Nếu bạn từng tham gia mấy thử thách 10 year challenge trên mạng xã hội, bạn sẽ trông thế nào khi già đi, chuyển đổi giới tính, sử dụng các phần mềm biến đổi khuôn mặt và chỉnh sửa hình ảnh với FaceApp,… và không tin vào các bài viết nhận định về việc nhân diện lẫn thông tin của bạn đã bị đánh cắp khi tham gia những trò vô bổ đó, thì đây chính là kết quả xác thực đầu tiên – những nhân diện giả được bán với mức giá rẻ mạt cho bất kỳ mục đích nào.
Nhân diện giả là lời cảnh tỉnh dành cho người dùng mạng xã hội chia sẻ thông tin cá nhân quá dễ dãi.
Nhân diện giả sẽ là một thử thách của xã hội loài người
Trên thế giới, hiện nay, có những doanh nghiệp bán nhân diện giả. Đúng vậy, nhân diện giả, với độ tinh vi mà khó lòng chúng ta có thể phân biệt được nếu như không có sự can thiệp của chuyên gia, hoặc các phần mềm phát hiện.
Trên trang web Generated.Photos, bạn có thể mua một nhân dạng giả mạo “độc nhất vô nhị” chỉ với giá 2,99 đô la hoặc 1.000 người với giá 1.000 đô la. Nếu bạn chỉ cần một vài nhân dạng giả mạo cho các tài khoản xác thực vì lí do gì đó, hoặc để làm cho trang web của công ty bạn trông đa dạng hơn thì bạn có thể tải ảnh của họ miễn phí trên ThisPersonDoesNotExist.com.
Không chỉ FaceApp, mà rất nhiều ứng dụng chỉnh sửa nhân diện khác cũng góp phần vào công cuộc xây dựng nhân diện giả.
Có sự tùy chọn tùy ý dành cho người mua, như điều chỉnh mức độ vui vẻ của hình ảnh khi cần thiết; làm cho họ già hay trẻ hoặc chủng tộc mà bạn mong muốn. Nếu bạn muốn nhân diện giả của mình có hành vi giống người, một công ty có tên Rosebud.AI có thể cung cấp điều đó và thậm chí có thể khiến nhân dạng giả nói chuyện, với chất giọng được tạo dựng từ phần mềm công nghệ.
Những nhân diện giả, mô phỏng này đang bắt đầu xuất hiện tràn lan trên internet, được sử dụng làm “mặt nạ” bởi những người thực với mục đích bất chính: chẳng hạn như phục vụ cho công cụ gián điệp bằng một khuôn mặt hấp dẫn để dễ xâm nhập vào cộng đồng tình báo; những kẻ tuyên truyền thông điệp chính trị núp sau những lý lịch giả, ảnh và tất cả thông tin liên quan; những kẻ quấy rối trực tuyến trên mạng, hoặc cho những mục đích ghê tởm hơn và tiếp cận mục tiêu của bằng hình ảnh thân-thiện-không-thực.
Việc tạo ra các khuôn mặt giả khác nhau dễ dàng như thế nào?
Hệ thống A.I. coi mỗi mặt là một hình toán học phức tạp, với các giá trị có thể thay đổi, tùy chỉnh. Việc chọn các giá trị khác nhau, như những biến giá trị để xác định kích thước và hình dạng của mắt, có thể làm thay đổi toàn bộ hình ảnh.
Đối với các đặc tính khác, hệ thống sử dụng một cách tiếp cận khác. Thay vì dịch chuyển các giá trị xác định các phần cụ thể của hình ảnh, trước tiên hệ thống tạo ra hai hình ảnh để thiết lập điểm bắt đầu và điểm kết thúc cho tất cả các giá trị, sau đó tạo thêm hình ảnh ở giữa.
Việc tạo ra các loại hình ảnh giả này chỉ trở nên khả thi trong những năm gần đây nhờ vào một loại trí tuệ nhân tạo mới được gọi là mạng lưới “đối nghịch chung” (generative adversarial network). Về bản chất, bạn cung cấp cho một chương trình máy tính một loạt ảnh chụp người thật. Nó nghiên cứu chúng và cố gắng đưa ra những nhận định, hình dung của riêng mình về mọi người, trong khi một phần khác của hệ thống cố gắng phát hiện những bức ảnh nào trong số những bức ảnh đó là giả mạo.
Việc cải tiến, thử nghiệm nhiều lần khiến sản phẩm cuối cùng không thể phân biệt được với hàng thật. Những bức chân dung trong câu chuyện này được tờ The Times tạo ra bằng phần mềm NVIDIA GameGAN đã được công ty đồ họa máy tính Nvidia công bố rộng rãi.
Với tốc độ cải thiện, thật dễ dàng để tưởng tượng một tương lai không xa, khi mà chúng ta phải đối mặt với không chỉ chân dung của những người giả mạo mà là toàn bộ dữ liệu hình ảnh của họ, mường tượng họ có mặt tại một bữa tiệc với những người bạn giả, đi chơi với những con chó giả của họ, bế con giả của họ. Sẽ ngày càng khó phân biệt ai là người thực trên mạng và ai là một phần thuộc công nghệ tân tiến.
“Khi công nghệ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2014, nó thật tệ – nó trông giống như trò Sims đình đám vậy,” Camille François, một nhà nghiên cứu thông tin sai lệch, với công việc là phân tích sự giả mạo, thao túng của các nền tảng mạng xã hội. “Đó là lời nhắc nhở về tốc độ phát triển của công nghệ. Việc phát hiện sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn theo thời gian”.
Những tiến bộ trong việc tạo hình trên khuôn mặt đã đạt được hoàn thiện phần lớn là do công nghệ đã trở nên tốt hơn rất nhiều trong việc xác định các đặc điểm chính trên khuôn mặt. Bạn có thể sử dụng khuôn mặt của mình để mở khóa điện thoại thông minh hoặc yêu cầu phần mềm ảnh sắp xếp hàng nghìn bức ảnh của bạn và chỉ hiển thị cho bạn những bức ảnh của con bạn.
Các chương trình nhận dạng khuôn mặt được cơ quan hành pháp sử dụng để xác định và bắt giữ các nghi phạm tội phạm. Một công ty có tên Clearview AI đã rà soát trên web của hàng tỷ bức ảnh công khai, được chia sẻ trực tuyến bởi người dùng hằng ngày để tạo ra một ứng dụng có khả năng nhận diện ra một người lạ chỉ từ một bức ảnh. Công nghệ này hứa hẹn những tính năng nổi trội – khả năng tổ chức và xử lý thế giới theo cách mà trước đây không tài nào thực hiện được.
Thiên kiến nhận thức về trí thông minh nhân tạo
Thiên kiến nhận thức khiến chúng ta bỏ qua hoặc xem nhẹ những sai sót trong các hệ thống trí thông minh nhân tạo. Hầu như chúng ta đều quá nhanh chóng để tin rằng máy tính là siêu lý trí, khách quan và luôn đưa ra những kết quả đúng.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong những tình huống mà con người và máy tính phải hợp tác để đưa ra quyết định như xác định dấu vân tay hoặc khuôn mặt người, thì mọi người luôn nhận dạng sai khi máy tính thúc giục họ làm như vậy.
Ví dụ, trong khoảng thời gian đầu khi phát triển hệ thống GPS trên bảng điều khiển, hầu hết những người lái xe khi đi theo chỉ dẫn của thiết bị khi bị lỗi, thậm chí cho xe lao xuống hồ, ra khỏi vách đá và va vào cây.
Câu hỏi đặt ra là, thiên kiến nhận thức này là sự khiêm tốn hay kiêu ngạo? Chúng ta đã đặt quá ít giá trị vào trí thông minh của con người – hay chúng ta đánh giá bản thân quá cao và cho rằng chúng ta quá thông minh, đến mức có thể tạo ra mọi thứ thông minh hơn?
Thực tại mà chúng ta đang sống, khi mà các thuật toán của Google và Bing sắp xếp kiến thức của thế giới cho chúng ta. Nguồn cấp tin tức của Facebook lọc tin tức cập nhật từ các tệp kết nối xã hội của ta và quyết định nội dung nào đủ quan trọng để hiển thị cho chính ta. Thông tin sai lệch, một chiều, hay bị thao túng trong quá trình tiếp nhận là điều dễ dàng có thể xảy đến với phần lớn người dùng mạng xã hội.
Còn với tính năng tự lái trên ô tô, chúng ta đang đặt sự an toàn của mình vào tay (và mắt) của phần mềm và công nghệ tân tiến. Đến mức nếu như không có nó, việc sử dụng bản đồ in và thực hiện những kỹ năng lái xe cơ bản là điều khó khăn tưởng-chừng-không-thể-vượt-qua.
Là chúng ta đã đặt quá nhiều niềm tin vào những hệ thống và công nghệ thông minh hiện đại, nhưng thực tế thì chúng hoàn toàn cũng có thể thất bại như chính chúng ta mà thôi.
Hãy tỉnh giác.
Bài viết tham khảo từ nguồn này trên trang The NewYork Times.
Nếu bạn từng tham gia mấy thử thách 10 year challenge trên mạng xã hội, bạn sẽ trông thế nào khi già đi, chuyển đổi giới tính, sử dụng các phần mềm biến đổi khuôn mặt và chỉnh sửa hình ảnh với FaceApp,… và không tin vào các bài viết nhận định về việc nhân diện lẫn thông tin của bạn đã bị đánh cắp khi tham gia những trò vô bổ đó, thì đây chính là kết quả xác thực đầu tiên – những nhân diện giả được bán với mức giá rẻ mạt cho bất kỳ mục đích nào.
Nhân diện giả sẽ là một thử thách của xã hội loài người
Trên thế giới, hiện nay, có những doanh nghiệp bán nhân diện giả. Đúng vậy, nhân diện giả, với độ tinh vi mà khó lòng chúng ta có thể phân biệt được nếu như không có sự can thiệp của chuyên gia, hoặc các phần mềm phát hiện.
Trên trang web Generated.Photos, bạn có thể mua một nhân dạng giả mạo “độc nhất vô nhị” chỉ với giá 2,99 đô la hoặc 1.000 người với giá 1.000 đô la. Nếu bạn chỉ cần một vài nhân dạng giả mạo cho các tài khoản xác thực vì lí do gì đó, hoặc để làm cho trang web của công ty bạn trông đa dạng hơn thì bạn có thể tải ảnh của họ miễn phí trên ThisPersonDoesNotExist.com.
Có sự tùy chọn tùy ý dành cho người mua, như điều chỉnh mức độ vui vẻ của hình ảnh khi cần thiết; làm cho họ già hay trẻ hoặc chủng tộc mà bạn mong muốn. Nếu bạn muốn nhân diện giả của mình có hành vi giống người, một công ty có tên Rosebud.AI có thể cung cấp điều đó và thậm chí có thể khiến nhân dạng giả nói chuyện, với chất giọng được tạo dựng từ phần mềm công nghệ.
Những nhân diện giả, mô phỏng này đang bắt đầu xuất hiện tràn lan trên internet, được sử dụng làm “mặt nạ” bởi những người thực với mục đích bất chính: chẳng hạn như phục vụ cho công cụ gián điệp bằng một khuôn mặt hấp dẫn để dễ xâm nhập vào cộng đồng tình báo; những kẻ tuyên truyền thông điệp chính trị núp sau những lý lịch giả, ảnh và tất cả thông tin liên quan; những kẻ quấy rối trực tuyến trên mạng, hoặc cho những mục đích ghê tởm hơn và tiếp cận mục tiêu của bằng hình ảnh thân-thiện-không-thực.
Việc tạo ra các khuôn mặt giả khác nhau dễ dàng như thế nào?
Hệ thống A.I. coi mỗi mặt là một hình toán học phức tạp, với các giá trị có thể thay đổi, tùy chỉnh. Việc chọn các giá trị khác nhau, như những biến giá trị để xác định kích thước và hình dạng của mắt, có thể làm thay đổi toàn bộ hình ảnh.
Đối với các đặc tính khác, hệ thống sử dụng một cách tiếp cận khác. Thay vì dịch chuyển các giá trị xác định các phần cụ thể của hình ảnh, trước tiên hệ thống tạo ra hai hình ảnh để thiết lập điểm bắt đầu và điểm kết thúc cho tất cả các giá trị, sau đó tạo thêm hình ảnh ở giữa.
Việc tạo ra các loại hình ảnh giả này chỉ trở nên khả thi trong những năm gần đây nhờ vào một loại trí tuệ nhân tạo mới được gọi là mạng lưới “đối nghịch chung” (generative adversarial network). Về bản chất, bạn cung cấp cho một chương trình máy tính một loạt ảnh chụp người thật. Nó nghiên cứu chúng và cố gắng đưa ra những nhận định, hình dung của riêng mình về mọi người, trong khi một phần khác của hệ thống cố gắng phát hiện những bức ảnh nào trong số những bức ảnh đó là giả mạo.
Việc cải tiến, thử nghiệm nhiều lần khiến sản phẩm cuối cùng không thể phân biệt được với hàng thật. Những bức chân dung trong câu chuyện này được tờ The Times tạo ra bằng phần mềm NVIDIA GameGAN đã được công ty đồ họa máy tính Nvidia công bố rộng rãi.
Với tốc độ cải thiện, thật dễ dàng để tưởng tượng một tương lai không xa, khi mà chúng ta phải đối mặt với không chỉ chân dung của những người giả mạo mà là toàn bộ dữ liệu hình ảnh của họ, mường tượng họ có mặt tại một bữa tiệc với những người bạn giả, đi chơi với những con chó giả của họ, bế con giả của họ. Sẽ ngày càng khó phân biệt ai là người thực trên mạng và ai là một phần thuộc công nghệ tân tiến.
“Khi công nghệ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2014, nó thật tệ – nó trông giống như trò Sims đình đám vậy,” Camille François, một nhà nghiên cứu thông tin sai lệch, với công việc là phân tích sự giả mạo, thao túng của các nền tảng mạng xã hội. “Đó là lời nhắc nhở về tốc độ phát triển của công nghệ. Việc phát hiện sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn theo thời gian”.
Những tiến bộ trong việc tạo hình trên khuôn mặt đã đạt được hoàn thiện phần lớn là do công nghệ đã trở nên tốt hơn rất nhiều trong việc xác định các đặc điểm chính trên khuôn mặt. Bạn có thể sử dụng khuôn mặt của mình để mở khóa điện thoại thông minh hoặc yêu cầu phần mềm ảnh sắp xếp hàng nghìn bức ảnh của bạn và chỉ hiển thị cho bạn những bức ảnh của con bạn.
Các chương trình nhận dạng khuôn mặt được cơ quan hành pháp sử dụng để xác định và bắt giữ các nghi phạm tội phạm. Một công ty có tên Clearview AI đã rà soát trên web của hàng tỷ bức ảnh công khai, được chia sẻ trực tuyến bởi người dùng hằng ngày để tạo ra một ứng dụng có khả năng nhận diện ra một người lạ chỉ từ một bức ảnh. Công nghệ này hứa hẹn những tính năng nổi trội – khả năng tổ chức và xử lý thế giới theo cách mà trước đây không tài nào thực hiện được.
Thiên kiến nhận thức về trí thông minh nhân tạo
Thiên kiến nhận thức khiến chúng ta bỏ qua hoặc xem nhẹ những sai sót trong các hệ thống trí thông minh nhân tạo. Hầu như chúng ta đều quá nhanh chóng để tin rằng máy tính là siêu lý trí, khách quan và luôn đưa ra những kết quả đúng.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong những tình huống mà con người và máy tính phải hợp tác để đưa ra quyết định như xác định dấu vân tay hoặc khuôn mặt người, thì mọi người luôn nhận dạng sai khi máy tính thúc giục họ làm như vậy.
Ví dụ, trong khoảng thời gian đầu khi phát triển hệ thống GPS trên bảng điều khiển, hầu hết những người lái xe khi đi theo chỉ dẫn của thiết bị khi bị lỗi, thậm chí cho xe lao xuống hồ, ra khỏi vách đá và va vào cây.
Câu hỏi đặt ra là, thiên kiến nhận thức này là sự khiêm tốn hay kiêu ngạo? Chúng ta đã đặt quá ít giá trị vào trí thông minh của con người – hay chúng ta đánh giá bản thân quá cao và cho rằng chúng ta quá thông minh, đến mức có thể tạo ra mọi thứ thông minh hơn?
Thực tại mà chúng ta đang sống, khi mà các thuật toán của Google và Bing sắp xếp kiến thức của thế giới cho chúng ta. Nguồn cấp tin tức của Facebook lọc tin tức cập nhật từ các tệp kết nối xã hội của ta và quyết định nội dung nào đủ quan trọng để hiển thị cho chính ta. Thông tin sai lệch, một chiều, hay bị thao túng trong quá trình tiếp nhận là điều dễ dàng có thể xảy đến với phần lớn người dùng mạng xã hội.
Còn với tính năng tự lái trên ô tô, chúng ta đang đặt sự an toàn của mình vào tay (và mắt) của phần mềm và công nghệ tân tiến. Đến mức nếu như không có nó, việc sử dụng bản đồ in và thực hiện những kỹ năng lái xe cơ bản là điều khó khăn tưởng-chừng-không-thể-vượt-qua.
Là chúng ta đã đặt quá nhiều niềm tin vào những hệ thống và công nghệ thông minh hiện đại, nhưng thực tế thì chúng hoàn toàn cũng có thể thất bại như chính chúng ta mà thôi.
Hãy tỉnh giác.
Bài viết tham khảo từ nguồn này trên trang The NewYork Times.
Share this:
Like this: