Lũ lụt miền Trung 2020 – “ung thư khí hậu” và cách để thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường
Từ lũ lụt miền Trung 2020 đang diễn ra và cách mà nó tác động đến chúng ta trong việc nhận thức đúng về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm khí hậu, và thực trạng nóng lên của Trái đất.
Loài người thật nhỏ bé trước cơn giận dữ của Mẹ Thiên nhiên. Hạn hán, bão lũ, băng tan, động đất, cháy rừng, sóng thần, sạt lở… tất cả những thảm họa xảy đến như vậy đều là vì tự tay con người xúc tiến cho chúng xảy đến nhanh hơn, tần suất thường xuyên hơn, bạo tợn hơn. Minh chứng rõ ràng nhất là lũ lụt miền Trung 2020 đang diễn ra. Chính vì vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh liên tục để nhận thức của mỗi chúng ta về việc bảo vệ môi trường cần phải được nhìn nhận nghiêm túc, thậm chí là quyết liệt.
Tin tức liên quan, cả nước ta đang hết mình chung tay cứu trợ cho trận lũ lụt thảm họa nhất tại miền Trung, kể từ năm 1999. Lũ chồng lũ, lũ lịch sử, là những tên gọi mà truyền thông và giới chức trách gọi trận lũ lớn này. Lũ lụt xảy đến tận 2 lần, lần đầu là từ ngày 6 đến 13 tháng Mười, lần thứ hai vừa xảy ra vào ngày 16 tháng Mười. Các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trầm trọng là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế của Bắc Trung Bộ, một phần của Nam Trung Bộ là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Ngập lụt trên diện rộng, mưa lớn gây sạt lở, nước lũ dâng cao, chia cắt nhiều địa bàn đã gây ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại lớn, cũng như phá hủy, trì hoãn, đẩy ngược nền kinh tế – xã hội của miền Trung Việt Nam. Trong vài ngày tới, miền Trung vẫn sẽ tiếp tục chịu tác động của cơn áp thấp nhiệt đới mới trong quá trình biến chuyển thành bão cùng không khí lạnh, không ngừng tiếp nhận các đợt mưa lớn, đợt lũ lụt kéo dài. Hậu quả về người và vật chất hiện chưa thể thống kê cụ thể, trước mắt chỉ ghi nhận 92 người chết và 33 người mất tích.
Nhưng bài viết này, không nhằm mục đích để xoa dịu hay thuật lại những sự việc đau lòng mà người dân miền Trung đang phải gánh chịu, mà thay vào đó là một bài viết thiết thực nói về nhận thức bảo vệ môi trường cùng sự nóng lên của Trái đất. Hiện trên thế giới có rất nhiều những thiệt hại về người và của to lớn hơn, trầm trọng hơn, cấp bách hơn, chẳng hạn như Day Zero ở Cape Town, lớp băng vĩnh cửu bị tan chảy ở Bắc Cực dẫn đến vô số hậu họa không thể kiểm soát trong tương lai, sóng thần, động đất xảy ra ở khắp mọi nơi, chưa kể đến sự xuất hiện của các hố tử thần sâu hoắm trên bề mặt Trái Đất.
Tình trạng này đang ở mức cấp bách, báo động đỏ, chứ không chỉ là vấn đề cần phải lo lắng, đương đầu giải quyết bởi các chuyên gia trong ngành môi trường. Mỗi một sự tiết chế và nhắc nhớ bản thân về biến đổi khí hậu sẽ khiến cho mỗi người cân nhắc, có những hành động thiết thực, lẫn động lực để thay đổi hành vi đóng góp vào tình trạng ô nhiễm môi trường và nóng lên ở Trái Đất.
Vậy phải làm sao để tự mình thay đổi nhận thức của bản thân?
Một bài học cuộc sống tuy đắng nhưng dã tật, thật không hay ho tý nào, nhưng chẳng ai trong chúng ta sẽ chẳng bao giờ hoàn toàn cảm thấy tha thiết với việc bảo vệ môi trường chỉ bởi vì các nhà khoa học, hay báo đài nói rằng ta cần phải làm vậy. Đó không phải là bản năng của con người. Ai trong chúng ta cũng cần phải được thuyết phục, truyền cảm hứng, được mồi chài, thương thảo, khéo léo dẫn dụ để rồi quyết định sau cùng vẫn phải nằm ở chính bản thân ta, như thể ta hành động như vậy vì chính sự tự nguyện và hứng thú của chính mình.
Giống như trong việc kinh doanh, phần lớn khách hàng sẽ quan tâm đến việc cá nhân họ nhận được lợi ích gì khi lựa chọn thương hiệu. Vấn đề xã hội cũng tương tự như vậy, chẳng ai trong chúng ta là không đặt bản thân mình lên trước nhất cả, nhất là khi vấn đề còn theo phạm vi toàn cầu
Hãy để trận lũ lụt miền Trung 2020 giúp cảnh tỉnh nhận thức mang tính cá nhân
Việc liên tục nghe những lời rao giảng, thuyết giáo về vấn đề môi trường càng khiến chúng ta có phần trở nên vị kỷ, lãnh đạm hơn. Niềm hy vọng vào sự cương trực, tính nhân văn, tích cực, biết nhận thức, phân minh đúng sai theo bản ngã tự nhiên của con người mà các tổ chức phi chính phủ đang tích cực vận động tới nhận thức của họ là một hướng đi, nói thẳng ra, không hiệu quả.
Hai điều thiết yếu để truyền tải thông điệp về tình trạng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường phải là:
Từ “cảnh báo về tình trạng nóng lên của toàn cầu” trở thành “ung thư khí hậu”
1975, nhà khoa học người Hoa Kỳ – Wallace Broecker đã dùng cụm từ “cảnh báo về sự gia tăng nhiệt độ” trong một tài liệu khoa học, kể từ đó thì cụm từ này trở nên phổ biến và dùng bởi tất cả mọi nơi. Cụm từ này giờ đây đã trở nên thân thuộc trong các cuộc đối thoại, nhưng sự mơ hồ về mức độ chính xác của nó là không thể phủ nhận. Bởi vì không phải ai trong chúng ta cũng là nhà khoa học, hay quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường; nếu như mùa Đông năm nay lạnh hơn năm ngoái, hay vì một lý do chưa xác minh nào đó mà ngày Đông của hôm nay lạnh hơn những năm trước đó thì làm sao “sự nóng lên của toàn cầu” hoàn toàn là sự thật?
Vấn đề sẽ không nằm ở việc chỉ nóng lên không thôi, mà là dần gây nên sự xáo động đến những thứ đang diễn tiến theo chu kỳ tự nhiên, bình thường. Biến đổi khí hậu khiến cho mọi thứ diễn ra không thể dự toán được trước, không theo một chu trình, trật tự thuận theo tự nhiên, và rõ ràng, hệ quả về lâu dài sẽ vô phương cứu chữa. Vậy thì nó có thể được nhìn nhận là một kiểu ung thư của khí hậu không?
Khí hậu trên hành tinh Xanh này đã bị ung thư. Nếu chúng ta không hành động, chắc chắn tận diệt sẽ là sự kết thúc. Với nhận thức và sự suy tưởng về vấn đề theo cách thức như vậy, bất kỳ ai cũng có thể ngay lập tức nhận ra vấn đề một cách thiết thực và có cảm xúc ở trong đó. Giống như việc họ hình dung và động lòng trắc ẩn khi nghĩ đến một người thân quen mắc bệnh ung thư vậy. Nhưng khí hậu mà bị ung thư thì sẽ dẫn đến tận diệt của loài người chứ không phải là một người.
Từ “cứu môi trường” thành cứu “gia đình của chính chúng ta”
Bản chất con người sẽ thường hành động nếu như vấn đề có can hệ tới chính họ, nhất là khi họ phải đánh đổi bằng một điều gì đó. Sự liên tưởng đến việc cứu khí hậu Trái đất giống như cứu chữa căn bệnh ung thư quái ác, và thực tế, việc này cũng sẽ không hề đơn giản.
Thay vì thuyết giáo hay răn đe rằng ta phải cứu một ai đó xa lạ, hay một điều gì đó không thân thuộc, hoặc quá to lớn như vấn đề khí hậu, hãy tự răn đe bản thân mình rằng chính những người thân thuộc và gia đình của chúng ta đang trong mối nguy hiểm. Ta đồng thời cũng phải lan truyền tư tưởng này tới những người xung quanh, để tất cả đều cùng phải chung một chiến tuyến, một nhận thức, một quyết tâm để đẩy lùi căn bệnh ung thư khí hậu quái ác – thiết thực hơn là chính tánh mạng của gia đình, của chính chúng ta.
Hãy nghĩ rằng vấn đề này ở mức độ và phạm vi nhỏ, dễ liên tưởng hơn so với quy mô địa cầu. Vấn đề này trực tiếp ảnh hưởng đến chúng ta. Thêm hơn, hãy tự mình xác thực điều này, rằng Trái đất vẫn sẽ tồn tại, ít nhất là đến rất nhiều tỷ năm sau, cho đến ngày Mặt trời không còn hoạt động nữa.
Sự sống trên Trái đất này vẫn tiếp diễn dù có sự tồn tại của chúng ta hay không; giống như thời kỳ Cổ đại, khi mà tất cả các loài khủng long đều bị tận diệt và sự sống sau đó vẫn phát triển như chúng ta vẫn biết ở thời điểm hiện tại. Liệu con người rất sẽ phải chịu chung số phận tương tự với chủng loài khủng long hay không? Đó là lý do xác đáng nhất để mỗi người cần quên đi sự vị kỷ cá nhân mà hành động để cứu lấy chủng loài của chính chúng ta.
Bỏ qua tính tuyệt đối và thiết lập việc đánh giá tiến trình của chính mình
Khi mà mỗi người đã thành công trong việc cảnh tỉnh nhận thức mang tính cá nhân. Điểm mấu chốt sẽ là làm sao để chắc chắn rằng động lực để tiếp tục cam kết hành động vì môi trường và chữa lành ung thư khí hậu sẽ là một vấn đề cần phải đối mặt. Bởi suy cho cùng, nếu ta cứ nghe báo đài, truyền thông, khoa học nói rằng nếu “không hành động ngay bây giờ thì nhân loại sẽ diệt vong trong vòng 100 năm sau”, thì rõ ràng sẽ không đủ thuyết phục với phần lớn số đông.
Thiết nghĩ, 100 năm là cả một thiên niên kỷ, phần lớn chúng ta thuộc thế hệ này đều đã nhắm mắt xuôi tay. Bản chất con người là một sinh vật có thời gian tồn tại hữu hạn, và ta sẽ thường lấy thước đo số năm sống trên đời để so sánh tương quan với kết quả và sự hy sinh mà ta phải trải qua. Thường bản thân ta sẽ muốn thấy kết quả sớm hơn mốc thời gian 1 năm sau, chứ đừng nói là 100 năm sau.
Trong cuộc sống, mỗi người đều tràn ngập những bức xúc, lo lắng cá nhân. Vì vậy, việc bỏ qua một số vấn đề có thể ngẫu nhiên ảnh hưởng đến điều gì đó trong nhiều năm tới sẽ không nằm trong danh sách ưu tiên của họ. Vì thế, mỗi người cần thấy và hiểu sự khác biệt mà chính họ đang tạo ra trong các điều kiện tức thời hơn.
Giống như xem biểu đồ đánh giá tổng quan của các trường hợp nhiễm COVID-19 hàng ngày, mỗi người trong chúng ta cần hiểu cách mà mình có thể làm giảm tối thiểu nguy cơ của ung thư khí hậu và thiệt hại môi trường ngay hôm nay, tuần này, tháng này và năm nay. Ta có thể đóng góp được gì, những hành động nào trong hôm nay, và kết quả nào sẽ thấy và cảm nhận vào ngày mai? Chúng ta cần ít sự tuyệt đối hơn và bỏ qua những sự ngờ hoặc lẫn sự so sánh sẽ khiến chúng ta cảm thấy xa vời và khó cam kết với vấn đề hành động vì môi trường.
Bên cạnh đó, mỗi người trong chúng ta cũng cần nhiều cách hơn để đo lường, chỉ rõ rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Việc tự trau dồi kiến thức hữu ích, cập nhật thêm thông tin, lan truyền những tư tưởng tích cực tới cộng đồng của mình như chính Rose đang làm đây, là một trong những việc cần và nên làm ngay từ ngày hôm nay.
Bài viết có tham khảo tư liệu từ bài viết này trên trang Medium
Loài người thật nhỏ bé trước cơn giận dữ của Mẹ Thiên nhiên. Hạn hán, bão lũ, băng tan, động đất, cháy rừng, sóng thần, sạt lở… tất cả những thảm họa xảy đến như vậy đều là vì tự tay con người xúc tiến cho chúng xảy đến nhanh hơn, tần suất thường xuyên hơn, bạo tợn hơn. Minh chứng rõ ràng nhất là lũ lụt miền Trung 2020 đang diễn ra. Chính vì vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh liên tục để nhận thức của mỗi chúng ta về việc bảo vệ môi trường cần phải được nhìn nhận nghiêm túc, thậm chí là quyết liệt.
Tin tức liên quan, cả nước ta đang hết mình chung tay cứu trợ cho trận lũ lụt thảm họa nhất tại miền Trung, kể từ năm 1999. Lũ chồng lũ, lũ lịch sử, là những tên gọi mà truyền thông và giới chức trách gọi trận lũ lớn này. Lũ lụt xảy đến tận 2 lần, lần đầu là từ ngày 6 đến 13 tháng Mười, lần thứ hai vừa xảy ra vào ngày 16 tháng Mười. Các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trầm trọng là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế của Bắc Trung Bộ, một phần của Nam Trung Bộ là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Ngập lụt trên diện rộng, mưa lớn gây sạt lở, nước lũ dâng cao, chia cắt nhiều địa bàn đã gây ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại lớn, cũng như phá hủy, trì hoãn, đẩy ngược nền kinh tế – xã hội của miền Trung Việt Nam. Trong vài ngày tới, miền Trung vẫn sẽ tiếp tục chịu tác động của cơn áp thấp nhiệt đới mới trong quá trình biến chuyển thành bão cùng không khí lạnh, không ngừng tiếp nhận các đợt mưa lớn, đợt lũ lụt kéo dài. Hậu quả về người và vật chất hiện chưa thể thống kê cụ thể, trước mắt chỉ ghi nhận 92 người chết và 33 người mất tích.
Nhưng bài viết này, không nhằm mục đích để xoa dịu hay thuật lại những sự việc đau lòng mà người dân miền Trung đang phải gánh chịu, mà thay vào đó là một bài viết thiết thực nói về nhận thức bảo vệ môi trường cùng sự nóng lên của Trái đất. Hiện trên thế giới có rất nhiều những thiệt hại về người và của to lớn hơn, trầm trọng hơn, cấp bách hơn, chẳng hạn như Day Zero ở Cape Town, lớp băng vĩnh cửu bị tan chảy ở Bắc Cực dẫn đến vô số hậu họa không thể kiểm soát trong tương lai, sóng thần, động đất xảy ra ở khắp mọi nơi, chưa kể đến sự xuất hiện của các hố tử thần sâu hoắm trên bề mặt Trái Đất.
Tình trạng này đang ở mức cấp bách, báo động đỏ, chứ không chỉ là vấn đề cần phải lo lắng, đương đầu giải quyết bởi các chuyên gia trong ngành môi trường. Mỗi một sự tiết chế và nhắc nhớ bản thân về biến đổi khí hậu sẽ khiến cho mỗi người cân nhắc, có những hành động thiết thực, lẫn động lực để thay đổi hành vi đóng góp vào tình trạng ô nhiễm môi trường và nóng lên ở Trái Đất.
Vậy phải làm sao để tự mình thay đổi nhận thức của bản thân?
Một bài học cuộc sống tuy đắng nhưng dã tật, thật không hay ho tý nào, nhưng chẳng ai trong chúng ta sẽ chẳng bao giờ hoàn toàn cảm thấy tha thiết với việc bảo vệ môi trường chỉ bởi vì các nhà khoa học, hay báo đài nói rằng ta cần phải làm vậy. Đó không phải là bản năng của con người. Ai trong chúng ta cũng cần phải được thuyết phục, truyền cảm hứng, được mồi chài, thương thảo, khéo léo dẫn dụ để rồi quyết định sau cùng vẫn phải nằm ở chính bản thân ta, như thể ta hành động như vậy vì chính sự tự nguyện và hứng thú của chính mình.
Giống như trong việc kinh doanh, phần lớn khách hàng sẽ quan tâm đến việc cá nhân họ nhận được lợi ích gì khi lựa chọn thương hiệu. Vấn đề xã hội cũng tương tự như vậy, chẳng ai trong chúng ta là không đặt bản thân mình lên trước nhất cả, nhất là khi vấn đề còn theo phạm vi toàn cầu
Hãy để trận lũ lụt miền Trung 2020 giúp cảnh tỉnh nhận thức mang tính cá nhân
Việc liên tục nghe những lời rao giảng, thuyết giáo về vấn đề môi trường càng khiến chúng ta có phần trở nên vị kỷ, lãnh đạm hơn. Niềm hy vọng vào sự cương trực, tính nhân văn, tích cực, biết nhận thức, phân minh đúng sai theo bản ngã tự nhiên của con người mà các tổ chức phi chính phủ đang tích cực vận động tới nhận thức của họ là một hướng đi, nói thẳng ra, không hiệu quả.
Hai điều thiết yếu để truyền tải thông điệp về tình trạng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường phải là:
Từ “cảnh báo về tình trạng nóng lên của toàn cầu” trở thành “ung thư khí hậu”
1975, nhà khoa học người Hoa Kỳ – Wallace Broecker đã dùng cụm từ “cảnh báo về sự gia tăng nhiệt độ” trong một tài liệu khoa học, kể từ đó thì cụm từ này trở nên phổ biến và dùng bởi tất cả mọi nơi. Cụm từ này giờ đây đã trở nên thân thuộc trong các cuộc đối thoại, nhưng sự mơ hồ về mức độ chính xác của nó là không thể phủ nhận. Bởi vì không phải ai trong chúng ta cũng là nhà khoa học, hay quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường; nếu như mùa Đông năm nay lạnh hơn năm ngoái, hay vì một lý do chưa xác minh nào đó mà ngày Đông của hôm nay lạnh hơn những năm trước đó thì làm sao “sự nóng lên của toàn cầu” hoàn toàn là sự thật?
Vấn đề sẽ không nằm ở việc chỉ nóng lên không thôi, mà là dần gây nên sự xáo động đến những thứ đang diễn tiến theo chu kỳ tự nhiên, bình thường. Biến đổi khí hậu khiến cho mọi thứ diễn ra không thể dự toán được trước, không theo một chu trình, trật tự thuận theo tự nhiên, và rõ ràng, hệ quả về lâu dài sẽ vô phương cứu chữa. Vậy thì nó có thể được nhìn nhận là một kiểu ung thư của khí hậu không?
Khí hậu trên hành tinh Xanh này đã bị ung thư. Nếu chúng ta không hành động, chắc chắn tận diệt sẽ là sự kết thúc. Với nhận thức và sự suy tưởng về vấn đề theo cách thức như vậy, bất kỳ ai cũng có thể ngay lập tức nhận ra vấn đề một cách thiết thực và có cảm xúc ở trong đó. Giống như việc họ hình dung và động lòng trắc ẩn khi nghĩ đến một người thân quen mắc bệnh ung thư vậy. Nhưng khí hậu mà bị ung thư thì sẽ dẫn đến tận diệt của loài người chứ không phải là một người.
Từ “cứu môi trường” thành cứu “gia đình của chính chúng ta”
Bản chất con người sẽ thường hành động nếu như vấn đề có can hệ tới chính họ, nhất là khi họ phải đánh đổi bằng một điều gì đó. Sự liên tưởng đến việc cứu khí hậu Trái đất giống như cứu chữa căn bệnh ung thư quái ác, và thực tế, việc này cũng sẽ không hề đơn giản.
Thay vì thuyết giáo hay răn đe rằng ta phải cứu một ai đó xa lạ, hay một điều gì đó không thân thuộc, hoặc quá to lớn như vấn đề khí hậu, hãy tự răn đe bản thân mình rằng chính những người thân thuộc và gia đình của chúng ta đang trong mối nguy hiểm. Ta đồng thời cũng phải lan truyền tư tưởng này tới những người xung quanh, để tất cả đều cùng phải chung một chiến tuyến, một nhận thức, một quyết tâm để đẩy lùi căn bệnh ung thư khí hậu quái ác – thiết thực hơn là chính tánh mạng của gia đình, của chính chúng ta.
Hãy nghĩ rằng vấn đề này ở mức độ và phạm vi nhỏ, dễ liên tưởng hơn so với quy mô địa cầu. Vấn đề này trực tiếp ảnh hưởng đến chúng ta. Thêm hơn, hãy tự mình xác thực điều này, rằng Trái đất vẫn sẽ tồn tại, ít nhất là đến rất nhiều tỷ năm sau, cho đến ngày Mặt trời không còn hoạt động nữa.
Sự sống trên Trái đất này vẫn tiếp diễn dù có sự tồn tại của chúng ta hay không; giống như thời kỳ Cổ đại, khi mà tất cả các loài khủng long đều bị tận diệt và sự sống sau đó vẫn phát triển như chúng ta vẫn biết ở thời điểm hiện tại. Liệu con người rất sẽ phải chịu chung số phận tương tự với chủng loài khủng long hay không? Đó là lý do xác đáng nhất để mỗi người cần quên đi sự vị kỷ cá nhân mà hành động để cứu lấy chủng loài của chính chúng ta.
Bỏ qua tính tuyệt đối và thiết lập việc đánh giá tiến trình của chính mình
Khi mà mỗi người đã thành công trong việc cảnh tỉnh nhận thức mang tính cá nhân. Điểm mấu chốt sẽ là làm sao để chắc chắn rằng động lực để tiếp tục cam kết hành động vì môi trường và chữa lành ung thư khí hậu sẽ là một vấn đề cần phải đối mặt. Bởi suy cho cùng, nếu ta cứ nghe báo đài, truyền thông, khoa học nói rằng nếu “không hành động ngay bây giờ thì nhân loại sẽ diệt vong trong vòng 100 năm sau”, thì rõ ràng sẽ không đủ thuyết phục với phần lớn số đông.
Thiết nghĩ, 100 năm là cả một thiên niên kỷ, phần lớn chúng ta thuộc thế hệ này đều đã nhắm mắt xuôi tay. Bản chất con người là một sinh vật có thời gian tồn tại hữu hạn, và ta sẽ thường lấy thước đo số năm sống trên đời để so sánh tương quan với kết quả và sự hy sinh mà ta phải trải qua. Thường bản thân ta sẽ muốn thấy kết quả sớm hơn mốc thời gian 1 năm sau, chứ đừng nói là 100 năm sau.
Trong cuộc sống, mỗi người đều tràn ngập những bức xúc, lo lắng cá nhân. Vì vậy, việc bỏ qua một số vấn đề có thể ngẫu nhiên ảnh hưởng đến điều gì đó trong nhiều năm tới sẽ không nằm trong danh sách ưu tiên của họ. Vì thế, mỗi người cần thấy và hiểu sự khác biệt mà chính họ đang tạo ra trong các điều kiện tức thời hơn.
Giống như xem biểu đồ đánh giá tổng quan của các trường hợp nhiễm COVID-19 hàng ngày, mỗi người trong chúng ta cần hiểu cách mà mình có thể làm giảm tối thiểu nguy cơ của ung thư khí hậu và thiệt hại môi trường ngay hôm nay, tuần này, tháng này và năm nay. Ta có thể đóng góp được gì, những hành động nào trong hôm nay, và kết quả nào sẽ thấy và cảm nhận vào ngày mai? Chúng ta cần ít sự tuyệt đối hơn và bỏ qua những sự ngờ hoặc lẫn sự so sánh sẽ khiến chúng ta cảm thấy xa vời và khó cam kết với vấn đề hành động vì môi trường.
Bên cạnh đó, mỗi người trong chúng ta cũng cần nhiều cách hơn để đo lường, chỉ rõ rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Việc tự trau dồi kiến thức hữu ích, cập nhật thêm thông tin, lan truyền những tư tưởng tích cực tới cộng đồng của mình như chính Rose đang làm đây, là một trong những việc cần và nên làm ngay từ ngày hôm nay.
Bài viết có tham khảo tư liệu từ bài viết này trên trang Medium
Share this:
Like this: