Tiếp nối cho bài viết 10 điều lưu ý để xây dựng chiến dịch truyền thông PR hiệu quả. Ở bài viết này trên So awkward, Rose, chúng ta sẽ cùng điểm tên 6 chiến dịch truyền thông được xem là thành công trên thế giới.
1. Thương hiệu Burger King và chiến dịch truyền thông chống bạo lực học đường.
Burger King đã kêu gọi sự chú ý đến Tháng Phòng chống Bắt nạt Quốc gia bằng cách dàn dựng hai kiểu “bắt nạt” khác nhau và xem loại nào mà công chúng dành nhiều sự quan tâm hơn. Hãy xem góc độ khai thác đầy sáng tạo và cảm động của chiến dịch truyền thông này trong video dưới đây. Rõ ràng là Burger King đã thực hiện nghiên cứu về đối tượng mục tiêu của Tháng Phòng chống Bắt nạt và đưa ra thông điệp của chiến dịch truyền thông trên nền tảng phù hợp nhất là những người đương độ tuổi học trung học.
2. Airbnb và chiến dịch truyền thông về nhận diện thay đổi của logo thương hiệu
Khi một công ty thực hiện thay đổi thương hiệu, khách hàng thân thiết sẽ thường cảm thấy thất vọng, đặc biệt là khi họ không hiểu lý do thay đổi. Khi Airbnb ra mắt biểu tượng “Bélo” mới, một số người dùng Airbnb đã chỉ trích sự thay đổi này. Để bào chữa cho doanh nghiệp trước những những lời chỉ trích, công ty đã sản xuất một video giải thích câu chuyện đằng sau logo mới và tạo ra một trải nghiệm tùy chỉnh cho người dùng của Airbnb để tự họ có thể cá nhân hóa logo Bélo của riêng mình.
Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành công ty của Airbnb, Brian Chesky, đã tạo ra một cuộc hội thảo trực tuyến tới những khách hàng thân thiết để giải thích mục đích đằng sau việc thay đổi logo. Đây là một chiến lược hiệu quả để xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với người theo dõi thương hiệu. Họ chính là những người có khả năng sẽ ủng hộ thương hiệu nhiều hơn nếu cảm thấy được thông báo cẩn thận về những sự thay đổi lớn của doanh nghiệp. Thêm vào đó, Airbnb đã biến tin tức về công ty của họ thành một câu chuyện thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông bằng cách liên kết logo mới với một thông điệp lớn hơn cả vấn đề nhận diện doanh nghiệp của họ.
3. AXA và chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, tính mạng con người
AXA, một công ty bảo hiểm đa quốc gia của Pháp, cần phải nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ Trung Quốc rằng thắt dây an toàn là cần thiết cho sự an toàn của con cái họ. Để làm được điều này, AXA đã sản xuất một video và chương trình giáo dục liên quan đến nhiều trường học trên khắp đất nước. Trong sáu tháng, hơn 125.000 trẻ em và phụ huynh đã học về cách thắt dây an toàn trong một trong những chương trình giáo dục này.
Sau chiến dịch, một nghiên cứu cho thấy 77% người theo dõi có cảm nhận tích cực với công ty bảo hiểm AXA khi liên kết nó như một chiến dịch mang tầm cỡ quốc gia, và người tiêu dùng xem xét để tín nhiệm bảo hiểm AXA đã tăng từ 25% lên 34%. Rõ ràng, chiến dịch truyền thông PR có thể kiếm tiền và chiến dịch này thể hiện một chiến lược PR đã thiết lập mục tiêu, truyền bá nhận thức về thắt dây an toàn và xác định được các chỉ số rất cụ thể để báo cáo mức độ thành công của chiến dịch.
4. Ice Bucket Challenge và sự ủng hộ dành cho hiệp hội ALS
Trước #IceBucketChallenge, hầu như chưa từng có ai hay tổ chức nào nói về ALS (Amyotrophic Lateral Sclerosis – Chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, chủ yếu liên quan đến các tế bào thần kinh). Trong một nỗ lực sử dụng PR để truyền bá nhận thức, hiệp hội ALS đã tạo ra #IceBucketChallenge, hướng dẫn một người quay video tự đổ một xô nước đá lên đầu và sau đó đề cử ba người bạn làm điều tương tự thông qua mạng xã hội. Nó đã trở nên lan truyền đáng kể – một số người nổi tiếng, bao gồm cả Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, đã tham gia và nó đã lan truyền nhanh chóng qua mạng xã hội.
Năm 2013, chiến dịch của hiệp hội ALS đã quyên góp được khoảng 2,8 triệu đô la Mỹ; vào năm 2017, năm của chiến dịch #IceBucketChallenge, hiệp hội ALS đã huy động được hơn 100 triệu đô la. Hiệp hội ALS đã xác định một nền tảng hiệu quả để truyền tải thông điệp của họ, đồng thời cũng chọn một góc độ cực kỳ sáng tạo để gia tăng khả năng lan truyền tối đa nhất.
5. Thương hiệu Dove và hành trình tôn vinh vẻ đẹp thực sự của phụ nữ
Năm 2003, Dove chọn sử dụng những người phụ nữ thực sự trong quảng cáo của mình thay vì sử dụng những người mẫu thời trang để bán các sản phẩm của Dove và gọi chiến dịch truyền thông PR của mình là “Chiến dịch cho vẻ đẹp thực sự”. Thương hiệu đã sản xuất chiến dịch với một quảng cáo có sáu phụ nữ có ngoại hình đa dạng đại diện cho từng nhóm khách hàng đại chúng, mặc nội y đơn giản, thường nhật để quay hình cho chiến dịch – điều chưa từng có tiền lệ xảy ra và do đó là một góc độ khai thác sáng tạo.
Chiến dịch đã giúp Dove nâng cao danh tiếng thương hiệu của mình bằng cách thu hút sự chú ý đến những quảng cáo chưa từng có tiền lệ và tăng doanh số bán hàng lên 700%.
Dove và một trong những chiến dịch truyền thông thành công nhất của họ.
6. Chiến dịch IKEA và Happy to Bed
Còn cách nào tốt hơn để khiến mọi người quan tâm đến một sản phẩm, ngoài việc để họ dùng thử? Khi nói đến sản phẩm nệm gối thì điều đó có thể hơi khó khăn. Chính vì vậy, IKEA đã hợp tác với Havas Media để tạo ra các ứng dụng giúp mọi người hình dung cách sắp xếp phòng ngủ lý tưởng của riêng họ là trông như thế nào. Họ cũng tài trợ cho các bữa tiệc ngủ (slumber parties) trong chính các cửa hàng IKEA. Kết quả thu được là thương hiệu đã nâng cao nhận thức về các dòng sản phẩm dành cho phòng ngủ của họ, kèm theo đó là tạo ra nhiều giá trị cho kênh earned media của họ.
Tiếp nối cho bài viết 10 điều lưu ý để xây dựng chiến dịch truyền thông PR hiệu quả. Ở bài viết này trên So awkward, Rose, chúng ta sẽ cùng điểm tên 6 chiến dịch truyền thông được xem là thành công trên thế giới.
1. Thương hiệu Burger King và chiến dịch truyền thông chống bạo lực học đường.
Burger King đã kêu gọi sự chú ý đến Tháng Phòng chống Bắt nạt Quốc gia bằng cách dàn dựng hai kiểu “bắt nạt” khác nhau và xem loại nào mà công chúng dành nhiều sự quan tâm hơn. Hãy xem góc độ khai thác đầy sáng tạo và cảm động của chiến dịch truyền thông này trong video dưới đây. Rõ ràng là Burger King đã thực hiện nghiên cứu về đối tượng mục tiêu của Tháng Phòng chống Bắt nạt và đưa ra thông điệp của chiến dịch truyền thông trên nền tảng phù hợp nhất là những người đương độ tuổi học trung học.
2. Airbnb và chiến dịch truyền thông về nhận diện thay đổi của logo thương hiệu
Khi một công ty thực hiện thay đổi thương hiệu, khách hàng thân thiết sẽ thường cảm thấy thất vọng, đặc biệt là khi họ không hiểu lý do thay đổi. Khi Airbnb ra mắt biểu tượng “Bélo” mới, một số người dùng Airbnb đã chỉ trích sự thay đổi này. Để bào chữa cho doanh nghiệp trước những những lời chỉ trích, công ty đã sản xuất một video giải thích câu chuyện đằng sau logo mới và tạo ra một trải nghiệm tùy chỉnh cho người dùng của Airbnb để tự họ có thể cá nhân hóa logo Bélo của riêng mình.
Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành công ty của Airbnb, Brian Chesky, đã tạo ra một cuộc hội thảo trực tuyến tới những khách hàng thân thiết để giải thích mục đích đằng sau việc thay đổi logo. Đây là một chiến lược hiệu quả để xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với người theo dõi thương hiệu. Họ chính là những người có khả năng sẽ ủng hộ thương hiệu nhiều hơn nếu cảm thấy được thông báo cẩn thận về những sự thay đổi lớn của doanh nghiệp. Thêm vào đó, Airbnb đã biến tin tức về công ty của họ thành một câu chuyện thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông bằng cách liên kết logo mới với một thông điệp lớn hơn cả vấn đề nhận diện doanh nghiệp của họ.
3. AXA và chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, tính mạng con người
AXA, một công ty bảo hiểm đa quốc gia của Pháp, cần phải nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ Trung Quốc rằng thắt dây an toàn là cần thiết cho sự an toàn của con cái họ. Để làm được điều này, AXA đã sản xuất một video và chương trình giáo dục liên quan đến nhiều trường học trên khắp đất nước. Trong sáu tháng, hơn 125.000 trẻ em và phụ huynh đã học về cách thắt dây an toàn trong một trong những chương trình giáo dục này.
Sau chiến dịch, một nghiên cứu cho thấy 77% người theo dõi có cảm nhận tích cực với công ty bảo hiểm AXA khi liên kết nó như một chiến dịch mang tầm cỡ quốc gia, và người tiêu dùng xem xét để tín nhiệm bảo hiểm AXA đã tăng từ 25% lên 34%. Rõ ràng, chiến dịch truyền thông PR có thể kiếm tiền và chiến dịch này thể hiện một chiến lược PR đã thiết lập mục tiêu, truyền bá nhận thức về thắt dây an toàn và xác định được các chỉ số rất cụ thể để báo cáo mức độ thành công của chiến dịch.
4. Ice Bucket Challenge và sự ủng hộ dành cho hiệp hội ALS
Trước #IceBucketChallenge, hầu như chưa từng có ai hay tổ chức nào nói về ALS (Amyotrophic Lateral Sclerosis – Chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, chủ yếu liên quan đến các tế bào thần kinh). Trong một nỗ lực sử dụng PR để truyền bá nhận thức, hiệp hội ALS đã tạo ra #IceBucketChallenge, hướng dẫn một người quay video tự đổ một xô nước đá lên đầu và sau đó đề cử ba người bạn làm điều tương tự thông qua mạng xã hội. Nó đã trở nên lan truyền đáng kể – một số người nổi tiếng, bao gồm cả Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, đã tham gia và nó đã lan truyền nhanh chóng qua mạng xã hội.
Năm 2013, chiến dịch của hiệp hội ALS đã quyên góp được khoảng 2,8 triệu đô la Mỹ; vào năm 2017, năm của chiến dịch #IceBucketChallenge, hiệp hội ALS đã huy động được hơn 100 triệu đô la. Hiệp hội ALS đã xác định một nền tảng hiệu quả để truyền tải thông điệp của họ, đồng thời cũng chọn một góc độ cực kỳ sáng tạo để gia tăng khả năng lan truyền tối đa nhất.
5. Thương hiệu Dove và hành trình tôn vinh vẻ đẹp thực sự của phụ nữ
Năm 2003, Dove chọn sử dụng những người phụ nữ thực sự trong quảng cáo của mình thay vì sử dụng những người mẫu thời trang để bán các sản phẩm của Dove và gọi chiến dịch truyền thông PR của mình là “Chiến dịch cho vẻ đẹp thực sự”. Thương hiệu đã sản xuất chiến dịch với một quảng cáo có sáu phụ nữ có ngoại hình đa dạng đại diện cho từng nhóm khách hàng đại chúng, mặc nội y đơn giản, thường nhật để quay hình cho chiến dịch – điều chưa từng có tiền lệ xảy ra và do đó là một góc độ khai thác sáng tạo.
Chiến dịch đã giúp Dove nâng cao danh tiếng thương hiệu của mình bằng cách thu hút sự chú ý đến những quảng cáo chưa từng có tiền lệ và tăng doanh số bán hàng lên 700%.
6. Chiến dịch IKEA và Happy to Bed
Còn cách nào tốt hơn để khiến mọi người quan tâm đến một sản phẩm, ngoài việc để họ dùng thử? Khi nói đến sản phẩm nệm gối thì điều đó có thể hơi khó khăn. Chính vì vậy, IKEA đã hợp tác với Havas Media để tạo ra các ứng dụng giúp mọi người hình dung cách sắp xếp phòng ngủ lý tưởng của riêng họ là trông như thế nào. Họ cũng tài trợ cho các bữa tiệc ngủ (slumber parties) trong chính các cửa hàng IKEA. Kết quả thu được là thương hiệu đã nâng cao nhận thức về các dòng sản phẩm dành cho phòng ngủ của họ, kèm theo đó là tạo ra nhiều giá trị cho kênh earned media của họ.
Bài viết có tham khảo từ các nguồn Hubspot, Coschedule.
Share this:
Like this: