Trước khi trở nên thịnh hành (mainstream) như hiện tại, nhờ vào sự xuất hiện của hai chương trình giải trí “King Of Rap” và “Rap Việt” trên sóng truyền hình, thì dòng nhạc này vẫn âm ỷ chảy sâu và thành hình trong giới Underground đam mê Hip-Hop. Lịch sử về quá trình hình thành, những điều thú vị về sự phát triển của Hip-Hop và Rap Việt Nam sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết này.
“Cuộc sống có rất nhiều điều để đối thoại, để hát lên, chứ chẳng phải chỉ có mỗi chủ đề tình yêu lãng mạn”
Kimese – nữ rapper
Sự khởi sinh của nhạc Rap Việt Nam
Tính đến hiện tại, kể từ khi xuất hiện ca khúc Vietnamese Gang vào năm 1997 thì giới Rap Việt đã trải qua những thế hệ sau đây: Thế hệ F1: 1997; Thế hệ F2: 2002 – 2005; Thế hệ F3: 2006 – 2012; Thế hệ F4: từ 2013 đến sự thịnh hành của Rap ở thời điểm hiện tại.
Sự khởi đầu khiêm tốn vào giữa những năm 70s của thế kỷ trước tại Bronx (New York), Hip-Hop hay Rap đã trở thành một hiện tượng, trào lưu văn hóa nổi bật tại Mỹ và trên khắp thế giới. Jeff Chang – một cây bút của tờ Foreign Policy đã xuất bản bài viết “It’s a Hip-Hop World” vào năm 2007 với góc nhìn tổng quan về mức độ thịnh hành của Hip-Hop, mà có thể tóm lược lại rằng từ Shanghai (Trung Quốc) đến Nairobi (Kenya) và tới tận São Paulo (Brazil), Hip-hop đã phát triển thành một kiểu ngôn ngữ giao tiếp nghệ thuật của toàn cầu.
Tại Việt Nam, Rap trở thành một nhân tố chủ đạo và là động lực của âm nhạc underground. Rap trở thành một hiện tượng văn hóa tương đối mới, khi ca khúc “Vietnamese Gang” được giới thiệu tới văn hóa Việt Nam — mà tại thời điểm (1997) đó âm nhạc truyền thống vẫn là thể loại thịnh hành duy nhất. Tuy vậy, Rap chỉ trở nên thịnh hành trong giới trẻ Việt Nam vào đầu những năm 2000, kéo theo sự thành lập của các hội nhóm để rồi tạo thành một làn sóng underground — là hiện thân của văn hóa bản địa của giới trẻ Vệt Nam, bỏ qua những thách thức xuyên suốt trong lịch sử của nó.
Với ca khúc “Vietnamese Gang”, hai rapper Khanh Nhỏ và Thai Viet G là những người khai sinh ra Rap Việt vào năm 1997, tại thành phố Portland (tiểu bang Oregon – Hoa Kỳ). Trong ca khúc, Thai Rap bằng tiếng Anh còn Khanh Nhỏ Rap bằng tiếng Việt. Không rõ hai người đã bắt đầu Rap từ bao giờ nhưng họ đã thể hiện một đẳng cấp và trình độ chuyên nghiệp trong cách gieo vần và nhả flow (là nhịp điệu, cách nhấn nhá của rappers).
Ca từ của “Vietnamese Gang” đậm chất băng đảng và thể hiện sự tự tôn dòng máu Việt, với ý tưởng xuyên suốt là đề cao nhận diện của cộng đồng người Việt Nam di cư sang Mỹ trong bối cảnh chiến tranh 1975. So sánh với nhạc rap của Mỹ, “Vietnamese Gang” hoàn toàn mang tính kế thừa. Năm 2005, Khanh Nhỏ đã mang “Vietnamese Gang” đi thi cuộc thi rapper trẻ thế giới và được đánh giá tốt về flow cũng như chất liệu sáng tạo và tinh thần nổi loạn của ca khúc. Với thành công ban đầu, Khanh Nhỏ vẫn tiếp tục rap thêm những bài khác, truyền cảm hứng tới rất nhiều những người Việt sống trên đất Mỹ khác bắt tay vào việc sáng tác nhạc rap. Viet Rapper ra đời từ đó, và được xem là một cộng đồng rapper Việt Nam triển vọng.
Những nghệ sỹ nổi tiếng của Viet Rapper khác là Phong Lê, Xương Khùng, Baby Red, Zolek, Nam Kha, Nhi DJ, v.v. và có người thì Rap tiếng Việt nhưng cũng có người Rap tiếng Anh. Do phần lớn những thành viên này sống ở nước ngoài nên đa phần các ca khúc Rap có nội dung mâu thuẫn chính trị với Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ca từ của các ca khúc cũng bắt chước những nội dung băng đảng giống kiểu Mỹ, với những câu chửi thề sống sượng. Đó chính là lý do nhiều người Việt Nam có một cái nhìn rất xấu về thể loại nhạc này. Khá nhiều rappers tài năng sau này của Rap Việt khởi đầu từ diễn đàn Viet Rapper. Những ca khúc rap nổi tiếng của Viet Rapper là “Đời Anh Thanh Niên – Khanh Nhỏ”, hay “Vườn Bông Hồng Đỏ – Khanh Nhỏ Ft. Phong Lê”
Những ngày đầu tiên trong lịch sử, Rap Việt chỉ tồn tại ngoài lãnh thổ Việt Nam và được sáng tạo bởi những nghệ sĩ độc lập đang sinh sống tại nước ngoài. Họ không có tầm nhìn dài hạn cho sự nghiệp này, mà thay vào đó chỉ dành sự đam mê cho Rap. Họ cũng không được tài trợ hay PR chuyên nghiệp. Từ 2002-2005, nhạc Rap trở nên phổ biến với người trẻ Việt Nam. Đồng thời là sự xuất hiện của những cộng đồng underground được thành lập tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những cộng đồng Rap Việt nổi trội lúc bấy giờ là Viet Rapper, Da Rap Club Hà Nội (thành lập bởi Xlim), VietHipHop với đông đảo lượng thành viên tham gia, theo dõi.
Ra đời sau, điều mà Da Rap Club tiếp thu được từ Viet Rapper chính là những cái “chất” kế thừa của văn hóa Hip Hop ở Mỹ. Sự ra đời của Da Rap Club sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không nói tới Viet Spiritz Band bao gồm Lil’ Knight a.k.a. LK (Lil’ là viết tắt của từ “little” trong Tiếng Anh, có nghĩa là “bé nhỏ”, “tiểu”) và Fantasy XY a.k.a. D Cash, đó là những rapper đầu tiên ở Việt Nam. Khi Viet Spiritz Band thu âm những ca khúc đầu tiên, thì từ lúc đó trở đi họ đã đặt một nền móng mới cho Rap Việt.
Các rapper nổi tiếng của Da Rap Club là LK, Fantasy XY a.k.a. D Cash, Nam CT, One Large, Eddy Việt, Cá Chép a.k.a. Double C, Young Uno, Lil’ BK, Ken Chou, Chíp Nhỏ, PA (nữ), nhóm Mít Đọt Family… Sau này LK, Eddy Việt, Cá Chép, Lil’ BK, và PA cùng nhau lập ra nhóm Viet Dreamerz nhưng vẫn thuộc Da Rap Club. Diễn đàn Da Rap Club là bước đệm khởi đầu cho nhiều rapper tài năng sau này của Rap Việt phát triển. Một trong những tác phẩm hot thời bấy giờ và cũng là ca khúc khẳng định phong cách rap của LK là “Chung Lối – LK Ft. Fantasy XY”, sau đó có thể kể đến “Hút Bin – Nam CT” và những bài nhạc của nhóm Viet Dreamerz.
Phải kể đến việc Da Rap Club tuy kế thừa cái “chất” và công trình phát triển cho nền tảng của Rap Việt, nhưng do sự khác biệt trong bối cảnh chính trị giữa Da Rap Club và Viet Rapper — một bên bị ảnh hưởng bởi chế độ Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, một bên là Xã hội dân chủ của Mỹ (Viet Rapper là cộng đồng rapper hoạt động chủ yếu tại Mỹ). Mặt khác phong cách của Viet Rapper gần như hoàn toàn thuần chất Mỹ, còn Da Rap Club thì một mặt học tập văn hóa rap Mỹ, một mặt ứng dụng nó vào cuộc sống xã hội Việt Nam nên dẫn đến việc hai bên thường xuyên có những nhạc phẩm công kích, bài xích, dè bỉu, hạ thấp nhau. Da Rap Club sau này dành thế thượng phong hơn hẳn phe đối lập, khi các thành viên sáng lập, chủ chốt của Viet Rapper lui về hậu trường và sau đó không còn hoạt động tích cực. Đây chỉ là mở đầu cho một loạt những cuộc chiến dai dẳng trong làng Rap Việt.
Đến 2006, nhạc Rap trở thành nhân tố mới mẻ của ngành âm nhạc nước nhà, khi được quảng bá và tiếp nhận bởi những nghệ sĩ theo dòng nhạc thịnh hành thời điểm đó. Nhạc Rap đã ảnh hưởng tới tư duy sản xuất âm nhạc và phong cách thời trang của ngành âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ. Ngày nay, cộng đồng underground đã trở thành một khái niệm bị trung hòa, bởi vì nhiều thể loại từng được gắn mác là underground — nay đã trở nên phổ biến trên thị trường, cạnh tranh với các dòng nhạc khác. Thể loại nhạc Rap giờ đây cũng đã được điều chỉnh ngôn từ sao cho thích hợp với thị hiếu thưởng thức của đại chúng.
2020, làng Rap Việt trở nên sôi động và chính thức được theo dõi, quan tâm bởi đông đảo người xem cả nước, thông qua sự phát hành của hai gameshow âm nhạc về Rap là Rap Việt và King Of Rap. Những bậc tiền bối trong làng Rap Việt đều trở thành những huấn luyện viên và giám khảo ở hai chương trình này. Họ đều là những cái tên sừng sỏ trong giới underground như Wowy, Suboi, Karik, Binz, Rhymastic, JustaTee trong “Rap Việt”, và dàn huấn luyện viên tại “King Of Rap” là Lil’Knight (LK), Lil Shady, BigDaddy, Đạt Maniac — đều là những cái tên nổi cộm và cốt cán của Da Rap Club thời đầu.
Chương trình Rap Việt.
Đặc tính và thách thức
Trong luận án “Lý thuyết về Văn hóa đại chúng” được xuất bản vào 1957 của Dwight MacDonald, đã tách biệt Folk Art (Nghệ thuật dân gian) ra khỏi Văn hóa đại chúng (Mass Culture). Trích đoạn trong luận án này: “(Folk Art) là một biểu hiện tự phát, tự tôn của con người, do chính họ định hình, […], để định hình nhu cầu của họ, ”phát triển từ bên dưới thay vì bị áp đặt từ bên trên (trang 23). “Nghệ thuật dân gian là một tổ chức, một thế giới quan riêng tư của họ để ngăn cách với nền văn hóa thịnh hành, đại chúng”. Rap Việt Nam chính là một dạng thức của Folk Art, bởi vì nó được tạo ra bởi giới trẻ Việt nhằm phục vụ cho họ, với ngôn ngữ được phát triển cho nhu cầu giao tiếp giữa các thành viên, nên người ngoài cuộc sẽ không dễ dàng hiểu được trọn vẹn, thấu đáo.
Ngôn từ của rap Việt có tính thân mật được đề cao, chân thật và tự do sáng tạo, thể hiện. Có những ca khúc được dựa vào nhạc dân gian Việt Nam và biến tấu theo một hàm ý châm biếm, chẳng hạn như ca khúc “Tao không ghét mày” của Nah (Nah là một trong những thành viên cốt cán của Viet Rapper) có phần điệp khúc dựa trên ca khúc “Ai yêu Bác Hồ hơn thiếu niên nhi đồng”. Nội dung ca khúc “Tao không ghét mày” mang hàm ý chế diễu, hạ thấp hành vi lẫn tư duy của một bộ phận người lớn tuổi tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Một ví dụ khác là ca khúc “Buddha” của rapper Wowy – một trong 4 vị huấn luyện viên trong chương trình Rap Việt. Wowy đã sử dụng nhạc nền là “Chú Đại Bi” trong Phật Giáo. Nội dung của ca khúc lại mang tính tích cực, hàm ý trân quý, biết ơn của nam rapper về một cuộc sống an yên và mưu cầu hạnh phúc của cá nhân lẫn những người thân yêu xung quanh trước đức tin dành cho Phật.
Giống như Folk Art, Rap là một dạng thức chống đối với chính quyền. Nếu như Rap Mỹ luôn thẳng thắn đề cập đến bạo lực băng đảng, sự tàn bạo của cảnh sát, và những vấn đề cộm cán trong tình hình chính trị như nạn nghèo đói, lạm dụng chất kích thích hay phân biệt chủng tộc, thì Rap Việt lại luôn thể hiện những vấn đề liên quan đến sắc tộc và nhận diện văn hóa đặc trưng của mình. Phần lớn dân số người Việt tại Mỹ, họ đều sinh ra trong những khu nghèo đói, phức tạp, băng đảng của Mỹ. Quá trình trưởng thành của họ phải đối diện với rất nhiều vai trò, trách nhiệm với gia đình, xã hội, cũng như những vấn đề xã hội mà phân biệt chủng tộc là nổi trội nhất.
Hip-Hop như một cách thức để giúp những người nghệ sĩ này được tách biệt ra khỏi những mối liên kết với xã hội hay chính trị, đồng thời bộc lộ quan điểm, niềm tin của họ về cuộc sống, tình yêu, chính trị và những vấn đề xã hội mà không phải vướng phạm pháp luật. Rap chính là hình thức tối cao nhất của sự phát triển cá nhân, được dưỡng nuôi bằng chính niềm đam mê cháy bỏng trong họ, thay vì là danh vọng hay của cải.
Cũng giống như Rap Mỹ, Rap Việt cũng được khai triển theo cách thức tương đồng đối với giới trẻ. Cảm giác bất lực trong việc thay đổi các điều kiện dựa trên các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế phức tạp đã khiến các nghệ sĩ tìm cách bày tỏ sự bất bình của họ. Nhạc Rap đã trở thành một giải pháp thoát ly thực tại. Rất nhiều ca khúc rap Việt sử dụng tiếng Anh trong ca từ, một phần hoặc toàn bộ. Điều này giúp cho những người nghệ sĩ tránh bị soi xét bởi chế độ cầm quyền của Nhà nước. Phép ẩn dụ và châm biếm được sử dụng như một lời chỉ trích không trực diện dành cho tình hình đất nước cùng những nghi vấn về thuyết âm mưu của chính phủ cầm quyền, sự lạm dụng quyền hạn để bóc lột người dân nghèo, lẫn cách vận hành của chủ nghĩa cộng sản, xã hội chủ nghĩa, và sự thay đổi nhanh chóng của bộ mặt xã hội lẫn cảm thụ văn hóa của người Việt.
Tại sao Rap Việt lại gặp nhiều khó khăn trong việc có được chỗ đứng trong làng nhạc Việt Nam? Có lẽ thử thách lớn nhất là do sự kiểm duyệt gắt gao của bộ văn hóa và kiểm soát Internet của chính phủ. Nhà nước luôn tìm cách để ngăn chặn những thông tin nhạy cảm và kiểm soát sự tự do ngôn luận của quần chúng. Dẫn đến, cộng đồng underground chỉ có thể tồn tại chính yếu ở trên mạng internet, thông qua các diễn đàn, mạng xã hội và trang web độc lập.
Thêm vào đó, Internet tại Việt Nam, China, Iran và Cuba được duyệt vào danh sách những kết nối internet chịu sự kiểm soát của chính quyền. Facebook từng bị chặn tận hai lần là vào năm 2010 và 2011. Vào năm 2014, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù nhiều blogger chia sẻ về chính trị nhiều hơn tất cả các quốc gia trên thế giới, trừ Trung Quốc. Thông tin này được đăng tải trên Los Angeles Times vào 2015.
Tuy vậy tại Việt Nam, “vô minh là hạnh phúc” dường như là phong cách sống của đại phần lớn người dân, nhất là giới trẻ, khi họ không bận tâm quá nhiều đến tình hình chính trị hay có nguyện vọng đấu tranh với chính quyền. Cho dù trước đây có một vài thành phần dũng cảm dám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của con người trong việc tự do ngôn luận với chủ đề chính trị, thì ngay lập tức họ cũng bị chính quyền có biện pháp ngăn chặn và sức lan tỏa tới cộng đồng của những cá nhân như vậy dường như là bằng không.
Vì ngôn ngữ Rap thường không tiết chế và nhiều lúc là thô thiển, “ngôn ngữ đường phố” (ca từ của Rap) mâu thuẫn với các giá trị ngôn ngữ và văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Nhiều ca khúc Rap đã bị cấm lan truyền hay thậm chí là phát hành. Âm nhạc truyền thống hay âm nhạc đại chúng của Việt Nam đặt trọng tâm vào yếu tố thơ ca của ca từ và giai điệu hài hòa, với chủ đề là tình yêu dị tính và lòng yêu nước. Trong bài báo “Kiểm duyệt không ngăn được các rapper Việt Nam nói lên sự thật”, viết bởi Ethan Harfenist của tờ LA Times (2015), nữ rapper Suboi — một trong bốn huấn luyện viên của chương trình Rap Việt đã được trích dẫn trong bài viết này.
Suboi được xem là một rapper trẻ được các fan hâm mộ tôn vinh là “nữ hoàng nhạc Hip-Hop”, đã nói rằng cô xem hành vi kiểm duyệt như một thách thức trên phương diện nghệ thuật. Cô thường thay đổi lời bài hát hoặc ngôn ngữ gợi tưởng và sử dụng chúng khi Rap về các chủ đề nhạy cảm. Ví dụ: Suboi đã sử dụng những hình ảnh như “quả trứng”, “bạch cầu” hoặc từ ngữ gợi tưởng để nói về tình dục hay đề cập gián tiếp đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. “Tôi viết mọi thứ [để mọi người] có thể đọc và hiểu theo nghĩa cần phải hiểu,” Suboi nói, “Tôi chỉ muốn giữ cho nó (sản phẩm âm nhạc) đầy chất thơ”.
Rap Việt Nam hợp nhất cùng văn hóa đại chúng
Kể từ khi được du nhập vào Việt Nam, Rap đã nhiều lần được cải biên để thích ứng được với xu hướng và văn hóa âm nhạc hiện nay, đặc biệt là với việc thương mại hóa các ca khúc và cách thức giới thiệu Rap lẫn hình ảnh của nghệ sĩ tới công chúng. Thay vì khai thác các chủ đề phổ biến giống như Rap Mỹ là ma túy, tình dục, khiêu dâm và bạo lực như thường thấy, các bài hát rap Việt nói về tình yêu lứa đôi, những lo lắng, áp lực của tuổi trẻ, tâm lý, ý nghĩa cuộc sống, chân dung gia đình, áp lực xã hội, theo đuổi ước mơ… bằng một ngôn ngữ dễ được chấp thuận hơn, phù hợp hơn với khía cạnh trọng thơ ca, tục ngữ của văn hóa Việt.
Rất nhiều nghệ sĩ thương mại kết hợp rap với âm nhạc đại chúng vì những ca khúc thuần túy trữ tình không được đón nhận rộng rãi như các thể loại khác, nhất là khi đứng cạnh các sản phẩm V-pop. Những gương mặt rapper cộm cán như Suboi với các bản hit “N-Sao?”, “Đời”, “Trò chơi”; Binz với “bigcityboi” hay khi anh kết hợp cùng ca sĩ Hoàng Thùy Linh với “Kẻ cắp gặp bà già”, Mỹ Tâm với “Con gái như em”; Karik với “Người Lạ Ơi”, “Yêu không đòi quà”… chính là những thành công điển hình của Rap Việt. Nhờ tính thương mại lẫn chất riêng trong các sản phẩm Rap của họ đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các chương trình về Rap Việt thịnh hành hiện nay.
Suboi.
Giống như bất kỳ thể loại âm nhạc nào khác, Rap cũng bị đặt giữa ranh giới của bài toán làm kinh tế và yếu tố sáng tạo. Với sự chuyển dịch về xu thế văn hóa toàn cầu ngày càng nhanh chóng, bắt đầu tại Hoa Kỳ, Rap mang tính thương mại với đạo lý “giàu có hoặc chết vì cố chấp” đang thay thế các rapper thuần chất. Ở Kenya, chủ nghĩa thương mại tràn lan của Hip-hop đã dẫn đến hai sự phân chia khác nhau – một là “văn hóa phản kháng” hướng tới việc tìm kiếm công bằng xã hội, còn lại là văn hóa đại chúng tập trung vào chủ nghĩa tiêu thụ tư bản.
Nhìn về Việt Nam, Rap thương mại được coi là “không chân thực”. Các rapper Việt sống ở nước ngoài hoặc các nhóm nhạc underground được thành lập tự phát luôn đề cao tính chân thực, nguyên bản và sáng tạo hơn, trong khi những người cống hiến cho sự phát triển của Rap trên Việt Nam buộc phải “chơi đúng luật”. Lấy ví dụ, Nah và Suboi là hai rapper tiêu biểu nhất cho văn hóa Rap Việt, tuy nhiên cách tiếp cận của họ rất khác nhau.
Nah sử dụng ngôn ngữ bạo lực và rõ ràng hơn để thể hiện ý tưởng của mình, không mang tính thương mại và chỉ công khai các bài hát của mình trực tuyến cho một cộng đồng nhỏ những người yêu thích nhạc Rap. Suboi trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng và hợp tác với nhiều nghệ sĩ V-pop; các ca khúc của Suboi mang thông điệp mạnh mẽ, nhưng chủ yếu xoay quanh chủ đề văn hóa thay vì chính trị, và do đó không vi phạm bất kỳ điều luật nào chống lại nhà nước.
Làn sóng của người trẻ và văn hóa bản địa
Không khác với Hip-hop của Mỹ, Hip-hop Việt cũng được xem là một làn sóng trẻ. Kể từ khi xuất hiện ở Nam Bronx và khắp vùng Đông Bắc vào những năm 70s, Hip Hop ở Mỹ đã phát triển từ một thể loại âm nhạc thành một nền văn hóa bản địa (subculture), thể hiện qua phong cách ăn mặc, ngôn ngữ, mỹ cảm và cách nhìn thế giới của một số lượng lớn thanh niên sinh từ 1965 đến 1984 tại Hoa Kỳ.
Hip-hop là tình yêu chung, giúp thành lập nên các nhóm có tổ chức gồm những cái tôi, cảm quan nghệ thuật khác lạ. Họ vô thức thách thức truyền thống Việt Nam, về vai trò của giới tính và sự kiểm soát của các bậc phụ huynh, qua đó phản ánh sự thay đổi về giá trị, nhận thức về cách biệt thế hệ tại một đất nước — nơi mà hầu hết người trẻ hiện nay đều sinh ra sau chiến tranh. Hip-hop đã tạo ra các nền văn hóa bản địa đặc sắc như nghệ thuật nhảy hip hop và trượt ván của Hà Nội. Hơn một nửa dân số Việt Nam dưới 25 tuổi và có sở thích beatboxing, breakdancing hay tự sản xuất âm nhạc tại nhà. Đây đang là xu hướng ngày càng tăng trong giới trẻ — những người ngưỡng mộ khía cạnh nổi loạn của việc làm điều gì đó khác biệt ở một quốc gia từ lâu luôn kiềm hãm tiếng nói của người dân.
Giáo sư ngành nghệ thuật và truyền thông của trường Đại học California — Dick Hebdige giải thích trong “The Function of Subculture” (1979) rằng mọi subculture đều mang tính chất là một hình thức biểu trưng của sự phản kháng đối với quyền lực và lạm quyền bằng cách đấu tranh với các giá trị xã hội hiện hành, thông qua việc thiết lập các cộng đồng giàu bản sắc chối bỏ các hình mẫu và hệ thống đánh giá chung bởi xã hội. Người ngoài sẽ coi họ là “những kẻ dị biệt” hoặc “những kẻ ngông cuồng thích thách thức luật pháp”, nhưng bản thân họ lại xem họ là những nhà cách mạng, những người mong muốn thoát khỏi trật tự xã hội và thể hiện cá tính riêng của họ trong một xã hội đầy phép tắc, thủ tục, điều lệ.
Thanh niên Việt Nam theo subculture Rap và Hip Hop được coi là ngông nghênh, kênh kiệu, cá tính và đầy nổi loạn. Không còn sống trong thời kỳ đầy niềm đau của chiến tranh và sự trầm cảm, những người trẻ Việt Nam bắt đầu thử nghiệm, sáng tạo bằng việc được truy cập những tài nguyên trên Internet, tin tức qua truyền hình vệ tinh, và cả những xu thế hiện hành trên thế giới trong mọi lĩnh vực (đặc biệt là thời trang).
Dấu hiệu bên ngoài của những kẻ yêu Hip-hop và Rap bao gồm (nhưng không hoàn toàn mang tính đại diện) như: trang phục streetwear gồm kiểu quần thụng baggy, phụ kiện to bản, nổi bật, giày sneakers, tóc để mái dài và mũ lưỡi trai hay kiểu mũ snapback. Những người mến mộ của subculture này bao gồm học sinh trung học cơ sở đến thanh niên đường phố. Nhiều người trong số họ cũng sáng tạo họa tiết graffiti, tập beatbox, trượt ván và nhảy breakdance. Họ sống với đam mê, ước mơ và khát vọng, theo cách tự do thể hiện và theo đuổi sự tự do.
“Hip-hop có liên đới với sự nổi loạn, nhưng nó cũng là về sự biến đổi”. Giới trẻ theo phong cách Hip-hop thách thức nhiều giá trị truyền thống và tư tưởng thông thường, chẳng hạn như sự bảo bọc, kiểm soát của cha mẹ, thông tục tảo hôn, bất bình đẳng giới, áp lực theo đuổi bằng cấp học vấn, mối quan hệ dị tính, không được thể hiện tình cảm công khai, cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân, v.v. Nhiều người trong số họ cũng thực hành tư tưởng chống chủ nghĩa duy vật, như theo đuổi đam mê thay vì đi theo thể chế hóa (theo học đại học) và có một con đường sự nghiệp định sẵn.
Đây là thế hệ đầu tiên ở Việt Nam được trải nghiệm một nền văn hóa thanh niên chân thực với các giá trị, bản sắc, biểu tượng và ngôn ngữ được hình thành nhằm để họ chia sẻ, gắn kết cùng nhau. Trước đây, tuổi thiếu niên về cơ bản là một người trẻ tuổi có cùng một niềm tin, và các giá trị giống nhau. Giờ đây, thanh niên ngày càng có có sự kỳ vọng, lối sống và hành vi khác biệt với cha mẹ của họ.
Tuy nhiên, trong những năm đầu, cuộc cách mạng bởi thanh niên ở Việt Nam vẫn còn ở quy mô nhỏ và tự kiềm chế do nhiều ràng buộc trong bối cảnh gia đình, văn hóa. Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông và khả năng tiếp cận thông tin giáo dục, giới trẻ đã mạnh dạn hơn về lý tưởng và chia sẻ niềm tin của mình. Văn hóa hip-hop đã trở thành một trong những phong trào nghệ thuật có sức lan tỏa sâu rộng nhất trong ba thập kỷ qua. Những nghệ sĩ xuất sắc nhất có chung mong muốn và nỗ lực chung để phá bỏ ranh giới của sáng tạo nghệ thuật, bằng việc tạo ra những tác phẩm cấp thiết, nói lên sự thật, phản ánh cuộc sống, tình yêu, lịch sử, hy vọng và nỗi sợ hãi của thế hệ họ.
Vào ngày 25/5/2018, trong buổi gặp gỡ Tổng thống Obama tại Thành phố Hồ Chí Minh, rapper Suboi với tư cách là đại diện cho giới trẻ Việt Nam đã trình diễn một đoạn Rap khi được vị tổng thống này yêu cầu Suboi thể hiện tài năng, chỉ ngay sau khi cô đặt câu hỏi cho ông về tầm quan trọng của việc quảng bá nghệ thuật và văn hóa.
Suboi đọc rap ngẫu hứng trước tổng thống Barrack Obama.
Tiếp theo đó, Suboi đã thảo luận về hiện trạng phân biệt giới tính và định kiến về giới, cô cho rằng “đối với người Việt Nam, phần đông cho rằng Rap không dành cho phụ nữ,” và Obama đã trả lời: “Điều đó cũng tương đồng với những gì đang xảy ra tại Hoa Kỳ. Luôn có sự phân biệt giới tính và các định kiến về vấn đề này trong ngành công nghiệp âm nhạc cũng như trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống. ”
Tương lai của Rap ViệtNam
Ngày nay, sự thịnh hành của Hip-hop đã lan tỏa khắp muôn nơi và đã trở thành một “ngôn ngữ” kết nối mọi người trên khắp thế giới, đồng thời mang lại cho họ cơ hội thêm vào quá trình sáng tạo những nét đặc trưng của quốc gia lẫn văn hóa bản địa của họ. Hip-hop cũng là nền tảng cho các cuộc thi nhảy đối kháng toàn cầu, và là nơi tạo ra các cuộc đối thoại cho các hoạt động cải cách chính quyền. Hip-hop và Rap thậm chí còn là chủ đề được nghiên cứu tại trường Đại học Harvard danh tiếng và Trường Kinh tế London.
Rap và Hip Hop, dù là một thể loại âm nhạc hay một nét văn hóa bản địa, thì cũng là chất xúc tác đầy hứa hẹn cho sự thay đổi và đổi mới tại Việt Nam. Nhạc underground ra đời từ mong muốn thể hiện cá tính của giới trẻ, thách thức hệ thống các giá trị của xã hội và tư duy lạc hậu vẫn còn được lưu truyền từ thế hệ trước, đồng thời khám phá một phân khúc thị trường âm nhạc mới.
Tuy Rap Việt vẫn sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn lẫn sự bài xích của thế hệ đi trước, nhưng thanh âm underground này đã tìm được điểm hội tụ với âm nhạc đại chúng. Giờ đây, Rap và Hip-hop như một bản tuyên ngôn cho sức trẻ, sự sáng tạo, lòng dũng cảm và phong cách sống của người bị áp bức đến kẻ áp bức, tôn vinh hiện tại cho đến hoài niệm về quá khứ…
Thành công bước đầu của “Rap Việt” và “King Of Rap” đã phần nào minh chứng cho sự phổ cập rộng rãi, lẫn sự thừa nhận (dù là miễn cưỡng hay ưng thuận) của chính quyền lẫn cộng đồng những người bảo thủ, bài xích thể loại âm nhạc này. Nhưng bản chất, người trẻ và cộng đồng underground vẫn cần phải hiểu rằng đây đang chỉ dừng ở mức hiệu ứng, phong trào, và cái gì mới mẻ cũng sẽ kích thích sự quan tâm nhiều hơn. Nhưng theo thời gian, công chúng sẽ dần mất đi sự nồng nhiệt và việc Rap Việt tiếp tục tận dụng đòn bẩy và lực tốc để cảm hóa được thế lực chống đối, cũng như tiếp tục lan tỏa, truyền cảm hứng tích cực tới người trẻ là một điều cần nhiều sự suy tính.
Câu hỏi đặt ra sẽ là, với sự tiến bộ của công nghệ và hoạt động chính trị, xã hội thì làm thế nào để chúng ta tạo cho cộng đồng đầy hứa hẹn này một không gian thích hợp cho sự phát triển của mỗi cá nhân, cũng như đại diện cho một điều gì đó có ý nghĩa, có giá trị lâu dài đối với sự phát triển của xã hội và văn hóa Việt Nam?
Bên cạnh đó, thiết thực hơn, Rap Việt cũng cần tiếp tục đầu tư hiệu quả hơn nữa trong việc làm nhạc, beat và hòa âm phối khí mang tính nguyên bản, thay vì vẫn cần phải cóp nhặt, bắt chước từ nước ngoài. Để thực sự sở hữu (không vi phạm bản quyền khi phát hành) và tạo ra giá trị thực thụ của một ca khúc Rap thì rõ ràng những sự đầu tư thích đáng vào hệ thống âm thanh, GVR và đặc biệt là Space Speakers để có thể tạo ra những con beats chất lượng là điều cần ưu tiên. Có lẽ, nhờ thế, mà ước vọng giúp nâng tầm sức vóc của Rap Việt trên bản đồ thế giới sẽ sớm trở thành hiện thực.
Trước khi trở nên thịnh hành (mainstream) như hiện tại, nhờ vào sự xuất hiện của hai chương trình giải trí “King Of Rap” và “Rap Việt” trên sóng truyền hình, thì dòng nhạc này vẫn âm ỷ chảy sâu và thành hình trong giới Underground đam mê Hip-Hop. Lịch sử về quá trình hình thành, những điều thú vị về sự phát triển của Hip-Hop và Rap Việt Nam sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết này.
Sự khởi sinh của nhạc Rap Việt Nam
Tính đến hiện tại, kể từ khi xuất hiện ca khúc Vietnamese Gang vào năm 1997 thì giới Rap Việt đã trải qua những thế hệ sau đây: Thế hệ F1: 1997; Thế hệ F2: 2002 – 2005; Thế hệ F3: 2006 – 2012; Thế hệ F4: từ 2013 đến sự thịnh hành của Rap ở thời điểm hiện tại.
Sự khởi đầu khiêm tốn vào giữa những năm 70s của thế kỷ trước tại Bronx (New York), Hip-Hop hay Rap đã trở thành một hiện tượng, trào lưu văn hóa nổi bật tại Mỹ và trên khắp thế giới. Jeff Chang – một cây bút của tờ Foreign Policy đã xuất bản bài viết “It’s a Hip-Hop World” vào năm 2007 với góc nhìn tổng quan về mức độ thịnh hành của Hip-Hop, mà có thể tóm lược lại rằng từ Shanghai (Trung Quốc) đến Nairobi (Kenya) và tới tận São Paulo (Brazil), Hip-hop đã phát triển thành một kiểu ngôn ngữ giao tiếp nghệ thuật của toàn cầu.
Tại Việt Nam, Rap trở thành một nhân tố chủ đạo và là động lực của âm nhạc underground. Rap trở thành một hiện tượng văn hóa tương đối mới, khi ca khúc “Vietnamese Gang” được giới thiệu tới văn hóa Việt Nam — mà tại thời điểm (1997) đó âm nhạc truyền thống vẫn là thể loại thịnh hành duy nhất. Tuy vậy, Rap chỉ trở nên thịnh hành trong giới trẻ Việt Nam vào đầu những năm 2000, kéo theo sự thành lập của các hội nhóm để rồi tạo thành một làn sóng underground — là hiện thân của văn hóa bản địa của giới trẻ Vệt Nam, bỏ qua những thách thức xuyên suốt trong lịch sử của nó.
Với ca khúc “Vietnamese Gang”, hai rapper Khanh Nhỏ và Thai Viet G là những người khai sinh ra Rap Việt vào năm 1997, tại thành phố Portland (tiểu bang Oregon – Hoa Kỳ). Trong ca khúc, Thai Rap bằng tiếng Anh còn Khanh Nhỏ Rap bằng tiếng Việt. Không rõ hai người đã bắt đầu Rap từ bao giờ nhưng họ đã thể hiện một đẳng cấp và trình độ chuyên nghiệp trong cách gieo vần và nhả flow (là nhịp điệu, cách nhấn nhá của rappers).
Ca từ của “Vietnamese Gang” đậm chất băng đảng và thể hiện sự tự tôn dòng máu Việt, với ý tưởng xuyên suốt là đề cao nhận diện của cộng đồng người Việt Nam di cư sang Mỹ trong bối cảnh chiến tranh 1975. So sánh với nhạc rap của Mỹ, “Vietnamese Gang” hoàn toàn mang tính kế thừa. Năm 2005, Khanh Nhỏ đã mang “Vietnamese Gang” đi thi cuộc thi rapper trẻ thế giới và được đánh giá tốt về flow cũng như chất liệu sáng tạo và tinh thần nổi loạn của ca khúc. Với thành công ban đầu, Khanh Nhỏ vẫn tiếp tục rap thêm những bài khác, truyền cảm hứng tới rất nhiều những người Việt sống trên đất Mỹ khác bắt tay vào việc sáng tác nhạc rap. Viet Rapper ra đời từ đó, và được xem là một cộng đồng rapper Việt Nam triển vọng.
Những nghệ sỹ nổi tiếng của Viet Rapper khác là Phong Lê, Xương Khùng, Baby Red, Zolek, Nam Kha, Nhi DJ, v.v. và có người thì Rap tiếng Việt nhưng cũng có người Rap tiếng Anh. Do phần lớn những thành viên này sống ở nước ngoài nên đa phần các ca khúc Rap có nội dung mâu thuẫn chính trị với Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ca từ của các ca khúc cũng bắt chước những nội dung băng đảng giống kiểu Mỹ, với những câu chửi thề sống sượng. Đó chính là lý do nhiều người Việt Nam có một cái nhìn rất xấu về thể loại nhạc này. Khá nhiều rappers tài năng sau này của Rap Việt khởi đầu từ diễn đàn Viet Rapper. Những ca khúc rap nổi tiếng của Viet Rapper là “Đời Anh Thanh Niên – Khanh Nhỏ”, hay “Vườn Bông Hồng Đỏ – Khanh Nhỏ Ft. Phong Lê”
Những ngày đầu tiên trong lịch sử, Rap Việt chỉ tồn tại ngoài lãnh thổ Việt Nam và được sáng tạo bởi những nghệ sĩ độc lập đang sinh sống tại nước ngoài. Họ không có tầm nhìn dài hạn cho sự nghiệp này, mà thay vào đó chỉ dành sự đam mê cho Rap. Họ cũng không được tài trợ hay PR chuyên nghiệp. Từ 2002-2005, nhạc Rap trở nên phổ biến với người trẻ Việt Nam. Đồng thời là sự xuất hiện của những cộng đồng underground được thành lập tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những cộng đồng Rap Việt nổi trội lúc bấy giờ là Viet Rapper, Da Rap Club Hà Nội (thành lập bởi Xlim), VietHipHop với đông đảo lượng thành viên tham gia, theo dõi.
Ra đời sau, điều mà Da Rap Club tiếp thu được từ Viet Rapper chính là những cái “chất” kế thừa của văn hóa Hip Hop ở Mỹ. Sự ra đời của Da Rap Club sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không nói tới Viet Spiritz Band bao gồm Lil’ Knight a.k.a. LK (Lil’ là viết tắt của từ “little” trong Tiếng Anh, có nghĩa là “bé nhỏ”, “tiểu”) và Fantasy XY a.k.a. D Cash, đó là những rapper đầu tiên ở Việt Nam. Khi Viet Spiritz Band thu âm những ca khúc đầu tiên, thì từ lúc đó trở đi họ đã đặt một nền móng mới cho Rap Việt.
Các rapper nổi tiếng của Da Rap Club là LK, Fantasy XY a.k.a. D Cash, Nam CT, One Large, Eddy Việt, Cá Chép a.k.a. Double C, Young Uno, Lil’ BK, Ken Chou, Chíp Nhỏ, PA (nữ), nhóm Mít Đọt Family… Sau này LK, Eddy Việt, Cá Chép, Lil’ BK, và PA cùng nhau lập ra nhóm Viet Dreamerz nhưng vẫn thuộc Da Rap Club. Diễn đàn Da Rap Club là bước đệm khởi đầu cho nhiều rapper tài năng sau này của Rap Việt phát triển. Một trong những tác phẩm hot thời bấy giờ và cũng là ca khúc khẳng định phong cách rap của LK là “Chung Lối – LK Ft. Fantasy XY”, sau đó có thể kể đến “Hút Bin – Nam CT” và những bài nhạc của nhóm Viet Dreamerz.
Phải kể đến việc Da Rap Club tuy kế thừa cái “chất” và công trình phát triển cho nền tảng của Rap Việt, nhưng do sự khác biệt trong bối cảnh chính trị giữa Da Rap Club và Viet Rapper — một bên bị ảnh hưởng bởi chế độ Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, một bên là Xã hội dân chủ của Mỹ (Viet Rapper là cộng đồng rapper hoạt động chủ yếu tại Mỹ). Mặt khác phong cách của Viet Rapper gần như hoàn toàn thuần chất Mỹ, còn Da Rap Club thì một mặt học tập văn hóa rap Mỹ, một mặt ứng dụng nó vào cuộc sống xã hội Việt Nam nên dẫn đến việc hai bên thường xuyên có những nhạc phẩm công kích, bài xích, dè bỉu, hạ thấp nhau. Da Rap Club sau này dành thế thượng phong hơn hẳn phe đối lập, khi các thành viên sáng lập, chủ chốt của Viet Rapper lui về hậu trường và sau đó không còn hoạt động tích cực. Đây chỉ là mở đầu cho một loạt những cuộc chiến dai dẳng trong làng Rap Việt.
Đến 2006, nhạc Rap trở thành nhân tố mới mẻ của ngành âm nhạc nước nhà, khi được quảng bá và tiếp nhận bởi những nghệ sĩ theo dòng nhạc thịnh hành thời điểm đó. Nhạc Rap đã ảnh hưởng tới tư duy sản xuất âm nhạc và phong cách thời trang của ngành âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ. Ngày nay, cộng đồng underground đã trở thành một khái niệm bị trung hòa, bởi vì nhiều thể loại từng được gắn mác là underground — nay đã trở nên phổ biến trên thị trường, cạnh tranh với các dòng nhạc khác. Thể loại nhạc Rap giờ đây cũng đã được điều chỉnh ngôn từ sao cho thích hợp với thị hiếu thưởng thức của đại chúng.
2020, làng Rap Việt trở nên sôi động và chính thức được theo dõi, quan tâm bởi đông đảo người xem cả nước, thông qua sự phát hành của hai gameshow âm nhạc về Rap là Rap Việt và King Of Rap. Những bậc tiền bối trong làng Rap Việt đều trở thành những huấn luyện viên và giám khảo ở hai chương trình này. Họ đều là những cái tên sừng sỏ trong giới underground như Wowy, Suboi, Karik, Binz, Rhymastic, JustaTee trong “Rap Việt”, và dàn huấn luyện viên tại “King Of Rap” là Lil’Knight (LK), Lil Shady, BigDaddy, Đạt Maniac — đều là những cái tên nổi cộm và cốt cán của Da Rap Club thời đầu.
Đặc tính và thách thức
Trong luận án “Lý thuyết về Văn hóa đại chúng” được xuất bản vào 1957 của Dwight MacDonald, đã tách biệt Folk Art (Nghệ thuật dân gian) ra khỏi Văn hóa đại chúng (Mass Culture). Trích đoạn trong luận án này: “(Folk Art) là một biểu hiện tự phát, tự tôn của con người, do chính họ định hình, […], để định hình nhu cầu của họ, ”phát triển từ bên dưới thay vì bị áp đặt từ bên trên (trang 23). “Nghệ thuật dân gian là một tổ chức, một thế giới quan riêng tư của họ để ngăn cách với nền văn hóa thịnh hành, đại chúng”. Rap Việt Nam chính là một dạng thức của Folk Art, bởi vì nó được tạo ra bởi giới trẻ Việt nhằm phục vụ cho họ, với ngôn ngữ được phát triển cho nhu cầu giao tiếp giữa các thành viên, nên người ngoài cuộc sẽ không dễ dàng hiểu được trọn vẹn, thấu đáo.
Ngôn từ của rap Việt có tính thân mật được đề cao, chân thật và tự do sáng tạo, thể hiện. Có những ca khúc được dựa vào nhạc dân gian Việt Nam và biến tấu theo một hàm ý châm biếm, chẳng hạn như ca khúc “Tao không ghét mày” của Nah (Nah là một trong những thành viên cốt cán của Viet Rapper) có phần điệp khúc dựa trên ca khúc “Ai yêu Bác Hồ hơn thiếu niên nhi đồng”. Nội dung ca khúc “Tao không ghét mày” mang hàm ý chế diễu, hạ thấp hành vi lẫn tư duy của một bộ phận người lớn tuổi tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Một ví dụ khác là ca khúc “Buddha” của rapper Wowy – một trong 4 vị huấn luyện viên trong chương trình Rap Việt. Wowy đã sử dụng nhạc nền là “Chú Đại Bi” trong Phật Giáo. Nội dung của ca khúc lại mang tính tích cực, hàm ý trân quý, biết ơn của nam rapper về một cuộc sống an yên và mưu cầu hạnh phúc của cá nhân lẫn những người thân yêu xung quanh trước đức tin dành cho Phật.
Giống như Folk Art, Rap là một dạng thức chống đối với chính quyền. Nếu như Rap Mỹ luôn thẳng thắn đề cập đến bạo lực băng đảng, sự tàn bạo của cảnh sát, và những vấn đề cộm cán trong tình hình chính trị như nạn nghèo đói, lạm dụng chất kích thích hay phân biệt chủng tộc, thì Rap Việt lại luôn thể hiện những vấn đề liên quan đến sắc tộc và nhận diện văn hóa đặc trưng của mình. Phần lớn dân số người Việt tại Mỹ, họ đều sinh ra trong những khu nghèo đói, phức tạp, băng đảng của Mỹ. Quá trình trưởng thành của họ phải đối diện với rất nhiều vai trò, trách nhiệm với gia đình, xã hội, cũng như những vấn đề xã hội mà phân biệt chủng tộc là nổi trội nhất.
Hip-Hop như một cách thức để giúp những người nghệ sĩ này được tách biệt ra khỏi những mối liên kết với xã hội hay chính trị, đồng thời bộc lộ quan điểm, niềm tin của họ về cuộc sống, tình yêu, chính trị và những vấn đề xã hội mà không phải vướng phạm pháp luật. Rap chính là hình thức tối cao nhất của sự phát triển cá nhân, được dưỡng nuôi bằng chính niềm đam mê cháy bỏng trong họ, thay vì là danh vọng hay của cải.
Cũng giống như Rap Mỹ, Rap Việt cũng được khai triển theo cách thức tương đồng đối với giới trẻ. Cảm giác bất lực trong việc thay đổi các điều kiện dựa trên các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế phức tạp đã khiến các nghệ sĩ tìm cách bày tỏ sự bất bình của họ. Nhạc Rap đã trở thành một giải pháp thoát ly thực tại. Rất nhiều ca khúc rap Việt sử dụng tiếng Anh trong ca từ, một phần hoặc toàn bộ. Điều này giúp cho những người nghệ sĩ tránh bị soi xét bởi chế độ cầm quyền của Nhà nước. Phép ẩn dụ và châm biếm được sử dụng như một lời chỉ trích không trực diện dành cho tình hình đất nước cùng những nghi vấn về thuyết âm mưu của chính phủ cầm quyền, sự lạm dụng quyền hạn để bóc lột người dân nghèo, lẫn cách vận hành của chủ nghĩa cộng sản, xã hội chủ nghĩa, và sự thay đổi nhanh chóng của bộ mặt xã hội lẫn cảm thụ văn hóa của người Việt.
Tại sao Rap Việt lại gặp nhiều khó khăn trong việc có được chỗ đứng trong làng nhạc Việt Nam? Có lẽ thử thách lớn nhất là do sự kiểm duyệt gắt gao của bộ văn hóa và kiểm soát Internet của chính phủ. Nhà nước luôn tìm cách để ngăn chặn những thông tin nhạy cảm và kiểm soát sự tự do ngôn luận của quần chúng. Dẫn đến, cộng đồng underground chỉ có thể tồn tại chính yếu ở trên mạng internet, thông qua các diễn đàn, mạng xã hội và trang web độc lập.
Thêm vào đó, Internet tại Việt Nam, China, Iran và Cuba được duyệt vào danh sách những kết nối internet chịu sự kiểm soát của chính quyền. Facebook từng bị chặn tận hai lần là vào năm 2010 và 2011. Vào năm 2014, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù nhiều blogger chia sẻ về chính trị nhiều hơn tất cả các quốc gia trên thế giới, trừ Trung Quốc. Thông tin này được đăng tải trên Los Angeles Times vào 2015.
Tuy vậy tại Việt Nam, “vô minh là hạnh phúc” dường như là phong cách sống của đại phần lớn người dân, nhất là giới trẻ, khi họ không bận tâm quá nhiều đến tình hình chính trị hay có nguyện vọng đấu tranh với chính quyền. Cho dù trước đây có một vài thành phần dũng cảm dám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của con người trong việc tự do ngôn luận với chủ đề chính trị, thì ngay lập tức họ cũng bị chính quyền có biện pháp ngăn chặn và sức lan tỏa tới cộng đồng của những cá nhân như vậy dường như là bằng không.
Vì ngôn ngữ Rap thường không tiết chế và nhiều lúc là thô thiển, “ngôn ngữ đường phố” (ca từ của Rap) mâu thuẫn với các giá trị ngôn ngữ và văn hóa truyền thống ở Việt Nam. Nhiều ca khúc Rap đã bị cấm lan truyền hay thậm chí là phát hành. Âm nhạc truyền thống hay âm nhạc đại chúng của Việt Nam đặt trọng tâm vào yếu tố thơ ca của ca từ và giai điệu hài hòa, với chủ đề là tình yêu dị tính và lòng yêu nước. Trong bài báo “Kiểm duyệt không ngăn được các rapper Việt Nam nói lên sự thật”, viết bởi Ethan Harfenist của tờ LA Times (2015), nữ rapper Suboi — một trong bốn huấn luyện viên của chương trình Rap Việt đã được trích dẫn trong bài viết này.
Suboi được xem là một rapper trẻ được các fan hâm mộ tôn vinh là “nữ hoàng nhạc Hip-Hop”, đã nói rằng cô xem hành vi kiểm duyệt như một thách thức trên phương diện nghệ thuật. Cô thường thay đổi lời bài hát hoặc ngôn ngữ gợi tưởng và sử dụng chúng khi Rap về các chủ đề nhạy cảm. Ví dụ: Suboi đã sử dụng những hình ảnh như “quả trứng”, “bạch cầu” hoặc từ ngữ gợi tưởng để nói về tình dục hay đề cập gián tiếp đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. “Tôi viết mọi thứ [để mọi người] có thể đọc và hiểu theo nghĩa cần phải hiểu,” Suboi nói, “Tôi chỉ muốn giữ cho nó (sản phẩm âm nhạc) đầy chất thơ”.
Rap Việt Nam hợp nhất cùng văn hóa đại chúng
Kể từ khi được du nhập vào Việt Nam, Rap đã nhiều lần được cải biên để thích ứng được với xu hướng và văn hóa âm nhạc hiện nay, đặc biệt là với việc thương mại hóa các ca khúc và cách thức giới thiệu Rap lẫn hình ảnh của nghệ sĩ tới công chúng. Thay vì khai thác các chủ đề phổ biến giống như Rap Mỹ là ma túy, tình dục, khiêu dâm và bạo lực như thường thấy, các bài hát rap Việt nói về tình yêu lứa đôi, những lo lắng, áp lực của tuổi trẻ, tâm lý, ý nghĩa cuộc sống, chân dung gia đình, áp lực xã hội, theo đuổi ước mơ… bằng một ngôn ngữ dễ được chấp thuận hơn, phù hợp hơn với khía cạnh trọng thơ ca, tục ngữ của văn hóa Việt.
Rất nhiều nghệ sĩ thương mại kết hợp rap với âm nhạc đại chúng vì những ca khúc thuần túy trữ tình không được đón nhận rộng rãi như các thể loại khác, nhất là khi đứng cạnh các sản phẩm V-pop. Những gương mặt rapper cộm cán như Suboi với các bản hit “N-Sao?”, “Đời”, “Trò chơi”; Binz với “bigcityboi” hay khi anh kết hợp cùng ca sĩ Hoàng Thùy Linh với “Kẻ cắp gặp bà già”, Mỹ Tâm với “Con gái như em”; Karik với “Người Lạ Ơi”, “Yêu không đòi quà”… chính là những thành công điển hình của Rap Việt. Nhờ tính thương mại lẫn chất riêng trong các sản phẩm Rap của họ đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các chương trình về Rap Việt thịnh hành hiện nay.
Giống như bất kỳ thể loại âm nhạc nào khác, Rap cũng bị đặt giữa ranh giới của bài toán làm kinh tế và yếu tố sáng tạo. Với sự chuyển dịch về xu thế văn hóa toàn cầu ngày càng nhanh chóng, bắt đầu tại Hoa Kỳ, Rap mang tính thương mại với đạo lý “giàu có hoặc chết vì cố chấp” đang thay thế các rapper thuần chất. Ở Kenya, chủ nghĩa thương mại tràn lan của Hip-hop đã dẫn đến hai sự phân chia khác nhau – một là “văn hóa phản kháng” hướng tới việc tìm kiếm công bằng xã hội, còn lại là văn hóa đại chúng tập trung vào chủ nghĩa tiêu thụ tư bản.
Nhìn về Việt Nam, Rap thương mại được coi là “không chân thực”. Các rapper Việt sống ở nước ngoài hoặc các nhóm nhạc underground được thành lập tự phát luôn đề cao tính chân thực, nguyên bản và sáng tạo hơn, trong khi những người cống hiến cho sự phát triển của Rap trên Việt Nam buộc phải “chơi đúng luật”. Lấy ví dụ, Nah và Suboi là hai rapper tiêu biểu nhất cho văn hóa Rap Việt, tuy nhiên cách tiếp cận của họ rất khác nhau.
Nah sử dụng ngôn ngữ bạo lực và rõ ràng hơn để thể hiện ý tưởng của mình, không mang tính thương mại và chỉ công khai các bài hát của mình trực tuyến cho một cộng đồng nhỏ những người yêu thích nhạc Rap. Suboi trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng và hợp tác với nhiều nghệ sĩ V-pop; các ca khúc của Suboi mang thông điệp mạnh mẽ, nhưng chủ yếu xoay quanh chủ đề văn hóa thay vì chính trị, và do đó không vi phạm bất kỳ điều luật nào chống lại nhà nước.
Làn sóng của người trẻ và văn hóa bản địa
Không khác với Hip-hop của Mỹ, Hip-hop Việt cũng được xem là một làn sóng trẻ. Kể từ khi xuất hiện ở Nam Bronx và khắp vùng Đông Bắc vào những năm 70s, Hip Hop ở Mỹ đã phát triển từ một thể loại âm nhạc thành một nền văn hóa bản địa (subculture), thể hiện qua phong cách ăn mặc, ngôn ngữ, mỹ cảm và cách nhìn thế giới của một số lượng lớn thanh niên sinh từ 1965 đến 1984 tại Hoa Kỳ.
Hip-hop là tình yêu chung, giúp thành lập nên các nhóm có tổ chức gồm những cái tôi, cảm quan nghệ thuật khác lạ. Họ vô thức thách thức truyền thống Việt Nam, về vai trò của giới tính và sự kiểm soát của các bậc phụ huynh, qua đó phản ánh sự thay đổi về giá trị, nhận thức về cách biệt thế hệ tại một đất nước — nơi mà hầu hết người trẻ hiện nay đều sinh ra sau chiến tranh. Hip-hop đã tạo ra các nền văn hóa bản địa đặc sắc như nghệ thuật nhảy hip hop và trượt ván của Hà Nội. Hơn một nửa dân số Việt Nam dưới 25 tuổi và có sở thích beatboxing, breakdancing hay tự sản xuất âm nhạc tại nhà. Đây đang là xu hướng ngày càng tăng trong giới trẻ — những người ngưỡng mộ khía cạnh nổi loạn của việc làm điều gì đó khác biệt ở một quốc gia từ lâu luôn kiềm hãm tiếng nói của người dân.
Giáo sư ngành nghệ thuật và truyền thông của trường Đại học California — Dick Hebdige giải thích trong “The Function of Subculture” (1979) rằng mọi subculture đều mang tính chất là một hình thức biểu trưng của sự phản kháng đối với quyền lực và lạm quyền bằng cách đấu tranh với các giá trị xã hội hiện hành, thông qua việc thiết lập các cộng đồng giàu bản sắc chối bỏ các hình mẫu và hệ thống đánh giá chung bởi xã hội. Người ngoài sẽ coi họ là “những kẻ dị biệt” hoặc “những kẻ ngông cuồng thích thách thức luật pháp”, nhưng bản thân họ lại xem họ là những nhà cách mạng, những người mong muốn thoát khỏi trật tự xã hội và thể hiện cá tính riêng của họ trong một xã hội đầy phép tắc, thủ tục, điều lệ.
Thanh niên Việt Nam theo subculture Rap và Hip Hop được coi là ngông nghênh, kênh kiệu, cá tính và đầy nổi loạn. Không còn sống trong thời kỳ đầy niềm đau của chiến tranh và sự trầm cảm, những người trẻ Việt Nam bắt đầu thử nghiệm, sáng tạo bằng việc được truy cập những tài nguyên trên Internet, tin tức qua truyền hình vệ tinh, và cả những xu thế hiện hành trên thế giới trong mọi lĩnh vực (đặc biệt là thời trang).
Dấu hiệu bên ngoài của những kẻ yêu Hip-hop và Rap bao gồm (nhưng không hoàn toàn mang tính đại diện) như: trang phục streetwear gồm kiểu quần thụng baggy, phụ kiện to bản, nổi bật, giày sneakers, tóc để mái dài và mũ lưỡi trai hay kiểu mũ snapback. Những người mến mộ của subculture này bao gồm học sinh trung học cơ sở đến thanh niên đường phố. Nhiều người trong số họ cũng sáng tạo họa tiết graffiti, tập beatbox, trượt ván và nhảy breakdance. Họ sống với đam mê, ước mơ và khát vọng, theo cách tự do thể hiện và theo đuổi sự tự do.
“Hip-hop có liên đới với sự nổi loạn, nhưng nó cũng là về sự biến đổi”. Giới trẻ theo phong cách Hip-hop thách thức nhiều giá trị truyền thống và tư tưởng thông thường, chẳng hạn như sự bảo bọc, kiểm soát của cha mẹ, thông tục tảo hôn, bất bình đẳng giới, áp lực theo đuổi bằng cấp học vấn, mối quan hệ dị tính, không được thể hiện tình cảm công khai, cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân, v.v. Nhiều người trong số họ cũng thực hành tư tưởng chống chủ nghĩa duy vật, như theo đuổi đam mê thay vì đi theo thể chế hóa (theo học đại học) và có một con đường sự nghiệp định sẵn.
Đây là thế hệ đầu tiên ở Việt Nam được trải nghiệm một nền văn hóa thanh niên chân thực với các giá trị, bản sắc, biểu tượng và ngôn ngữ được hình thành nhằm để họ chia sẻ, gắn kết cùng nhau. Trước đây, tuổi thiếu niên về cơ bản là một người trẻ tuổi có cùng một niềm tin, và các giá trị giống nhau. Giờ đây, thanh niên ngày càng có có sự kỳ vọng, lối sống và hành vi khác biệt với cha mẹ của họ.
Tuy nhiên, trong những năm đầu, cuộc cách mạng bởi thanh niên ở Việt Nam vẫn còn ở quy mô nhỏ và tự kiềm chế do nhiều ràng buộc trong bối cảnh gia đình, văn hóa. Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông và khả năng tiếp cận thông tin giáo dục, giới trẻ đã mạnh dạn hơn về lý tưởng và chia sẻ niềm tin của mình. Văn hóa hip-hop đã trở thành một trong những phong trào nghệ thuật có sức lan tỏa sâu rộng nhất trong ba thập kỷ qua. Những nghệ sĩ xuất sắc nhất có chung mong muốn và nỗ lực chung để phá bỏ ranh giới của sáng tạo nghệ thuật, bằng việc tạo ra những tác phẩm cấp thiết, nói lên sự thật, phản ánh cuộc sống, tình yêu, lịch sử, hy vọng và nỗi sợ hãi của thế hệ họ.
Vào ngày 25/5/2018, trong buổi gặp gỡ Tổng thống Obama tại Thành phố Hồ Chí Minh, rapper Suboi với tư cách là đại diện cho giới trẻ Việt Nam đã trình diễn một đoạn Rap khi được vị tổng thống này yêu cầu Suboi thể hiện tài năng, chỉ ngay sau khi cô đặt câu hỏi cho ông về tầm quan trọng của việc quảng bá nghệ thuật và văn hóa.
Tiếp theo đó, Suboi đã thảo luận về hiện trạng phân biệt giới tính và định kiến về giới, cô cho rằng “đối với người Việt Nam, phần đông cho rằng Rap không dành cho phụ nữ,” và Obama đã trả lời: “Điều đó cũng tương đồng với những gì đang xảy ra tại Hoa Kỳ. Luôn có sự phân biệt giới tính và các định kiến về vấn đề này trong ngành công nghiệp âm nhạc cũng như trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống. ”
Tương lai của Rap Việt Nam
Ngày nay, sự thịnh hành của Hip-hop đã lan tỏa khắp muôn nơi và đã trở thành một “ngôn ngữ” kết nối mọi người trên khắp thế giới, đồng thời mang lại cho họ cơ hội thêm vào quá trình sáng tạo những nét đặc trưng của quốc gia lẫn văn hóa bản địa của họ. Hip-hop cũng là nền tảng cho các cuộc thi nhảy đối kháng toàn cầu, và là nơi tạo ra các cuộc đối thoại cho các hoạt động cải cách chính quyền. Hip-hop và Rap thậm chí còn là chủ đề được nghiên cứu tại trường Đại học Harvard danh tiếng và Trường Kinh tế London.
Rap và Hip Hop, dù là một thể loại âm nhạc hay một nét văn hóa bản địa, thì cũng là chất xúc tác đầy hứa hẹn cho sự thay đổi và đổi mới tại Việt Nam. Nhạc underground ra đời từ mong muốn thể hiện cá tính của giới trẻ, thách thức hệ thống các giá trị của xã hội và tư duy lạc hậu vẫn còn được lưu truyền từ thế hệ trước, đồng thời khám phá một phân khúc thị trường âm nhạc mới.
Tuy Rap Việt vẫn sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn lẫn sự bài xích của thế hệ đi trước, nhưng thanh âm underground này đã tìm được điểm hội tụ với âm nhạc đại chúng. Giờ đây, Rap và Hip-hop như một bản tuyên ngôn cho sức trẻ, sự sáng tạo, lòng dũng cảm và phong cách sống của người bị áp bức đến kẻ áp bức, tôn vinh hiện tại cho đến hoài niệm về quá khứ…
Thành công bước đầu của “Rap Việt” và “King Of Rap” đã phần nào minh chứng cho sự phổ cập rộng rãi, lẫn sự thừa nhận (dù là miễn cưỡng hay ưng thuận) của chính quyền lẫn cộng đồng những người bảo thủ, bài xích thể loại âm nhạc này. Nhưng bản chất, người trẻ và cộng đồng underground vẫn cần phải hiểu rằng đây đang chỉ dừng ở mức hiệu ứng, phong trào, và cái gì mới mẻ cũng sẽ kích thích sự quan tâm nhiều hơn. Nhưng theo thời gian, công chúng sẽ dần mất đi sự nồng nhiệt và việc Rap Việt tiếp tục tận dụng đòn bẩy và lực tốc để cảm hóa được thế lực chống đối, cũng như tiếp tục lan tỏa, truyền cảm hứng tích cực tới người trẻ là một điều cần nhiều sự suy tính.
Câu hỏi đặt ra sẽ là, với sự tiến bộ của công nghệ và hoạt động chính trị, xã hội thì làm thế nào để chúng ta tạo cho cộng đồng đầy hứa hẹn này một không gian thích hợp cho sự phát triển của mỗi cá nhân, cũng như đại diện cho một điều gì đó có ý nghĩa, có giá trị lâu dài đối với sự phát triển của xã hội và văn hóa Việt Nam?
Bên cạnh đó, thiết thực hơn, Rap Việt cũng cần tiếp tục đầu tư hiệu quả hơn nữa trong việc làm nhạc, beat và hòa âm phối khí mang tính nguyên bản, thay vì vẫn cần phải cóp nhặt, bắt chước từ nước ngoài. Để thực sự sở hữu (không vi phạm bản quyền khi phát hành) và tạo ra giá trị thực thụ của một ca khúc Rap thì rõ ràng những sự đầu tư thích đáng vào hệ thống âm thanh, GVR và đặc biệt là Space Speakers để có thể tạo ra những con beats chất lượng là điều cần ưu tiên. Có lẽ, nhờ thế, mà ước vọng giúp nâng tầm sức vóc của Rap Việt trên bản đồ thế giới sẽ sớm trở thành hiện thực.
Các nguồn tham khảo bài viết
[1] https://medium.com/@namphuongthidoan/rap-hip-hop-the-rising-of-underground-music-and-youth-culture-in-vietnam-45b4526d9682
[2] https://sites.google.com/site/hiphopnevadie00/am-nhac/rap-viet
[3] https://foreignpolicy.com/2009/10/12/its-a-hip-hop-world/
[4] https://kenh14.vn/rap-viet-va-king-of-rap-doi-dau-gay-gat-ngay-tu-dan-hlv-hoi-tu-nhung-nhan-vat-mau-mat-nhat-cua-cong-dong-hiphop-tai-viet-nam-20200803100141273.chn
Share this:
Like this: