Các thành phần dưỡng da không nên trộn lẫn cùng nhau
Thành phần dưỡng da nào không nên trộn lẫn cùng nhau? Bài viết này trên So awkward, Rose sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Nhất là những người có làn da mụn.
Dưỡng da nhiều bước là một thói quen phổ biến của rất nhiều người. Tuy vậy, các thành phần dưỡng da kỵ tính có thể đem đến nhiều tác hại hơn lợi, hoặc các thành phần trung hòa lẫn nhau sẽ khiến cho công cuộc dưỡng da chỉ là sự tổn phí không hơn không kém. Vậy các thành phần dưỡng da nào không nên trộn lẫn cùng nhau?
Thực chất, bên cạnh việc để tâm đến các thành phần của các sản phẩm dưỡng da, bạn cũng cần phải để tâm đến loại da và tình trạng da của mình, hoặc nên tham vấn lời khuyên của chuyên gia da liễu để có thể có được một phác đồ điều trị, hay chu trình dưỡng da hiệu quả, an toàn.
Các thành phần dưỡng da không nên trộn lẫn là retinol và các chất tẩy tế bào chết hóa học, như AHA và BHA
Retinol (thành phần gốc vitamin A) là một thành phần dưỡng da có tác dụng chống lão hóa hữu hiệu. Retinol có khả năng tăng tốc độ luân chuyển tế bào – dẫn đến giảm sự xuất hiện của đường nhăn, nếp nhăn và tăng sắc tố để có một làn da tổng thể mịn màng và tươi sáng hơn.
Bạn có thể nghĩ rằng retinol và các thành phần có tính axit như axit hydroxy acids có thể hoạt động tốt với nhau vì cả hai đều làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Tuy nhiên, quá nhiều lại không phải là một điều tốt. Về cốt lõi, retinol và các chất tẩy tế bào chết hóa học chỉ làm nhiệm vụ đó: tẩy tế bào chết cho da. Khi trộn lẫn cùng nhau có thể dẫn đến mẩn đỏ, kích ứng, nhạy cảm, thậm chí là khô, bong tróc da, và tăng nguy cơ nhạy cảm của da với ánh nắng.
Đôi khi một sản phẩm có chứa cả retinol và AHA hoặc BHA có thể được sử dụng với kết quả tốt. Dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu, retinol và axit hydroxy acids có thể được kết hợp để hợp lực trên da, đặc biệt là trong việc điều trị mụn và chống lão hóa. Có một số công thức mỹ phẩm có cả hai thành phần trong một và đã chứng minh tính hiệu quả trong các tài liệu khoa học.
Một số công thức chỉ chứa retinol có thể có độ pH cao hơn so với một loại sản phẩm bôi ngoài da chỉ có AHA / BHA và khi được kết hợp sẽ có thể làm giảm hiệu quả của AHA / BHA. Tất cả sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tính hóa học cụ thể của công thức.
Đừng trộn lẫn thành phần mỹ phẩm có chứa vitamin C và các thành phần có tính axit, như axit glycolic hoặc axit salicylic
Một trong những điều cần phải lưu tâm trong quá trình chăm sóc da là cân bằng độ pH trên da. pH là gì? pH là viết tắt của “potential of hydrogen”, được hiểu theo góc độ của khoa học là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H₃O⁺ (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Thang đo mực độ của pH nằm trong từ khoảng 0 – 14.
Sự gia tăng của các sản phẩm chăm sóc da của Hàn Quốc như các loại toner có tính năng giúp cân bằng độ pH hoặc sữa rửa mặt có độ pH tối ưu là 6 được ghi chú rõ trên bao bì của sản phẩm. Lý do là gì? Độ pH càng thấp, công thức càng nhẹ nhàng, giúp làm sạch da mà không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da.
Độ pH là rất quan trọng khi nói đến vitamin C và hiệu quả của nó. Các sản phẩm có vitamin C được bào chế ở mức thấp nhất là 3 trên thang đo, điều này để đảm bảo chúng có công dụng hiệu quả. Vì vậy, sử dụng chúng với các thành phần có tính axit như axit glycolic hoặc axit salicylic có thể làm thay đổi độ pH của vitamin C, và có thể làm giảm hiệu quả của hoạt chất này.
Về mặt kỹ thuật, bạn có thể sử dụng cả hai cùng nhau, nhưng nếu bạn muốn sản phẩm có chứa Vitamin C đắt tiền của mình có tác động sâu và đem lại kết quả nhanh chóng (với nguyện vọng là làm sáng da của bạn), thì tốt hơn hết là bạn nên sử dụng nó mà không trộn lẫn với các sản phẩm có gốc acid.
Mặc dù có những sản phẩm chứa công thức kết hợp cả hai thành phần này, nhưng theo ý kiến của chuyên gia da liễu thì nên giữ vitamin C và axit hydroxy acids trong các sản phẩm riêng biệt và sử dụng chúng vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Ví dụ huyết thanh (serum) chống oxy hóa vitamin C vào buổi sáng và hydroxyacids vào ban đêm. Sử dụng hydroaxyacid vào ban đêm chủ yếu là để giảm sự nhạy cảm của da với ánh sáng.
Các thành phần dưỡng da không nên trộn lẫn là sản phẩm để trị mụn (benzoyl peroxide) và các chất tẩy tế bào chết hóa học
Sự kết hợp này là điều gây nguy hại tới làn da, bởi hành vi này khiên cho da bị tẩy tế bào chết quá mức. Benzoyl peroxide là một hoạt chất giúp điều trị mụn trứng cá khắc nghiệt nhưng đặc biệt hiệu quả, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây mụn trên da. Các chất tẩy tế bào chết hóa học trên thị trường cũng có tác dụng giúp giảm mụn và tẩy tế bào da chết, nhưng sử dụng cả hai cùng nhau sẽ dẫn đến tình trạng da đỏ và bong tróc, hoặc khiến cho quá trình trị thâm mụn, da ửng đỏ, là gian nan vô cùng.
Mặc dù benzoyl peroxide và các chất tẩy da chết dạng bôi như axit salicylic, có thể hiệp đồng với nhau để chống lại mụn trứng cá, nhưng chúng cũng có thể dẫn đến việc gây ra kích ứng gia tăng cho da. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng chúng cùng nhau thì hãy thử xen kẽ việc sử dụng chúng. Tốt nhất bạn nên tẩy tế bào chết một đến hai lần một tuần. Nhiều hơn mức này là có hại tới da, theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu. Như vậy hãy thử sử dụng benzoyl peroxide vào một ngày và tẩy da chết hóa học vào ngày khác. Đây là một cách an toàn để gắn bó với cả hai sản phẩm mà không dẫn đến da bị kích ứng.
Kết luận
Ngành mỹ phẩm luôn cải tiến nhằm cho ra nhiều sản phẩm có tác dụng ưu việt hơn. Tuy vậy, giữa một mê trận đầy những mỹ phẩm đủ mọi nguồn gốc, xuất xứ, giá thành, lẫn công năng. Việc bạn không nắm bắt được những thành phần chủ đạo của một sản phẩm chăm sóc da đã là một điều không tốt. Tệ hơn là còn trộn lẫn các thành phần trong mỹ phẩm để khiến cho da (nhất là da mụn) càng thêm bị tác động tiêu cực, hoặc không đạt hiệu quả tối đa.
Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn đọc nhận thức được tầm quan trọng của việc không trộn lẫn các thành phần dưỡng da, để tránh được những hậu họa không nên đáng để xảy ra.
Dưỡng da nhiều bước là một thói quen phổ biến của rất nhiều người. Tuy vậy, các thành phần dưỡng da kỵ tính có thể đem đến nhiều tác hại hơn lợi, hoặc các thành phần trung hòa lẫn nhau sẽ khiến cho công cuộc dưỡng da chỉ là sự tổn phí không hơn không kém. Vậy các thành phần dưỡng da nào không nên trộn lẫn cùng nhau?
Thực chất, bên cạnh việc để tâm đến các thành phần của các sản phẩm dưỡng da, bạn cũng cần phải để tâm đến loại da và tình trạng da của mình, hoặc nên tham vấn lời khuyên của chuyên gia da liễu để có thể có được một phác đồ điều trị, hay chu trình dưỡng da hiệu quả, an toàn.
Các thành phần dưỡng da không nên trộn lẫn là retinol và các chất tẩy tế bào chết hóa học, như AHA và BHA
Retinol (thành phần gốc vitamin A) là một thành phần dưỡng da có tác dụng chống lão hóa hữu hiệu. Retinol có khả năng tăng tốc độ luân chuyển tế bào – dẫn đến giảm sự xuất hiện của đường nhăn, nếp nhăn và tăng sắc tố để có một làn da tổng thể mịn màng và tươi sáng hơn.
Bạn có thể nghĩ rằng retinol và các thành phần có tính axit như axit hydroxy acids có thể hoạt động tốt với nhau vì cả hai đều làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Tuy nhiên, quá nhiều lại không phải là một điều tốt. Về cốt lõi, retinol và các chất tẩy tế bào chết hóa học chỉ làm nhiệm vụ đó: tẩy tế bào chết cho da. Khi trộn lẫn cùng nhau có thể dẫn đến mẩn đỏ, kích ứng, nhạy cảm, thậm chí là khô, bong tróc da, và tăng nguy cơ nhạy cảm của da với ánh nắng.
Đôi khi một sản phẩm có chứa cả retinol và AHA hoặc BHA có thể được sử dụng với kết quả tốt. Dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu, retinol và axit hydroxy acids có thể được kết hợp để hợp lực trên da, đặc biệt là trong việc điều trị mụn và chống lão hóa. Có một số công thức mỹ phẩm có cả hai thành phần trong một và đã chứng minh tính hiệu quả trong các tài liệu khoa học.
Một số công thức chỉ chứa retinol có thể có độ pH cao hơn so với một loại sản phẩm bôi ngoài da chỉ có AHA / BHA và khi được kết hợp sẽ có thể làm giảm hiệu quả của AHA / BHA. Tất cả sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tính hóa học cụ thể của công thức.
Đừng trộn lẫn thành phần mỹ phẩm có chứa vitamin C và các thành phần có tính axit, như axit glycolic hoặc axit salicylic
Một trong những điều cần phải lưu tâm trong quá trình chăm sóc da là cân bằng độ pH trên da. pH là gì? pH là viết tắt của “potential of hydrogen”, được hiểu theo góc độ của khoa học là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H₃O⁺ (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Thang đo mực độ của pH nằm trong từ khoảng 0 – 14.
Sự gia tăng của các sản phẩm chăm sóc da của Hàn Quốc như các loại toner có tính năng giúp cân bằng độ pH hoặc sữa rửa mặt có độ pH tối ưu là 6 được ghi chú rõ trên bao bì của sản phẩm. Lý do là gì? Độ pH càng thấp, công thức càng nhẹ nhàng, giúp làm sạch da mà không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da.
Độ pH là rất quan trọng khi nói đến vitamin C và hiệu quả của nó. Các sản phẩm có vitamin C được bào chế ở mức thấp nhất là 3 trên thang đo, điều này để đảm bảo chúng có công dụng hiệu quả. Vì vậy, sử dụng chúng với các thành phần có tính axit như axit glycolic hoặc axit salicylic có thể làm thay đổi độ pH của vitamin C, và có thể làm giảm hiệu quả của hoạt chất này.
Về mặt kỹ thuật, bạn có thể sử dụng cả hai cùng nhau, nhưng nếu bạn muốn sản phẩm có chứa Vitamin C đắt tiền của mình có tác động sâu và đem lại kết quả nhanh chóng (với nguyện vọng là làm sáng da của bạn), thì tốt hơn hết là bạn nên sử dụng nó mà không trộn lẫn với các sản phẩm có gốc acid.
Mặc dù có những sản phẩm chứa công thức kết hợp cả hai thành phần này, nhưng theo ý kiến của chuyên gia da liễu thì nên giữ vitamin C và axit hydroxy acids trong các sản phẩm riêng biệt và sử dụng chúng vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Ví dụ huyết thanh (serum) chống oxy hóa vitamin C vào buổi sáng và hydroxyacids vào ban đêm. Sử dụng hydroaxyacid vào ban đêm chủ yếu là để giảm sự nhạy cảm của da với ánh sáng.
Các thành phần dưỡng da không nên trộn lẫn là sản phẩm để trị mụn (benzoyl peroxide) và các chất tẩy tế bào chết hóa học
Sự kết hợp này là điều gây nguy hại tới làn da, bởi hành vi này khiên cho da bị tẩy tế bào chết quá mức. Benzoyl peroxide là một hoạt chất giúp điều trị mụn trứng cá khắc nghiệt nhưng đặc biệt hiệu quả, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây mụn trên da. Các chất tẩy tế bào chết hóa học trên thị trường cũng có tác dụng giúp giảm mụn và tẩy tế bào da chết, nhưng sử dụng cả hai cùng nhau sẽ dẫn đến tình trạng da đỏ và bong tróc, hoặc khiến cho quá trình trị thâm mụn, da ửng đỏ, là gian nan vô cùng.
Mặc dù benzoyl peroxide và các chất tẩy da chết dạng bôi như axit salicylic, có thể hiệp đồng với nhau để chống lại mụn trứng cá, nhưng chúng cũng có thể dẫn đến việc gây ra kích ứng gia tăng cho da. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng chúng cùng nhau thì hãy thử xen kẽ việc sử dụng chúng. Tốt nhất bạn nên tẩy tế bào chết một đến hai lần một tuần. Nhiều hơn mức này là có hại tới da, theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu. Như vậy hãy thử sử dụng benzoyl peroxide vào một ngày và tẩy da chết hóa học vào ngày khác. Đây là một cách an toàn để gắn bó với cả hai sản phẩm mà không dẫn đến da bị kích ứng.
Kết luận
Ngành mỹ phẩm luôn cải tiến nhằm cho ra nhiều sản phẩm có tác dụng ưu việt hơn. Tuy vậy, giữa một mê trận đầy những mỹ phẩm đủ mọi nguồn gốc, xuất xứ, giá thành, lẫn công năng. Việc bạn không nắm bắt được những thành phần chủ đạo của một sản phẩm chăm sóc da đã là một điều không tốt. Tệ hơn là còn trộn lẫn các thành phần trong mỹ phẩm để khiến cho da (nhất là da mụn) càng thêm bị tác động tiêu cực, hoặc không đạt hiệu quả tối đa.
Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn đọc nhận thức được tầm quan trọng của việc không trộn lẫn các thành phần dưỡng da, để tránh được những hậu họa không nên đáng để xảy ra.
*Được chuyển ngữ từ chuyên đề này.
Share this:
Like this: