Bạn vẫn tưởng: bạn tự đánh giá bản thân một cách khách quan qua những thành công và thất bại trong quá khứ. Nhưng đó là bạn chịu ảnh hưởng của thiên kiến tự đề cao.
Sự thật là: bạn luôn tìm lý do biện hộ cho sự thất bại của bản thân, và tự cho mình là thành đạt hơn, thông minh hơn, giỏi giang hơn so với con người thực.
Trong những ngày đầu của bộ môn tâm lý học, có một khái niệm khá phổ biến trong ngành, đó là tất cả mọi người đều có lòng tự trọng thấp, đều mặc cảm tự ti, và đều mắc chứng ghét bỏ chính mình. Những quan niệm cũ kỹ này vẫn còn vang vọng trong tâm thức của công chúng: tuy nhiên, đó là những quan niệm hoàn toàn sai lầm. Những nghiên cứu được thực hiện trong vòng 50 năm qua đã cho thấy một sự thật hoàn toàn khác. Ngày qua ngày, bạn luôn nghĩ rằng mình thật tuyệt vời, rằng mình tốt hơn rất nhiều so với con người thực.
Điêu này là tốt. Lòng tự trọng, mặc dù chủ yếu xuất phát từ sự tự lừa dối bản thân, nhưng lại có tác dụng rất quan trọng. Bạn được lập trình sinh học để tự nghĩ tốt về mình nhằm tránh sự đình trệ. Nếu thử ngồi lại và thực sự soi xét bản thân qua những khuyết điểm và lỗi lầm, bạn sẽ dễ dàng bị tê liệt bởi nỗi sợ và sự nghi ngờ.
Và thực tế là thỉnh thoảng cỗ máy cổ vụ bản thân trong tâm trí bạn bỗng dung ngừng lại. Những lúc này bạn cảm thấy chán nản và có thể bị rơi vào trầm cảm. Bạn đặt dấu hỏi về bản thân và khả năng của chính mình. Thường thì những thời điểm này sẽ trôi qua khi hệ miễn dịch tâm lý của bạn đánh đuổi được những cảm xúc tiêu cực. Tại một số nơi, ví dụ như nước Mỹ hiện đại, cỗ máy cổ vũ bản thân lại được tiếp nhiên liệu bởi nền văn hóa mang màu sắc của chủ nghĩa biệt lệ.
Tuy nhiên xu hướng luôn coi bản thân trên mức trung bình cũng không phải là tốt. Nếu bạn không bao giờ nhìn ra những sai lầm, những lúc mà bạn cư xử tệ bạc với bạn bè, hay hành xử không tốt, bạn sẽ dễ dàng tự phá hỏng nhân cách của bản thân mà chẳng hề nhận ra điều đó.
Trong những năm 1990, đã có rất nhiều nghiên cứu nhắm tới việc xác định mức độ ảo tưởng của con người khi thất bại hay thành công. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy bạn thường có xu hướng nhận công khi thành công, nhưng khi thất bại thì lại hay đổ lỗi cho vận rủi, luật lệ bất công, hướng dẫn khó hiểu, cấp trên không tốt hay những yếu tố ngoại vi như thao túng, gian lận. Khi làm tốt thì nó sẽ là công sức của bạn. Nhưng khi nó không tốt thì đó lại là lỗi của thế giới.
Đây là cách hiểu đơn giản của thiên kiếm tự đề cao – self-serving bias.
Bạn có thể thấy kiểu hành xử này trong những trò chơi cạnh tranh, những cuộc đua vào ghế quốc hội, những dự án làm theo nhóm và cả những bài kiểm tra quan trọng. Bạn tự nhận công lao về mình bất cứ khi nào mọi việc được như ý, nhưng lại nhanh chóng đổ lỗi cho những điều kiện ngoại cảnh khi gió đổi chiều. Và nếu có thêm yếu tố thời gian thì mọi thứ sẽ còn kỳ lạ hơn. Khi nhìn lại những điều ngu ngốc bạn đã làm hồi trẻ, bạn cho rằng tất cả những quyết định tồi tệ đó là do con người trước đây của bạn chịu trách nhiệm.
Theo nghiên cứu của Anne Wilson và Michael Ross vào năm 2001, bạn cho rằng con người trong quá khứ của mình là một tên khờ có gu tồi tệ, nhưng con người hiện tại thì lại rất tuyệt vời và đáng được hưởng nhiều lời ngợi khen hơn nữa.
Kiểu tư duy này cũng lan sang cả cách mà bạn so sánh mình với người khác. Trong vòng 30 năm trở lại đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết tất cả mọi người đều tự cho là mình có năng lực và trình độ tốt hơn đồng nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt hơn lũ bạn, thân thiện hơn mặt bằng chung của xã hội, thông minh hơn những người đồng trang lứa, có sức hấp dẫn cao hơn mức bình thường, ít định kiến hơn những người cùng sống trong khu vực, trông trẻ hơn những người cùng tuổi, lái xe tốt hơn hầu hết những người mà họ biết, là đứa con vượt trội hơn anh chị em mình, sẽ sống thọ hơn độ tuổi trung bình, hay thậm chí là trung thực với bản thân hơn người khác.
Dường như không một ai tin rằng bản thân mình cũng đóng góp vào số liệu của nhóm trung bình. Bạn không tin mình là một người ở mức trung bình, nhưng bạn lại cho rằng mọi người xung quanh đều thuộc nhóm đó. Xu hướng này được gọi là một hệ quả của thiên kiến tự đề cao (self-serving bias) và được gọi là hiệu ứng ảo giác về sự ưu trội.
Bạn là một con người vị kỷ cũng giống như tất cả mọi người. Bạn luôn sống trong một thế giới chủ quan và bởi vậy hầu hết mọi suy nghĩ và hành vi cảu bạn đều được sinh ra từ những phân tích chủ quan. Những thứ tác động trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của bạn sẽ luôn đáng lưu tâm hơn những thứ ở đâu đó xa xôi, hay là ở trong đầu của một ai khác.
Khi phải tự nhận định về khả năng hay vị thế của bản thân, chính sự vị kỷ khiến bạn khó có thể thấy mình nằm ở mức trung bình. Bạn cảm thấy ý tưởng đó thật khó chịu và tìm cách để tự thu xếp mình vào nhóm đặc biệt.
Năm 1999, thí nghiệm thực hiện bởi Justin Kruger tại Khoa kinh doanh Stern của Đại học New York đã cho thấy hiệu ứng ảo giác về sự ưu trội có khả năng xuất hiện nhiều hơn khi những người tham gia được báo trước rằng nhiệm vụ của họ sắp làm rất dễ dàng. Sau khi bị mồi ý tưởng, những người tham gia có xu hướng cho rằng mình đã làm tốt hơn so với mức trung bình. Ngược lại, khi được biết trước là nhiệm vụ sắp làm rất khó khăn, họ lại tự đánh giá bài làm của mình là kém trung bình, mặc dù thực tế không phải như vậy.
Không cần biết độ khó thực sự của nhiệm vụ được giao là gì, chỉ cần mồi trước ý tưởng là đủ để thay đổi quan điểm của người tham gia về khả năng của họ so với mức trung bình tưởng tượng. Để chiến thắng cảm giác thua kém, đầu tiên, bạn cần phải tưởng tượng rằng nhiệm vụ trước mắt là một nhiệm vụ dễ dàng. Nếu bạn có thể làm vậy, thì ảo giác về sự ưu trội sẽ nhanh chóng vào cuộc.
Thiên kiến tự đề cao là mội trạng thái tâm lý bình thường của mỗi nhân trong xã hội.
Thiên kiến từ đề cao và ảo giác về sự ưu trội không chỉ giới hạn trong những suy nghĩ về khả năng học tập, làm việc hay bất cứ công việc gì của bạn. Bạn còn sử dụng chúng để tự đánh giá về vị trí của bản thân trong các mối quan hệ cũng như trong các tình huống xã hội. Vào năm 1988, Abraham Tesser đã xây dựng thuyết bảo tồn thông qua sự tự đánh giá(self-evaluation maintenance theory). Theo thuyết này, bạn chú ý tới sự thành công và thất bại của bạn bè nhiều hơn của người lạ.
Bạn tự so sánh mình với những người thân cận để đánh giá giá trị của bản thân. Nói cách khác, mặc dù bạn biết Barack Obama và Johnny Depp là những người thành công, nhưng bạn không dùng họ làm thước đo cho cuộc sống của mình. Thay vào đó, bạn thường so sánh với đồng nghiệp, những người bạn học, hay những người bạn đã quen từ lâu.
Năm 1993, Ezra Zuckerman và John Jost từ Đại học Stanford đã cho những sinh viên của Đại học Chicago so sánh độ nổi tiếng của mình với các bạn học. Sau đó, họ so sánh câu trả lời của các sinh viên. Zuckerman và Jost yêu cầu sinh viên liệt kê những người họ cho là bạn, và hỏi rằng họ có nghĩ danh sách của mình là dài hơn của các bạn, và dài hơn so mặt bằng chung hay không. 35% cho rằng họ có nhiều bạn hơn mức trung bình, 23% tự cho là mình có ít bạn hơn mức đó.
Cảm giác hơn-mức-trung-bình này trở nên rõ rệt hơn khi họ so sánh mình với những người quen: 41% cho rằng danh sách của mình dài hơn danh sách những người họ cho là bạn, và chỉ 16% cho rằng họ có danh sách ngắn hơn. Như vậy, trung bình mà nói, tất cả mọi người bạn biết đều cho rằng họ quảng giao hơn bạn, trong khi bạn thì lại tự cho rằng mình có nhiều bạn bè hơn họ.
Đương nhiên là có những lỗi lầm quá hiển nhiên, kể cả với chính bạn, nhưng bạn sẽ bù đắp lại bằng cách thổi phồng những quan điểm mà bạn thích nhất ở bản thân. Khi so sánh kỹ năng, thành tựu và các mối quan hệ, bạn có xu hướng nhấn mạnh những mặt tốt và phớt lờ những mặt xấu. Bạn được lập trình là một kẻ nói dối, và bạn nói dối nhiều nhất với chính bản thân mình.
Bạn sẽ cố quên đi những thất bại, nhưng khi đạt được thành công thì không có gì có thể ngăn bạn đi khoe với bàn dân thiên hạ. Bạn không thông minh lắm khi phải trung thực với bản thân và với những người yêu thương. Đừng lo, thiên kiến tự đề cao là thứ giúp bạn vượt qua khó khăn, khi cỗ máy tự động viên đã hết cạn nhiên liệu, và đó là một điều tốt.
*trích từ cuốn sách “Bạn không thông minh lắm đâu” của tác giả David Mcraney.
Bạn vẫn tưởng: bạn tự đánh giá bản thân một cách khách quan qua những thành công và thất bại trong quá khứ. Nhưng đó là bạn chịu ảnh hưởng của thiên kiến tự đề cao.
Sự thật là: bạn luôn tìm lý do biện hộ cho sự thất bại của bản thân, và tự cho mình là thành đạt hơn, thông minh hơn, giỏi giang hơn so với con người thực.
Trong những ngày đầu của bộ môn tâm lý học, có một khái niệm khá phổ biến trong ngành, đó là tất cả mọi người đều có lòng tự trọng thấp, đều mặc cảm tự ti, và đều mắc chứng ghét bỏ chính mình. Những quan niệm cũ kỹ này vẫn còn vang vọng trong tâm thức của công chúng: tuy nhiên, đó là những quan niệm hoàn toàn sai lầm. Những nghiên cứu được thực hiện trong vòng 50 năm qua đã cho thấy một sự thật hoàn toàn khác. Ngày qua ngày, bạn luôn nghĩ rằng mình thật tuyệt vời, rằng mình tốt hơn rất nhiều so với con người thực.
Điêu này là tốt. Lòng tự trọng, mặc dù chủ yếu xuất phát từ sự tự lừa dối bản thân, nhưng lại có tác dụng rất quan trọng. Bạn được lập trình sinh học để tự nghĩ tốt về mình nhằm tránh sự đình trệ. Nếu thử ngồi lại và thực sự soi xét bản thân qua những khuyết điểm và lỗi lầm, bạn sẽ dễ dàng bị tê liệt bởi nỗi sợ và sự nghi ngờ.
Và thực tế là thỉnh thoảng cỗ máy cổ vụ bản thân trong tâm trí bạn bỗng dung ngừng lại. Những lúc này bạn cảm thấy chán nản và có thể bị rơi vào trầm cảm. Bạn đặt dấu hỏi về bản thân và khả năng của chính mình. Thường thì những thời điểm này sẽ trôi qua khi hệ miễn dịch tâm lý của bạn đánh đuổi được những cảm xúc tiêu cực. Tại một số nơi, ví dụ như nước Mỹ hiện đại, cỗ máy cổ vũ bản thân lại được tiếp nhiên liệu bởi nền văn hóa mang màu sắc của chủ nghĩa biệt lệ.
Tuy nhiên xu hướng luôn coi bản thân trên mức trung bình cũng không phải là tốt. Nếu bạn không bao giờ nhìn ra những sai lầm, những lúc mà bạn cư xử tệ bạc với bạn bè, hay hành xử không tốt, bạn sẽ dễ dàng tự phá hỏng nhân cách của bản thân mà chẳng hề nhận ra điều đó.
Trong những năm 1990, đã có rất nhiều nghiên cứu nhắm tới việc xác định mức độ ảo tưởng của con người khi thất bại hay thành công. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy bạn thường có xu hướng nhận công khi thành công, nhưng khi thất bại thì lại hay đổ lỗi cho vận rủi, luật lệ bất công, hướng dẫn khó hiểu, cấp trên không tốt hay những yếu tố ngoại vi như thao túng, gian lận. Khi làm tốt thì nó sẽ là công sức của bạn. Nhưng khi nó không tốt thì đó lại là lỗi của thế giới.
Bạn có thể thấy kiểu hành xử này trong những trò chơi cạnh tranh, những cuộc đua vào ghế quốc hội, những dự án làm theo nhóm và cả những bài kiểm tra quan trọng. Bạn tự nhận công lao về mình bất cứ khi nào mọi việc được như ý, nhưng lại nhanh chóng đổ lỗi cho những điều kiện ngoại cảnh khi gió đổi chiều. Và nếu có thêm yếu tố thời gian thì mọi thứ sẽ còn kỳ lạ hơn. Khi nhìn lại những điều ngu ngốc bạn đã làm hồi trẻ, bạn cho rằng tất cả những quyết định tồi tệ đó là do con người trước đây của bạn chịu trách nhiệm.
Theo nghiên cứu của Anne Wilson và Michael Ross vào năm 2001, bạn cho rằng con người trong quá khứ của mình là một tên khờ có gu tồi tệ, nhưng con người hiện tại thì lại rất tuyệt vời và đáng được hưởng nhiều lời ngợi khen hơn nữa.
Kiểu tư duy này cũng lan sang cả cách mà bạn so sánh mình với người khác. Trong vòng 30 năm trở lại đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết tất cả mọi người đều tự cho là mình có năng lực và trình độ tốt hơn đồng nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt hơn lũ bạn, thân thiện hơn mặt bằng chung của xã hội, thông minh hơn những người đồng trang lứa, có sức hấp dẫn cao hơn mức bình thường, ít định kiến hơn những người cùng sống trong khu vực, trông trẻ hơn những người cùng tuổi, lái xe tốt hơn hầu hết những người mà họ biết, là đứa con vượt trội hơn anh chị em mình, sẽ sống thọ hơn độ tuổi trung bình, hay thậm chí là trung thực với bản thân hơn người khác.
Dường như không một ai tin rằng bản thân mình cũng đóng góp vào số liệu của nhóm trung bình. Bạn không tin mình là một người ở mức trung bình, nhưng bạn lại cho rằng mọi người xung quanh đều thuộc nhóm đó. Xu hướng này được gọi là một hệ quả của thiên kiến tự đề cao (self-serving bias) và được gọi là hiệu ứng ảo giác về sự ưu trội.
Bạn là một con người vị kỷ cũng giống như tất cả mọi người. Bạn luôn sống trong một thế giới chủ quan và bởi vậy hầu hết mọi suy nghĩ và hành vi cảu bạn đều được sinh ra từ những phân tích chủ quan. Những thứ tác động trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của bạn sẽ luôn đáng lưu tâm hơn những thứ ở đâu đó xa xôi, hay là ở trong đầu của một ai khác.
Khi phải tự nhận định về khả năng hay vị thế của bản thân, chính sự vị kỷ khiến bạn khó có thể thấy mình nằm ở mức trung bình. Bạn cảm thấy ý tưởng đó thật khó chịu và tìm cách để tự thu xếp mình vào nhóm đặc biệt.
Năm 1999, thí nghiệm thực hiện bởi Justin Kruger tại Khoa kinh doanh Stern của Đại học New York đã cho thấy hiệu ứng ảo giác về sự ưu trội có khả năng xuất hiện nhiều hơn khi những người tham gia được báo trước rằng nhiệm vụ của họ sắp làm rất dễ dàng. Sau khi bị mồi ý tưởng, những người tham gia có xu hướng cho rằng mình đã làm tốt hơn so với mức trung bình. Ngược lại, khi được biết trước là nhiệm vụ sắp làm rất khó khăn, họ lại tự đánh giá bài làm của mình là kém trung bình, mặc dù thực tế không phải như vậy.
Không cần biết độ khó thực sự của nhiệm vụ được giao là gì, chỉ cần mồi trước ý tưởng là đủ để thay đổi quan điểm của người tham gia về khả năng của họ so với mức trung bình tưởng tượng. Để chiến thắng cảm giác thua kém, đầu tiên, bạn cần phải tưởng tượng rằng nhiệm vụ trước mắt là một nhiệm vụ dễ dàng. Nếu bạn có thể làm vậy, thì ảo giác về sự ưu trội sẽ nhanh chóng vào cuộc.
Thiên kiến từ đề cao và ảo giác về sự ưu trội không chỉ giới hạn trong những suy nghĩ về khả năng học tập, làm việc hay bất cứ công việc gì của bạn. Bạn còn sử dụng chúng để tự đánh giá về vị trí của bản thân trong các mối quan hệ cũng như trong các tình huống xã hội. Vào năm 1988, Abraham Tesser đã xây dựng thuyết bảo tồn thông qua sự tự đánh giá (self-evaluation maintenance theory). Theo thuyết này, bạn chú ý tới sự thành công và thất bại của bạn bè nhiều hơn của người lạ.
Bạn tự so sánh mình với những người thân cận để đánh giá giá trị của bản thân. Nói cách khác, mặc dù bạn biết Barack Obama và Johnny Depp là những người thành công, nhưng bạn không dùng họ làm thước đo cho cuộc sống của mình. Thay vào đó, bạn thường so sánh với đồng nghiệp, những người bạn học, hay những người bạn đã quen từ lâu.
Năm 1993, Ezra Zuckerman và John Jost từ Đại học Stanford đã cho những sinh viên của Đại học Chicago so sánh độ nổi tiếng của mình với các bạn học. Sau đó, họ so sánh câu trả lời của các sinh viên. Zuckerman và Jost yêu cầu sinh viên liệt kê những người họ cho là bạn, và hỏi rằng họ có nghĩ danh sách của mình là dài hơn của các bạn, và dài hơn so mặt bằng chung hay không. 35% cho rằng họ có nhiều bạn hơn mức trung bình, 23% tự cho là mình có ít bạn hơn mức đó.
Cảm giác hơn-mức-trung-bình này trở nên rõ rệt hơn khi họ so sánh mình với những người quen: 41% cho rằng danh sách của mình dài hơn danh sách những người họ cho là bạn, và chỉ 16% cho rằng họ có danh sách ngắn hơn. Như vậy, trung bình mà nói, tất cả mọi người bạn biết đều cho rằng họ quảng giao hơn bạn, trong khi bạn thì lại tự cho rằng mình có nhiều bạn bè hơn họ.
Đương nhiên là có những lỗi lầm quá hiển nhiên, kể cả với chính bạn, nhưng bạn sẽ bù đắp lại bằng cách thổi phồng những quan điểm mà bạn thích nhất ở bản thân. Khi so sánh kỹ năng, thành tựu và các mối quan hệ, bạn có xu hướng nhấn mạnh những mặt tốt và phớt lờ những mặt xấu. Bạn được lập trình là một kẻ nói dối, và bạn nói dối nhiều nhất với chính bản thân mình.
Bạn sẽ cố quên đi những thất bại, nhưng khi đạt được thành công thì không có gì có thể ngăn bạn đi khoe với bàn dân thiên hạ. Bạn không thông minh lắm khi phải trung thực với bản thân và với những người yêu thương. Đừng lo, thiên kiến tự đề cao là thứ giúp bạn vượt qua khó khăn, khi cỗ máy tự động viên đã hết cạn nhiên liệu, và đó là một điều tốt.
*trích từ cuốn sách “Bạn không thông minh lắm đâu” của tác giả David Mcraney.
Share this:
Like this: