4 quy tắc của thuật toán trên Instagram mà bạn cần biết
Nếu bạn đang muốn tăng sự nhận diện trên Instagram, hay là muốn hiểu thêm về những kiến thức liên đới tới thuật toán hiển thị/ tìm kiếm trên nền tảng mạng xã hội phổ biến này thì đây sẽ là bài viết mà bạn cần đọc.
Thuật toán trên Instagram có thể là một khái niệm khiến bạn cảm thấy nặng đầu, nhưng trên thực tế, bạn không cần phải hiểu mọi chi tiết về cách thuật toán hoạt động trên một nền tảng như Instagram để tiếp thị thành công. Bạn thực sự chỉ cần biết một vài quy tắc chính là thuật toán tìm kiếm và các nội dung thu hút người dùng.
Bài viết này được dựa trên chia sẻ của Jenn Herman – một chuyên gia trong lĩnh vực digital marketing và có thế mạnh về thuật toán của Instagram.
Cách để hiển thị hàng đầu trong kết quả tìm kiếm trên Instagram
Mẹo đầu tiên của Jenn để tiếp thị trên Instagram là một chỉnh sửa hồ sơ Instagram của mình, bao gồm thay đổi tên trên hồ sơ (profile), và có thể là cả tên người dùng. Thuật toán tìm kiếm trên Instagram chỉ xem xét tên trên hồ sơ của bạn và tên người dùng, gồm một phần của từ khóa có trong tên người dùng, chứ không phải tất cả phần thông tin có trên hồ sơ của bạn.
Vì vậy, nếu bạn muốn được tìm thấy cho một từ khóa hoặc một cái gì đó có liên quan cụ thể đến doanh nghiệp của bạn, thương hiệu của bạn, những thế mạnh, tính độc đáo, những dịch vụ cung ứng hoặc sản phẩm của bạn, thì những từ khóa đó cần phải có trong cả tên hồ sơ lẫn tên người dùng.
Hãy xem ví dụ là Instagram của chính Jenn Herman để biết quy tắc này hoạt động như thế nào. Nếu ai đó truy cập Instagram và tìm kiếm tên doanh nghiệp, tên cá nhân của cô ấy hoặc một chuyên gia về Instagram, họ sẽ tìm thấy Jenn trong quá trình tìm kiếm.
Đừng lãng phí thời gian nghĩ ngợi quá nhiều về thông tin cá nhân (bio) cho Instagram và sử dụng thẻ hashtag# quá nhiều; bởi điều này sẽ góp ích quá nhiều trong thuật toán tìm kiếm trên Instagram. Thay vào đó, hãy sử dụng không gian đó để giải thích doanh nghiệp của bạn làm gì và tại sao khách hàng tiềm năng nên chọn bạn.
Các loại hình ảnh nên đăng trên Instagram
Bây giờ bạn đã có tài khoản doanh nghiệp Instagram được tối ưu hóa cho việc tìm kiếm, bạn nên đăng gì vào tài khoản đó?
Mục tiêu chính của bạn khi đăng nội dung lên Instagram của bạn phải là khiến cho mọi người ngưng lại trong quá trình cuộn theo quán tính để xem thật kỹ hình ảnh mà bạn đăng tải — ngay cả khi thời gian để họ nhìn ngắm hình ảnh của bạn (mà không tương tác gì) kéo dài hơn tốc độ bình thường của họ. Instagram tính cả hai điều này là tích cực theo thuật toán.
Quy tắc đơn giản khi đăng tải hình ảnh lên Instagram là không đăng những hình ảnh quá rối ren.
Hình ảnh nên có hình nền đơn giản, tiêu điểm rõ ràng hoặc màu sắc nổi bật, dễ thu hút sự chú ý đến một điểm nhìn cụ thể. Nếu không, người dùng sẽ không dừng lại để xem nội dung đăng tải của bạn.
Khi người dùng nhìn thấy một bức ảnh rối mắt, mắt họ không thể tập trung và rất có thể họ sẽ tiếp tục kéo xuống. Nhưng nếu có tiêu điểm rõ ràng, nhiều khả năng họ sẽ chậm lại và dành cho nó sự chú ý. Thuật toán của Instagram sẽ đánh giá tốt cho việc tốc độ của người dùng chậm, dừng lại và/hoặc nhấn vào phần caption bên dưới để hiển thị nhiều hơn về nội dung đi kèm với hình ảnh đó của bạn.
Lấy ví dụ rõ ràng về nguyên tắc này trong hai hình ảnh đối chiếu bên dưới. Hình ảnh bên trái khá rối rắm khi có rất nhiều thứ đang diễn ra ở hậu cảnh và quá nhiều điểm lấy nét. Hình bên phải sắc nét, rõ ràng và hiển thị ngay lập tức tiêu điểm nhìn cụ thể, khiến nó trở thành lựa chọn tốt hơn để đăng lên tài khoản Instagram.
Thêm hơn, nếu bạn định sử dụng văn bản trong hình ảnh của mình, hãy giữ nó ở mức tối thiểu. Một vài từ là được, nhưng quá nhiều chữ trong hình ảnh khiến cho những người theo dõi Instagram của bạn sẽ không dành thời gian để dừng lại và đọc. Nếu bạn có nhiều từ để chia sẻ hơn những gì có thể đọc nhanh trên một hình ảnh, hãy đặt chúng vào phần nội dung caption hoặc bình luận bên dưới.
Thời điểm đăng bài trên Instagram
Theo Jenn, các thương hiệu trên Instagram không nên đăng bài bảy ngày một tuần. Đăng bài mỗi ngày lên Instagram của bạn là quá nhiều, bởi khi bạn đăng bài mỗi ngày, bạn đang thực sự làm cho nội dung của mình cạnh tranh với chính nó. Tại sao? Bởi vì người theo dõi trung bình của doanh nghiệp bạn có thể sẽ không mở ứng dụng Instagram mỗi ngày.
Vì vậy, giả sử bạn đăng một hình ảnh mỗi ngày bắt đầu từ Chủ nhật, nhưng một trong những người theo dõi Instagram của bạn không đăng nhập cho đến thứ Sáu. Trong trường hợp này, thuật toán Instagram sẽ không hiển thị cho người dùng đó tất cả sáu bài đăng của bạn. Thay vào đó, nó sẽ chọn một hoặc hai hình ảnh mà nó tự cho là quan trọng nhất và không hiển thị phần còn lại trong nguồn cấp dữ liệu của chúng. Do đó, những người theo dõi bạn có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng từ bạn và tất cả hình ảnh của bạn sẽ nhận được lượng tiếp cận thấp hơn.
Vậy bạn nên đăng lên Instagram bao lâu một lần? Ba đến năm lầnmột tuần là ổn cho hầu hết các doanh nghiệp.
Đối với cá nhân Jenn, cô ấy chia sẻ rằng cô ấy chỉ đăng lên @jenns_trends hai lần một tháng. “Nếu tôi không có nội dung chất lượng cao phù hợp với khán giả của mình, thì tôi sẽ không đăng lên trang Instagram của mình”, Jenn chia sẻ.
Đó là điểm mấu chốt khi tiếp thị với Instagram – đăng khi bạn có điều gì đó quan trọng muốn nói — điều gì đó có giá trị về tính giải trí hoặc hữu ích cho những người theo dõi bạn. Đừng cố gắng đăng nhiều hơn thế cho Instagram của bạn, chỉ vì bạn tin rằng làm vậy sẽ khiến cho người khác quan tâm đến mình nhiều hơn.
Instagram Stories giờ đây cũng quan trọng chẳng kém gì so với hình ảnh đăng tải trên tường Instagram của bạn. Thực tế là nhiều người sẽ follow bạn chỉ để theo dõi một ngày của bạn sẽ làm những gì thú vị, và mong chờ được xem stories của bạn hơn cả thảy.
Những phần nội dung trên Instagram Stories sẽ chỉ hiển thị trên hồ sơ của bạn trong 24 giờ (trừ khi bạn thêm chúng vào phần nổi bật của mình). Một ví dụ thú vị về Instagram Post và Instagram Stories là hãy coi những bức ảnh và video bạn đăng lên tường nhà là màn trình diễn trên sân khấu của bạn và Stories là hình ảnh hậu trường. Jenn cũng khuyên bạn nên tập trung vào việc tạo ra sự tương tác tích cực thông qua nền tảng Stories.
Cách tốt nhất để thu hút khán giả tương tác với stories của bạn là gì? Đó là nhãn dán (stickers) được tích hợp trong tính năng sẵn có của nó. Có rất nhiều loại nhãn dán khác nhau mà bạn có thể thêm vào Stories trên Instagram của mình.
Những nội dung (stickers) thu hút người theo dõi tương tác nhiều nhất sẽ là những cuộc thăm dò ý kiến, câu hỏi và câu đố. Nội dung tương tác hoàn toàn là chủ đích của bạn. Dù là gì đi nữa, mục tiêu của bạn là “thu hút mọi người tương tác”. Điều đó thúc đẩy sự tương tác và sự tương tác giúp nội dung của bạn xếp hạng cao hơn trong thuật toán của Instagram.
Để giúp nhiều người xem stories của bạn hơn, hãy sử dụng thẻ hashtag bắt đầu bằng #. Các thẻ nhãn hashtag nên mang nghĩa rộng hoặc chung chung, chẳng hạn như một chuyên ngành, chủ đề hoặc khu vực địa lý: #fashion, #socialmedia, #saigon).
Các câu chuyện chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ, do đó, khả năng ai đó đang tìm kiếm thứ gì đó cụ thể trong khung thời gian đó sẽ không có khả năng xảy ra. Bạn có cơ hội được thuật toán chú ý và ưu ái để hiển thị trong những kết quả tìm kiếm đó – khi sử dụng một thẻ hashtag # có bao gồm chủ đề rộng có liên quan tới nội dung đăng tải. Thực tế là những hashtag kiểu vậy trong stories cũng sẽ có sự cạnh tranh khá lớn.
Một thông tin đáng chú ý khác về nền tảng Instagram. Vào tháng Mười năm 2020, Facebook (công ty sở hữu Instagram) đã thông báo về tính năng đối thoại trực tiếp 1-1 giữa các thương hiệu với khách hàng tiềm năng, lẫn khách hàng theo quy mô lớn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều thông qua tin nhắn Instagram.
Tính năng này đã được triển khai từ lâu với Facebook, và sở sớm được tối ưu hóa trên Instagram. Rất có thể trong tương lai, tính năng trả lời tự động cũng sẽ được hoàn thiện để giúp ích cho việc tiếp thị của các doanh nghiệp trên Instagram trở nên tiện lợi, dễ dàng hơn bây giờ.
Thuật toán trên Instagram có thể là một khái niệm khiến bạn cảm thấy nặng đầu, nhưng trên thực tế, bạn không cần phải hiểu mọi chi tiết về cách thuật toán hoạt động trên một nền tảng như Instagram để tiếp thị thành công. Bạn thực sự chỉ cần biết một vài quy tắc chính là thuật toán tìm kiếm và các nội dung thu hút người dùng.
Bài viết này được dựa trên chia sẻ của Jenn Herman – một chuyên gia trong lĩnh vực digital marketing và có thế mạnh về thuật toán của Instagram.
Cách để hiển thị hàng đầu trong kết quả tìm kiếm trên Instagram
Mẹo đầu tiên của Jenn để tiếp thị trên Instagram là một chỉnh sửa hồ sơ Instagram của mình, bao gồm thay đổi tên trên hồ sơ (profile), và có thể là cả tên người dùng. Thuật toán tìm kiếm trên Instagram chỉ xem xét tên trên hồ sơ của bạn và tên người dùng, gồm một phần của từ khóa có trong tên người dùng, chứ không phải tất cả phần thông tin có trên hồ sơ của bạn.
Vì vậy, nếu bạn muốn được tìm thấy cho một từ khóa hoặc một cái gì đó có liên quan cụ thể đến doanh nghiệp của bạn, thương hiệu của bạn, những thế mạnh, tính độc đáo, những dịch vụ cung ứng hoặc sản phẩm của bạn, thì những từ khóa đó cần phải có trong cả tên hồ sơ lẫn tên người dùng.
Hãy xem ví dụ là Instagram của chính Jenn Herman để biết quy tắc này hoạt động như thế nào. Nếu ai đó truy cập Instagram và tìm kiếm tên doanh nghiệp, tên cá nhân của cô ấy hoặc một chuyên gia về Instagram, họ sẽ tìm thấy Jenn trong quá trình tìm kiếm.
Đừng lãng phí thời gian nghĩ ngợi quá nhiều về thông tin cá nhân (bio) cho Instagram và sử dụng thẻ hashtag# quá nhiều; bởi điều này sẽ góp ích quá nhiều trong thuật toán tìm kiếm trên Instagram. Thay vào đó, hãy sử dụng không gian đó để giải thích doanh nghiệp của bạn làm gì và tại sao khách hàng tiềm năng nên chọn bạn.
Các loại hình ảnh nên đăng trên Instagram
Bây giờ bạn đã có tài khoản doanh nghiệp Instagram được tối ưu hóa cho việc tìm kiếm, bạn nên đăng gì vào tài khoản đó?
Mục tiêu chính của bạn khi đăng nội dung lên Instagram của bạn phải là khiến cho mọi người ngưng lại trong quá trình cuộn theo quán tính để xem thật kỹ hình ảnh mà bạn đăng tải — ngay cả khi thời gian để họ nhìn ngắm hình ảnh của bạn (mà không tương tác gì) kéo dài hơn tốc độ bình thường của họ. Instagram tính cả hai điều này là tích cực theo thuật toán.
Quy tắc đơn giản khi đăng tải hình ảnh lên Instagram là không đăng những hình ảnh quá rối ren.
Hình ảnh nên có hình nền đơn giản, tiêu điểm rõ ràng hoặc màu sắc nổi bật, dễ thu hút sự chú ý đến một điểm nhìn cụ thể. Nếu không, người dùng sẽ không dừng lại để xem nội dung đăng tải của bạn.
Khi người dùng nhìn thấy một bức ảnh rối mắt, mắt họ không thể tập trung và rất có thể họ sẽ tiếp tục kéo xuống. Nhưng nếu có tiêu điểm rõ ràng, nhiều khả năng họ sẽ chậm lại và dành cho nó sự chú ý. Thuật toán của Instagram sẽ đánh giá tốt cho việc tốc độ của người dùng chậm, dừng lại và/hoặc nhấn vào phần caption bên dưới để hiển thị nhiều hơn về nội dung đi kèm với hình ảnh đó của bạn.
Lấy ví dụ rõ ràng về nguyên tắc này trong hai hình ảnh đối chiếu bên dưới. Hình ảnh bên trái khá rối rắm khi có rất nhiều thứ đang diễn ra ở hậu cảnh và quá nhiều điểm lấy nét. Hình bên phải sắc nét, rõ ràng và hiển thị ngay lập tức tiêu điểm nhìn cụ thể, khiến nó trở thành lựa chọn tốt hơn để đăng lên tài khoản Instagram.
Thêm hơn, nếu bạn định sử dụng văn bản trong hình ảnh của mình, hãy giữ nó ở mức tối thiểu. Một vài từ là được, nhưng quá nhiều chữ trong hình ảnh khiến cho những người theo dõi Instagram của bạn sẽ không dành thời gian để dừng lại và đọc. Nếu bạn có nhiều từ để chia sẻ hơn những gì có thể đọc nhanh trên một hình ảnh, hãy đặt chúng vào phần nội dung caption hoặc bình luận bên dưới.
Thời điểm đăng bài trên Instagram
Theo Jenn, các thương hiệu trên Instagram không nên đăng bài bảy ngày một tuần. Đăng bài mỗi ngày lên Instagram của bạn là quá nhiều, bởi khi bạn đăng bài mỗi ngày, bạn đang thực sự làm cho nội dung của mình cạnh tranh với chính nó. Tại sao? Bởi vì người theo dõi trung bình của doanh nghiệp bạn có thể sẽ không mở ứng dụng Instagram mỗi ngày.
Vì vậy, giả sử bạn đăng một hình ảnh mỗi ngày bắt đầu từ Chủ nhật, nhưng một trong những người theo dõi Instagram của bạn không đăng nhập cho đến thứ Sáu. Trong trường hợp này, thuật toán Instagram sẽ không hiển thị cho người dùng đó tất cả sáu bài đăng của bạn. Thay vào đó, nó sẽ chọn một hoặc hai hình ảnh mà nó tự cho là quan trọng nhất và không hiển thị phần còn lại trong nguồn cấp dữ liệu của chúng. Do đó, những người theo dõi bạn có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng từ bạn và tất cả hình ảnh của bạn sẽ nhận được lượng tiếp cận thấp hơn.
Vậy bạn nên đăng lên Instagram bao lâu một lần? Ba đến năm lần một tuần là ổn cho hầu hết các doanh nghiệp.
Đối với cá nhân Jenn, cô ấy chia sẻ rằng cô ấy chỉ đăng lên @jenns_trends hai lần một tháng. “Nếu tôi không có nội dung chất lượng cao phù hợp với khán giả của mình, thì tôi sẽ không đăng lên trang Instagram của mình”, Jenn chia sẻ.
Đó là điểm mấu chốt khi tiếp thị với Instagram – đăng khi bạn có điều gì đó quan trọng muốn nói — điều gì đó có giá trị về tính giải trí hoặc hữu ích cho những người theo dõi bạn. Đừng cố gắng đăng nhiều hơn thế cho Instagram của bạn, chỉ vì bạn tin rằng làm vậy sẽ khiến cho người khác quan tâm đến mình nhiều hơn.
Cách thiết kế Instagram Stories hấp dẫn
Instagram Stories giờ đây cũng quan trọng chẳng kém gì so với hình ảnh đăng tải trên tường Instagram của bạn. Thực tế là nhiều người sẽ follow bạn chỉ để theo dõi một ngày của bạn sẽ làm những gì thú vị, và mong chờ được xem stories của bạn hơn cả thảy.
Những phần nội dung trên Instagram Stories sẽ chỉ hiển thị trên hồ sơ của bạn trong 24 giờ (trừ khi bạn thêm chúng vào phần nổi bật của mình). Một ví dụ thú vị về Instagram Post và Instagram Stories là hãy coi những bức ảnh và video bạn đăng lên tường nhà là màn trình diễn trên sân khấu của bạn và Stories là hình ảnh hậu trường. Jenn cũng khuyên bạn nên tập trung vào việc tạo ra sự tương tác tích cực thông qua nền tảng Stories.
Cách tốt nhất để thu hút khán giả tương tác với stories của bạn là gì? Đó là nhãn dán (stickers) được tích hợp trong tính năng sẵn có của nó. Có rất nhiều loại nhãn dán khác nhau mà bạn có thể thêm vào Stories trên Instagram của mình.
Những nội dung (stickers) thu hút người theo dõi tương tác nhiều nhất sẽ là những cuộc thăm dò ý kiến, câu hỏi và câu đố. Nội dung tương tác hoàn toàn là chủ đích của bạn. Dù là gì đi nữa, mục tiêu của bạn là “thu hút mọi người tương tác”. Điều đó thúc đẩy sự tương tác và sự tương tác giúp nội dung của bạn xếp hạng cao hơn trong thuật toán của Instagram.
Để giúp nhiều người xem stories của bạn hơn, hãy sử dụng thẻ hashtag bắt đầu bằng #. Các thẻ nhãn hashtag nên mang nghĩa rộng hoặc chung chung, chẳng hạn như một chuyên ngành, chủ đề hoặc khu vực địa lý: #fashion, #socialmedia, #saigon).
Các câu chuyện chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ, do đó, khả năng ai đó đang tìm kiếm thứ gì đó cụ thể trong khung thời gian đó sẽ không có khả năng xảy ra. Bạn có cơ hội được thuật toán chú ý và ưu ái để hiển thị trong những kết quả tìm kiếm đó – khi sử dụng một thẻ hashtag # có bao gồm chủ đề rộng có liên quan tới nội dung đăng tải. Thực tế là những hashtag kiểu vậy trong stories cũng sẽ có sự cạnh tranh khá lớn.
Một thông tin đáng chú ý khác về nền tảng Instagram. Vào tháng Mười năm 2020, Facebook (công ty sở hữu Instagram) đã thông báo về tính năng đối thoại trực tiếp 1-1 giữa các thương hiệu với khách hàng tiềm năng, lẫn khách hàng theo quy mô lớn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều thông qua tin nhắn Instagram.
Tính năng này đã được triển khai từ lâu với Facebook, và sở sớm được tối ưu hóa trên Instagram. Rất có thể trong tương lai, tính năng trả lời tự động cũng sẽ được hoàn thiện để giúp ích cho việc tiếp thị của các doanh nghiệp trên Instagram trở nên tiện lợi, dễ dàng hơn bây giờ.
Bài viết được tham khảo từ nguồn này.
Share this:
Like this: