Nhóm quan hệ đồng tính nam (tên gọi chuyên môn trong y khoa là MSM) có số lượng người bị nhiễm HIV cao nhất trong xã hội, theo dữ liệu của cục chống HIV/AIDS-Bộ Y tế Việt Nam.
Đồng tính nam bị nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa
Đó là thông tin công bố của cục chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế Việt Nam. Điều đáng lo ngại là bản thân nam quan hệ tình dục đồng giới có nhu cầu quan hệ tình dục lớn nhưng nhiều người thiếu kiến thức. Nhiều đối tượng còn đang học cấp 2, cấp 3 đã nhiễm HIV.
PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế cho biết tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm MSM tăng nhanh trong vòng 5-7 năm gần đây, trong khi các nhóm khác lại có tỉ lệ giảm nhiều. Nhóm đồng tính nam, trước đây 4% dương tính thì nay 12% có nơi 15% dương tính, trong đó các ca dương tính từ 2019 đến nay chiếm tỉ lệ lớn. Hiện tỉ lệ nhiễm mới HIV trong nhóm MSM chiếm khoảng gần 50%.
Nhóm MSM là nhóm đối tượng lây nhiễm HIV nhanh và khó lường nhất hiện nay.
ThS. BS Bùi Hoàng Đức, Phó trưởng Phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV/AIDS-Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết thêm rằng, tỉ lệ nhiễm mới cho thấy nhóm MSM nhiễm mới cao hơn nhiều so với nhóm ma túy và nhóm bán dâm (khoảng 1,7/100 nghìn người). Nhóm người chuyển giới nữ cũng là nhóm có số ca nhiễm HIV tăng cao.
Một thông tin đáng báo động khác, theo TS. BS Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, trước đây HIV chỉ xảy ra trong cộng đồng người tiêm chích ma túy, những năm 2001 tỉ lệ nhiễm HIV ở người tiêm chích là 30%. Thời gian gần đây tình hình nhiễm HIV thay đổi nhanh trong cộng đồng MSM là chủ yếu, chiếm tới 12%. Năm 2020 cứ 100 người MSM thì 12 người nhiễm HIV.
“Mỗi năm sẽ có 7% người trong cộng đồng MSM nhiễm HIV mới. Chúng ta thử làm một phép tính, hiện giờ đang là 12% nhiễm, sau 1 năm tăng thêm thành 19%. Nếu cứ tăng mỗi năm 7% liên tục mà không có biện pháp gì thì trong 10 năm tới toàn bộ quần thể MSM sẽ nhiễm HIV”,
TS. Minh Tâm bày tỏ.
Thống kê cho thấy quần thể MSM hiện có 170.000 người nhưng chưa đầy đủ vì cộng đồng MSM có app hẹn hò như Tinder, Grindr, Blued…, để đáp ứng cho nhu cầu quan hệ tình dục rất cao. Họ sử dụng app chủ yếu để tìm bạn tình nhất thời, ngắn hạn hoặc dài hạn.
Cộng đồng người đồng tính nam tại Việt Nam ngày càng công khai tính hướng của mình hơn.
Theo ước tính thì có ít nhất 2%-5% nam giới từ 15-49 tuổi là cộng đồng MSM trên phạm vi toàn cầu. Xã hội ngày càng cởi mở nên cộng đồng này bộc lộ ngày càng nhiều”, TS. Tâm nói.
Nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là sự xuất hiện của những người song tính nhưng lại có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi, thiếu an toàn, lối sống phóng túng, không biết bảo vệ sức khỏe của bản thân lẫn cộng đồng. Việc quan hệ với cả nam lẫn nữ là tăng nguy cơ lây nhiễm cả trong cộng đồng, khó kiểm soát, diễn biến khó lường, gây nguy hại trầm trọng tới sức khỏe cộng đồng.
Đối với nhóm MSM, hành vi sử dụng rượu, bia, ma túy, chất kích thích làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm này. Trong các yếu tố nguy cơ thì tình dục không an toàn là nguy cơ chủ yếu dẫn đến nhiễm HIV, tỉ lệ MSM sử dụng bao cao su thường xuyên khi QHTD chỉ dao động trong khoảng từ 40%-60%. bản thân người MSM có nhu cầu quan hệ tình dục rất lớn nhưng rất nhiều người thiếu kiến thức. Trong lứa tuổi dưới 18, dưới 24 nhiễm rất nhiều, vì đây là độ tuổi mà các bạn dễ bị dẫn dụ vì ham thích và tò mò về giới.
Các tụ điểm ăn chơi, tụ tập cho người đồng tính nam tại Việt Nam đang tạo điều kiện để nhóm đối tượng này dễ phát sinh ham muốn sex nhiều hơn.
Phương pháp chống phơi nhiễm HIV cho người đồng tính nam – PrEP có mức độ hiệu quả thế nào?
Prep là gì?
PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm HIV chính là sử dụng thuốc kháng vi- rút ARV đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Thuốc PrEP có hiệu quả rất cao trong phòng lây nhiễm HIV (có thể lên đến 90% nếu tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ). Được Tổ chức ý tế thế giới WHO khuyến cáo nên sử dụng PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những nhóm có nguy cơ cao.
Bên cạnh PrEp còn có TasP và PEP cũng có tác dụng làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
TasP – điều trị để dự phòng, chính là dùng ARV cho người nhiễm HIV với mục đích làm giảm lây nhiễm HIV cho bạn tình. Giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình âm tính đến 93%. Tuy nhiên biện pháp này sẽ có hiệu quả nhất khi KHÔNG có quan hệ tình dục. Nhưng điều này rất khó kiểm soát nên nó trở thành một vấn đề khó khăn đối với người dùng.
PEP – điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, là sử dụng ARV sau khi phơi nhiễm với HIV, phải được sử dụng sau 72h sau khi phơi nhiễm. Dùng ARV sau 4 tuần dừng lại. PEP cũng được chứng minh có hiệu quả trong phơi nhiễm nghề nghiệp (môi trường y tế). Cũng được dùng trong phơi nhiễm qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên phương pháp này sẽ phải đảm bảo thời gian cũng như tuân thủ uống theo một cách nghiêm chỉnh.
Mức độ hiệu quả của PrEp
PrEP là một phương án dự phòng và thế giới y học đã khuyến cáo và nhiều quốc gia đã thực hiện từ nhiều năm nay. Phương pháp này tuy không thay thế được vaccine HIV nhưng là một cách đơn giản nhất giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM qua các thử nghiệm lâm sàng và qua các can thiệp thực tế trên thế giới. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo PrEP nên được cung cấp bổ sung cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao trong gói dự phòng HIV kết hợp.
Nhận thức rõ hiệu quả trong dự phòng HIV của PrEP và lợi ích dài hạn của sử dụng ARV để dự phòng cho người chưa nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) có kế hoạch triển khai thí điểm cung cấp PrEP cho MSM và TGW trong gói dự phòng HIV kết hợp bao gồm: Tư vấn, xét nghiệm HIV thường xuyên, theo dõi lâm sàng, và khuyến khích sử dụng bao cao su và chất bôi trơn.
Về khả năng chi trả, có 78% MSM và 51% TGW báo cáo có thể chi trả 20.000 VND/ngày cho PrEP. Như vậy PrEP đã được người sử dụng chấp nhận như là một biện pháp dự phòng trong các quần thể nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM. Với dịch vụ PrEP thu phí (với thuốc giá thấp) có thể đáp ứng khả năng chi trả của đa số MSM, TGW và cặp bạn tình dị nhiễm.
Tuy nhiên, những người đang quan tâm đến PrEP cần lưu ý rằng, việc quan trọng nhất để tránh lây nhiễm HIV cần thực hiện các biện pháp an toàn trong tiêm chích và quan hệ tình dục.
PrEP không phải là thần dược, đây chỉ là một trong các can thiệp quan trọng cùng với các can thiệp dự phòng trước phơi nhiễm với HIV như bao cao su. PrEP không phải là thuốc điều trị lâu dài hay suốt đời, chỉ cần sử dụng trước khi có những hành vi nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV.
PrEP chỉ có tác dụng dự phòng lây truyền HIV, không ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục khác nên việc sử dụng bao cao su vẫn là cần thiết để tránh sự lây nhiễm các bệnh lây qua quan hệ tình dục và tránh mang thai.
Nếu bạn còn trẻ, bạn có nguy cơ lây nhiễm HIV, hãy tìm hiểu và sử dụng về PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm – để bảo vệ bản thân khỏi HIV.
Hãy bảo vệ bản thân và cộng đồng người đồng tính nam khỏi lây nhiễm HIV
Dưới đây là các việc làm hiệu quả để bảo vệ bản thân và cộng đồng người đồng tính nam khỏi lây nhiễm HIV
Sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác: mỗi lần quan hệ tình dục hãy sử dụng bao cao su mới, đặc biệt là quan hệ qua đường hậu môn và ngay cả quan hệ qua đường miệng. Chỉ nên sử dụng chất bôi trơn dạng nước, không sử dụng loại sáp chiết xuất từ xăng dầu, sữa dưỡng thể hoặc các loại dầu – vốn có thể làm hư hại bao cao su, dẫn tới rách bao.
Chung thủy: cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục là chung thủy với một bạn tình không bị bệnh.
Hạn chế sử dụng rượu, chất kích thích, không sử dụng ma túy: không trong trạng thái tỉnh táo dễ dẫn tới quan hệ tình dục không an toàn; không dùng chung bơm kim tiêm nếu sử dụng ma túy.
Tiêm chủng: tiêm chủng giúp phòng tránh một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan virus A và B, nhưng không phải tất cả các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục đều phòng tránh được bằng vắc xin, như viêm gan virus C (căn bệnh có thể dẫn tới suy gan, ung thư gan và tử vong) không có vắc xin phòng ngừa. Vắc xin phòng virus gây u nhú ở người (virus HPV) có thể tiêm ngừa cho nam giới từ 26 tuổi trở xuống. HPV có mối liên quan tới ung thư trực tràng ở nam giới quan hệ đồng tính.
Kiểm tra sức khỏe cho cả bạn thân và bạn tình: đừng quan hệ tình dục không an toàn trừ khi chắc chắn cả hai người không bị HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Việc đi khám rất quan trọng, bởi nhiều người không biết bản thân bị bệnh hoặc chủ quan với sức khỏe của chính mình.
Thuốc chống phơi nhiễm (PrEP): thuốc chống phơi nhiễm là một phương pháp giúp những người khỏe mạnh phòng tránh nhiễm HIV bằng cách uống một viên thuốc mỗi ngày. Thuốc sử dụng là thuốc phối hợp của emtricitabine và tenofovir (biệt dược: Truvada), có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục ở những đối tượng có nguy cơ cao.
**Truvada cũng là thuốc trong phác đồ điều trị HIV. Trước khi sử dụng Truvada để phòng tránh HIV, bác sĩ cần chắc chắn người sử dụng không nhiễm HIV.
Chung thủy với một bạn tình khỏe mạnh là cách tốt nhất để phòng lây nhiễm HIV của người đồng tính nam.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần xét nghiệm virus viêm gan B, nếu nhiễm virus viêm gan B sẽ cần kiểm tra chức năng thận trước khi kê đơn Truvada. Thuốc cần được tuân thủ sử dụng nghiêm ngặt hằng ngày, và các biện pháp phòng tránh khác vẫn nên được sử dụng, như dùng bao cao su mỗi khi quan hệ.
Sức khỏe tinh thần cũng là một điều cần được những người thuộc nhóm đồng tính nam quan tâm và chú trọng, không chỉ riêng sức khỏe thể chất. Những điều sau cần được người đồng tính chú ý:
Chống trầm cảm: người đồng tính nam và nam giới có quan hệ tình dục đồng tính đối mặt với nguy cơ trầm cảm và rối loạn lo âu cao hơn bình thường. Ở Hoa Kỳ, người đồng tính nam thường hút thuốc nhiều hơn so với người dị tính, và họ cũng uống rượu nhiều hơn so với mức trung bình chung.
* Người đồng tính nam dễ mắc các vấn đề lo âu về ngoại hình và rối loạn ăn uống (như chán ăn hoặc tuyệt thực tâm lý) hơn người dị tính. Nếu rơi vào tình trạng lạm dụng chất kích thích, đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp từ các tổ chức của người đồng tính, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần, hoặc các trung tâm có điều trị lạm dụng chất kích thích.
Sức khỏe tinh thần của người đồng tính nam rất cần được chú trọng, bởi nhóm đối tượng này rất dễ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Đưa chăm sóc sức khỏe định kỳ thành mục tiêu ưu tiên. Đừng để nỗi lo sợ về quan hệ đồng tính hay bất kỳ sự kỳ thị xu hướng tình dục nào cản trở tới việc chăm sóc sức khỏe. Đừng ngần ngại thừa nhận mình là người đồng tính nam hay song tính, hãy xin tư vấn về những tầm soát nên thực hiện ở độ tuổi của mình, như huyết áp, nồng độ cholesterol, tiền liệt tuyến, tinh hoàn hay tầm soát ung thư đại trực tràng.
Nếu không phải là người chung thủy, hãy định kỳ tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hãy tin tưởng và chia sẻ những lo lắng về sức khỏe với bác sĩ, nhằm sớm phát hiện và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe lâu dài.
Nhóm quan hệ đồng tính nam (tên gọi chuyên môn trong y khoa là MSM) có số lượng người bị nhiễm HIV cao nhất trong xã hội, theo dữ liệu của cục chống HIV/AIDS-Bộ Y tế Việt Nam.
Đồng tính nam bị nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa
Đó là thông tin công bố của cục chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế Việt Nam. Điều đáng lo ngại là bản thân nam quan hệ tình dục đồng giới có nhu cầu quan hệ tình dục lớn nhưng nhiều người thiếu kiến thức. Nhiều đối tượng còn đang học cấp 2, cấp 3 đã nhiễm HIV.
PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế cho biết tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm MSM tăng nhanh trong vòng 5-7 năm gần đây, trong khi các nhóm khác lại có tỉ lệ giảm nhiều. Nhóm đồng tính nam, trước đây 4% dương tính thì nay 12% có nơi 15% dương tính, trong đó các ca dương tính từ 2019 đến nay chiếm tỉ lệ lớn. Hiện tỉ lệ nhiễm mới HIV trong nhóm MSM chiếm khoảng gần 50%.
ThS. BS Bùi Hoàng Đức, Phó trưởng Phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV/AIDS-Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết thêm rằng, tỉ lệ nhiễm mới cho thấy nhóm MSM nhiễm mới cao hơn nhiều so với nhóm ma túy và nhóm bán dâm (khoảng 1,7/100 nghìn người). Nhóm người chuyển giới nữ cũng là nhóm có số ca nhiễm HIV tăng cao.
Một thông tin đáng báo động khác, theo TS. BS Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, trước đây HIV chỉ xảy ra trong cộng đồng người tiêm chích ma túy, những năm 2001 tỉ lệ nhiễm HIV ở người tiêm chích là 30%. Thời gian gần đây tình hình nhiễm HIV thay đổi nhanh trong cộng đồng MSM là chủ yếu, chiếm tới 12%. Năm 2020 cứ 100 người MSM thì 12 người nhiễm HIV.
Thống kê cho thấy quần thể MSM hiện có 170.000 người nhưng chưa đầy đủ vì cộng đồng MSM có app hẹn hò như Tinder, Grindr, Blued…, để đáp ứng cho nhu cầu quan hệ tình dục rất cao. Họ sử dụng app chủ yếu để tìm bạn tình nhất thời, ngắn hạn hoặc dài hạn.
Theo ước tính thì có ít nhất 2%-5% nam giới từ 15-49 tuổi là cộng đồng MSM trên phạm vi toàn cầu. Xã hội ngày càng cởi mở nên cộng đồng này bộc lộ ngày càng nhiều”, TS. Tâm nói.
Nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là sự xuất hiện của những người song tính nhưng lại có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi, thiếu an toàn, lối sống phóng túng, không biết bảo vệ sức khỏe của bản thân lẫn cộng đồng. Việc quan hệ với cả nam lẫn nữ là tăng nguy cơ lây nhiễm cả trong cộng đồng, khó kiểm soát, diễn biến khó lường, gây nguy hại trầm trọng tới sức khỏe cộng đồng.
Đối với nhóm MSM, hành vi sử dụng rượu, bia, ma túy, chất kích thích làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm này. Trong các yếu tố nguy cơ thì tình dục không an toàn là nguy cơ chủ yếu dẫn đến nhiễm HIV, tỉ lệ MSM sử dụng bao cao su thường xuyên khi QHTD chỉ dao động trong khoảng từ 40%-60%. bản thân người MSM có nhu cầu quan hệ tình dục rất lớn nhưng rất nhiều người thiếu kiến thức. Trong lứa tuổi dưới 18, dưới 24 nhiễm rất nhiều, vì đây là độ tuổi mà các bạn dễ bị dẫn dụ vì ham thích và tò mò về giới.
Phương pháp chống phơi nhiễm HIV cho người đồng tính nam – PrEP có mức độ hiệu quả thế nào?
Prep là gì?
PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm HIV chính là sử dụng thuốc kháng vi- rút ARV đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Thuốc PrEP có hiệu quả rất cao trong phòng lây nhiễm HIV (có thể lên đến 90% nếu tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ). Được Tổ chức ý tế thế giới WHO khuyến cáo nên sử dụng PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những nhóm có nguy cơ cao.
Bên cạnh PrEp còn có TasP và PEP cũng có tác dụng làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
TasP – điều trị để dự phòng, chính là dùng ARV cho người nhiễm HIV với mục đích làm giảm lây nhiễm HIV cho bạn tình. Giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình âm tính đến 93%. Tuy nhiên biện pháp này sẽ có hiệu quả nhất khi KHÔNG có quan hệ tình dục. Nhưng điều này rất khó kiểm soát nên nó trở thành một vấn đề khó khăn đối với người dùng.
PEP – điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, là sử dụng ARV sau khi phơi nhiễm với HIV, phải được sử dụng sau 72h sau khi phơi nhiễm. Dùng ARV sau 4 tuần dừng lại. PEP cũng được chứng minh có hiệu quả trong phơi nhiễm nghề nghiệp (môi trường y tế). Cũng được dùng trong phơi nhiễm qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên phương pháp này sẽ phải đảm bảo thời gian cũng như tuân thủ uống theo một cách nghiêm chỉnh.
Mức độ hiệu quả của PrEp
PrEP là một phương án dự phòng và thế giới y học đã khuyến cáo và nhiều quốc gia đã thực hiện từ nhiều năm nay. Phương pháp này tuy không thay thế được vaccine HIV nhưng là một cách đơn giản nhất giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM qua các thử nghiệm lâm sàng và qua các can thiệp thực tế trên thế giới. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo PrEP nên được cung cấp bổ sung cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao trong gói dự phòng HIV kết hợp.
Nhận thức rõ hiệu quả trong dự phòng HIV của PrEP và lợi ích dài hạn của sử dụng ARV để dự phòng cho người chưa nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) có kế hoạch triển khai thí điểm cung cấp PrEP cho MSM và TGW trong gói dự phòng HIV kết hợp bao gồm: Tư vấn, xét nghiệm HIV thường xuyên, theo dõi lâm sàng, và khuyến khích sử dụng bao cao su và chất bôi trơn.
Về khả năng chi trả, có 78% MSM và 51% TGW báo cáo có thể chi trả 20.000 VND/ngày cho PrEP. Như vậy PrEP đã được người sử dụng chấp nhận như là một biện pháp dự phòng trong các quần thể nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM. Với dịch vụ PrEP thu phí (với thuốc giá thấp) có thể đáp ứng khả năng chi trả của đa số MSM, TGW và cặp bạn tình dị nhiễm.
Tuy nhiên, những người đang quan tâm đến PrEP cần lưu ý rằng, việc quan trọng nhất để tránh lây nhiễm HIV cần thực hiện các biện pháp an toàn trong tiêm chích và quan hệ tình dục.
PrEP không phải là thần dược, đây chỉ là một trong các can thiệp quan trọng cùng với các can thiệp dự phòng trước phơi nhiễm với HIV như bao cao su. PrEP không phải là thuốc điều trị lâu dài hay suốt đời, chỉ cần sử dụng trước khi có những hành vi nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV.
PrEP chỉ có tác dụng dự phòng lây truyền HIV, không ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục khác nên việc sử dụng bao cao su vẫn là cần thiết để tránh sự lây nhiễm các bệnh lây qua quan hệ tình dục và tránh mang thai.
Nếu bạn còn trẻ, bạn có nguy cơ lây nhiễm HIV, hãy tìm hiểu và sử dụng về PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm – để bảo vệ bản thân khỏi HIV.
Hãy bảo vệ bản thân và cộng đồng người đồng tính nam khỏi lây nhiễm HIV
Dưới đây là các việc làm hiệu quả để bảo vệ bản thân và cộng đồng người đồng tính nam khỏi lây nhiễm HIV
**Truvada cũng là thuốc trong phác đồ điều trị HIV. Trước khi sử dụng Truvada để phòng tránh HIV, bác sĩ cần chắc chắn người sử dụng không nhiễm HIV.
Sức khỏe tinh thần cũng là một điều cần được những người thuộc nhóm đồng tính nam quan tâm và chú trọng, không chỉ riêng sức khỏe thể chất. Những điều sau cần được người đồng tính chú ý:
* Người đồng tính nam dễ mắc các vấn đề lo âu về ngoại hình và rối loạn ăn uống (như chán ăn hoặc tuyệt thực tâm lý) hơn người dị tính. Nếu rơi vào tình trạng lạm dụng chất kích thích, đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp từ các tổ chức của người đồng tính, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần, hoặc các trung tâm có điều trị lạm dụng chất kích thích.
Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn
[1] https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/van-de-suc-khoe-cho-nguoi-dong-tinh-nam-va-nam-co-quan-he-tinh-duc-dong-gioi/
[2] https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/hoc-sinh-cap-2-da-nhiem-hiv-nguyen-nhan-do-dau-270064.html?utm_source=coccoc&utm_medium=ccnews
[3] http://tiengchuong.vn/
[4] http://light.org.vn/prep-suc-manh-du-phong-truoc-phoi-nhiem-hiv/
Share this:
Like this: