Tránh được cám dỗ của việc thể hiện ra rằng bạn thông minh như thế nào — điều đó thật sự khôn ngoan hơn rất nhiều là khi bạn luôn thể hiện nó ra – Robert Greene nhận định về ích lợi của sự khiêm tốn về trí tuệ.
Người trẻ chắc hiếm ai nghĩ rằng mình phải biết cách để kiềm chế việc thể hiện ra rằng mình thông minh và khôn ngoan thế nào. Chúng ta sống trong một mô hình xã hội hiện đại, khi mà nhan sắc, địa vị và trí thức là điều đáng để tự hào và trưng diện – hệt như một chiếc huân chương vinh dự gắn trên tấm áo của mỗi người vậy, hay là hồ sơ mạng xã hội được nhiều sự quan tâm – suy cho cùng lợi ích lớn nhất của Facebook hay Instagram là để quảng giao và quảng cáo hình ảnh cá nhân thôi mà.
Tuy nhiên, khiêm tốn về trí tuệ là một đặc tính chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Đây không phải là một sự giả vờ khiêm nhu, thờ ơ hay xem nhẹ giá trị của bản thân, đây thực chất là một tính cách giúp ích cho mỗi cá nhân tránh né được những phiền phức, đòi hỏi hay thỏa hiệp đáng lý không nên xảy ra ngay từ đầu.
Nhìn nhận về sự khiêm tốn về trí tuệ
Việc áp dụng thành công câu trích dẫn của Robert Greene chính là chìa khóa chính dẫn đến thành công và cả hạnh phúc. Hãy suy nghĩ về những tình huống thường nhật xảy ra tới tất cả chúng ta.
Hãy so sánh tình huống giả định dưới đây, về một cuộc cạnh tranh giữa bạn và một người khác , bạn sẽ cho rằng điều gì là có lợi hơn nếu như,
Đối thủ cạnh tranh của bạn xem nhẹ trí thông minh và năng lực của bạn.
Đối thủ nhận diện và dè chừng về mức độ thông minh của bạn.
Những tay chơi bài kiêm lừa phỉnh giỏi sẽ có chiến thuật thế nào? Lúc đầu, họ giả vờ như thể họ chơi không tốt trong vài ván đầu tiên, thua một số tiền trước, chỉ để giành lại số tiền đó gấp mười lần khi họ đánh bại đối thủ của họ với mức đặt cược lớn hơn.
Và đối thủ của những tay chơi đó, thậm chí không nhận ra rằng mình đã bị lừa ngoạn mục thế nào. Dĩ nhiên, bạn không cần phải nghĩ về đặc điểm này theo hướng tiêu cực như một trò lừa bịp. Nhưng nhìn chung, sự khiêm tốn về mặt trí tuệ là một “siêu năng lực” mà bạn có thể sử dụng để làm lợi thế của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Những người có trí thông minh cao, thường có xu hướng không quá xem trọng những thước đo, mức độ chuẩn mực mà xã hội quy định, chỉ để phù hợp để hòa hợp với mọi người.
Bạn đã từng xem series đình đám “The Big Bang Theory” rồi chứ? Nếu rồi, chắc hẳn bạn sẽ nhớ tới nhân vật Sheldon Cooper. Làm thế nào một người nào đó có thể có chỉ số IQ cao như vậy lại gặp khó khăn hay không thể hòa đồng với xã hội? Bởi vì người thông minh thôi thúc chứng tỏ trí thông minh của họ và luôn tỏ ra thông minh hơn bất cứ ai họ đang nói chuyện, điều này được thể hiện rất rõ trong series này.
Sheldon Cooper trong The Big Bang Theory.
Hãy thử nhớ những lần bạn trực tiếp tham gia vào các cuộc tranh luận với mọi người đi. Có khi nào bạn thực sự đào sâu để tìm hiểu sâu về lý do mình gắng sức tranh luận như vậy chứ? Có phải hầu như lúc nào bạn cũng muốn thể hiện trí thông minh của mình chứ không phải vì muốn có một cuộc tranh luận có ý nghĩa không? Hãy trung thực với chính mình về điều này.
Hành động kiểu như vậy sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu, đó là sự thật. Nhưng thực chất, việc tỏ ra rằng bạn thông minh là thậm chí không cần thiết. Nếu bạn thông minh, mọi người hoàn toàn có thể nhận diện được mà không cần bạn phải cố gắng khoe mẽ nó.
Nếu bạn thực sự thông minh, bạn sẽ hiểu rằng có một dạng trí thông minh có giá trị hơn “thông minh kiểu sách vở”, I.Q cao, hoặc những biểu hiện bên ngoài để khiến bạn trở nên thông minh hơn. Có một dạng gọi là trí tuệ xã hội, và nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều. Đó là lý do xã hội ngày nay, bạn có thể thấy một số người không phải là nhà khoa học, nhưng lại thăng tiến trong sự nghiệp nhờ vào khả năng xây dựng mối quan hệ của họ. Và cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ với mọi người là liên kết với họ ở chính mức độ của họ.
Để có thể đạt được sự khiêm tốn về mặt trí tuệ, hãy tránh những điều sau
Tranh luận gay gắt với mọi người: Tranh luận không bao giờ dẫn đến thay đổi suy nghĩ và thường dẫn đến cảm giác tổn thương, thù địch hay thậm chí là không nể phục.
Cố gắng chỉnh sửa mọi người cho đúng: Nếu bạn nghe ai đó nói một điều gì đó không chính xác và điều đó không làm tổn thương ai, hãy cứ để nó yên như thế, đừng cố gắng để chỉnh sửa và khơi gợi tranh luận để lôi ra sự thật.
Chi phối cuộc trò chuyện: Việc ba hoa tất cả những hiểu biết trí tuệ của bạn trong một cuộc trò chuyện không phải là điều sẽ gây ấn tượng với mọi người, mà có khả năng lớn là tạo ra phản ứng ngược.
Về cơ bản, hiểu biết về nhiều chủ đề khác nhau nhưng không tỏ ra là mình biết tất cả mọi thứ về nó, sẽ giúp bạn tạo ra những kết nối có ý nghĩa và nó cũng sẽ dạy cho bạn những bài học quý giá trong suốt quá trình phát triển, dù là trong công việc lẫn cuộc sống.
Những bài học rút ra từ việc biết kiềm chế bản thân và không phô trương
Nhiều người thông minh cố gắng thể hiện trí thông minh của mình vì rất có thể họ thiếu tự tin trong các lĩnh vực khác.
Nếu bạn lớn lên với cái mác là giỏi giang, thông minh từ những người xung quanh, thì có lẽ bạn thực sự đã xây dựng nên một sự phức tạp về trí thông minh của bản thân. Bạn, tuy rằng, đã xây dựng bản sắc cá nhân của mình nhờ sự thông minh và không ngần ngại thể hiện kiến thức của mình, nhưng đó cũng là lúc mà bạn quên mất giá trị của sự kiềm chế.
Hãy ghi nhận và thực hành các giá trị sau:
Sức mạnh của việc chỉ lắng nghe: Nếu bạn chỉ im lặng và lắng nghe, bạn có thể thu thập được rất nhiều thông tin có giá trị. Thậm chí tốt hơn, nếu ai đó đánh giá thấp trí thông minh của bạn, họ sẽ còn tiết lộ nhiều thứ có giá trị hơn nữa.
Mạng xã hội và hành vi sống phụ thuộc vào nó là tác nhân khiến cho con người ta khó lòng thực hành sự khiêm tốn về trí tuệ, lẫn những yếu tố khác trong cuộc sống.
Sự tự tin thầm lặng: Thiết nghĩ về một hành vi tương đồng, đó là đi nghỉ dưỡng xa hoa mà không chia sẻ một bức ảnh nào về nó trên mạng xã hội. Một người làm được điều này, hẳn là không màng tìm kiếm sự xác thực từ những người khác. Bạn, có lẽ, nên tự đánh giá cao trí thông minh của mình khi bạn kiềm chế được những hành vi khoe mẽ thế này, trừ khi công việc của bạn đòi hỏi rằng bạn buộc phải sử dụng mạng xã hội để đem tới lợi ích chung.
Nhận ra rằng bạn có nhiều điều để học hỏi: Thông minh như bạn có thể nghĩ, bạn không phải là một thiên tài và không thể không mắc phạm sai lầm. Hãy luôn khiêm nhường, cởi mở để lắng nghe và tiếp thu từ những người khác, bởi tất cả mọi người mà bạn tiếp xúc, sẽ đều có những điểm mạnh hay điều gì đó để khiến bạn trở nên tốt hơn. Tất cả những gì bạn cần là đừng để trí thông minh của mình cản trở nó xảy ra.
Ảnh hưởng của bạn đến những người khác khi bạn biết cách để khiêm tốn về trí tuệ
Hãy tưởng tượng bạn đang rất giàu có. Bạn sống trong một biệt thự, có 12 chiếc ô tô và đi du lịch khắp thế giới. Tuy nhiên, khi bạn gặp mọi người, bạn ăn mặc bình thường, không dành thời gian để nói về tiền bạc của mình và chỉ liên hệ với mọi người ở mức độ xã hội.
Cuối cùng, bạn mời một số người mà bạn quen gọi là ‘bạn bình thường’ trở lại biệt thự xa hoa của bạn. Bạn biết điều gì sẽ gây ấn tượng với họ nhất không? Thực tế là sự giàu có của bạn khiến họ hoàn toàn bất ngờ và bạn đã không cố gắng phô trương nó để giành được sự ưu ái của họ. Đó mới chính là thứ khiến họ cảm thấy ấn tượng nhất về bạn.
Trí thông minh cũng tương tự, bạn cũng sẽ có sức ảnh hưởng đối với mọi người nếu bạn cho phép họ hiểu bạn và đánh giá cao trí thông minh của bạn theo thước đo thời gian của riêng họ. Hãy nhớ rằng, bạn không nhất thiết phải để mọi người biết bạn thông minh như thế nào. Thay vì đó, người phù hợp và hiểu bạn có quyền được biết.
Sự kiềm chế sẽ giúp bạn thành công và hạnh phúc. Sự kiềm chế và khiêm tốn về trí tuệ là một trong những đặc tính hữu ích nhất của con người mà rõ ràng là đang bị xem nhẹ quá mức trong xã hội hiện nay.
Tránh được cám dỗ của việc thể hiện ra rằng bạn thông minh như thế nào — điều đó thật sự khôn ngoan hơn rất nhiều là khi bạn luôn thể hiện nó ra – Robert Greene nhận định về ích lợi của sự khiêm tốn về trí tuệ.
Người trẻ chắc hiếm ai nghĩ rằng mình phải biết cách để kiềm chế việc thể hiện ra rằng mình thông minh và khôn ngoan thế nào. Chúng ta sống trong một mô hình xã hội hiện đại, khi mà nhan sắc, địa vị và trí thức là điều đáng để tự hào và trưng diện – hệt như một chiếc huân chương vinh dự gắn trên tấm áo của mỗi người vậy, hay là hồ sơ mạng xã hội được nhiều sự quan tâm – suy cho cùng lợi ích lớn nhất của Facebook hay Instagram là để quảng giao và quảng cáo hình ảnh cá nhân thôi mà.
Tuy nhiên, khiêm tốn về trí tuệ là một đặc tính chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Đây không phải là một sự giả vờ khiêm nhu, thờ ơ hay xem nhẹ giá trị của bản thân, đây thực chất là một tính cách giúp ích cho mỗi cá nhân tránh né được những phiền phức, đòi hỏi hay thỏa hiệp đáng lý không nên xảy ra ngay từ đầu.
Nhìn nhận về sự khiêm tốn về trí tuệ
Việc áp dụng thành công câu trích dẫn của Robert Greene chính là chìa khóa chính dẫn đến thành công và cả hạnh phúc. Hãy suy nghĩ về những tình huống thường nhật xảy ra tới tất cả chúng ta.
Hãy so sánh tình huống giả định dưới đây, về một cuộc cạnh tranh giữa bạn và một người khác , bạn sẽ cho rằng điều gì là có lợi hơn nếu như,
Những tay chơi bài kiêm lừa phỉnh giỏi sẽ có chiến thuật thế nào? Lúc đầu, họ giả vờ như thể họ chơi không tốt trong vài ván đầu tiên, thua một số tiền trước, chỉ để giành lại số tiền đó gấp mười lần khi họ đánh bại đối thủ của họ với mức đặt cược lớn hơn.
Và đối thủ của những tay chơi đó, thậm chí không nhận ra rằng mình đã bị lừa ngoạn mục thế nào. Dĩ nhiên, bạn không cần phải nghĩ về đặc điểm này theo hướng tiêu cực như một trò lừa bịp. Nhưng nhìn chung, sự khiêm tốn về mặt trí tuệ là một “siêu năng lực” mà bạn có thể sử dụng để làm lợi thế của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Những người có trí thông minh cao, thường có xu hướng không quá xem trọng những thước đo, mức độ chuẩn mực mà xã hội quy định, chỉ để phù hợp để hòa hợp với mọi người.
Bạn đã từng xem series đình đám “The Big Bang Theory” rồi chứ? Nếu rồi, chắc hẳn bạn sẽ nhớ tới nhân vật Sheldon Cooper. Làm thế nào một người nào đó có thể có chỉ số IQ cao như vậy lại gặp khó khăn hay không thể hòa đồng với xã hội? Bởi vì người thông minh thôi thúc chứng tỏ trí thông minh của họ và luôn tỏ ra thông minh hơn bất cứ ai họ đang nói chuyện, điều này được thể hiện rất rõ trong series này.
Hãy thử nhớ những lần bạn trực tiếp tham gia vào các cuộc tranh luận với mọi người đi. Có khi nào bạn thực sự đào sâu để tìm hiểu sâu về lý do mình gắng sức tranh luận như vậy chứ? Có phải hầu như lúc nào bạn cũng muốn thể hiện trí thông minh của mình chứ không phải vì muốn có một cuộc tranh luận có ý nghĩa không? Hãy trung thực với chính mình về điều này.
Hành động kiểu như vậy sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu, đó là sự thật. Nhưng thực chất, việc tỏ ra rằng bạn thông minh là thậm chí không cần thiết. Nếu bạn thông minh, mọi người hoàn toàn có thể nhận diện được mà không cần bạn phải cố gắng khoe mẽ nó.
Nếu bạn thực sự thông minh, bạn sẽ hiểu rằng có một dạng trí thông minh có giá trị hơn “thông minh kiểu sách vở”, I.Q cao, hoặc những biểu hiện bên ngoài để khiến bạn trở nên thông minh hơn. Có một dạng gọi là trí tuệ xã hội, và nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều. Đó là lý do xã hội ngày nay, bạn có thể thấy một số người không phải là nhà khoa học, nhưng lại thăng tiến trong sự nghiệp nhờ vào khả năng xây dựng mối quan hệ của họ. Và cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ với mọi người là liên kết với họ ở chính mức độ của họ.
Để có thể đạt được sự khiêm tốn về mặt trí tuệ, hãy tránh những điều sau
Tranh luận gay gắt với mọi người: Tranh luận không bao giờ dẫn đến thay đổi suy nghĩ và thường dẫn đến cảm giác tổn thương, thù địch hay thậm chí là không nể phục.
Cố gắng chỉnh sửa mọi người cho đúng: Nếu bạn nghe ai đó nói một điều gì đó không chính xác và điều đó không làm tổn thương ai, hãy cứ để nó yên như thế, đừng cố gắng để chỉnh sửa và khơi gợi tranh luận để lôi ra sự thật.
Chi phối cuộc trò chuyện: Việc ba hoa tất cả những hiểu biết trí tuệ của bạn trong một cuộc trò chuyện không phải là điều sẽ gây ấn tượng với mọi người, mà có khả năng lớn là tạo ra phản ứng ngược.
Về cơ bản, hiểu biết về nhiều chủ đề khác nhau nhưng không tỏ ra là mình biết tất cả mọi thứ về nó, sẽ giúp bạn tạo ra những kết nối có ý nghĩa và nó cũng sẽ dạy cho bạn những bài học quý giá trong suốt quá trình phát triển, dù là trong công việc lẫn cuộc sống.
Những bài học rút ra từ việc biết kiềm chế bản thân và không phô trương
Nhiều người thông minh cố gắng thể hiện trí thông minh của mình vì rất có thể họ thiếu tự tin trong các lĩnh vực khác.
Nếu bạn lớn lên với cái mác là giỏi giang, thông minh từ những người xung quanh, thì có lẽ bạn thực sự đã xây dựng nên một sự phức tạp về trí thông minh của bản thân. Bạn, tuy rằng, đã xây dựng bản sắc cá nhân của mình nhờ sự thông minh và không ngần ngại thể hiện kiến thức của mình, nhưng đó cũng là lúc mà bạn quên mất giá trị của sự kiềm chế.
Hãy ghi nhận và thực hành các giá trị sau:
Sức mạnh của việc chỉ lắng nghe: Nếu bạn chỉ im lặng và lắng nghe, bạn có thể thu thập được rất nhiều thông tin có giá trị. Thậm chí tốt hơn, nếu ai đó đánh giá thấp trí thông minh của bạn, họ sẽ còn tiết lộ nhiều thứ có giá trị hơn nữa.
Sự tự tin thầm lặng: Thiết nghĩ về một hành vi tương đồng, đó là đi nghỉ dưỡng xa hoa mà không chia sẻ một bức ảnh nào về nó trên mạng xã hội. Một người làm được điều này, hẳn là không màng tìm kiếm sự xác thực từ những người khác. Bạn, có lẽ, nên tự đánh giá cao trí thông minh của mình khi bạn kiềm chế được những hành vi khoe mẽ thế này, trừ khi công việc của bạn đòi hỏi rằng bạn buộc phải sử dụng mạng xã hội để đem tới lợi ích chung.
Nhận ra rằng bạn có nhiều điều để học hỏi: Thông minh như bạn có thể nghĩ, bạn không phải là một thiên tài và không thể không mắc phạm sai lầm. Hãy luôn khiêm nhường, cởi mở để lắng nghe và tiếp thu từ những người khác, bởi tất cả mọi người mà bạn tiếp xúc, sẽ đều có những điểm mạnh hay điều gì đó để khiến bạn trở nên tốt hơn. Tất cả những gì bạn cần là đừng để trí thông minh của mình cản trở nó xảy ra.
Ảnh hưởng của bạn đến những người khác khi bạn biết cách để khiêm tốn về trí tuệ
Hãy tưởng tượng bạn đang rất giàu có. Bạn sống trong một biệt thự, có 12 chiếc ô tô và đi du lịch khắp thế giới. Tuy nhiên, khi bạn gặp mọi người, bạn ăn mặc bình thường, không dành thời gian để nói về tiền bạc của mình và chỉ liên hệ với mọi người ở mức độ xã hội.
Cuối cùng, bạn mời một số người mà bạn quen gọi là ‘bạn bình thường’ trở lại biệt thự xa hoa của bạn. Bạn biết điều gì sẽ gây ấn tượng với họ nhất không? Thực tế là sự giàu có của bạn khiến họ hoàn toàn bất ngờ và bạn đã không cố gắng phô trương nó để giành được sự ưu ái của họ. Đó mới chính là thứ khiến họ cảm thấy ấn tượng nhất về bạn.
Trí thông minh cũng tương tự, bạn cũng sẽ có sức ảnh hưởng đối với mọi người nếu bạn cho phép họ hiểu bạn và đánh giá cao trí thông minh của bạn theo thước đo thời gian của riêng họ. Hãy nhớ rằng, bạn không nhất thiết phải để mọi người biết bạn thông minh như thế nào. Thay vì đó, người phù hợp và hiểu bạn có quyền được biết.
Sự kiềm chế sẽ giúp bạn thành công và hạnh phúc. Sự kiềm chế và khiêm tốn về trí tuệ là một trong những đặc tính hữu ích nhất của con người mà rõ ràng là đang bị xem nhẹ quá mức trong xã hội hiện nay.
Bài viết tham khảo từ bài đăng này trên Quora.
Share this:
Like this: