Có phải đàn ông tập gym nhiều là vì kém thu hút về trí thông minh?
Ngoại hình của những anh chàng sáu múi, đô con, với bắp tay cuồn cuộn, bờ mông săn chắc có phải là chuẩn mực đầu tiên trong việc phụ nữ lựa chọn họ để yêu đương không?
Xã hội hiện đại, ngoại hình được chú trọng hơn bao giờ hết. Chẳng riêng gì phụ nữ đã biết cách tân trang từ khi còn ở độ tuổi niên thiếu, nam giới cũng vậy. Họ quan tâm về mùi hương cơ thể, về tóc tai, cách chải chuốt và đặc biệt là tập thể hình để có được một dáng vóc khỏe mạnh, săn chắc. Đàn ông tập gym đều đặn hàng ngày giờ đây được xem là hình thái xã hội phổ biến.
Tuy nhiên, nhận thức về việc đàn ông càng chú trọng ngoại hình để bù đắp cho khoản thiếu hụt về trí thông minh không có gì là mới mẻ, và bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn khách quan về nhận định này, bắt đầu với lợi ích của việc rèn luyện thể thao.
Hình mẫu cơ bắp thế này được xem là đẹp, đáng ngưỡng mộ trong xã hội hiện đại.
*Lưu ý: Bài viết này không công kích hay bài xích việc đàn ông chăm chỉ tập gym và đam mê rèn luyện thể hình, mà chỉ đơn thuần là đưa ra một góc nhìn xác thực về sự tương quan giữa trí thông minh của nam giới chú trọng và đề cao ngoại hình hơn tất cả thảy.
Những ích lợi lớn của việc rèn luyện thể thao, tập gym
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra ích lợi của việc rèn luyện thể thao đều đặn bao gồm:
Làm cho não bộ “mạnh mẽ” hơn theo hướng điều chỉnh mức độ căng thẳng và lo lắng để làm cho năng lực tư duy của bạn được kiểm soát.
Tập thể dục một cách thường xuyên đem đến sức sống và cơ thể tràn đầy năng lượng, không biếng nhác, giúp cải thiện tâm trạng và cho phép bạn sống một cuộc sống khỏe mạnh và lâu hơn.
Tập thể dục ít nhất 25 phút tại phòng tập thể dục mỗi ngày hay 20 phút vận động mạnh với aerobic trong một tuần, sẽ cung cấp sức mạnh cho cơ bắp giúp cơ thể trẻ trung hơn.
Tập thể dục hàng ngày / tập gym giúp giảm nguy cơ phát triển một số khả năng như hội chứng chuyển hóa (béo phì, cao huyết áp, lượng đường trong máu cao…), giảm nguy cơ viêm loét, loãng xương và bệnh tiểu đường loại 2.
Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa tăng cân và đốt cháy nhiều calo hơn để duy trì vóc dáng cân đối.
Giúp lưu thông máu và cung cấp sức mạnh cho hệ thần kinh để chống lại các bệnh như đột quỵ và cung cấp lượng oxy vừa phải cho các tế bào.
Cải thiện và thúc đẩy giấc ngủ ngon, giảm tình trạng ngủ ngáy và giữ năng lượng cơ thể trong thời gian dài hơn.
Hoạt động thể chất thường xuyên ở phụ nữ có thể giúp kích thích và cân bằng tâm trạng của họ.
Nam giới thường xuyên vận động thể chất / Tập gym có khả năng ít gặp vấn đề về rối loạn cương dương hơn so với những người ít hoạt động hoặc không vận động.
Tập gym giúp cải thiện sức chịu đựng của cơ thể, và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua tuyến mồ hôi, giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa và cải thiện sự trao đổi chất.
Tập gym cũng đồng thời mở ra thêm cơ hội để kết nối xã hội, giúp cải thiện cuộc sống theo nhiều phương diện khác nhau.
Rất nhiều người trẻ hiện nay bắt đầu có thu nhập từ việc luyện tập thể hình đều đặn. Họ trở thành Personal Trainer, kinh doanh phòng tập và định hướng phát triển công việc này lâu dài.
Với những lợi ích dồi dào của việc tập gym, nhiều người tích cực dành thời gian ở phòng gym nhiều hơn cả thời gian ở nhà. Việc rèn luyện thể hình với cường độ cao, đều đặn đã trở thành thói quen, nếp sống phổ biến trong xã hội hiện đại. Thiên kiến nhận thức của nhiều người cũng tự cho rằng đàn ông tập gym và có kết quả tốt (ngoại hình cải thiện) sẽ giúp cuộc sống của họ thay đổi ngoạn mục, nhưng cũng chính từ đó mà dẫn đến việc họ bị ám ảnh và gặp phải hội chứng “muscle dysmorphia” (ám ảnh về cơ bắp).
Muscle Dysmorphia là căn bệnh tâm lý đáng lo ngại của nam giới.
Nếu bạn đã xem qua phim hoạt hình Soul (2020) thì hẳn bạn cũng đã nhận ra mối tương quan giữa đam mê và sự ám ảnh. Một bên đem đến niềm vui thú, sự tích cực, trong khi bên còn lại là sự ràng buộc đầy khổ hạnh, bòn rút đi sức sống của mỗi người.
Muscle Dysmorphia – căn bệnh tâm lý đáng lo ngại của cánh đàn ông tập gym
Ngày nay, hình ảnh cơ thể của đàn ông được cổ súy và nhận định rằng càng to khỏe, càng ít mỡ thừa, cơ bắp rõ ràng thì càng gần với hình thể lý tưởng theo nhận định chung của xã hội. Kể từ những năm 80s, sự xuất hiện của những hình tượng cơ bắp như Ronald Reagan, Arnold Schwarzenegger, Hulk Hogan và Sylvester Stallone đã khiến cho nhận diện về một người đàn ông thuộc tuýp alpha male (thống lĩnh) phải sở hữu một cơ thể cường tráng thế nào.
Những hình tượng vạm vỡ như Dwayne “The Rock” Johnson, Chris Hemsworth, Jason Momoa tại Hollywood và sự phổ biến của những show truyền hình thực tế như Too Hot To Handle, Love Island – nơi những người tham gia đều khoe mẽ cơ thể cơ bắp của mình, với các múi bụng rõ rệt, cơ ngực nảy nở, bắp tay cuồn cuộn trên màn hình TV, đã thúc đẩy một thế hệ thanh niên theo đuổi một cơ thể “hoàn hảo” thông qua việc rèn luyện cơ bắp đến mức ám ảnh.
Ngôi sao phim hành động Dwayne “The Rock” Johnson – người được xem có thân hình tráng kiệt nhất tại Hollywood.
Muscle Dysmorphia là triệu chứng của những người bị ám ảnh về cơ bắp. Họ cảm thấy cơ bắp của mình cần trở nên lớn hơn, bất kể kích thước của họ. Triệu chứng này đôi khi được gọi là “bigorexia”, và thường chỉ gặp ở nam giới. Khoảng 30% những người bị rối loạn tâm lý này cũng sẽ mắc chứng rối loạn ăn uống được chẩn đoán về mặt y khoa, vì những người mắc bệnh này có thể tuân theo chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt.
Bởi vì nam giới bị ám ảnh về cơ bắp không nhận ra vấn đề và tìm cách điều trị, nên việc ước tính tỷ lệ phổ biến của nó trong dân số là không chuẩn xác, nhưng giới chuyên môn tin rằng có khoảng 10-12% nam vận động viên cử tạ, thể hình chuyên nghiệp là thuộc nhóm mắc chứng bệnh tâm lý này, và con số này vẫn có thể đang tăng.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 của viện nghiên cứu “National Library of Medicine” của Mỹ cho thấy có tới 22% nam giới trong độ tuổi 18-24 cho biết chế độ ăn uống của họ tập trung vào việc để tăng cường cơ bắp. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Jason Nagata của Đại học California (San Francisco) cho biết: “Động lực muốn có một thân hình cường tráng, cơ bắp hơn đang trở nên rất phổ biến. Đó là khi việc rèn luyện hình thể, tập gym chiếm lấy cuộc sống của bạn, bao gồm tất cả những khía cạnh khác như công việc, gia đình, bạn bè – đó là biểu hiện rõ ràng nhất của sự ám ảnh. Bên cạnh đó họ cũng có thể đang sử dụng các chất bổ sung bất hợp pháp như steroid để cơ bắp phát triển nhanh hơn.”
Sự ám ảnh cưỡng chế này không dễ để nhận diện, nhất là khi những người xung quanh đều đồng thuận với sở thích tập gym, rèn luyện cơ thể của nạn nhân. Mạng xã hội phát triển khiến cho con người đi tìm kiếm sự tán dương, chấp thuận, ủng hộ từ những con người xa lạ. Sức cộng hưởng của trạng thái tâm lý từ bên trong ra bên ngoài đều hướng nạn nhân tiếp tục tích cực rèn luyện và nỗ lực tập gym nhiều hơn để có thể phát triển cơ bắp tốt hơn, hoặc chí ít là vẫn duy trì được vóc dáng được nhiều người ngưỡng mộ, tán đồng.
Về lâu dài, hậu quả, thiệt thòi mà họ phải gánh chịu dưới sức ảnh hưởng của việc ám ảnh cơ bắp là điều rất khó để nhận định và cảnh báo, tuy nhiên, có một tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà chắc chắn là họ sẽ gặp phải, đó là sự thu hút về trí thông minh của bản thân.
Đàn ông tập gym nhiều là vì kém thu hút về trí thông minh
Cả hai vế này đều đúng: đàn ông tập gym nhiều là vì kém thu hút về trí thông minh và đàn ông kém thu hút về trí thông minh do tập gym nhiều. Ở vế đầu tiên, bạn có thể tranh luận rằng nhận định về việc đàn ông tập gym nhiều là vì kém thu hút về trí thông minh là một nhận định mang tính “xúc phạm” và không có cơ sở thực tiễn.
Nhưng theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Journal of Health Psychology (Tạp chí Tâm lý học Sức khỏe) đã công bố rằng: trung bình, những người ít hoạt động thể chất có xu hướng nhạy bén về trí thông minh hơn những người tích cực hoạt động thể chất với tần suất thường xuyên. Các nhà nghiên cứu khoa học thậm chí còn phát triển một định nghĩa kỳ lạ cho “sự lười biếng” – họ gọi nó là “nhu cầu nhận thức”.
Những người có đặc điểm này khao khát nhìn nhận thế giới xung quanh theo cấu trúc tư duy và lý luận. Họ thường theo đuổi các hoạt động mang lại sự kích thích trí não mạnh mẽ chẳng hạn như giải đố hoặc tranh luận. Những người đam mê vận động thể hình và tập gym sẽ ngược lại với nhóm này. Họ sẽ cảm thấy thỏa mãn và vui thú hơn với các vận động thể chất thay vì các hoạt động trí óc ở nhóm đối lập.
Nam danh hài Bert Kreischer.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá “nhu cầu nhận thức” với 60 đối tượng được chia thành hai nhóm (“người thích động não” và “người ít động não”) dựa trên các câu trả lời khảo sát của họ. Tất cả những người tham gia sau đó đeo thiết bị theo dõi hoạt động trong khoảng thời gian bảy ngày, cung cấp cho các nhà nghiên cứu cái nhìn rõ ràng về thói quen của họ.
Dữ liệu cho thấy những người có chỉ số IQ cao sẽ ít cảm thấy bị chán hơn, khả năng tập trung cũng cao hơn, khiến cho họ ít hoạt động mạnh và dành nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ. Nhóm có xu hướng năng động (ít động não) rất dễ cảm thấy nhàm chán khi phải ngồi yên và đối diện với những suy nghĩ trừu tượng của họ. Thay vào đó, họ thích kích thích trí óc bằng những công việc hoạt động tay chân như thể thao và các hoạt động thể chất khác.
Sự thu hút về trí thông minh bị ảnh hưởng khi đàn ông tập gym nhiều cũng rất dễ dàng để giải thích. Đây là những đối tượng bị ám ảnh về cơ bắp và sử dụng thời gian của họ phần lớn cho việc rèn luyện và nghĩ về cách thức để tăng cường, duy trì cơ bắp. Bởi thế mà họ sẽ không có dành thời gian cho việc đọc sách, rèn luyện trí não hay phát triển tư duy. Nhận thức lẫn kiến thức của họ bị giới hạn phát triển.
Đọc sách là một trong những thói quen giúp rèn luyện trí óc tốt nhất,
Nếu nghĩ về vấn đề này và soi xét vào thực tế, bạn cũng sẽ nhận ra rằng những người giàu có, được khen ngợi bởi trí thông minh và chỉ số IQ cao như Bill Gates, Elon Musk, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Jeff Bezoz, Warren Buffett – đều là những người không nghiện rèn luyện cơ thể hay tập gym mà chú trọng vào việc phát triển trí não. Điểm chung ở họ: đều là những người đàn ông có dáng vóc không theo quy chuẩn về vẻ đẹp hình thể của xã hội ngày nay.
Một khía cạnh nhìn nhận khác, những người hài hước thường là những người thông minh – nhờ sự thông minh của họ mà họ trở nên hài hước, một cách rất tự nhiên. Sức hút về tính giới của đàn ông hài hước sẽ luôn cao hơn nhiều lần so với đàn ông sở hữu cơ bụng sáu múi và hình thể lực lưỡng. Chính bởi những người đàn ông kém thu hút về trí thông minh sẽ khó lòng có thể cạnh tranh được với những đối tượng như vậy, nên họ càng phải dày công tập luyện để bù đắp lại cho phần thiếu hụt về trí tuệ của bản thân.
Đàn ông thông minh và hài hước thường có sức hút tính giới mạnh mẽ và dễ thành công hơn so với đàn ông chỉ có ngoại hình cơ bắp.
Những người tự tin vào trí tuệ của bản thân, thường họ sẽ không đi tìm kiếm sự công nhận về ngoại hình như những người đàn ông tập gym. Họ thoải mái với một cơ thể tăng trưởng theo tự nhiên, dù rằng họ sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe nếu duy trì một lối sống không vận động. Nhưng mấu chốt ở đây là sự thu hút về tính giới giữa hai nhóm luôn có một sự cách biệt rõ ràng, mà phần thắng sẽ luôn nghiêng về đàn ông thông minh – bởi họ là nhóm đối tượng bảo đảm cho sự thành công, địa vị xã hội và tài chính dồi dào.
Cơ bắp không phải là sức mạnh duy nhất của đàn ông
Trong bối cảnh COVID-19 tác động đến hành vi, lối sống và sinh hoạt của cộng đồng, rõ ràng nhận thức của mỗi người về sự phát triển của bản thân cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Khi phòng gym bị đóng cửa và nhiều người phải ngừng việc rèn luyện cơ thể – vốn là nếp sinh hoạt quen thuộc, ai trong số họ sẽ nhận ra được rằng mình đang bị ám ảnh với việc duy trì một cơ thể cường tráng, cơ bắp? Ai trong số họ sẽ nhận định được rằng mình đang bị hội chứng ám ảnh cơ bắp tác động và có rất ít cơ hội được giải thoát khỏi nó, nếu như không ai xung quanh họ đề cập đến vấn đề này?
Nam giới trẻ tuổi là những đối tượng có ít sức đề kháng trước những cám dỗ, thói bầy đàn và định chuẩn của xã hội. Trong bối cảnh cách ly xã hội trong năm qua, họ cần nhận ra rằng sức khỏe của bản thân có thể được cải thiện tích cực khi tập trung vào việc chăm sóc tinh thần, liên kết với cộng đồng xung quanh và tận hưởng những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, thay vì chỉ tập trung vào một thói quen thiếu linh hoạt và chủ nghĩa cá nhân hướng tới mục tiêu về ngoại hình là chỉ để nhận được sự công nhận từ người khác.
Nam giới cần nhận ra rằng sức khỏe của bản thân có thể được cải thiện tích cực khi tập trung vào việc chăm sóc tinh thần, liên kết với cộng đồng xung quanh và tận hưởng những khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Đừng biến việc tập gym và rèn luyện thể hình là một công việc, thay vì nhìn nhận nó là một hoạt động thể chất mang đến sự tích cực, vui khỏe và có những lợi ích nhất định. Đừng để niềm-vui-vốn-dĩ trở thành nỗi ám ảnh về cơ bắp và đem đến sự chán nản, lo lắng, cô đơn lẫn kiệt sức. Đây hoàn toàn có thể là những hậu quả về lâu dài của việc nam giới bị ám ảnh cơ bắp. Bản lĩnh và sự quyết tâm là hành trang cần thiết để vượt qua nỗi ám ảnh khó nhận thấy này, miễn là nam giới không ngại xấu hổ và tìm đến những nguồn đáng tin cậy để chia sẻ và được giúp đỡ. (Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy chia sẻ cùng Rose)
Giống như trích đoạn trong “Iron and the Soul” – luận văn của tác giả Henry Rollins: “Sức nặng của cơ bắp không đồng nghĩa với sức mạnh. Sức mạnh đến từ lòng tốt và sự nhạy cảm. Sức mạnh đến từ nhận thức đúng đắn rằng sức mạnh thực sự của bạn là bởi cả thể chất và cảm xúc đến từ cơ thể, tâm trí và cả trái tim của bạn.”
Xã hội hiện đại, ngoại hình được chú trọng hơn bao giờ hết. Chẳng riêng gì phụ nữ đã biết cách tân trang từ khi còn ở độ tuổi niên thiếu, nam giới cũng vậy. Họ quan tâm về mùi hương cơ thể, về tóc tai, cách chải chuốt và đặc biệt là tập thể hình để có được một dáng vóc khỏe mạnh, săn chắc. Đàn ông tập gym đều đặn hàng ngày giờ đây được xem là hình thái xã hội phổ biến.
Tuy nhiên, nhận thức về việc đàn ông càng chú trọng ngoại hình để bù đắp cho khoản thiếu hụt về trí thông minh không có gì là mới mẻ, và bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn khách quan về nhận định này, bắt đầu với lợi ích của việc rèn luyện thể thao.
*Lưu ý: Bài viết này không công kích hay bài xích việc đàn ông chăm chỉ tập gym và đam mê rèn luyện thể hình, mà chỉ đơn thuần là đưa ra một góc nhìn xác thực về sự tương quan giữa trí thông minh của nam giới chú trọng và đề cao ngoại hình hơn tất cả thảy.
Những ích lợi lớn của việc rèn luyện thể thao, tập gym
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra ích lợi của việc rèn luyện thể thao đều đặn bao gồm:
Với những lợi ích dồi dào của việc tập gym, nhiều người tích cực dành thời gian ở phòng gym nhiều hơn cả thời gian ở nhà. Việc rèn luyện thể hình với cường độ cao, đều đặn đã trở thành thói quen, nếp sống phổ biến trong xã hội hiện đại. Thiên kiến nhận thức của nhiều người cũng tự cho rằng đàn ông tập gym và có kết quả tốt (ngoại hình cải thiện) sẽ giúp cuộc sống của họ thay đổi ngoạn mục, nhưng cũng chính từ đó mà dẫn đến việc họ bị ám ảnh và gặp phải hội chứng “muscle dysmorphia” (ám ảnh về cơ bắp).
Nếu bạn đã xem qua phim hoạt hình Soul (2020) thì hẳn bạn cũng đã nhận ra mối tương quan giữa đam mê và sự ám ảnh. Một bên đem đến niềm vui thú, sự tích cực, trong khi bên còn lại là sự ràng buộc đầy khổ hạnh, bòn rút đi sức sống của mỗi người.
Muscle Dysmorphia – căn bệnh tâm lý đáng lo ngại của cánh đàn ông tập gym
Ngày nay, hình ảnh cơ thể của đàn ông được cổ súy và nhận định rằng càng to khỏe, càng ít mỡ thừa, cơ bắp rõ ràng thì càng gần với hình thể lý tưởng theo nhận định chung của xã hội. Kể từ những năm 80s, sự xuất hiện của những hình tượng cơ bắp như Ronald Reagan, Arnold Schwarzenegger, Hulk Hogan và Sylvester Stallone đã khiến cho nhận diện về một người đàn ông thuộc tuýp alpha male (thống lĩnh) phải sở hữu một cơ thể cường tráng thế nào.
Những hình tượng vạm vỡ như Dwayne “The Rock” Johnson, Chris Hemsworth, Jason Momoa tại Hollywood và sự phổ biến của những show truyền hình thực tế như Too Hot To Handle, Love Island – nơi những người tham gia đều khoe mẽ cơ thể cơ bắp của mình, với các múi bụng rõ rệt, cơ ngực nảy nở, bắp tay cuồn cuộn trên màn hình TV, đã thúc đẩy một thế hệ thanh niên theo đuổi một cơ thể “hoàn hảo” thông qua việc rèn luyện cơ bắp đến mức ám ảnh.
Muscle Dysmorphia là triệu chứng của những người bị ám ảnh về cơ bắp. Họ cảm thấy cơ bắp của mình cần trở nên lớn hơn, bất kể kích thước của họ. Triệu chứng này đôi khi được gọi là “bigorexia”, và thường chỉ gặp ở nam giới. Khoảng 30% những người bị rối loạn tâm lý này cũng sẽ mắc chứng rối loạn ăn uống được chẩn đoán về mặt y khoa, vì những người mắc bệnh này có thể tuân theo chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt.
Bởi vì nam giới bị ám ảnh về cơ bắp không nhận ra vấn đề và tìm cách điều trị, nên việc ước tính tỷ lệ phổ biến của nó trong dân số là không chuẩn xác, nhưng giới chuyên môn tin rằng có khoảng 10-12% nam vận động viên cử tạ, thể hình chuyên nghiệp là thuộc nhóm mắc chứng bệnh tâm lý này, và con số này vẫn có thể đang tăng.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 của viện nghiên cứu “National Library of Medicine” của Mỹ cho thấy có tới 22% nam giới trong độ tuổi 18-24 cho biết chế độ ăn uống của họ tập trung vào việc để tăng cường cơ bắp. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Jason Nagata của Đại học California (San Francisco) cho biết: “Động lực muốn có một thân hình cường tráng, cơ bắp hơn đang trở nên rất phổ biến. Đó là khi việc rèn luyện hình thể, tập gym chiếm lấy cuộc sống của bạn, bao gồm tất cả những khía cạnh khác như công việc, gia đình, bạn bè – đó là biểu hiện rõ ràng nhất của sự ám ảnh. Bên cạnh đó họ cũng có thể đang sử dụng các chất bổ sung bất hợp pháp như steroid để cơ bắp phát triển nhanh hơn.”
Sự ám ảnh cưỡng chế này không dễ để nhận diện, nhất là khi những người xung quanh đều đồng thuận với sở thích tập gym, rèn luyện cơ thể của nạn nhân. Mạng xã hội phát triển khiến cho con người đi tìm kiếm sự tán dương, chấp thuận, ủng hộ từ những con người xa lạ. Sức cộng hưởng của trạng thái tâm lý từ bên trong ra bên ngoài đều hướng nạn nhân tiếp tục tích cực rèn luyện và nỗ lực tập gym nhiều hơn để có thể phát triển cơ bắp tốt hơn, hoặc chí ít là vẫn duy trì được vóc dáng được nhiều người ngưỡng mộ, tán đồng.
Về lâu dài, hậu quả, thiệt thòi mà họ phải gánh chịu dưới sức ảnh hưởng của việc ám ảnh cơ bắp là điều rất khó để nhận định và cảnh báo, tuy nhiên, có một tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà chắc chắn là họ sẽ gặp phải, đó là sự thu hút về trí thông minh của bản thân.
Đàn ông tập gym nhiều là vì kém thu hút về trí thông minh
Cả hai vế này đều đúng: đàn ông tập gym nhiều là vì kém thu hút về trí thông minh và đàn ông kém thu hút về trí thông minh do tập gym nhiều. Ở vế đầu tiên, bạn có thể tranh luận rằng nhận định về việc đàn ông tập gym nhiều là vì kém thu hút về trí thông minh là một nhận định mang tính “xúc phạm” và không có cơ sở thực tiễn.
Nhưng theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Journal of Health Psychology (Tạp chí Tâm lý học Sức khỏe) đã công bố rằng: trung bình, những người ít hoạt động thể chất có xu hướng nhạy bén về trí thông minh hơn những người tích cực hoạt động thể chất với tần suất thường xuyên. Các nhà nghiên cứu khoa học thậm chí còn phát triển một định nghĩa kỳ lạ cho “sự lười biếng” – họ gọi nó là “nhu cầu nhận thức”.
Những người có đặc điểm này khao khát nhìn nhận thế giới xung quanh theo cấu trúc tư duy và lý luận. Họ thường theo đuổi các hoạt động mang lại sự kích thích trí não mạnh mẽ chẳng hạn như giải đố hoặc tranh luận. Những người đam mê vận động thể hình và tập gym sẽ ngược lại với nhóm này. Họ sẽ cảm thấy thỏa mãn và vui thú hơn với các vận động thể chất thay vì các hoạt động trí óc ở nhóm đối lập.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá “nhu cầu nhận thức” với 60 đối tượng được chia thành hai nhóm (“người thích động não” và “người ít động não”) dựa trên các câu trả lời khảo sát của họ. Tất cả những người tham gia sau đó đeo thiết bị theo dõi hoạt động trong khoảng thời gian bảy ngày, cung cấp cho các nhà nghiên cứu cái nhìn rõ ràng về thói quen của họ.
Dữ liệu cho thấy những người có chỉ số IQ cao sẽ ít cảm thấy bị chán hơn, khả năng tập trung cũng cao hơn, khiến cho họ ít hoạt động mạnh và dành nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ. Nhóm có xu hướng năng động (ít động não) rất dễ cảm thấy nhàm chán khi phải ngồi yên và đối diện với những suy nghĩ trừu tượng của họ. Thay vào đó, họ thích kích thích trí óc bằng những công việc hoạt động tay chân như thể thao và các hoạt động thể chất khác.
Sự thu hút về trí thông minh bị ảnh hưởng khi đàn ông tập gym nhiều cũng rất dễ dàng để giải thích. Đây là những đối tượng bị ám ảnh về cơ bắp và sử dụng thời gian của họ phần lớn cho việc rèn luyện và nghĩ về cách thức để tăng cường, duy trì cơ bắp. Bởi thế mà họ sẽ không có dành thời gian cho việc đọc sách, rèn luyện trí não hay phát triển tư duy. Nhận thức lẫn kiến thức của họ bị giới hạn phát triển.
Nếu nghĩ về vấn đề này và soi xét vào thực tế, bạn cũng sẽ nhận ra rằng những người giàu có, được khen ngợi bởi trí thông minh và chỉ số IQ cao như Bill Gates, Elon Musk, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Jeff Bezoz, Warren Buffett – đều là những người không nghiện rèn luyện cơ thể hay tập gym mà chú trọng vào việc phát triển trí não. Điểm chung ở họ: đều là những người đàn ông có dáng vóc không theo quy chuẩn về vẻ đẹp hình thể của xã hội ngày nay.
Một khía cạnh nhìn nhận khác, những người hài hước thường là những người thông minh – nhờ sự thông minh của họ mà họ trở nên hài hước, một cách rất tự nhiên. Sức hút về tính giới của đàn ông hài hước sẽ luôn cao hơn nhiều lần so với đàn ông sở hữu cơ bụng sáu múi và hình thể lực lưỡng. Chính bởi những người đàn ông kém thu hút về trí thông minh sẽ khó lòng có thể cạnh tranh được với những đối tượng như vậy, nên họ càng phải dày công tập luyện để bù đắp lại cho phần thiếu hụt về trí tuệ của bản thân.
Những người tự tin vào trí tuệ của bản thân, thường họ sẽ không đi tìm kiếm sự công nhận về ngoại hình như những người đàn ông tập gym. Họ thoải mái với một cơ thể tăng trưởng theo tự nhiên, dù rằng họ sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe nếu duy trì một lối sống không vận động. Nhưng mấu chốt ở đây là sự thu hút về tính giới giữa hai nhóm luôn có một sự cách biệt rõ ràng, mà phần thắng sẽ luôn nghiêng về đàn ông thông minh – bởi họ là nhóm đối tượng bảo đảm cho sự thành công, địa vị xã hội và tài chính dồi dào.
Cơ bắp không phải là sức mạnh duy nhất của đàn ông
Trong bối cảnh COVID-19 tác động đến hành vi, lối sống và sinh hoạt của cộng đồng, rõ ràng nhận thức của mỗi người về sự phát triển của bản thân cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Khi phòng gym bị đóng cửa và nhiều người phải ngừng việc rèn luyện cơ thể – vốn là nếp sinh hoạt quen thuộc, ai trong số họ sẽ nhận ra được rằng mình đang bị ám ảnh với việc duy trì một cơ thể cường tráng, cơ bắp? Ai trong số họ sẽ nhận định được rằng mình đang bị hội chứng ám ảnh cơ bắp tác động và có rất ít cơ hội được giải thoát khỏi nó, nếu như không ai xung quanh họ đề cập đến vấn đề này?
Nam giới trẻ tuổi là những đối tượng có ít sức đề kháng trước những cám dỗ, thói bầy đàn và định chuẩn của xã hội. Trong bối cảnh cách ly xã hội trong năm qua, họ cần nhận ra rằng sức khỏe của bản thân có thể được cải thiện tích cực khi tập trung vào việc chăm sóc tinh thần, liên kết với cộng đồng xung quanh và tận hưởng những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, thay vì chỉ tập trung vào một thói quen thiếu linh hoạt và chủ nghĩa cá nhân hướng tới mục tiêu về ngoại hình là chỉ để nhận được sự công nhận từ người khác.
Đừng biến việc tập gym và rèn luyện thể hình là một công việc, thay vì nhìn nhận nó là một hoạt động thể chất mang đến sự tích cực, vui khỏe và có những lợi ích nhất định. Đừng để niềm-vui-vốn-dĩ trở thành nỗi ám ảnh về cơ bắp và đem đến sự chán nản, lo lắng, cô đơn lẫn kiệt sức. Đây hoàn toàn có thể là những hậu quả về lâu dài của việc nam giới bị ám ảnh cơ bắp. Bản lĩnh và sự quyết tâm là hành trang cần thiết để vượt qua nỗi ám ảnh khó nhận thấy này, miễn là nam giới không ngại xấu hổ và tìm đến những nguồn đáng tin cậy để chia sẻ và được giúp đỡ. (Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy chia sẻ cùng Rose)
Giống như trích đoạn trong “Iron and the Soul” – luận văn của tác giả Henry Rollins: “Sức nặng của cơ bắp không đồng nghĩa với sức mạnh. Sức mạnh đến từ lòng tốt và sự nhạy cảm. Sức mạnh đến từ nhận thức đúng đắn rằng sức mạnh thực sự của bạn là bởi cả thể chất và cảm xúc đến từ cơ thể, tâm trí và cả trái tim của bạn.”
Bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn
[1] https://www.theguardian.com/lifeandstyle/2019/jul/17/gym-eat-repeat-the-shocking-rise-of-muscle-dysmorphia
[2] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31220361/
[3] https://www.cnbc.com/2019/02/15/the-science-backed-reason-lazy-people-are-smarter-more-successful-and-better-employees.html
[4] https://www.theguardian.com/commentisfree/2020/dec/31/gyms-closing-pandemic-men-mental-health
[5] https://kareyourhealth.com/gyming-is-good-for-your-health/
Share this:
Like this: