Review phim I Care A Lot – một bộ phim kịch tính, khai thác đề tài xã hội, tội phạm, và “nữ quyền” trên Netflix – được nhiều người tụng ngợi là hay trên các trang phim hay diễn đàn thảo luận, thực chất như một trò đùa khi so sánh với Gone Girl.
Poster phim I Care A Lot.
Rose rất thất vọng với I Care A Lot, cho dù điều này có khiến cho bạn đọc phải nhảy cẫng lên bất đồng, bảo rằng, phim đâu có dở tới mức thế? Rose thất vọng vì Rosamund Pike, lẫn Peter Dinklage, đã lựa chọn kịch bản phim này, bởi I Care A Lot có một kịch bản có học hỏi ý tưởng quá vụng về, thông điệp nhạt nhòa, tính giải trí nửa vời. Mọi thứ của I Care A Lot là một sự chắp vá điệu nghệ, đánh lừa cảm quan của người xem với những cú twist xoay chuyển gây bực dọc cho những người xem khó tính (như Rose).
Việc nữ diễn viên Rosamund Pike giành chiến thắng giải Quả Cầu Vàng với vai diễn Marla Grayson là một sự ngờ hoặc trong việc thẩm định và đánh giá chuyên môn của hội đồng giám khảo. Ở cương diện là một người mến mộ tài năng diễn xuất của Pike, Rose mừng vì giải thưởng đạt được của nữ diễn viên. Nhưng đồng thời đó, không khỏi bức xúc vì lý nào vai diễn Amy Dunne trong Gone Girl của Pike lại không giành được chiến thắng mà chỉ được đề cử, trong khi Marla Grayson lại giành chiến thắng? Liệu có phải hội đồng giám khảo của Golden Globe đang muốn “bù đắp” lại sai lầm của mình trước đây với Pike?
Một cách công tâm, Pike đã tỏa sáng và diễn xuất vẹn toàn nhất có thể để cứu vớt kịch bản đầy thất vọng của I Care A Lot. Nếu không phải là Pike trong vai diễn này, thì hẳn đó sẽ là một thử thách không hề đơn giản đối với một nữ diễn viên nào đó khác. Nhưng bản thân Rose kỳ vọng về khả năng lựa chọn kịch bản của Pike hơn. Cái bóng của Gone Girl vẫn còn quá lớn, và bản thân Pike – tuy lựa chọn một vai diễn dễ dàng và phù hợp với nhận diện của mình hơn, nhưng đó cũng đồng thời là một sự thụt lùi lớn của nữ diễn viên.
Phim mà đã dở, thì tiếc rằng Rose sẽ phải tiết lộ nội dung của phim để giải trình tại sao nó dở. Vậy nên bài viết sẽ có tiết lộ nội dung phim, bạn đọc nên cân nhắc trước khi đọc bài review phim I Care A Lot này.
Marla Grayson là một sự lựa chọn vai diễn thụt lùi của Rosamund Pike, cho dù nó có được trao tặng giải thưởng Golden Globe ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc thuộc thể loại Comedy/Musical đi chăng nữa.
Nội dung phim, <có lồng cảm xúc> của I Care A Lot
Marla Grayson (Rosamund Pike) là một nữ giám hộ có uy tín, được tín nhiệm bởi luật pháp. Mang trong mình trọng trách là cưu mang và chăm sóc cho những người già lớn tuổi neo đơn, sức khỏe suy giảm, Marla thay vào đó lại trục lợi bất chính và tận thu triệt để tài sản tích cóp của những người già do mình bảo hộ đó. Marla xảo quyệt, tinh vi, điêu luyện đến mức cô ta xây dựng được cả một doanh nghiệp gồm những kẻ biết rõ mục đích “kinh doanh” của công ty và vẫn ủng hộ và phục vụ cho nó.
Marla là nhân vật phản diện của phim – một kẻ phạm tội diễn một vai diễn không phải là tội phạm. Trợ thủ đắc lực, lực lượng nòng cốt, cũng là nhân tình của Marla là Fran (Eiza González) – một cô nàng ranh ma chẳng kém cạnh.
Marla và Fran.
Mô hình chiếm đoạt tài sản của Marla hoạt động rất suôn sẻ khi mạng lưới liên kết của cô ta vô cùng chặt chẽ và tinh vi. Hóa ra, khía cạnh trao quyền cho người giám hộ hợp pháp này là một lỗ hổng lớn của luật pháp, để những kẻ bất chính trục lợi từ nó một cách hợp lệ, và Marla Grayson chỉ là một trong những kẻ lành nghề nhất trong ngành công nghiệp giám hộ này. Đó là 30’ đầu giới thiệu đầy tiềm năng, vô cùng hứa hẹn của I Care A Lot. Nhưng những diễn tiến sau đó của bộ phim, quả thực là một sự thất vọng.
Trong một cơ may đi tìm đối tượng để giám hộ mới, Jennifer Peterson (Dianne Wiest) dường như là một con mồi hoàn hảo trong mắt của Marla. Nhưng Jennifer Peterson không phải là Jennifer Peterson – mà là một người phụ nữ lớn tuổi có con trai là mafia Nga, lấy danh tính của Jennifer Peterson thực sự (đã mất) để trà trộn vào nhịp sống hiện đại của Mỹ. Con trai của Peterson là Roman Lunyov (Peter Dinklage), luôn từ xa theo dõi người mẹ của mình để không làm lộ danh tính thật của bà ấy.
Jennifer Peterson (giữa)
Dĩ nhiên, khi Marla dở trò với mẹ mình, Roman và Marla trở thành hai thế lực đối địch, tìm mọi cách để thoát khỏi sự phiền toái của đối phương. Đối với Roman là người mẹ của mình được phóng thích khỏi sự giam cầm của Marla – trong vai trò là người giám hộ theo luật định của Jennifer. Đối với Marla thì đó là một số tiền chuộc khổng lồ mà cô mong rằng sẽ nhận được từ Roman.
Cuộc giằng co, đối kháng của hai bên diễn ra như một trò vờn giỡn nửa vời, với sự phi lý và kịch bản xây dựng chỉ để tôn vinh nhân vật của Marla – một người phụ nữ gian xảo, bất chấp, liều lĩnh và không bao giờ muốn thua cuộc. Roman sau lần đầu thương thuyết mềm mỏng với Marla, đã chuyển sang kế hoạch bắt cóc mẹ của mình từ viện dưỡng lão nhưng bất thành, và sau đó chuyển sang thành diệt trừ Marla và Fran – hai kẻ tội đồ cứng đầu và hỗn xược với mẹ hắn. Nhưng với bề dày kinh nghiệm làm mafia, Roman và thuộc hạ của hắn thất bại đến cả hai lần, trong việc triệt hạ Marla và bảo vệ sự an toàn của chính mình. Việc Marla dễ dàng bắt cóc ngược lại Roman, là một tình tiết vô cùng khó chịu của kịch bản.
Nhưng những cú twist không thể đoán trước được ở 30’ sau cùng của phim, lại khiến cho người xem đi hết từ ngạc nhiên này đến thất vọng khác. Roman khi bị sốc thuốc và đưa vào bệnh viện với không một mảnh vải che thân – được bệnh viện xác nhận là bệnh nhân John Doe và phải được đặt dưới sự giám hộ của một người có thẩm quyền, nhiệm màu thay, Marla chính là người giám hộ được trao quyền đó. Marla dành chiến thắng một cách thần kỳ và phi lý bởi kịch bản định sẵn là như vậy. Có không thích thì cứ lên diễn đàn phim mà thắc mắc, biên tập và đạo diễn không chịu trách nhiệm gì cả.
Người giám hộ hợp pháp này là một lỗ hổng lớn của luật pháp tại Mỹ. Như trường hợp bị giám hộ của Britney Spears và phong trào #FreeBritney được thiết lập để đòi trả tự do cho nữ ca sĩ.
Tưởng vậy là Marla đã giành chiến thắng vẻ vang lắm rồi, và Roman sẽ phải nhả số tiền khổng lồ mà Marla mong cầu để đổi lấy sự tự do của cả mình lẫn mẹ mình. Nhưng không, twist vẫn còn nhiều. Cái twist đầu tiên là Roman đề nghị hợp tác làm ăn với Marla để xây dựng một tập đoàn gồm những nhân lực bảo trợ “chuyên nghiệp” và “có cả tâm lẫn tài” như Marla. Là một người có lòng tham vô hạn (Marla nhận định rằng mình muốn có thật nhiều tiền, đến mức có thể khai thác và dùng nó như một thứ vũ khí), dĩ nhiên sẽ đồng thuận với lời mời hợp tác từ Roman. Sự tác hợp của cả hai nhanh chóng thu được trái ngọt chỉ trong một thời gian ngắn, khi Marla trở thành một nữ CEO quyền lực vào giàu có nhất của nước Mỹ, được tụng ngợi và ngưỡng mộ bởi truyền thông.
Và rồi, cái kết lố bịch nhất được bày biện cho người xem. Dĩ nhiên, một kẻ phản diện như Marla phải gặp sự trừng phạt thích đáng, ác giả ác báo phải là thông điệp nhân văn mà biên kịch muốn gửi gắm tới người xem. Cú twist cuối cùng là Marla bị bắn chết bởi một tên đàn ông, có mẹ là nạn nhân của cô ta. Mẹ của tên đàn ông này qua đời và hắn không có quyền được gặp hay thăm nom mẹ mình trước khi bà qua đời. Bằng tất cả sự phẫn uất, khinh miệt và thù hằn, hắn thẳng tay bắn chết Marla trước khi bị bắt giữ. Cảnh cuối của phim, là Marla nằm hấp hối trong vòng tay của Fran, sau đó xoay chuyển đến màn hình tivi, khi Marla mỉm cười cùng máy quay và nói rằng, cô ta mới chỉ bắt đầu. Mỉa mai, nghiệt ngã làm sao.
I Care A Lot có thể hiểu là Marla quan tâm đến tài sản của họ nhưng lại thiếu quan tâm đến việc chăm sóc. Nó cũng mang một hàm ý mỉa mai rằng, thực chất Marla chẳng quan tâm gì cả, ngoại trừ chính bản thân, quyền lợi và mục đích của chính mình. Nhân vật duy nhất để cứu vớt lại phần nhân tính của Marla có lẽ là Fran, bởi tình yêu giữa họ là một tình yêu nồng nhiệt, thấu hiểu và quan tâm chân thành.
Nói về những cái dở của phim I Care A Lot
Biên kịch kiêm đạo diễn của phim này Jonathan Blakeson – một cái tên còn khá xa lạ đối với những người mê phim. Rose không xem những tác phẩm trước của Blakeson, nhưng với I Care A Lot, Rose nghĩ rằng mình sẽ không muốn xem những bộ phim do Blakeson tiếp tục là biên kịch phim. Về khía cạnh đạo diễn, Blakeson đã làm tốt, với những thước phim đáng nhớ, nhất là cảnh Marla trồi lên từ dưới lòng sông, xung quanh tối om và diễn xuất chân thực của Pike.
Nhưng hiển nhiên, có thể vì vị đạo diễn này thích tạo ra những cảnh quay “đáng nhớ”, chẳng hạn như cái chết của Marla, với bộ suit trắng quyền lực thẫm đẫm máu và dòng máu tươi chảy ròng trước khi camera lia máy tới chiếc nhẫn đính hôn bằng kim cương tuyệt mỹ đang nằm trên tay của Marla, cho nên kịch bản của I Care A Lot rất không thuyết phục. Nó hỗn độn, gây tranh cãi, ức chế, và khó lòng thuyết phục được những người xem phim khó tính. Mà rõ ràng, I Care A Lot cũng xây dựng kịch bản rất nhiều tình tiết, thông điệp và khai thác những góc độ của xã hội rất thú vị mà cá nhân Rose chưa từng biết tới.
Rose thực chất đã xem phim này tới tận ba lần để cố gắng bào chữa cho I Care A Lot bởi sự tụng ngợi dành cho nó của rất nhiều người xem phim bình luận phía bên dưới nhưng bất thành. Càng xem Rose càng cảm thấy bộ phim này thật sự là một sự phí hoài. Bài học rút ra, không phải đạo diễn nào cũng có khả năng viết kịch bản tốt. Không phải ai cũng là Christian Nolan.
Marla Grayson được khai thác hình tượng là một người phụ nữ làm kinh doanh quyết liệt, đầy tham vọng, và luôn chê trách thẳng thừng chủ nghĩa tư bản và sự bóc lột của nó đối với những kẻ ở phân tầng thấp kém trong xã hội. Marla cũng được kỳ vọng là một nhân vật nữ quyền đáng nhớ của điện ảnh Netflix. Tiếc rằng, nhận thức về nữ quyền của Marla – theo nhận thức của đạo diễn Blakeson, là một sự sai lệch và tiêu cực.
Nhân vật Marla được xây dựng là có một lịch sử rất phức tạp đối với đàn ông. Ở Marla có một sự thù địch đối đàn ông và được thể hiện rất rõ theo diễn tiến của mạch phim. Điều này không phải là nữ quyền. Những gì mà Marla làm và suy tính đều không mang lý tính của một con người đứng lên vì chính nghĩa, mà chỉ là vì quyền lợi và tham vọng của chính mình. Câu chuyện của Marla Grayson chắc chắn không phải là một câu chuyện truyền cảm hứng. Mỉa mai thay, chính kẻ đàn ông mà Marla khinh miệt lại chính là người ngăn chặn cô ta lại.
Marla không đại diện cho nữ quyền!
Những tình tiết bất hợp lý:
Mafia Nga thất bại trong việc thủ tiêu hai người phụ nữ không hề có kỹ năng phòng vệ và kinh nghiệm để xử lý những tình huống hiểm nghèo như vậy. Trong khi đó, một tên đàn ông với khẩu súng lục trong tay lại là dễ dàng hạ thủ Marla vào lúc mà hắn muốn.
Tên luật sư bóng bẩy Dean Ericson (Chris Messina) thủ vai đã thất bại trong cuộc thương thuyết với Marla Grayson để trả lại tự do cho bà Jennifer. Thay vì hắn ta đi gặp vị bác sĩ đã làm giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của Jennifer cần phải có người chăm nom và trình diện với quan tòa, thì hắn lại đưa sự việc này ra tòa để đối chất với Marla. Tất cả mọi thứ được xây dựng vô cùng khiên cưỡng về một Marla thật quyết đoán và đầy bản lĩnh khi đứng trước luật pháp – mặc dù cô ta là một tên tội phạm khiếp đảm.
Luật sư Dean.
Sau khi Dean tiếp tục thất bại ở tòa án, Roman quyết định giúp mẹ vượt ngục bằng một kế hoạch không thể nào sơ sài và ấu trĩ hơn. Một tên mafia Nga có quyền lực và tiền bạc trong tay lại hành động khinh suất như thế sao? Sau đó, khi thất bại ở cuộc giải cứu, Roman quyết định cử sát thủ để đi thủ tiêu vị bác sĩ đã ký giấy xác nhận bệnh tình “giả” của bà Jennifer. Trong khi đó, hướng xử lý phù hợp và đỡ sức nhất là mua chuộc vị bác sĩ đó như cách đã mua chuộc Marla, để vị bác sĩ đó rút lại tờ giấy chứng nhận bệnh tình của bà Jennifer. Đơn giản sẽ là như thế.
Khi Marla bị bắt cóc và tra khảo, Fran cũng đang ở thế kìm kẹp bởi tay sai của Roman. Lúc này kịch bản giới thiệu người mẹ của Marla (không thấy rõ mặt mũi, nhân diện, câu chuyện thế nào). Nhân vật này chỉ được giới thiệu đúng 2s trên màn hình điện thoại của Roman để làm nổi bật tính cách bất cần, ngang ngược và ích kỷ của Marla. Trong khi đó, vị mafia người Nga hoàn toàn có thể bắt Fran để làm con tin và dễ dàng xoay chuyển sự chống nghịch và lỳ lợm của Marla. Tất nhiên, kịch bản phim đã không làm như vậy.
Nói về phân cảnh đẹp mắt trong phim, khi Marla tự giải thoát bản thân mình ở dưới nước và trồi lên. Đây là một trong những tình tiết vô lý đến mức táo tợn của kịch bản. Roman đã ra lệnh thủ tiêu Marla và khiến sự việc tự nhiên nhất có thể. Vậy là tay sai của hắn đã bơm rượu vào thanh quản của Marla để khiến cho cơ thể cô ta có nồng độ rượu cao trong người. Vậy mà, trong lúc chiếc xe đang chạy với tốc độ cao vút trên xa lộ và đâm vào rừng, Marla đã kịp tỉnh giấc như có quý nhân phù trợ. Không chỉ không bị ảnh hưởng bởi lượng cồn vừa được bơm vào người, cô ta còn có đủ sức để đạp tung kính chắn gió phía sau xe hơi của mình để trồi lên mặt nước, bỏ qua áp suất nước, kết cấu của xe, và sức mạnh cơ bắp của Marla. Tất cả mọi sự logic đều được bỏ qua hết, chỉ để phục vụ cho cảnh đẹp mà vị đạo diễn muốn nó phải xảy ra.
Roman – tên trùm mafia khét tiếng lại quá hiền hậu chăng? Bởi vì sau tất cả những rắc rối và khó khăn mà Marla bắt Roman phải trải qua, và cách mà cô ta đối xử với bà mẹ Jennifer, thì Roman lại dễ dàng thỏa hiệp và mong cầu được bắt tay hợp tác với Marla đến mức nực cười. Phải, rất nực cười, khi đến đoạn twist này của phim. Rose đã thực sự mất hết sự tôn trọng dành cho kịch bản phim.
Điều đáng tiếc nhất, hình tượng nhân vật của Marla là phản diện, với kết cục bi thảm, nhưng lại không được xây dựng để lắng đọng, để người xem có thể đồng cảm được. Cái chết của Marla khá vô vị, và chẳng khiến cho người xem phải mảy may động lòng. Còn nhân vật Fran và Roman thì sao? Họ sẽ có kết cục thế nào? Hình ảnh một Marla tươi cười trước ống kính là một cái kết khiến Rose cảm thấy bất mãn. Thông điệp truyền tải bị kết thúc một cách nhanh chóng, trong khi các tuyến nhân vật khác có thể làm khuếch đại cảm xúc hay truyền tải thông điệp tốt hơn tới khán giả thì lại bị bỏ qua.
Nhân vật Roman được xây dựng hời hợt là một điều không cần phải bàn cãi. Nam diễn viên Peter Dinklage lựa chọn kịch bản này là một sai lầm, nhất là với những gì mà ông đã làm được với vai diễn Tyrion Lannister trong Game of Thrones. Trong một bộ phim mà chẳng cả hai bên thế lực đều là phản diện, thì biết lựa chọn để mà ủng hộ ai bây giờ? Mà cũng rất khó để có thể ủng hộ được một ai, bởi một bên là mafia lâu năm mà hành xử rất khinh suất; bên còn lại thì quá may mắn, hết lần này đến lần khác, để rồi gặp kết cục gỏn lọn, mà đến sau cùng thì người ta cũng không biết rằng nên nhớ vể Marla theo cách như thế nào.
Roman là một nhân vật mafia nhân tính nhất mà Rose từng biết. trên phim ảnh
Một điều khác mà Rose cần phải nhấn mạnh, là trailer của bộ phim này, vốn được cắt ghép để khiến người xem nhầm tưởng rằng đây sẽ là một bộ phim thuộc trường phái “black comedy” (dark comedy). Rose đã thực sự tin rằng đây là một bộ phim mà Rosamund Pike sẽ thử thách năng lực diễn xuất của mình ở một thể loại khác hơn so với Gone Girl. Nhưng diễn tiến và nội dung của I Care A Lot thì không thật sự hài hước, mà thiên hơn về những cú twist để đánh đố và thử thách sự kiên nhẫn của người xem. Nếu như xem phim mà bạn đọc không cảm thấy mạch phim có vấn đề, thì đó là vì bạn đọc đã bị những cũ twist đó che mờ phán đoán của mình, hoặc quá dễ dãi.
Nhưng thực chất mà nói, I Care A Lot dở là bởi vì sự tồn tại của Gone Girl. Khán giả hồ hởi đi xem đi xem I Care A Lot vì họ có rất nhiều sự kỳ vọng vào Rosamund Pike và sự thành công lớn của Gone Girl. Gone Girl có twist không? Có, và nó được xử lý một cách thông minh, trơn tru đến mức không một ai nhận thức đó là một cú twist. Đối với I Care A Lot – twist là twist, có hợp tình hợp lý, có gây bức xúc hay khó chịu với khán giả thì vẫn cứ twist. Có thể đạo diễn Blakeson đã quá kỳ vọng vào một tác phẩm điện ảnh đáng nhớ trong lòng khán giả, và có rất nhiều tham vọng về kịch bản, cũng như đặt niềm tin vào thực lực diễn xuất của diễn viên. Đáng tiếc thay, tất cả mọi thứ đều ổn, trừ kịch bản.
Gone Girl là một kiệt tác, Rosamund Pike được biết đến rộng khắp thế giới nhờ vào tác phẩm điện ảnh này, và vì thế mà cái bóng quá lớn của nó đã phủ mờ I Care A Lot – khi mà nhân vật Marla Grayson cũng chẳng khác nào là phiên bản “cheap knock-off” của Amy Dunne. Amy Dunne kiêu sang, thuyết phục và đáng khiếp sợ là thế, thì Marla Grayson chỉ gồng mình, cố chấp, và nhân cách suy đồi đến mức khó chịu.
Nên xem Gone Girl và yêu thích Rosamund Pike ở đó, thay vì là Marla Grayson của I Care A Lot.
Sẽ có người nhận định rằng, phim ảnh mà, cần gì phải suy xét hay bắt bẻ đến thế, có phim coi là được rồi. Nhưng đối với cá nhân Rose, việc xây dựng tình tiết hợp lý, thuyết phục, chặt chẽ không chỉ để phục vụ cho khán giả xem, mà còn thể hiện được cái thực lực của người làm biên kịch. Và vì kịch bản là linh hồn của một bộ phim, nên Rose sẽ đánh giá bộ phim này dưới trung bình
Review phim I Care A Lot – một bộ phim kịch tính, khai thác đề tài xã hội, tội phạm, và “nữ quyền” trên Netflix – được nhiều người tụng ngợi là hay trên các trang phim hay diễn đàn thảo luận, thực chất như một trò đùa khi so sánh với Gone Girl.
Rose rất thất vọng với I Care A Lot, cho dù điều này có khiến cho bạn đọc phải nhảy cẫng lên bất đồng, bảo rằng, phim đâu có dở tới mức thế? Rose thất vọng vì Rosamund Pike, lẫn Peter Dinklage, đã lựa chọn kịch bản phim này, bởi I Care A Lot có một kịch bản có học hỏi ý tưởng quá vụng về, thông điệp nhạt nhòa, tính giải trí nửa vời. Mọi thứ của I Care A Lot là một sự chắp vá điệu nghệ, đánh lừa cảm quan của người xem với những cú twist xoay chuyển gây bực dọc cho những người xem khó tính (như Rose).
Việc nữ diễn viên Rosamund Pike giành chiến thắng giải Quả Cầu Vàng với vai diễn Marla Grayson là một sự ngờ hoặc trong việc thẩm định và đánh giá chuyên môn của hội đồng giám khảo. Ở cương diện là một người mến mộ tài năng diễn xuất của Pike, Rose mừng vì giải thưởng đạt được của nữ diễn viên. Nhưng đồng thời đó, không khỏi bức xúc vì lý nào vai diễn Amy Dunne trong Gone Girl của Pike lại không giành được chiến thắng mà chỉ được đề cử, trong khi Marla Grayson lại giành chiến thắng? Liệu có phải hội đồng giám khảo của Golden Globe đang muốn “bù đắp” lại sai lầm của mình trước đây với Pike?
Một cách công tâm, Pike đã tỏa sáng và diễn xuất vẹn toàn nhất có thể để cứu vớt kịch bản đầy thất vọng của I Care A Lot. Nếu không phải là Pike trong vai diễn này, thì hẳn đó sẽ là một thử thách không hề đơn giản đối với một nữ diễn viên nào đó khác. Nhưng bản thân Rose kỳ vọng về khả năng lựa chọn kịch bản của Pike hơn. Cái bóng của Gone Girl vẫn còn quá lớn, và bản thân Pike – tuy lựa chọn một vai diễn dễ dàng và phù hợp với nhận diện của mình hơn, nhưng đó cũng đồng thời là một sự thụt lùi lớn của nữ diễn viên.
Phim mà đã dở, thì tiếc rằng Rose sẽ phải tiết lộ nội dung của phim để giải trình tại sao nó dở. Vậy nên bài viết sẽ có tiết lộ nội dung phim, bạn đọc nên cân nhắc trước khi đọc bài review phim I Care A Lot này.
Nội dung phim, <có lồng cảm xúc> của I Care A Lot
Marla Grayson (Rosamund Pike) là một nữ giám hộ có uy tín, được tín nhiệm bởi luật pháp. Mang trong mình trọng trách là cưu mang và chăm sóc cho những người già lớn tuổi neo đơn, sức khỏe suy giảm, Marla thay vào đó lại trục lợi bất chính và tận thu triệt để tài sản tích cóp của những người già do mình bảo hộ đó. Marla xảo quyệt, tinh vi, điêu luyện đến mức cô ta xây dựng được cả một doanh nghiệp gồm những kẻ biết rõ mục đích “kinh doanh” của công ty và vẫn ủng hộ và phục vụ cho nó.
Marla là nhân vật phản diện của phim – một kẻ phạm tội diễn một vai diễn không phải là tội phạm. Trợ thủ đắc lực, lực lượng nòng cốt, cũng là nhân tình của Marla là Fran (Eiza González) – một cô nàng ranh ma chẳng kém cạnh.
Mô hình chiếm đoạt tài sản của Marla hoạt động rất suôn sẻ khi mạng lưới liên kết của cô ta vô cùng chặt chẽ và tinh vi. Hóa ra, khía cạnh trao quyền cho người giám hộ hợp pháp này là một lỗ hổng lớn của luật pháp, để những kẻ bất chính trục lợi từ nó một cách hợp lệ, và Marla Grayson chỉ là một trong những kẻ lành nghề nhất trong ngành công nghiệp giám hộ này. Đó là 30’ đầu giới thiệu đầy tiềm năng, vô cùng hứa hẹn của I Care A Lot. Nhưng những diễn tiến sau đó của bộ phim, quả thực là một sự thất vọng.
Trong một cơ may đi tìm đối tượng để giám hộ mới, Jennifer Peterson (Dianne Wiest) dường như là một con mồi hoàn hảo trong mắt của Marla. Nhưng Jennifer Peterson không phải là Jennifer Peterson – mà là một người phụ nữ lớn tuổi có con trai là mafia Nga, lấy danh tính của Jennifer Peterson thực sự (đã mất) để trà trộn vào nhịp sống hiện đại của Mỹ. Con trai của Peterson là Roman Lunyov (Peter Dinklage), luôn từ xa theo dõi người mẹ của mình để không làm lộ danh tính thật của bà ấy.
Dĩ nhiên, khi Marla dở trò với mẹ mình, Roman và Marla trở thành hai thế lực đối địch, tìm mọi cách để thoát khỏi sự phiền toái của đối phương. Đối với Roman là người mẹ của mình được phóng thích khỏi sự giam cầm của Marla – trong vai trò là người giám hộ theo luật định của Jennifer. Đối với Marla thì đó là một số tiền chuộc khổng lồ mà cô mong rằng sẽ nhận được từ Roman.
Cuộc giằng co, đối kháng của hai bên diễn ra như một trò vờn giỡn nửa vời, với sự phi lý và kịch bản xây dựng chỉ để tôn vinh nhân vật của Marla – một người phụ nữ gian xảo, bất chấp, liều lĩnh và không bao giờ muốn thua cuộc. Roman sau lần đầu thương thuyết mềm mỏng với Marla, đã chuyển sang kế hoạch bắt cóc mẹ của mình từ viện dưỡng lão nhưng bất thành, và sau đó chuyển sang thành diệt trừ Marla và Fran – hai kẻ tội đồ cứng đầu và hỗn xược với mẹ hắn. Nhưng với bề dày kinh nghiệm làm mafia, Roman và thuộc hạ của hắn thất bại đến cả hai lần, trong việc triệt hạ Marla và bảo vệ sự an toàn của chính mình. Việc Marla dễ dàng bắt cóc ngược lại Roman, là một tình tiết vô cùng khó chịu của kịch bản.
Nhưng những cú twist không thể đoán trước được ở 30’ sau cùng của phim, lại khiến cho người xem đi hết từ ngạc nhiên này đến thất vọng khác. Roman khi bị sốc thuốc và đưa vào bệnh viện với không một mảnh vải che thân – được bệnh viện xác nhận là bệnh nhân John Doe và phải được đặt dưới sự giám hộ của một người có thẩm quyền, nhiệm màu thay, Marla chính là người giám hộ được trao quyền đó. Marla dành chiến thắng một cách thần kỳ và phi lý bởi kịch bản định sẵn là như vậy. Có không thích thì cứ lên diễn đàn phim mà thắc mắc, biên tập và đạo diễn không chịu trách nhiệm gì cả.
Tưởng vậy là Marla đã giành chiến thắng vẻ vang lắm rồi, và Roman sẽ phải nhả số tiền khổng lồ mà Marla mong cầu để đổi lấy sự tự do của cả mình lẫn mẹ mình. Nhưng không, twist vẫn còn nhiều. Cái twist đầu tiên là Roman đề nghị hợp tác làm ăn với Marla để xây dựng một tập đoàn gồm những nhân lực bảo trợ “chuyên nghiệp” và “có cả tâm lẫn tài” như Marla. Là một người có lòng tham vô hạn (Marla nhận định rằng mình muốn có thật nhiều tiền, đến mức có thể khai thác và dùng nó như một thứ vũ khí), dĩ nhiên sẽ đồng thuận với lời mời hợp tác từ Roman. Sự tác hợp của cả hai nhanh chóng thu được trái ngọt chỉ trong một thời gian ngắn, khi Marla trở thành một nữ CEO quyền lực vào giàu có nhất của nước Mỹ, được tụng ngợi và ngưỡng mộ bởi truyền thông.
Và rồi, cái kết lố bịch nhất được bày biện cho người xem. Dĩ nhiên, một kẻ phản diện như Marla phải gặp sự trừng phạt thích đáng, ác giả ác báo phải là thông điệp nhân văn mà biên kịch muốn gửi gắm tới người xem. Cú twist cuối cùng là Marla bị bắn chết bởi một tên đàn ông, có mẹ là nạn nhân của cô ta. Mẹ của tên đàn ông này qua đời và hắn không có quyền được gặp hay thăm nom mẹ mình trước khi bà qua đời. Bằng tất cả sự phẫn uất, khinh miệt và thù hằn, hắn thẳng tay bắn chết Marla trước khi bị bắt giữ. Cảnh cuối của phim, là Marla nằm hấp hối trong vòng tay của Fran, sau đó xoay chuyển đến màn hình tivi, khi Marla mỉm cười cùng máy quay và nói rằng, cô ta mới chỉ bắt đầu. Mỉa mai, nghiệt ngã làm sao.
I Care A Lot có thể hiểu là Marla quan tâm đến tài sản của họ nhưng lại thiếu quan tâm đến việc chăm sóc. Nó cũng mang một hàm ý mỉa mai rằng, thực chất Marla chẳng quan tâm gì cả, ngoại trừ chính bản thân, quyền lợi và mục đích của chính mình. Nhân vật duy nhất để cứu vớt lại phần nhân tính của Marla có lẽ là Fran, bởi tình yêu giữa họ là một tình yêu nồng nhiệt, thấu hiểu và quan tâm chân thành.
Nói về những cái dở của phim I Care A Lot
Biên kịch kiêm đạo diễn của phim này Jonathan Blakeson – một cái tên còn khá xa lạ đối với những người mê phim. Rose không xem những tác phẩm trước của Blakeson, nhưng với I Care A Lot, Rose nghĩ rằng mình sẽ không muốn xem những bộ phim do Blakeson tiếp tục là biên kịch phim. Về khía cạnh đạo diễn, Blakeson đã làm tốt, với những thước phim đáng nhớ, nhất là cảnh Marla trồi lên từ dưới lòng sông, xung quanh tối om và diễn xuất chân thực của Pike.
Nhưng hiển nhiên, có thể vì vị đạo diễn này thích tạo ra những cảnh quay “đáng nhớ”, chẳng hạn như cái chết của Marla, với bộ suit trắng quyền lực thẫm đẫm máu và dòng máu tươi chảy ròng trước khi camera lia máy tới chiếc nhẫn đính hôn bằng kim cương tuyệt mỹ đang nằm trên tay của Marla, cho nên kịch bản của I Care A Lot rất không thuyết phục. Nó hỗn độn, gây tranh cãi, ức chế, và khó lòng thuyết phục được những người xem phim khó tính. Mà rõ ràng, I Care A Lot cũng xây dựng kịch bản rất nhiều tình tiết, thông điệp và khai thác những góc độ của xã hội rất thú vị mà cá nhân Rose chưa từng biết tới.
Rose thực chất đã xem phim này tới tận ba lần để cố gắng bào chữa cho I Care A Lot bởi sự tụng ngợi dành cho nó của rất nhiều người xem phim bình luận phía bên dưới nhưng bất thành. Càng xem Rose càng cảm thấy bộ phim này thật sự là một sự phí hoài. Bài học rút ra, không phải đạo diễn nào cũng có khả năng viết kịch bản tốt. Không phải ai cũng là Christian Nolan.
Marla Grayson được khai thác hình tượng là một người phụ nữ làm kinh doanh quyết liệt, đầy tham vọng, và luôn chê trách thẳng thừng chủ nghĩa tư bản và sự bóc lột của nó đối với những kẻ ở phân tầng thấp kém trong xã hội. Marla cũng được kỳ vọng là một nhân vật nữ quyền đáng nhớ của điện ảnh Netflix. Tiếc rằng, nhận thức về nữ quyền của Marla – theo nhận thức của đạo diễn Blakeson, là một sự sai lệch và tiêu cực.
Nhân vật Marla được xây dựng là có một lịch sử rất phức tạp đối với đàn ông. Ở Marla có một sự thù địch đối đàn ông và được thể hiện rất rõ theo diễn tiến của mạch phim. Điều này không phải là nữ quyền. Những gì mà Marla làm và suy tính đều không mang lý tính của một con người đứng lên vì chính nghĩa, mà chỉ là vì quyền lợi và tham vọng của chính mình. Câu chuyện của Marla Grayson chắc chắn không phải là một câu chuyện truyền cảm hứng. Mỉa mai thay, chính kẻ đàn ông mà Marla khinh miệt lại chính là người ngăn chặn cô ta lại.
Những tình tiết bất hợp lý:
Điều đáng tiếc nhất, hình tượng nhân vật của Marla là phản diện, với kết cục bi thảm, nhưng lại không được xây dựng để lắng đọng, để người xem có thể đồng cảm được. Cái chết của Marla khá vô vị, và chẳng khiến cho người xem phải mảy may động lòng. Còn nhân vật Fran và Roman thì sao? Họ sẽ có kết cục thế nào? Hình ảnh một Marla tươi cười trước ống kính là một cái kết khiến Rose cảm thấy bất mãn. Thông điệp truyền tải bị kết thúc một cách nhanh chóng, trong khi các tuyến nhân vật khác có thể làm khuếch đại cảm xúc hay truyền tải thông điệp tốt hơn tới khán giả thì lại bị bỏ qua.
Nhân vật Roman được xây dựng hời hợt là một điều không cần phải bàn cãi. Nam diễn viên Peter Dinklage lựa chọn kịch bản này là một sai lầm, nhất là với những gì mà ông đã làm được với vai diễn Tyrion Lannister trong Game of Thrones. Trong một bộ phim mà chẳng cả hai bên thế lực đều là phản diện, thì biết lựa chọn để mà ủng hộ ai bây giờ? Mà cũng rất khó để có thể ủng hộ được một ai, bởi một bên là mafia lâu năm mà hành xử rất khinh suất; bên còn lại thì quá may mắn, hết lần này đến lần khác, để rồi gặp kết cục gỏn lọn, mà đến sau cùng thì người ta cũng không biết rằng nên nhớ vể Marla theo cách như thế nào.
Một điều khác mà Rose cần phải nhấn mạnh, là trailer của bộ phim này, vốn được cắt ghép để khiến người xem nhầm tưởng rằng đây sẽ là một bộ phim thuộc trường phái “black comedy” (dark comedy). Rose đã thực sự tin rằng đây là một bộ phim mà Rosamund Pike sẽ thử thách năng lực diễn xuất của mình ở một thể loại khác hơn so với Gone Girl. Nhưng diễn tiến và nội dung của I Care A Lot thì không thật sự hài hước, mà thiên hơn về những cú twist để đánh đố và thử thách sự kiên nhẫn của người xem. Nếu như xem phim mà bạn đọc không cảm thấy mạch phim có vấn đề, thì đó là vì bạn đọc đã bị những cũ twist đó che mờ phán đoán của mình, hoặc quá dễ dãi.
Nhưng thực chất mà nói, I Care A Lot dở là bởi vì sự tồn tại của Gone Girl. Khán giả hồ hởi đi xem đi xem I Care A Lot vì họ có rất nhiều sự kỳ vọng vào Rosamund Pike và sự thành công lớn của Gone Girl. Gone Girl có twist không? Có, và nó được xử lý một cách thông minh, trơn tru đến mức không một ai nhận thức đó là một cú twist. Đối với I Care A Lot – twist là twist, có hợp tình hợp lý, có gây bức xúc hay khó chịu với khán giả thì vẫn cứ twist. Có thể đạo diễn Blakeson đã quá kỳ vọng vào một tác phẩm điện ảnh đáng nhớ trong lòng khán giả, và có rất nhiều tham vọng về kịch bản, cũng như đặt niềm tin vào thực lực diễn xuất của diễn viên. Đáng tiếc thay, tất cả mọi thứ đều ổn, trừ kịch bản.
Gone Girl là một kiệt tác, Rosamund Pike được biết đến rộng khắp thế giới nhờ vào tác phẩm điện ảnh này, và vì thế mà cái bóng quá lớn của nó đã phủ mờ I Care A Lot – khi mà nhân vật Marla Grayson cũng chẳng khác nào là phiên bản “cheap knock-off” của Amy Dunne. Amy Dunne kiêu sang, thuyết phục và đáng khiếp sợ là thế, thì Marla Grayson chỉ gồng mình, cố chấp, và nhân cách suy đồi đến mức khó chịu.
Sẽ có người nhận định rằng, phim ảnh mà, cần gì phải suy xét hay bắt bẻ đến thế, có phim coi là được rồi. Nhưng đối với cá nhân Rose, việc xây dựng tình tiết hợp lý, thuyết phục, chặt chẽ không chỉ để phục vụ cho khán giả xem, mà còn thể hiện được cái thực lực của người làm biên kịch. Và vì kịch bản là linh hồn của một bộ phim, nên Rose sẽ đánh giá bộ phim này dưới trung bình
★ ★ ☆ ☆ ☆ (2/5)
Share this:
Like this: