Tiếp thị 360 là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược toàn diện?
Khi nói đến việc tạo và thực hiện một chiến dịch tiếp thị 360 thì doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu? Tiếp thị 360 có ý nghĩa gì đối với thị trường marketing ngày nay?
Một khái niệm thông dụng được xuất hiện rất nhiều trong các doanh nghiệp gần đây là tiếp thị 360. Tuy nghe có vẻ lớn lao và thú vị, nhưng để hiểu ngắn gọn, xúc tích về tiếp thị 360 thì đây là một phương pháp để đưa thương hiệu của bạn tới thị trường một cách hiệu quả và linh hoạt nhất.
Chiến dịch tiếp thị 360 là về một thông điệp thống nhất
Nói một cách đơn giản, hoạch định cho tiếp thị 360 là một chiến dịch tích hợp với thông điệp gắn kết, thống nhất, được trải rộng trên nhiều điểm tiếp xúc với khách hàng.
Mặc dù nghe có vẻ không khác nhiều so với tiếp thị nói chung – đưa thông điệp và thương hiệu của bạn đến với khách hàng – một chiến dịch 360 thành công đòi hỏi vị trí phù hợp cho thông điệp của bạn, được tinh chỉnh để phục vụ cho đối tượng độc nhất của mỗi kênh tương ứng, nhưng cuối cùng vẫn truyền tải và thúc đẩy được thông điệp duy nhất, thống nhất trong chiến dịch đó.
Các điểm tiếp xúc với khách hàng trong 360 marketing.
Hãy để dữ liệu hướng dẫn chiến dịch tiếp thị 360
Chiến dịch tiếp thị 360 không phải là ở mọi nơi cùng một lúc. Mục tiêu của nó phải là tạo ra ảo giác cho khách hàng hiện tại và trong tương lai rằng thương hiệu của doanh nghiệp đang có mặt ở khắp mọi nơi. Vì vậy, trước khi bày vẽ ra những kế hoạch tiếp thị sáng tạo với KV (key visual) bắt mắt, vui nhộn để làm cho chiến dịch trở nên nổi bật, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ dữ liệu của mình để chọn những kênh nào phù hợp để đưa vào chiến dịch của mình.
Khách hàng của doanh nghiệp hiện đang tương tác với thương hiệu nhiều nhất là ở đâu? Họ là người dùng thường xuyên của Facebook hay họ đang tìm thấy doanh nghiệp trên YouTube? Họ nói gì hoặc nghĩ gì về thương hiệu? Khách hàng mua sắm có những sở thích giống nhau thế nào? Làm thế nào để thương hiệu đóng một vai trò tích cực, cần thiết trong cuộc sống của họ hiện tại?
3 buớc quan trọng trong quá trình thực hiện 360 marketing – xác định đối tượng – tiếp cận đối tượng – phân tích kết quả.
Việc xác định thông điệp thương hiệu muốn truyền tải và đối tượng khách hàng phù hợp sẽ giúp định hình nên chiến dịch tiếp thị 360 của doanh nghiệp, và chỉ định cách mà doanh nghiệp cần phải tùy chỉnh thông điệp cho các kênh tiếp thị tương ứng – từ kỹ thuật số đến trải nghiệm người dùng, mạng xã hội đến quảng cáo ngoài trời.
Từ góc độ phân tích, hãy nên chỉ chọn các phương tiện và các kênh có liên quan nhất cho chiến dịch tiếp thị 360 của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đo lường chính xác lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS), đồng thời góp phần giúp đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
Hãy suy nghĩ về độ dài của chiến dịch tiếp thị
Trước khi thương hiệu ra mắt chiến dịch tiếp thị 360, doanh nghiệp nên xem xét giai đoạn hai và ba của chiến dịch trông như thế nào.
Doanh nghiệp cần tinh chỉnh thông điệp của mình khi tên thương hiệu của doanh nghiệp trở nên phổ biến hay nhận được nhiều sự quan tâm nhất? Liệu rằng có thể lặp lại chủ đề chiến dịch này trong tương lai không? Có cần thiết để khai thác thêm các kênh tiếp thị mới? Quan trọng nhất, liệu doanh nghiệp sẽ “kết thúc” chiến dịch tiếp thị 360 của mình một cách hiệu quả hay bền vững hay không?
Doanh nghiệp nên đảm bảo rằng chiến dịch tiếp thị 360 không phải là để thu hút được tối đa tất cả mọi sự chú ý về mình để rồi sau đó sự chú ý đó sẽ lụi tàn nhanh chóng chỉ một tháng sau đó. Vì vậy, khi doanh nghiệp lập kế hoạch cho chiến dịch tiếp thị 360, hãy vạch ra cách thức mà thông điệp thống nhất (sau cùng) từ chiến dịch này sẽ được đưa vào thông điệp cốt lõi hoặc (hiệu quả hơn) hàng ngày của thương hiệu.
Tóm lại, phát triển chiến dịch tiếp thị 360 là sự cân bằng tối ưu giữa thông điệp được truyền tải trên các kênh tương thích: Doanh nghiệp cần một thông điệp thống nhất có thể phù hợp với khán giả của từng kênh tiếp thị đã được lựa chọn cẩn thận. Tham khảo chéo các số liệu phân tích của doanh nghiệp để gặp gỡ khách hàng ở đâu và sau đó truyền bá thông điệp trên các kênh đó để tạo ra một chiến dịch thành công và có sức ảnh hưởng, tác động sâu rộng tới nhận thức của khách hàng.
Một khái niệm thông dụng được xuất hiện rất nhiều trong các doanh nghiệp gần đây là tiếp thị 360. Tuy nghe có vẻ lớn lao và thú vị, nhưng để hiểu ngắn gọn, xúc tích về tiếp thị 360 thì đây là một phương pháp để đưa thương hiệu của bạn tới thị trường một cách hiệu quả và linh hoạt nhất.
Chiến dịch tiếp thị 360 là về một thông điệp thống nhất
Nói một cách đơn giản, hoạch định cho tiếp thị 360 là một chiến dịch tích hợp với thông điệp gắn kết, thống nhất, được trải rộng trên nhiều điểm tiếp xúc với khách hàng.
Mặc dù nghe có vẻ không khác nhiều so với tiếp thị nói chung – đưa thông điệp và thương hiệu của bạn đến với khách hàng – một chiến dịch 360 thành công đòi hỏi vị trí phù hợp cho thông điệp của bạn, được tinh chỉnh để phục vụ cho đối tượng độc nhất của mỗi kênh tương ứng, nhưng cuối cùng vẫn truyền tải và thúc đẩy được thông điệp duy nhất, thống nhất trong chiến dịch đó.
Hãy để dữ liệu hướng dẫn chiến dịch tiếp thị 360
Chiến dịch tiếp thị 360 không phải là ở mọi nơi cùng một lúc. Mục tiêu của nó phải là tạo ra ảo giác cho khách hàng hiện tại và trong tương lai rằng thương hiệu của doanh nghiệp đang có mặt ở khắp mọi nơi. Vì vậy, trước khi bày vẽ ra những kế hoạch tiếp thị sáng tạo với KV (key visual) bắt mắt, vui nhộn để làm cho chiến dịch trở nên nổi bật, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ dữ liệu của mình để chọn những kênh nào phù hợp để đưa vào chiến dịch của mình.
Khách hàng của doanh nghiệp hiện đang tương tác với thương hiệu nhiều nhất là ở đâu? Họ là người dùng thường xuyên của Facebook hay họ đang tìm thấy doanh nghiệp trên YouTube? Họ nói gì hoặc nghĩ gì về thương hiệu? Khách hàng mua sắm có những sở thích giống nhau thế nào? Làm thế nào để thương hiệu đóng một vai trò tích cực, cần thiết trong cuộc sống của họ hiện tại?
Việc xác định thông điệp thương hiệu muốn truyền tải và đối tượng khách hàng phù hợp sẽ giúp định hình nên chiến dịch tiếp thị 360 của doanh nghiệp, và chỉ định cách mà doanh nghiệp cần phải tùy chỉnh thông điệp cho các kênh tiếp thị tương ứng – từ kỹ thuật số đến trải nghiệm người dùng, mạng xã hội đến quảng cáo ngoài trời.
Từ góc độ phân tích, hãy nên chỉ chọn các phương tiện và các kênh có liên quan nhất cho chiến dịch tiếp thị 360 của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đo lường chính xác lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS), đồng thời góp phần giúp đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
Hãy suy nghĩ về độ dài của chiến dịch tiếp thị
Trước khi thương hiệu ra mắt chiến dịch tiếp thị 360, doanh nghiệp nên xem xét giai đoạn hai và ba của chiến dịch trông như thế nào.
Doanh nghiệp cần tinh chỉnh thông điệp của mình khi tên thương hiệu của doanh nghiệp trở nên phổ biến hay nhận được nhiều sự quan tâm nhất? Liệu rằng có thể lặp lại chủ đề chiến dịch này trong tương lai không? Có cần thiết để khai thác thêm các kênh tiếp thị mới? Quan trọng nhất, liệu doanh nghiệp sẽ “kết thúc” chiến dịch tiếp thị 360 của mình một cách hiệu quả hay bền vững hay không?
Doanh nghiệp nên đảm bảo rằng chiến dịch tiếp thị 360 không phải là để thu hút được tối đa tất cả mọi sự chú ý về mình để rồi sau đó sự chú ý đó sẽ lụi tàn nhanh chóng chỉ một tháng sau đó. Vì vậy, khi doanh nghiệp lập kế hoạch cho chiến dịch tiếp thị 360, hãy vạch ra cách thức mà thông điệp thống nhất (sau cùng) từ chiến dịch này sẽ được đưa vào thông điệp cốt lõi hoặc (hiệu quả hơn) hàng ngày của thương hiệu.
Tóm lại, phát triển chiến dịch tiếp thị 360 là sự cân bằng tối ưu giữa thông điệp được truyền tải trên các kênh tương thích: Doanh nghiệp cần một thông điệp thống nhất có thể phù hợp với khán giả của từng kênh tiếp thị đã được lựa chọn cẩn thận. Tham khảo chéo các số liệu phân tích của doanh nghiệp để gặp gỡ khách hàng ở đâu và sau đó truyền bá thông điệp trên các kênh đó để tạo ra một chiến dịch thành công và có sức ảnh hưởng, tác động sâu rộng tới nhận thức của khách hàng.
Bài viết tham khảo từ nguồn này trên Forbes.
Share this:
Like this: