực hiện trong quá trình đó sẽ không quá chất lượng, nhưng tuyệt nhiên sẽ không khiến cho bất kỳ ai phải cảm thấy phiền lòng vì mình. Bởi như thầy đó, cho dù có được cảm mến bởi đồng nghiệp hay thế hệ học sinh đi trước, thì đâu đồng nghĩa với việc thầy sẽ tiếp tục có được điều đó khi trở nên chểnh mảng với trách nhiệm của cá nhân.
Thầm cảm ơn thầy Hải đã dạy cho Rose một bài học thật đáng để học.
Ba cây chụm lại còn chưa làm nên non chứ đừng nói là một cây
Một trong những cái điểm yếu chí mạng nhất của con người là lòng tự tôn quá cao. Lòng tự tôn mà cao quá thì khó lòng sự nghiệp có thể phát triển được. Chẳng ai muốn truyền đạt hay chia sẻ cái gì có ích cho những cá nhân chỉ chú trọng vào bản thân, nhìn vào cái bóng của chính mình, mà quên đi một điều cơ bản nhất tự cổ chí kim “núi cao thì có núi cao hơn”.
Thực ra người có cái tôi lớn, là một người chưa trưởng thành, hoặc có vấp ngã nhưng không biết đau. Điều đầu tiên mà một người trưởng thành cần phải học được khi trưởng thành thêm hơn – là phải biết thích ứng và linh hoạt. Sự linh hoạt và khả năng thích ứng sẽ khiến cho ta sinh tồn tốt hơn – dù là ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không chỉ trong khía cạnh công việc đơn thuần. Cứ khư khư giữ trong mình những ý niệm, nhận thức cũ kỹ mà không biết cân nhắc là một điều kiềm hãm tiềm năng của bất kỳ một ai.
Đặc thù công việc mới khiến Rose nhận ra rằng năng lực, thời gian, sáng tạo, cống hiến của mình là có hạn. Cùng chiến tuyến cũng là những người cũng đồng thời có sự cảm nhận tương đồng, rằng họ – hơn ai hết cũng cần phải có sự trợ lực trong công việc để hoàn thành mục đích chung. Những người chỉ thích hoạt động biệt lập hay nghĩ rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ và cống hiến hết sức lực là sẽ sớm đạt được thành công – thực chất chỉ đang diễu hoặc chính bản thân mình.
Những câu chuyện thành công mà chúng ta đọc, nghe thấy – về một cá nhân nỗ lực vươn lên để trở thành một người thành tài – theo cách nhìn nhận của phần đông, không gì hơn là một liều thuốc tẩy não được viết ra bởi những người có tư duy muốn ủng hộ thiên kiến nhận thức sai lệch về sức mạnh của cá nhân. Tự lực và nỗ lực phát triển là đáng ủng hộ vô cùng, nhưng tuyệt nhiên không nên đề cao cái tôi của bản thân mình.
Khi bắt đầu ở một môi trường mới, làm việc theo tập thể, thích ứng cùng tập thể, bỏ qua những cái cảm xúc nhỏ nhặt, tính cách trái nghịch, so đo toan tính, phân định thiệt hơn… sẽ đòi hỏi nhiều hơn là bỏ qua cái tôi của mình. Thực chất, nó chính là trí thông minh cảm xúc của mỗi người. EQ càng được rèn luyện nâng cao thì ta sẽ càng trưởng thành. Bản thân ta nên hiểu rằng trí thông minh cảm xúc chính là mức độ trưởng thành của mỗi người trong sự nghiệp. Trưởng thành là khi ta hiểu rằng trí thông minh cảm xúc sẽ luôn được đánh giá cao hơn cả sự thông minh thông thường, dù là ở bất kỳ mô hình xã hội nào.
Điều cốt lõi để rèn luyện thói quen làm suy giảm cái tôi trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, cần đến sự lắng nghe hay thậm chí là lặng nghe. Trao đổi để thấu hiểu, chứ không phải để tranh luận. Bất kỳ một sự tranh luận dù có đem đến kết quả thế nào, cũng sẽ làm hao tổn sự thân mật của bất kỳ mối quan hệ. Bởi lẽ đó, hãy tranh luận và phải lắng nghe, lắng nghe để phản hồi xác đáng, có cảm xúc mạch lạc, có sự cân nhắc thấu đáo về ngôn từ, để đối phương hiểu được rằng chúng ta tôn trọng lẫn nhau.
Cuộc sống là sự cân bằng – sự nghiệp cũng vậy
Có rất nhiều thước đo để đánh giá, nhìn nhận một cá thể, và công việc là một trong những khía cạnh căn bản đó. Thông qua công việc của bản thân, ta khẳng định được hệ giá trị và tìm kiếm được những mối liên kết tương đồng. Ở đây Rose không ủng hộ quan điểm work hard – play hard, thay vào đó Rose ủng hộ quan điểm là cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân lành mạnh để hai vế phương trình không ảnh hưởng tới nhau.
Có khả năng cân bằng sẽ giúp chúng ta có lực đẩy để đi được bền bỉ hơn trong mọi khía cạnh. Ta hiểu rằng công việc không phải là điều duy nhất giúp ta có động lực để sống hạnh phúc hơn mỗi ngày. Chính nó cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn khi bản thân cảm thấy hài lòng với những khía cạnh khác trong cuộc sống. Nghĩ thử mà xem.
Nói như vậy có nghĩa là Rose muốn khích lệ mọi người hãy cảm thấy ổn vì dành thời gian cuối tuần để nghỉ ngơi, ăn, ngủ hay tận hưởng những thói quen nuông chiều chính bản thân mình. Đừng áp đặt hay quá khó khăn với chính bản thân mình, cho rằng ta luôn phải hoàn thành được một điều gì đó cụ thể mỗi ngày và chống lại sự chây lười của chính bản thân mình sau cả một tuần dài làm việc chăm chỉ.
Sự dồn ép bản thân để trở nên “tinh túy” sẽ chỉ thực sự hiệu quả, nếu như bạn hiểu rằng thời gian không đứng về phía bạn. Còn nếu như bạn đang có một công việc ổn định; có một môi trường để tích lũy và phát triển tốt, cũng như đã làm việc cật lực suốt một tuần dài đẵng – thì bạn nên dành thời gian cuối tuần để nghỉ ngơi bằng nhiều hình thức khác nhau – miễn là nó không quá gây ảnh hưởng hay làm hao hụt đến sức khỏe lẫn tinh thần của bạn khi bước vào một tuần làm việc mới.
Có những ngày chỉ ăn, ngủ và thở thôi thì bạn cũng đã làm được một điều mà bản thân nên cảm thấy vui lòng – đó là sinh tồn. Hãy nghĩ về bối cảnh xã hội ngày nay của chúng ta, khi đang bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch bệnh COVID-19 và con người ta buộc phải nhìn nhận các khía khác nhau bên cạnh sự nghiệp của mình. Ta có thật sự hạnh phúc chứ? Ta đã có thể cân bằng được mọi thứ trong cuộc sống hay chưa? Hay là ta vẫn đang chạy theo một hình mẫu, một thói quen, một hệ giá trị lệch lạc – khiến cho ta phải đánh đổi rất nhiều thứ tốt đẹp, tích cực khác trong cuộc sống?
Hãy dành thời gian để chăm sóc sức khỏe tinh thần song song cùng với sức khỏe cơ thể. Đừng mãi chạy theo công việc và xem nó là trọng tâm, là giá trị cốt lõi duy nhất mà bạn có thể tạo dựng được. Có như vậy, bạn mới đang thực sự sống một cuộc sống đúng nghĩa. Thêm hơn, hãy luôn trân quý những giấc ngủ ngon – chất lượng cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào nó đấy!
Một tháng đầu tiên Rose cần thích nghi với công việc mới và làm việc vượt năng suất để thể hiện năng lực, phong độ tốt nhất, vậy nên thời gian rảnh để viết blog là không nhiều. Việc dịch thuật lại các bài viết chuyên đề từ các trang khác cũng đòi hỏi sự tập trung, nhưng thường thì Rose sẽ kiệt sức khi về đến nhà, dẫn đến việc cả hai tuần rồi đều không có một bài viết mới nào được cập nhật trên So awkward, Rose cả. Bài viết này Rose muốn đề cập về chuyện đi làm.
Tuy khá mệt để viết, nhưng Rose vẫn toàn tâm để nghĩ về những chủ đề có thể chia sẻ tới bạn đọc của blog, và một trong những chủ đề mà Rose nghĩ mãi gần đây có liên quan đến công việc của bản thân. Sẽ có những điều được liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ. Sẽ có những nhận thức mới được hình thành khi phải đối diện với một vai trò, môi trường mới. Sẽ có những thói quen mới được hình thành, một khi sự thích ứng bắt buộc đã được kích hoạt.
Luôn hoàn thành trách nhiệm của bản thân, không luôn nên cậy nhờ hay mong cầu sự chia sẻ, giúp đỡ của người khác
Khoảng thời gian này, công việc của Rose là rất nhiều, nếu như không phải vì sự hứng khởi và biết ơn vì cơ hội mới được trao này, hẳn mỗi ngày mới đi làm sẽ là một chuỗi ngày áp lực không hồi kết. Hồi tưởng về quá khứ, khi đó là vào năm lớp bảy, lớp Rose được học với một thầy dạy lịch sử được mệnh danh là đáng cảm mến nhất trường.
Vậy mà thầy Hải – một người giáo viên Lịch sử nức tiếng, lại dạy khá qua loa các bài học chính, và dành hầu hết nhiều tiết liền, chỉ để yêu cầu học viên lên trả bài từng người một, với lý do là chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ. Khi còn bé, mình cảm thấy vô cùng ám ảnh, căng thẳng với các tiết lịch sử của thầy. Nếu bạn đọc nói rằng chỉ cần học bài là sẽ không có gì phải như vậy thì đây là tâm trạng chung của nhiều học sinh khác, không chỉ riêng mình Rose.
Liền kề nhiều tiết liền, thầy chỉ trả bài cả lớp và dạy thêm rất ít nội dung mới khi đã gần kết thúc. Sẽ có người nhận định rằng có thể đây là cách dạy của riêng thầy, rằng tập trung trau dồi, ghi nhớ kiến thức cũ và dần dần cập nhật kiến thức mới sẽ hiệu quả hơn; hoặc có thể lớp này đã làm gì mạo phạm thầy để thầy phải áp dụng sự “trừng phạt” này tới tập thể. Dĩ nhiên điều sau là không đúng, bởi rất nhiều lớp khác cũng gặp phải tình trạng tương tự với thầy.
Nhưng đến gần đây thì Rose mới nhận ra thêm được, hoặc có thể nói là đồng cảm được với thầy Hải ngày đó. Công việc lao động của chúng ta hằng ngày là sự lựa chọn của riêng mình. Nhưng cho dù có yêu mến hay phù hợp đến thế nào đi chăng nữa thì rất nhiều lúc ta sẽ cảm thấy mệt mỏi bởi công việc của mình, nhất là khi nó chỉ lặp lại và ta đã gắn bó lâu dài cùng nó. Lúc này, sự thui chột về cảm hứng, về đam mê, về nhiệt huyết sẽ chỉ là những câu hỏi nặng lòng mà có muốn ta cũng đành thuận theo sự dễ dãi, an toàn, nhẹ gánh lo cho riêng mình.
Quay trở lại với thầy Hải, cá nhân Rose nghĩ rằng những buổi trả bài như vậy là lúc thầy đang muốn lựa chọn sự nhẹ nhàng trong công việc hàng ngày của mình. Nhưng sự nhẹ nhàng của thầy chính là sự khiếp đảm của đám học trò. Ký ức ngày xưa giờ đây đã khiến Rose nhận ra rằng trong công việc hàng ngày của mình dù có mệt mỏi đến mấy thì cũng phải công bằng, nghĩa vụ của bản thân phải được hoàn thiện, chứ không để sự buông thả của bản thân làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Có thể kết quả công việc được thực hiện trong quá trình đó sẽ không quá chất lượng, nhưng tuyệt nhiên sẽ không khiến cho bất kỳ ai phải cảm thấy phiền lòng vì mình. Bởi như thầy đó, cho dù có được cảm mến bởi đồng nghiệp hay thế hệ học sinh đi trước, thì đâu đồng nghĩa với việc thầy sẽ tiếp tục có được điều đó khi trở nên chểnh mảng với trách nhiệm của cá nhân.
Thầm cảm ơn thầy Hải đã dạy cho Rose một bài học thật đáng để học.
Ba cây chụm lại còn chưa làm nên non chứ đừng nói là một cây
Một trong những cái điểm yếu chí mạng nhất của con người là lòng tự tôn quá cao. Lòng tự tôn mà cao quá thì khó lòng sự nghiệp có thể phát triển được. Chẳng ai muốn truyền đạt hay chia sẻ cái gì có ích cho những cá nhân chỉ chú trọng vào bản thân, nhìn vào cái bóng của chính mình, mà quên đi một điều cơ bản nhất tự cổ chí kim “núi cao thì có núi cao hơn”.
Thực ra người có cái tôi lớn, là một người chưa trưởng thành, hoặc có vấp ngã nhưng không biết đau. Điều đầu tiên mà một người trưởng thành cần phải học được khi trưởng thành thêm hơn – là phải biết thích ứng và linh hoạt. Sự linh hoạt và khả năng thích ứng sẽ khiến cho ta sinh tồn tốt hơn – dù là ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không chỉ trong khía cạnh công việc đơn thuần. Cứ khư khư giữ trong mình những ý niệm, nhận thức cũ kỹ mà không biết cân nhắc là một điều kiềm hãm tiềm năng của bất kỳ một ai.
Đặc thù công việc mới khiến Rose nhận ra rằng năng lực, thời gian, sáng tạo, cống hiến của mình là có hạn. Cùng chiến tuyến cũng là những người cũng đồng thời có sự cảm nhận tương đồng, rằng họ – hơn ai hết cũng cần phải có sự trợ lực trong công việc để hoàn thành mục đích chung. Những người chỉ thích hoạt động biệt lập hay nghĩ rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ và cống hiến hết sức lực là sẽ sớm đạt được thành công – thực chất chỉ đang diễu hoặc chính bản thân mình.
Những câu chuyện thành công mà chúng ta đọc, nghe thấy – về một cá nhân nỗ lực vươn lên để trở thành một người thành tài – theo cách nhìn nhận của phần đông, không gì hơn là một liều thuốc tẩy não được viết ra bởi những người có tư duy muốn ủng hộ thiên kiến nhận thức sai lệch về sức mạnh của cá nhân. Tự lực và nỗ lực phát triển là đáng ủng hộ vô cùng, nhưng tuyệt nhiên không nên đề cao cái tôi của bản thân mình.
Khi bắt đầu ở một môi trường mới, làm việc theo tập thể, thích ứng cùng tập thể, bỏ qua những cái cảm xúc nhỏ nhặt, tính cách trái nghịch, so đo toan tính, phân định thiệt hơn… sẽ đòi hỏi nhiều hơn là bỏ qua cái tôi của mình. Thực chất, nó chính là trí thông minh cảm xúc của mỗi người. EQ càng được rèn luyện nâng cao thì ta sẽ càng trưởng thành. Bản thân ta nên hiểu rằng trí thông minh cảm xúc chính là mức độ trưởng thành của mỗi người trong sự nghiệp. Trưởng thành là khi ta hiểu rằng trí thông minh cảm xúc sẽ luôn được đánh giá cao hơn cả sự thông minh thông thường, dù là ở bất kỳ mô hình xã hội nào.
Điều cốt lõi để rèn luyện thói quen làm suy giảm cái tôi trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, cần đến sự lắng nghe hay thậm chí là lặng nghe. Trao đổi để thấu hiểu, chứ không phải để tranh luận. Bất kỳ một sự tranh luận dù có đem đến kết quả thế nào, cũng sẽ làm hao tổn sự thân mật của bất kỳ mối quan hệ. Bởi lẽ đó, hãy tranh luận và phải lắng nghe, lắng nghe để phản hồi xác đáng, có cảm xúc mạch lạc, có sự cân nhắc thấu đáo về ngôn từ, để đối phương hiểu được rằng chúng ta tôn trọng lẫn nhau.
Cuộc sống là sự cân bằng – sự nghiệp cũng vậy
Có rất nhiều thước đo để đánh giá, nhìn nhận một cá thể, và công việc là một trong những khía cạnh căn bản đó. Thông qua công việc của bản thân, ta khẳng định được hệ giá trị và tìm kiếm được những mối liên kết tương đồng. Ở đây Rose không ủng hộ quan điểm work hard – play hard, thay vào đó Rose ủng hộ quan điểm là cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân lành mạnh để hai vế phương trình không ảnh hưởng tới nhau.
Có khả năng cân bằng sẽ giúp chúng ta có lực đẩy để đi được bền bỉ hơn trong mọi khía cạnh. Ta hiểu rằng công việc không phải là điều duy nhất giúp ta có động lực để sống hạnh phúc hơn mỗi ngày. Chính nó cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn khi bản thân cảm thấy hài lòng với những khía cạnh khác trong cuộc sống. Nghĩ thử mà xem.
Nói như vậy có nghĩa là Rose muốn khích lệ mọi người hãy cảm thấy ổn vì dành thời gian cuối tuần để nghỉ ngơi, ăn, ngủ hay tận hưởng những thói quen nuông chiều chính bản thân mình. Đừng áp đặt hay quá khó khăn với chính bản thân mình, cho rằng ta luôn phải hoàn thành được một điều gì đó cụ thể mỗi ngày và chống lại sự chây lười của chính bản thân mình sau cả một tuần dài làm việc chăm chỉ.
Sự dồn ép bản thân để trở nên “tinh túy” sẽ chỉ thực sự hiệu quả, nếu như bạn hiểu rằng thời gian không đứng về phía bạn. Còn nếu như bạn đang có một công việc ổn định; có một môi trường để tích lũy và phát triển tốt, cũng như đã làm việc cật lực suốt một tuần dài đẵng – thì bạn nên dành thời gian cuối tuần để nghỉ ngơi bằng nhiều hình thức khác nhau – miễn là nó không quá gây ảnh hưởng hay làm hao hụt đến sức khỏe lẫn tinh thần của bạn khi bước vào một tuần làm việc mới.
Có những ngày chỉ ăn, ngủ và thở thôi thì bạn cũng đã làm được một điều mà bản thân nên cảm thấy vui lòng – đó là sinh tồn. Hãy nghĩ về bối cảnh xã hội ngày nay của chúng ta, khi đang bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch bệnh COVID-19 và con người ta buộc phải nhìn nhận các khía khác nhau bên cạnh sự nghiệp của mình. Ta có thật sự hạnh phúc chứ? Ta đã có thể cân bằng được mọi thứ trong cuộc sống hay chưa? Hay là ta vẫn đang chạy theo một hình mẫu, một thói quen, một hệ giá trị lệch lạc – khiến cho ta phải đánh đổi rất nhiều thứ tốt đẹp, tích cực khác trong cuộc sống?
Hãy dành thời gian để chăm sóc sức khỏe tinh thần song song cùng với sức khỏe cơ thể. Đừng mãi chạy theo công việc và xem nó là trọng tâm, là giá trị cốt lõi duy nhất mà bạn có thể tạo dựng được. Có như vậy, bạn mới đang thực sự sống một cuộc sống đúng nghĩa. Thêm hơn, hãy luôn trân quý những giấc ngủ ngon – chất lượng cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào nó đấy!
Share this:
Like this: