IKEA mua 4,500 héc-ta rừng ở bang Georgia (Mỹ) để chống “ung thư khí hậu”
Đây không phải là 4,500 héc ta rừng đầu tiên mà IKEA sở hữu. Thực tế, IKEA hiện tại đã sở hữu hơn 40,500 héc-ta rừng tại Mỹ, với mục đích cụ thể là bảo tồn sự phát triển bền vững của những cánh rừng, giúp ích cho việc giảm thiểu những tác động của hiệu ứng nóng lên của toàn cầu.
Thương vụ đặc biệt này của IKEA được xúc tiến khi một khu rừng rộng gần 11.000 mẫu Anh (4,500 héc-ta) có nguy cơ bị chia cắt và phát triển thương mại. Khu rừng này nằm khu vực phía đông nam Georgia. Nhưng một tổ chức bảo tồn đã nhanh chóng mua lại để bảo vệ để khu rừng này — và công ty mẹ của IKEA, Ingka Group, vừa mua lại nó từ tổ chức bảo tồn, theo một hợp đồng có điều khoản bắt buộc là IKEA sẽ tiếp tục bảo vệ hệ sinh thái địa phương.
Khu rừng tại Georgia thuộc quyền sở hữu của IKEA.
Đối với IKEA, đó là một phần của chiến lược chống “ung thư khí hậu”, và mong muốn có kết quả khả quan vào năm 2030 – thời điểm mà công ty cam kết sẽ thành công trong việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn lượng phát thải qua chuỗi sản xuất của mình.
Khi công ty cắt giảm lượng khí thải trực tiếp bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo, chuyển sang phương tiện giao hàng chạy điện, suy nghĩ lại về vật liệu và triển khai các mô hình kinh doanh mới như lấy lại đồ nội thất cũ và sửa chữa để bán lại, công ty cũng chuyển sang trồng cây để hút CO2 từ khí quyển.
Tổ chức bảo tồn mà IKEA mua lại 4,500 héc-ta rừng là một đơn vị chuyên mua lại những khu rừng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá để khai thác gỗ. Tổ chức này cũng đặt luật cố định đối với những khu đất này — có nghĩa là đất không bao giờ có thể bị chia nhỏ khi bán trong tương lai và rừng bản địa sẽ được bảo vệ và phục hồi làm môi trường sống cho các loài sinh vật tại đó. Trong trường hợp này, khu rừng mà IKEA đang sở hữu ở gần Lưu vực sông Altamaha của Georgia, là môi trường sống của rùa gopher, một loài rùa được ưu tiên trong danh sách bảo tồn.
Hình ảnh về khu rừng mới của IKEA.
Dân cư địa phương có quyền đi bộ đường dài trên đất thuộc sở hữu của IKEA, điều sẽ không được phép xảy ra nếu như khu rừng thuộc quyền sở hữu của một đơn vị tư nhân và đang khai thác nó cho mục đích kinh doanh.
“Chúng tôi mua những khu rừng đang bị đe dọa, thuộc sở hữu của các nhà đầu tư (có lẽ) có thời hạn ngắn hạn, và họ thường chia nhỏ những khu vực thế này, bởi đó là khu vực có tốc độ phát triển cao và dễ bị chia cắt thành nhiều khu nhỏ hơn và nhỏ hơn để có lợi nhuận trong việc kinh doanh. Và khi các tổ chức đó phá bỏ chức năng của những khu rừng nguyên vẹn rộng lớn tới hàng nghìn héc-ta, thì nó sẽ giảm đi rất nhanh. Vì vậy, chúng tôi cố gắng giữ nguyên vẹn chúng”,
theo chia sẻ của Brian Dangler, phó chủ tịch kiêm giám đốc Quỹ rừng làm việc tại Quỹ bảo tồn.
Sau khi thiết lập các biện pháp bảo vệ pháp lý vĩnh viễn, tổ chức này bán lại đất cho tập đoàn Ingka. Tâp đoàn Ingka tại Hoa Kỳ, hiện sở hữu khoảng 136.000 mẫu rừng ở 5 tiểu bang. Người phát ngôn của công ty nói rằng “không có lượng đáng kể” gỗ từ rừng bảo tồn của họ được sử dụng trong các sản phẩm thương mại của IKEA. Mục đích chính của các khoản đầu tư như thế này là chỉ đảm bảo rằng đất đai được quản lý bền vững; đồng thời giúp cho lượng cây sinh trưởng hàng năm lớn hơn lượng gỗ khai thác.
Nhiệt độ đại dương tăng cao kỷ lục vào 2020
Thật đáng buồn là trong năm vừa qua, khi đại dịch COVID-19 tác động sâu rộng đến ngành du lịch toàn cầu, thì sự sụt giảm khí thải từ đó cũng không làm thay đổi sự thật rằng các đại dương trên Trái đất vẫn đang ấm lên.
Tuy lượng khí thải carbon giảm mạnh trong năm qua thì nhiệt độ đại dương lại đạt mức cao kỷ lục, có nghĩa là vào năm 2020, các đại dương trên thế giới được ghi nhận là ấm nhất từng có. Chỉ trong năm đó, phần trên của các đại dương của chúng ta đã hấp thụ nhiều hơn 20 Zetta Joules (ZJ) so với năm 2019 — vốn đã đạt tới một lượng nhiệt có thể đun sôi 1,3 tỷ ấm.
Nhiệt độ của các đại dương trên Trái đất vẫn không ngừng tăng cao, mặc dù 2020 đã khiến cho ngành du lịch bị ngưng hoạt động tối đa, và lượng các-bon bị giảm đến mức thấp nhất có thể.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advances in Atmospheric Sciences và được thực hiện bởi một nhóm 20 nhà khoa học quốc tế từ 13 tổ chức đã nêu chi tiết về sự gia tăng của nhiệt độ ấm lên của đại dương.
Tạp chí cũng đăng tải lời cầu xin các nhà hoạch định chính sách phải nỗ lực để giảm thiểu tình hình trước khi nó trở nên tồi tệ hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết hơn 90% lượng nhiệt dư thừa do hiện tượng nóng lên toàn cầu được đại dương hấp thụ, nhưng phản ứng của các đại dương của chúng ta cần một thời gian để biểu hiện. Điều đó có nghĩa là nhiệt độ đại dương sẽ tiếp tục ấm lên trong “ít nhất vài thập kỷ” và chúng ta cần thực hiện những thay đổi đối với hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người gây ra để ngăn chặn tình trạng ấm lên của đại dương, đem tới những hậu quả tồi tệ hơn nữa trong tương lai.
Nghiên cứu đã tính toán nhiệt độ đại dương xuống tới 2.000 mét dưới bề mặt bằng cách sử dụng dữ liệu từ các thiết bị đo lường từ Cơ sở dữ liệu đại dương thế giới (World Ocean Database) – một dự án của Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia (National Oceanic and Atmospheric Administration) và Trung tâm thông tin môi trường quốc gia (National Center for Environmental Information).
Khi đại dương ấm lên, có những hậu quả đối với con người và các chuỗi hệ thống tự nhiên khác trên hành tinh của chúng ta. Các đại dương ấm hơn, cùng với bầu không khí ấm hơn, mang đến những cơn bão dữ dội hơn (đặc biệt là bão và cuồng phong), và làm tăng nguy cơ lũ lụt. Với rất nhiều nhiệt bị giữ lại trong đại dương, đại dương cũng sẽ phải giải phóng năng lượng đó, làm ấm bầu khí quyển của chúng ta. Các nhà nghiên cứu cho biết những đám cháy cực đoan như ở Úc và miền Tây nước Mỹ trong suốt năm 2020 sẽ trở nên phổ biến hơn.
Báo cáo mới nhất này được xây dựng dựa trên báo cáo mà cùng một tác giả chính, Lijing Cheng, giáo sư tại Viện Vật lý Khí quyển (Institute of Atmospheric Physics), đã xuất bản năm ngoái. Vào năm 2019, báo cáo trước đó cho thấy, nhiệt độ đại dương ấm hơn khoảng 0,075 độ C so với nhiệt độ trung bình từ năm 1981 đến năm 2010. Mặc dù mức tăng có vẻ nhỏ, điều đó có nghĩa là các đại dương đã thu vào 228.000.000.000.000.000.000.000.000.000 joules (J) — tức là 228 sextillion (sextillion = 1 nghìn tỉ tỉ) nhiệt — tương đương năng lượng được giải phóng bởi 3,6 tỷ vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.
Vào năm 2020, báo cáo gần đây nhất cho thấy, phần trên 2.000 mét của các đại dương trên thế giới đã hấp thụ 20 zettajoules (ZJ) – một đơn vị năng lượng tương đương với một tỷ joules (J) – nhiều hơn so với năm 2019.
Tại sao đại dương không sôi? Bởi vì nó quá rộng lớn, nhưng những tác hại của nó là không hề đơn giản. Đó là lý do tại sao chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến các đại dương khi ngày càng có nhiều quốc gia cam kết đạt được mức độ trung lập carbon.
“Bất kỳ hoạt động hoặc thỏa thuận nào để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu phải đi đôi với sự hiểu biết rằng đại dương đã hấp thụ một lượng nhiệt khổng lồ và sẽ tiếp tục hấp thụ năng lượng dư đó, và chúng ta phải liên tục hành động quyết liệt cho đến khi nào nhiệt độ của bầu khí quyển thấp hơn đáng kể”,
giáo sư Cheng kết luận trong bài viết của mình.
Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên trang FastCompany.
IKEA mua 4,500 héc-ta rừng ở bang Georgia (Mỹ) để chống “ung thư khí hậu”
Đây không phải là 4,500 héc ta rừng đầu tiên mà IKEA sở hữu. Thực tế, IKEA hiện tại đã sở hữu hơn 40,500 héc-ta rừng tại Mỹ, với mục đích cụ thể là bảo tồn sự phát triển bền vững của những cánh rừng, giúp ích cho việc giảm thiểu những tác động của hiệu ứng nóng lên của toàn cầu.
Thương vụ đặc biệt này của IKEA được xúc tiến khi một khu rừng rộng gần 11.000 mẫu Anh (4,500 héc-ta) có nguy cơ bị chia cắt và phát triển thương mại. Khu rừng này nằm khu vực phía đông nam Georgia. Nhưng một tổ chức bảo tồn đã nhanh chóng mua lại để bảo vệ để khu rừng này — và công ty mẹ của IKEA, Ingka Group, vừa mua lại nó từ tổ chức bảo tồn, theo một hợp đồng có điều khoản bắt buộc là IKEA sẽ tiếp tục bảo vệ hệ sinh thái địa phương.
Đối với IKEA, đó là một phần của chiến lược chống “ung thư khí hậu”, và mong muốn có kết quả khả quan vào năm 2030 – thời điểm mà công ty cam kết sẽ thành công trong việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn lượng phát thải qua chuỗi sản xuất của mình.
Khi công ty cắt giảm lượng khí thải trực tiếp bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo, chuyển sang phương tiện giao hàng chạy điện, suy nghĩ lại về vật liệu và triển khai các mô hình kinh doanh mới như lấy lại đồ nội thất cũ và sửa chữa để bán lại, công ty cũng chuyển sang trồng cây để hút CO2 từ khí quyển.
Tổ chức bảo tồn mà IKEA mua lại 4,500 héc-ta rừng là một đơn vị chuyên mua lại những khu rừng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá để khai thác gỗ. Tổ chức này cũng đặt luật cố định đối với những khu đất này — có nghĩa là đất không bao giờ có thể bị chia nhỏ khi bán trong tương lai và rừng bản địa sẽ được bảo vệ và phục hồi làm môi trường sống cho các loài sinh vật tại đó. Trong trường hợp này, khu rừng mà IKEA đang sở hữu ở gần Lưu vực sông Altamaha của Georgia, là môi trường sống của rùa gopher, một loài rùa được ưu tiên trong danh sách bảo tồn.
Dân cư địa phương có quyền đi bộ đường dài trên đất thuộc sở hữu của IKEA, điều sẽ không được phép xảy ra nếu như khu rừng thuộc quyền sở hữu của một đơn vị tư nhân và đang khai thác nó cho mục đích kinh doanh.
Sau khi thiết lập các biện pháp bảo vệ pháp lý vĩnh viễn, tổ chức này bán lại đất cho tập đoàn Ingka. Tâp đoàn Ingka tại Hoa Kỳ, hiện sở hữu khoảng 136.000 mẫu rừng ở 5 tiểu bang. Người phát ngôn của công ty nói rằng “không có lượng đáng kể” gỗ từ rừng bảo tồn của họ được sử dụng trong các sản phẩm thương mại của IKEA. Mục đích chính của các khoản đầu tư như thế này là chỉ đảm bảo rằng đất đai được quản lý bền vững; đồng thời giúp cho lượng cây sinh trưởng hàng năm lớn hơn lượng gỗ khai thác.
Nhiệt độ đại dương tăng cao kỷ lục vào 2020
Thật đáng buồn là trong năm vừa qua, khi đại dịch COVID-19 tác động sâu rộng đến ngành du lịch toàn cầu, thì sự sụt giảm khí thải từ đó cũng không làm thay đổi sự thật rằng các đại dương trên Trái đất vẫn đang ấm lên.
Tuy lượng khí thải carbon giảm mạnh trong năm qua thì nhiệt độ đại dương lại đạt mức cao kỷ lục, có nghĩa là vào năm 2020, các đại dương trên thế giới được ghi nhận là ấm nhất từng có. Chỉ trong năm đó, phần trên của các đại dương của chúng ta đã hấp thụ nhiều hơn 20 Zetta Joules (ZJ) so với năm 2019 — vốn đã đạt tới một lượng nhiệt có thể đun sôi 1,3 tỷ ấm.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advances in Atmospheric Sciences và được thực hiện bởi một nhóm 20 nhà khoa học quốc tế từ 13 tổ chức đã nêu chi tiết về sự gia tăng của nhiệt độ ấm lên của đại dương.
Tạp chí cũng đăng tải lời cầu xin các nhà hoạch định chính sách phải nỗ lực để giảm thiểu tình hình trước khi nó trở nên tồi tệ hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết hơn 90% lượng nhiệt dư thừa do hiện tượng nóng lên toàn cầu được đại dương hấp thụ, nhưng phản ứng của các đại dương của chúng ta cần một thời gian để biểu hiện. Điều đó có nghĩa là nhiệt độ đại dương sẽ tiếp tục ấm lên trong “ít nhất vài thập kỷ” và chúng ta cần thực hiện những thay đổi đối với hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người gây ra để ngăn chặn tình trạng ấm lên của đại dương, đem tới những hậu quả tồi tệ hơn nữa trong tương lai.
Nghiên cứu đã tính toán nhiệt độ đại dương xuống tới 2.000 mét dưới bề mặt bằng cách sử dụng dữ liệu từ các thiết bị đo lường từ Cơ sở dữ liệu đại dương thế giới (World Ocean Database) – một dự án của Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia (National Oceanic and Atmospheric Administration) và Trung tâm thông tin môi trường quốc gia (National Center for Environmental Information).
Khi đại dương ấm lên, có những hậu quả đối với con người và các chuỗi hệ thống tự nhiên khác trên hành tinh của chúng ta. Các đại dương ấm hơn, cùng với bầu không khí ấm hơn, mang đến những cơn bão dữ dội hơn (đặc biệt là bão và cuồng phong), và làm tăng nguy cơ lũ lụt. Với rất nhiều nhiệt bị giữ lại trong đại dương, đại dương cũng sẽ phải giải phóng năng lượng đó, làm ấm bầu khí quyển của chúng ta. Các nhà nghiên cứu cho biết những đám cháy cực đoan như ở Úc và miền Tây nước Mỹ trong suốt năm 2020 sẽ trở nên phổ biến hơn.
Báo cáo mới nhất này được xây dựng dựa trên báo cáo mà cùng một tác giả chính, Lijing Cheng, giáo sư tại Viện Vật lý Khí quyển (Institute of Atmospheric Physics), đã xuất bản năm ngoái. Vào năm 2019, báo cáo trước đó cho thấy, nhiệt độ đại dương ấm hơn khoảng 0,075 độ C so với nhiệt độ trung bình từ năm 1981 đến năm 2010. Mặc dù mức tăng có vẻ nhỏ, điều đó có nghĩa là các đại dương đã thu vào 228.000.000.000.000.000.000.000.000.000 joules (J) — tức là 228 sextillion (sextillion = 1 nghìn tỉ tỉ) nhiệt — tương đương năng lượng được giải phóng bởi 3,6 tỷ vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.
Vào năm 2020, báo cáo gần đây nhất cho thấy, phần trên 2.000 mét của các đại dương trên thế giới đã hấp thụ 20 zettajoules (ZJ) – một đơn vị năng lượng tương đương với một tỷ joules (J) – nhiều hơn so với năm 2019.
Tại sao đại dương không sôi? Bởi vì nó quá rộng lớn, nhưng những tác hại của nó là không hề đơn giản. Đó là lý do tại sao chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến các đại dương khi ngày càng có nhiều quốc gia cam kết đạt được mức độ trung lập carbon.
Bài viết được chuyển ngữ từ nguồn này trên trang FastCompany.
Share this:
Like this: