Vào dịp Black Friday vào năm ngoái, một đơn vị bán lẻ ngành hàng thời trang tại Anh đã bị các tổ chức hoạt động vì môi trường chỉ trích vì bán một chiếc áo thun với mức giá rẻ mạt 8 GBP Bảng Anh (khoảng 250,000 vnd). Hiện trạng quần áo được bán với mức giá rẻ hơn cả một chiếc bánh sandwich đã trở thành một nan đề nhức nhối của ngành môi trường toàn cầu – nơi mà họ đang phải đấu tranh hằng ngày chỉ để giảm bớt tác động tiêu cực của chủ nghĩa tiêu dùng.
Tại sao họ có thể bán một sản phẩm với mức giá rẻ mạt như vậy? Sẽ có rất nhiều bài viết mà bạn đọc được nói về vấn nạn các thương hiệu thời trang lớn tận dụng nguồn nhân lực ở các nước phát triển và trả công rẻ mạt nhằm có lợi thế về giá bán trên thị trường.
Tuy nhiên, bài viết này sẽ xem xét quá trình mà một chiếc áo thun được sản xuất từ giai đoạn còn là sợi bông cho tới khi nó được đem đi bỏ vào thùng rác vì đã cũ. Thời trang là ngành công nghiệp chịu trách nhiệm cho 10% lượng khí thải CO₂ toàn cầu. Tùy thuộc vào nhãn hiệu áo thun mà bạn đang mặc, bạn có thể đang góp công tạo ra lượng khí thải này và một danh sách dài các tác hại khác đối với môi trường và xã hội. Để thực sự hiểu những tác động này, chúng ta cần khám phá chuỗi cung ứng tạo ra chúng.
Kéo sợi
Hầu hết áo thun được làm từ sợi bông, được trồng ở 80 quốc gia bởi 25 triệu nông dân, sản xuất tổng cộng 25,9 triệu tấn sợi từ năm 2018 đến năm 2019. Nghề trồng bông thông thường tiêu thụ 6% lượng thuốc trừ sâu trên thế giới, mặc dù nó chỉ sử dụng 2,4% diện tích đất trên thế giới. Những hóa chất này kiểm soát các loài gây hại như sâu đục quả màu hồng, nhưng chúng cũng có thể gây ngộ độc cho động vật hoang dã và con người. Nông dân có xu hướng sử dụng một lượng lớn phân bón tổng hợp để tối đa hóa số lượng bông mà họ trồng, điều này có thể làm thoái hóa đất và ô nhiễm các dòng sông.
Bông thường được trồng ở những nơi khan hiếm nước trên thế giới. (Ảnh: Muratart / Shutterstock)
Hơn 70% sản lượng bông toàn cầu đến từ các trang trại được tưới tiêu và phải cần tới một bể nước rưỡi Olympic để trồng một tấn bông. Chiếc áo thun mà bạn đang mặc có thể đã sử dụng 7.000 lít nước chỉ để trồng bông mà nó được làm từ đó. Đó là rất nhiều nước cần dùng cho một chiếc áo thun, đặc biệt khi bông là một loại cây trồng có xu hướng được trồng ở các vùng bị hạn hán. Người nông dân có thể chỉ cần dùng 10l đến 20l nước mỗi ngày để giặt giũ, vệ sinh và nấu nướng.
Nhưng những tác động tiêu cực chỉ bắt đầu với việc phát triển các sợi. Bông phải được kéo thành sợi, sử dụng nhiều năng lượng và là nguyên nhân gây ô nhiễm carbon cao thứ hai trong quá trình sản xuất áo thun, sau quá trình nhuộm vải. Sợi bông sau đó được dệt kim vào vải để tạo nên áo thun. Trên toàn cầu, quá trình này tạo ra ước tính khoảng 394 triệu tấn CO₂ mỗi năm.
Quá trình sản xuất
Tiếp theo là bước nhuộm màu cho áo thun. Kỹ thuật này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả đều cần đến nước có thể được dùng để sinh hoạt, và khi nước này trải qua quá trình nhuộm sẽ có thể bị nhiễm các sợi nhỏ hoặc hóa chất có hại cho động vật và thực vật. Trong một số trường hợp, nước này được xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Ví dụ ở Campuchia, nơi quần áo chiếm 88% sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm cho 60% ô nhiễm nguồn nước.
Quá trình nhuộm sử dụng nhiều năng lượng để làm nóng nước, vì hầu hết các phản ứng nhuộm xảy ra ở nhiệt độ 60 °C hoặc cao hơn. Vải màu sau đó phải được giặt và sấy khô để chuẩn bị cho công đoạn cuối cùng là may thành phẩm. Nhìn chung, cần khoảng 2,6kg CO₂ để sản xuất một chiếc áo thun – tương đương với lượng khí thải ra khi lái xe một chiếc xe du lịch tiêu chuẩn đi một quãng đường 14 km.
Thuốc nhuộm là nguyên nhân tạo ra nhiều khí thải CO₂ hơn bất kỳ thành phần nào khác của quá trình sản xuất. (Ảnh: EPA-EFE / Khaled Elfiqi)
Việc vận chuyển áo thun đến nhà của khách hàng khi họ mua sắm trực tuyến sẽ chiếm ít hơn 1% tổng lượng khí thải của hàng may mặc. Nhưng trong quá trình sử dụng của mỗi người, sẽ tiêu tốn năng lượng, nước và hóa chất. Giặt, ủi và làm khô quần áo cấu thành nên một phần ba tác động tiêu cực tới khí hậu. Bên cạnh đó, quần áo tổng hợp, được làm từ các vật liệu như polyester, tạo ra các sợi nhựa nhỏ khi giặt, cuối cùng sẽ chảy ra sông và biển. Nghiên cứu cho thấy rằng các loại vải tổng hợp là nguyên nhân gây ra tới 35% tổng số vi nhựa gây ô nhiễm đại dương.
Điều đáng suy ngẫm, với những công sức và tài nguyên hao tổn phải bỏ ra để tạo ra một chiếc áo thun, số lần trung bình một chiếc quần áo được mặc trước khi vứt đi đang giảm xuống. Ở Anh, quần áo trị giá hơn 40 tỷ bảng Anh (tương đương 53 tỷ USD) bị bỏ xó trong tủ quần áo trước khi chúng được vứt bỏ. 350.000 tấn quần áo sẽ bị chôn lấp mỗi năm. Thường thì những bộ quần áo này vẫn còn công năng sử dụng tốt.
Xin đừng xem nhẹ chiếc áo thun rẻ tiền của bạn
Có một lầm tưởng rằng quần áo thời trang nhanh tương đồng với chất lượng kém. Tuy chiếm số ít, nhưng nhiều thương hiệu tạo ra các sản phẩm bền, một số có tuổi thọ cao gấp đôi so với các sản phẩm tương đương với nhãn của nhà thiết kế đắt hơn tới mười lần.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang cố gắng giảm thiểu tác động đến môi trường của quần áo. Một số thương hiệu tại châu Âu đã bắt đầu tìm nguồn cung cấp bông ít phụ thuộc vào thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp và tiêu thụ ít nước hơn. Có thể trồng đủ bông chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu hiện tại với lượng nước và thuốc trừ sâu ít hơn nhiều.
Quyên góp quần áo là một giải pháp thay thế xanh hơn nhiều so với việc vứt bỏ chúng. Bên cạnh đó, hạn chế mua sắm quần áo vô độ, nhận thức đúng đắn để chống lại chủ nghĩa tiêu dùng. (Ảnh: Omiksovsky / Shutterstock)
Quá trình nhuộm theo mẻ lạnh sử dụng ít nước, năng lượng và hóa chất hơn tới 50% so với quy trình tiêu chuẩn và tạo ra ít chất thải hơn nhiều. Các sáng kiến tự nguyện, chẳng hạn như Kế hoạch Hành động Quần áo Bền vững (Sustainable Clothing Action Plan), đang cố gắng thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng sản xuất trong toàn ngành.
Là một người tiêu dùng thời trang, bạn cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Mua hàng từ các thương hiệu có trách nhiệm với môi trường, chẳng hạn như Patagonia, là một khởi đầu tốt, và chỉ giặt quần áo khi thực sự cần. Sau khi bạn đã chán tủ đồ quần áo của mình, việc tặng quần áo còn ở tình trạng tốt cho các tổ chức từ thiện để họ có cách xử lý thích hợp như quyên góp, resale, thiết lập các sự kiện thiện nguyện, nâng cao ý thức về môi trường…
Chủ nghĩa tiêu dùng đã khiến cho một chiếc áo thun được bán với mức giá rẻ mạt, và bạn liên kết giá trị của nó tới mức giá mua ban đầu, nhưng đó không phải là giá trị thực sự của sản phẩm. Hãy nhớ rằng chiếc áo đó được đánh đổi bằng các tác nhân gây nguy hại tới môi trường – và cái giá của nó là rất đắt đối với nhân loại. Điều mà bạn có thể làm là học cách để trân trọng những gì mà bạn đang sở hữu và ngưng việc mua sắm vô độ lại.
Trước khi vứt bỏ quần áo cũ, hãy nhớ lại hành trình dài và tốn kém mà chiếc áo thun của bạn đã tốn nhiều công sức và tài nguyên thiên nhiên, cũng như phải đánh đổi bằng những ảnh hưởng gây nguy hại tới môi trường của nó, và cân nhắc thật kỹ lưỡng. Đừng để chủ nghĩa tiêu dùng làm bạn bị mờ mắt.
Bài viết được tham khảo từ nguồn này trên The Conversation.
Vào dịp Black Friday vào năm ngoái, một đơn vị bán lẻ ngành hàng thời trang tại Anh đã bị các tổ chức hoạt động vì môi trường chỉ trích vì bán một chiếc áo thun với mức giá rẻ mạt 8 GBP Bảng Anh (khoảng 250,000 vnd). Hiện trạng quần áo được bán với mức giá rẻ hơn cả một chiếc bánh sandwich đã trở thành một nan đề nhức nhối của ngành môi trường toàn cầu – nơi mà họ đang phải đấu tranh hằng ngày chỉ để giảm bớt tác động tiêu cực của chủ nghĩa tiêu dùng.
Tại sao họ có thể bán một sản phẩm với mức giá rẻ mạt như vậy? Sẽ có rất nhiều bài viết mà bạn đọc được nói về vấn nạn các thương hiệu thời trang lớn tận dụng nguồn nhân lực ở các nước phát triển và trả công rẻ mạt nhằm có lợi thế về giá bán trên thị trường.
Tuy nhiên, bài viết này sẽ xem xét quá trình mà một chiếc áo thun được sản xuất từ giai đoạn còn là sợi bông cho tới khi nó được đem đi bỏ vào thùng rác vì đã cũ. Thời trang là ngành công nghiệp chịu trách nhiệm cho 10% lượng khí thải CO₂ toàn cầu. Tùy thuộc vào nhãn hiệu áo thun mà bạn đang mặc, bạn có thể đang góp công tạo ra lượng khí thải này và một danh sách dài các tác hại khác đối với môi trường và xã hội. Để thực sự hiểu những tác động này, chúng ta cần khám phá chuỗi cung ứng tạo ra chúng.
Kéo sợi
Hầu hết áo thun được làm từ sợi bông, được trồng ở 80 quốc gia bởi 25 triệu nông dân, sản xuất tổng cộng 25,9 triệu tấn sợi từ năm 2018 đến năm 2019. Nghề trồng bông thông thường tiêu thụ 6% lượng thuốc trừ sâu trên thế giới, mặc dù nó chỉ sử dụng 2,4% diện tích đất trên thế giới. Những hóa chất này kiểm soát các loài gây hại như sâu đục quả màu hồng, nhưng chúng cũng có thể gây ngộ độc cho động vật hoang dã và con người. Nông dân có xu hướng sử dụng một lượng lớn phân bón tổng hợp để tối đa hóa số lượng bông mà họ trồng, điều này có thể làm thoái hóa đất và ô nhiễm các dòng sông.
Hơn 70% sản lượng bông toàn cầu đến từ các trang trại được tưới tiêu và phải cần tới một bể nước rưỡi Olympic để trồng một tấn bông. Chiếc áo thun mà bạn đang mặc có thể đã sử dụng 7.000 lít nước chỉ để trồng bông mà nó được làm từ đó. Đó là rất nhiều nước cần dùng cho một chiếc áo thun, đặc biệt khi bông là một loại cây trồng có xu hướng được trồng ở các vùng bị hạn hán. Người nông dân có thể chỉ cần dùng 10l đến 20l nước mỗi ngày để giặt giũ, vệ sinh và nấu nướng.
Nhưng những tác động tiêu cực chỉ bắt đầu với việc phát triển các sợi. Bông phải được kéo thành sợi, sử dụng nhiều năng lượng và là nguyên nhân gây ô nhiễm carbon cao thứ hai trong quá trình sản xuất áo thun, sau quá trình nhuộm vải. Sợi bông sau đó được dệt kim vào vải để tạo nên áo thun. Trên toàn cầu, quá trình này tạo ra ước tính khoảng 394 triệu tấn CO₂ mỗi năm.
Quá trình sản xuất
Tiếp theo là bước nhuộm màu cho áo thun. Kỹ thuật này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả đều cần đến nước có thể được dùng để sinh hoạt, và khi nước này trải qua quá trình nhuộm sẽ có thể bị nhiễm các sợi nhỏ hoặc hóa chất có hại cho động vật và thực vật. Trong một số trường hợp, nước này được xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Ví dụ ở Campuchia, nơi quần áo chiếm 88% sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm cho 60% ô nhiễm nguồn nước.
Quá trình nhuộm sử dụng nhiều năng lượng để làm nóng nước, vì hầu hết các phản ứng nhuộm xảy ra ở nhiệt độ 60 °C hoặc cao hơn. Vải màu sau đó phải được giặt và sấy khô để chuẩn bị cho công đoạn cuối cùng là may thành phẩm. Nhìn chung, cần khoảng 2,6kg CO₂ để sản xuất một chiếc áo thun – tương đương với lượng khí thải ra khi lái xe một chiếc xe du lịch tiêu chuẩn đi một quãng đường 14 km.
Việc vận chuyển áo thun đến nhà của khách hàng khi họ mua sắm trực tuyến sẽ chiếm ít hơn 1% tổng lượng khí thải của hàng may mặc. Nhưng trong quá trình sử dụng của mỗi người, sẽ tiêu tốn năng lượng, nước và hóa chất. Giặt, ủi và làm khô quần áo cấu thành nên một phần ba tác động tiêu cực tới khí hậu. Bên cạnh đó, quần áo tổng hợp, được làm từ các vật liệu như polyester, tạo ra các sợi nhựa nhỏ khi giặt, cuối cùng sẽ chảy ra sông và biển. Nghiên cứu cho thấy rằng các loại vải tổng hợp là nguyên nhân gây ra tới 35% tổng số vi nhựa gây ô nhiễm đại dương.
Điều đáng suy ngẫm, với những công sức và tài nguyên hao tổn phải bỏ ra để tạo ra một chiếc áo thun, số lần trung bình một chiếc quần áo được mặc trước khi vứt đi đang giảm xuống. Ở Anh, quần áo trị giá hơn 40 tỷ bảng Anh (tương đương 53 tỷ USD) bị bỏ xó trong tủ quần áo trước khi chúng được vứt bỏ. 350.000 tấn quần áo sẽ bị chôn lấp mỗi năm. Thường thì những bộ quần áo này vẫn còn công năng sử dụng tốt.
Xin đừng xem nhẹ chiếc áo thun rẻ tiền của bạn
Có một lầm tưởng rằng quần áo thời trang nhanh tương đồng với chất lượng kém. Tuy chiếm số ít, nhưng nhiều thương hiệu tạo ra các sản phẩm bền, một số có tuổi thọ cao gấp đôi so với các sản phẩm tương đương với nhãn của nhà thiết kế đắt hơn tới mười lần.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang cố gắng giảm thiểu tác động đến môi trường của quần áo. Một số thương hiệu tại châu Âu đã bắt đầu tìm nguồn cung cấp bông ít phụ thuộc vào thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp và tiêu thụ ít nước hơn. Có thể trồng đủ bông chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu hiện tại với lượng nước và thuốc trừ sâu ít hơn nhiều.
Quá trình nhuộm theo mẻ lạnh sử dụng ít nước, năng lượng và hóa chất hơn tới 50% so với quy trình tiêu chuẩn và tạo ra ít chất thải hơn nhiều. Các sáng kiến tự nguyện, chẳng hạn như Kế hoạch Hành động Quần áo Bền vững (Sustainable Clothing Action Plan), đang cố gắng thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng sản xuất trong toàn ngành.
Là một người tiêu dùng thời trang, bạn cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Mua hàng từ các thương hiệu có trách nhiệm với môi trường, chẳng hạn như Patagonia, là một khởi đầu tốt, và chỉ giặt quần áo khi thực sự cần. Sau khi bạn đã chán tủ đồ quần áo của mình, việc tặng quần áo còn ở tình trạng tốt cho các tổ chức từ thiện để họ có cách xử lý thích hợp như quyên góp, resale, thiết lập các sự kiện thiện nguyện, nâng cao ý thức về môi trường…
Chủ nghĩa tiêu dùng đã khiến cho một chiếc áo thun được bán với mức giá rẻ mạt, và bạn liên kết giá trị của nó tới mức giá mua ban đầu, nhưng đó không phải là giá trị thực sự của sản phẩm. Hãy nhớ rằng chiếc áo đó được đánh đổi bằng các tác nhân gây nguy hại tới môi trường – và cái giá của nó là rất đắt đối với nhân loại. Điều mà bạn có thể làm là học cách để trân trọng những gì mà bạn đang sở hữu và ngưng việc mua sắm vô độ lại.
Trước khi vứt bỏ quần áo cũ, hãy nhớ lại hành trình dài và tốn kém mà chiếc áo thun của bạn đã tốn nhiều công sức và tài nguyên thiên nhiên, cũng như phải đánh đổi bằng những ảnh hưởng gây nguy hại tới môi trường của nó, và cân nhắc thật kỹ lưỡng. Đừng để chủ nghĩa tiêu dùng làm bạn bị mờ mắt.
Bài viết được tham khảo từ nguồn này trên The Conversation.
Share this:
Like this: