fbpx
Business

3 chiến lược phát triển E-commerce cho thương hiệu thời trang hậu COVID-19

Trong thế giới ngày càng cạnh tranh của e-commerce (thương mại điện tử) thời trang, có một điều chắc chắn rằng e-commerce được thiết lập để tăng trưởng vượt bậc.

Mặc dù COVID-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, thị trường e-commerce (thương mại điện tử) thời trang trực tuyến vẫn được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR* là 11,5% trong ba năm tới, phần lớn là do sự gia tăng chi tiêu trực tuyến và cải thiện sự lựa chọn của người tiêu dùng. Vì thế, phát triển e-commerce là một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Đó là cơ hội để các thương hiệu thời trang đầu tư vào thương mại điện tử, tăng cường tiếp thị và tận dụng đà tăng trưởng để bước vào giai đoạn hậu COVID-19 với nhiều lợi thế.


*CAGR (Compounded Annual Growth rate) là một thuật ngữ kinh doanh và đầu tư cụ thể cho thu nhập đầu tư thường niên hóa trơn tru trong một thời kỳ nhất định. CAGR thường được sử dụng để mô tả sự tăng trưởng qua một thời kỳ của một số yếu tố kinh doanh, ví dụ như doanh thu, đơn vị cung cấp, người sử dụng đã đăng ký, vv.

Tập trung vào mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng khi phát triển e-commerce

Phần lớn các thương hiệu thời trang tìm cách thu hút thị trường đại chúng bằng cách cung cấp một loạt sản phẩm đa dạng nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng. Mặc dù điều này là dễ dàng đối với các thương hiệu lớn có thiết kế, sản xuất và hệ thống phân phối tốt, nhưng sẽ không khả thi đối với các thương hiệu nhỏ hơn hay mới thành lập.

Các thương hiệu mới nên phát triển một tầm nhìn và mục tiêu độc đáo, đây sẽ là chìa khóa để các thương hiệu trẻ tìm được nhận diện trong ngành công nghiệp thời trang. Điều này thường có thể đạt được bằng cách tập trung vào một thị trường ngách cụ thể và định vị bản thân một cách rõ ràng xung quanh các mục tiêu cụ thể mà thương hiệu mong muốn. Những mục tiêu này có thể liên quan đến chất lượng, môi trường, nhân lực và các khía cạnh khác.

Phát triển e-commerce bằng cách tập trung vào thị trường ngách, với mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng.
Phát triển e-commerce bằng cách tập trung vào thị trường ngách, với mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng.

Khi thành lập thương hiệu thời trang trẻ Ossesso, hai doanh nhân Thụy Sĩ Rolf Hess và Thomas Stieger, những người đã có 30 năm điều hành thành công nguồn nhân lực, các công ty hàng tiêu dùng và hàng xa xỉ dưới sự quản lý của Hess Group International, đã quyết định đi theo một con đường khác với hầu hết thương hiệu may mặc trẻ. Stieger nói: “thị trường này cực kỳ cạnh tranh và để tham gia vào nó, thương hiệu của bạn phải hoàn toàn khác biệt với phần còn lại.

“Điều khiến Ossesso trở nên khác biệt là thực tế là nó hướng tới từ thiện,” Stieger chia sẻ. “Khi bạn mua Ossesso, bạn không mua một sản phẩm, bạn đang “mặc” các nguyên tắc và triết lý nhân sinh của mình. Đây không phải là mua các sản phẩm thời trang đơn thuần mà thiên về thể hiện trách nhiệm trước hình thái xã hội, bởi vì một phần trăm được dành cho từ thiện từ mỗi lần bán hàng. “

Hãy nghĩ về cách thương hiệu có thể cải thiện thế giới chúng ta đang sống và những gì khách hàng của bạn thực sự cần để có một cuộc sống tốt hơn. Nó không chỉ là cải thiện lòng tin, sức khỏe và sự phục hồi ý chí, mà cuối cùng là để loại bỏ những thói quen đã khiến chúng ta bị tụt hậu, tiêu cực.

Sau khi đã xác định được thương hiệu của mình đại diện cho điều gì khác biệt, đã đến lúc giới thiệu sản phẩm đến với những đối tượng phù hợp. Điều này liên quan đến việc thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường ngách – mục tiêu của doanh nghiệp và xây dựng chiến lược đưa những thông tin chi tiết này vào hoạt động để giúp doanh nghiệp nhận diện được khách hàng phù hợp của mình và xác định các điểm tương tác tiềm năng để xây dựng kênh tiếp thị thích hợp.

Phát triển mạng lưới đối tác của doanh nghiệp

Ngay khi những nỗ lực tiếp thị đầu tiên của doanh nghiệp bắt đầu thu hút những khách hàng ban đầu đến với doanh nghiệp thì tiếp đó sẽ cần phải mở rộng quy mô hoạt động.

Để đạt được điều này, nhiều thương hiệu thời trang thương mại điện tử đang thiết lập quan hệ đối tác với các công ty không cạnh tranh và hợp lực cùng mình để giúp tận dụng tệp khách hàng, năng lực chuyên môn của đối tác lẫn các nguồn lực để tạo ra hiệu ứng tích cực có lợi ích cho cả hai công ty.

Lấy ví dụ như thương hiệu Adidas. Mặc dù Adidas nổi tiếng với giày chạy bộ và quần áo thể thao, nhưng hãng đã có thể thu hút lượng khách hàng lớn hơn thông qua quan hệ đối tác với nhiều thương hiệu không cạnh tranh, bao gồm Prada, Dragon Ball Z Colnago, v.v. Bằng cách làm này, cả Adidas và các đối tác của mình đều được hưởng lợi từ việc quảng bá chéo và truyền thông rộng rãi, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng cường nhận diện thương hiệu cho tất cả các bên liên quan.

Phát triển e-commerce bằng cách gia tăng các mối quan hệ doanh nghiệp đối tác.
Phát triển e-commerce bằng cách gia tăng các mối quan hệ doanh nghiệp đối tác.

Thông thường, các công ty khởi nghiệp trong các lĩnh vực khác như thời trang và phong cách sống cũng dựa vào nguồn tài chính bên ngoài để mở rộng quy mô sản xuất và nỗ lực tiếp thị của họ. Trong thời đại ngày nay, nhiều nhà sáng lập quyết định trao đổi cổ phần trong công ty của họ để đổi lấy nguồn vốn từ một công ty đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, một số công ty đầu tư đã bắt đầu hỗ trợ khách hàng của họ ngoài tài chính, chẳng hạn bằng cách đảm nhận các nhiệm vụ tiếp thị và bán hàng khác nhau.

Có thể doanh nghiệp của bạn không đạt được quan hệ đối tác ở quy mô gắn kết thân tín, nhưng các mối quan hệ đối tác được lựa chọn cẩn thận có thể sinh lợi trong thời hạn ngắn và mang tính chiến lược cao dài hạn. Điều này đặc biệt có lợi cho các thương hiệu thời trang mới và đang phát triển, vì nó có thể là một cách để tăng cường cạnh tranh và nhanh chóng củng cố vị trí trên thị trường của họ.

Doanh nghiệp tự mình trở thành influencer

Tiếp thị người ảnh hưởng – influencer marketing đang nhanh chóng trở thành một trong những phương pháp phổ biến đối với nhiều thương hiệu thời trang đang tìm cách tiếp thị sản phẩm của họ, xây dựng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy sự tương tác của khách hàng.

Khi ngày càng có nhiều thương hiệu thời trang tìm cách tận dụng lợi ích của những người có ảnh hưởng như một phần trong chiến lược xã hội của họ, thị trường đang dần trở nên bão hòa, trong khi hầu hết những influencer thành công với tỷ lệ tương tác và phân tích tốt nhất đều đã nhẵn mặt trên thị trường, chưa kể influencer càng nổi tiếng sẽ càng có chi phí cao.

Hơn nữa, có nhiều influencer đang sử dụng những thủ pháp tinh vi để tạo ra sức ảnh hưởng “ảo”, tới hơn 60% influencer hiện đang sử dụng các phương pháp nhân tạo để tăng lượng người theo dõi và các chỉ số khác, vì thế mà các thương hiệu hiện cần phải hết sức cảnh giác khi phân bổ ngân sách dành cho người ảnh hưởng của họ.

Phát triển e-commerce bằng cách thương hiệu tự mình trở thành một influencer.
Phát triển e-commerce bằng cách thương hiệu tự mình trở thành một influencer.

Tuy nhiên, mặc dù chắc chắn có thể mang lại lợi tức đầu tư (ROI) tích cực bằng cách thuê những người có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp thì bản thân chính doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi tiêu của mình khi tự thiết lập các kênh influencer của riêng mình, bằng cách tăng lượng người theo dõi đáng kể trên các nền tảng mạng xã hội và cung cấp giá trị đích thực cho người theo dõi. Có thể làm được điều này bằng hai cách.

Đầu tiên là tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội của thương hiệu lên vị thế influencer trực tiếp. Điều này có lợi là hình thành mối quan hệ trực tiếp với khách hàng của doanh nghiệp, giúp giữ chân người dùng và tối đa hóa thời gian xem cho các sản phẩm và dịch vụ thời trang.

Tùy chọn thứ hai là xây dựng một kênh tổng quát hơn bao gồm các chủ đề liên quan, chẳng hạn như tư vấn làm đẹp và thời trang, xu hướng và phong cách hoặc tin tức thời trang, sau đó định vị thương hiệu của doanh nghiệp là nhà tài trợ hoặc giới thiệu sản phẩm của thương hiệu thông qua nội dung trên kênh. Điều này giúp mang đến sự tự do về loại nội dung doanh nghiệp có thể xây dựng và quy mô khán giả có thể thu hút. Điểm trừ duy nhất, có lẽ, là doanh nghiệp có thể phải chịu tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) giảm.

Bài viết được chuyển ngữ từ bài viết này trên trang Entrepreneur.

error: Content is protected !!
%d bloggers like this: