Đối diện với dịch COVID-19, ngành bán lẻ toàn cầu sẽ còn rất lâu mới trở lại trạng thái bình thường, mặc cho những nỗ lực và giải pháp cứu trợ cấp thiết nhất tại các quốc gia. Chính vì thế mà các thương hiệu giờ đây cũng phải tự đánh giá lại mục đích của các cửa hàng thời trang khi mà hành vi của khách hàng đã chịu sự ảnh hưởng rõ rệt.
Tương lai của ngành bán lẻ đã từng được mong đợi sẽ bị thống trị bởi những cửa hàng trọng điểm được đầu tư tại các thành phố nổi tiếng về du lịch, với cung cách bày trí đầy thẩm mỹ, quầy bar tại cửa hàng, hay không gian sự kiện tích hợp để tạo ra được sự tương tác đáng nhớ với khách hàng.
Theo nhận định của các chuyên gia, những yêu cầu bắt buộc của cửa hàng thời trang được phép mở cửa trở lại trong mùa dịch là phải đề cao tính an toàn, ưu tiên những đơn đặt hàng trực tuyến hơn là hình thức giao thương trực tiếp, cũng như có những biện pháp giao dịch không cần tiếp xúc và tập trung cá nhân hóa trải nghiệm cho những khách hàng “dũng cảm” đến cửa hàng để mua sắm.
Tăng cường tính cá nhân hóa, mang bản sắc địa phương trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng
COVID-19 đã tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ lớn phải nghĩ về việc làm sao họ có thể tăng cường tính cá nhân hóa khi trải nghiệm tại cửa hàng bởi khách hàng sẽ dành ít thời gian hơn trong việc mua sắm. Chiến thuật để giới thiệu một trải nghiệm mua sắm khác biệt như phủ sóng mạng 5G trong không gian mua sắm có thể giúp trải nghiệm mua sắm trở nên dễ chịu hơn.
Với mạng 5G, có nhiều khả năng sẽ phủ sóng và được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và Anh Quốc trong vài năm tới sẽ giúp cho các nhà bán lẻ có những dữ liệu của từng khách hàng để từ đó tạo ra những thông điệp, tiếp thị, khuyến mãi mua sắm kịp thời tại cửa hàng và tiện ích ứng dụng điện thoại. Bên cạnh đó, công nghệ nhận diện khuôn mặt và trải nghiệm thực tế ảo cũng sẽ trở nên dễ dàng và thao tác thuận tiện hơn.
Tương lai của ngành bán lẻ là nhận diện khách hàng ở mức độ thân mật hơn, chứ không phải là theo từng phân khúc khách hàng. Nhờ đó mà các nhà bán lẻ có thể tạo ra những ưu đãi mua sắm có khả năng tác động tới khách hàng ngay lập tức khi họ đi ngang qua các quầy có sản phẩm ưa thích hoặc sản phẩm mà họ đã từng mua nhiều lần trong quá khứ.
Có nhiều cách thức để khai triển tính cá nhân hóa mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều khoản đầu tư. Nhà bán lẻ Sephora, vào năm ngoái, đã đặt những giỏ đồ được phân loại màu sắc nhằm ám thị rằng khách hàng có cần được tư vấn về sản phẩm hay là muốn tự do được trải nghiệm mua sắm. Điều tương tự cũng diễn ra tại Hàn Quốc, khi thương hiệu mỹ phẩm Innisfree cũng áp dụng cách thức giống như Sephora. Việc để khách hàng tự do trải nghiệm mua sắm và thoải mái nhất có thể chính là yếu tố then chốt mà nhiều nhà bán lẻ đang áp dụng.
(Ảnh: Guillermo Cano)
Càng ngày càng có nhiều giao dịch trong cửa hàng được điện tử hóa, và nhiều nhà bán lẻ còn yêu cầu khách hàng đặt lịch hẹn để có thể tiếp đón chu toàn hơn. Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu dồi dào thu thập từ hành vi mua sắm của khách hàng tại từng khu vực đặc thù và hành vi mua sắm của cá nhân là vô cùng hữu ích để nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm tại cửa hàng.
Thương hiệu thể thao Nike đang mở rộng thêm hơn những đối tác kinh doanh là những cửa hàng bán sỉ để tiếp cận trực tiếp với khách hàng ở thị trường Mỹ và khu vực châu Âu, Trung Đông và Châu Phi trong vài năm sắp tới. Những cửa hàng địa phương ở các khu vực này dường như hiệu quả hơn rất nhiều so với các cửa hàng trọng điểm của hãng.
Clarin – thương hiệu mỹ phẩm của Pháp cũng bắt đầu tiến hành sử dụng di động và hệ thống chăm sóc khách hàng để giúp họ lựa chọn những sản phẩm liên quan tới nhu cầu cần thiết. Tăng cường tính cá nhân hóa trong giao thương, không gì hơn là hình thức cao hơn của hệ thống chăm sóc khách hàng và đào tạo nhân viên kinh doanh để họ thực sự hiểu về khách hàng.
Giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc
Mặc dù các chính phủ đã nới lỏng việc cách ly để mọi thứ được khai thông thì rất nhiều khách hàng vẫn cảm thấy e ngại khi mua sắm tại cửa hàng. 48% khách hàng sẽ không đến trung tâm thương mại để mua sắm sau lệnh dỡ bỏ cách ly xã hội, 32% hoàn toàn không muốn đi mua sắm trực tiếp (theo dữ liệu thống kê tính đến 13 Tháng Năm của Coresight Research). 78% những người tham gia khảo sát vẫn có xu thế không hòa nhập vào những nơi công cộng, đông người trong vài tuần kế tiếp.
Trong thời kỳ dịch COVID-19, người tiêu dùng toàn cầu đã phụ thuộc vào dịch vụ giao nhận hàng để cho an toàn. Nhiều giao thương được thực hiện mà khách hàng không cần phải rời khỏi xe hơi khi mua sắm tại các cửa hàng của Prada, Gucci, Everlane, Neiman Marcus, Walmart và Target.
Target đã tiến hành thử nghiệm dịch vụ giao nhận hàng không tiếp cận kể từ năm 2017, nhưng những tháng gần đây dưới ảnh hưởng của COVID-19 thì dịch vụ này mới thật sự bùng nổ. Doanh số bán hàng gia tăng và sử dụng dịch vụ này vượt mức tăng trưởng 1000% so với những năm trước.
Giao hàng không tiếp xúc (Curbside Pickup) đang nở rộ khắp nơi.
Mua sắm hiệu quả nhưng an toàn dường như trở thành ưu tiên của khách hàng. Theo dữ liệu khảo sát của Accenture trên 7,872 khách hàng toàn cầu từ 5 – 11 Tháng Năm đã cho thấy kết quả đáng ghi nhận; rằng dịch vụ đa kênh mà khách hàng cảm thấy hài lòng và duy trì sử dụng là ứng dụng mua sắm (51%), giao dịch tận nhà (45%), giao hàng không tiếp xúc (42%) và mua hàng trên mạng xã hội (41%).
Thương hiệu Everlane gần đây đã triển khai dịch vụ giao hàng không tiếp xúc tại ba cửa hàng ở Mỹ và chưa có kế hoạch ngừng triển khai, dựa vào những phản hồi tích cực từ khách hàng. Dịch vụ này sẽ tiếp tục được duy trì, ngay cả khi cách ly xã hội kết thúc.
Thay vì trưng bày các mẫu thiết kế mới ở cửa sổ trưng bày, thương hiệu này cũng đang áp dụng cách thức giới thiệu các dòng áo thun đơn giản nhưng bán chạy trên cửa sổ trưng bày như một nỗ lực để tăng cường doanh thu khi các khách hàng sử dụng dịch vụ giao hàng không tiếp xúc và bắt buộc phải chạy ngang qua cửa sổ trưng bày của cửa hàng. Nhân viên bán hàng sẵn lòng đi vào bên trong để chọn lựa màu sắc, kích cỡ những sản phẩm mà khách hàng cảm thấy thích trong khi họ vẫn yên vị ngồi đợi trong xe.
Cách thức áp dụng dịch vụ giao hàng không tiếp xúc.
Các nhà bán lẻ cũng đồng thời quảng bá những sự tùy chọn trên chính trang web của họ. Khách hàng có thể ghé thăm trang web của Everlane và mua sắm các sản phẩm, lựa chọn dịch vụ giao hàng không tiếp xúc, cũng như có những tùy chọn thuận lợi cho việc nhận và hoàn trả sản phẩm nếu có vấn đề.
Tuy nhiên, cũng có những nan đề cần giải quyết. Việc sản phẩm vừa vặn với kích cỡ, những lý do chính đáng để hoàn trả sản phẩm vẫn là một thử thách lớn đối với các thương hiệu. H&M, Carhartt, Toast, Boden, Asics, Samsoe & Samsoe đã liên kết với những công ty công nghệ như 3DLook, TrueFit để có cho ra mắt dịch vụ quét hình thể 3D nhằm giảm thiểu việc hoàn trả sản phẩm khi giao dịch trực tuyến. Đây cũng là một chiến thuật ngày càng được quan tâm bởi các trang e-commerce và tại các cửa hàng mua sắm đông đúc. Với công nghệ này, tỉ lệ hoàn trả sẽ giảm xuống 2,7% – 3,3%.
Sử dụng công nghệ để tăng cường trải nghiệm mua sắm, đem đến sự tiện lợi tối đa cho khách hàng cũng là một hướng đi phù hợp của các thương hiệu (Ảnh: Nike)
Tuy rằng các cửa hàng vẫn đóng vai trò quan trọng là một điểm kết nối của thương hiệu, các nhà bán lẻ sẽ cần tìm ra các giải pháp để giúp khách hàng giảm thiểu các vấn đề gặp phải cho đến khi họ sở hữu sản phẩm trong tay. Công nghệ tân tiến dường như là một giải pháp đa tiện ích, khi vừa giảm thiểu những rủi ro trong mua sắm, đồng thời tăng cường hình thức giao thương không tiếp xúc.
Chuyển ngữ từ bài viết này trên trang Vogue Business
Đối diện với dịch COVID-19, ngành bán lẻ toàn cầu sẽ còn rất lâu mới trở lại trạng thái bình thường, mặc cho những nỗ lực và giải pháp cứu trợ cấp thiết nhất tại các quốc gia. Chính vì thế mà các thương hiệu giờ đây cũng phải tự đánh giá lại mục đích của các cửa hàng thời trang khi mà hành vi của khách hàng đã chịu sự ảnh hưởng rõ rệt.
Tương lai của ngành bán lẻ đã từng được mong đợi sẽ bị thống trị bởi những cửa hàng trọng điểm được đầu tư tại các thành phố nổi tiếng về du lịch, với cung cách bày trí đầy thẩm mỹ, quầy bar tại cửa hàng, hay không gian sự kiện tích hợp để tạo ra được sự tương tác đáng nhớ với khách hàng.
Theo nhận định của các chuyên gia, những yêu cầu bắt buộc của cửa hàng thời trang được phép mở cửa trở lại trong mùa dịch là phải đề cao tính an toàn, ưu tiên những đơn đặt hàng trực tuyến hơn là hình thức giao thương trực tiếp, cũng như có những biện pháp giao dịch không cần tiếp xúc và tập trung cá nhân hóa trải nghiệm cho những khách hàng “dũng cảm” đến cửa hàng để mua sắm.
Tăng cường tính cá nhân hóa, mang bản sắc địa phương trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng
COVID-19 đã tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ lớn phải nghĩ về việc làm sao họ có thể tăng cường tính cá nhân hóa khi trải nghiệm tại cửa hàng bởi khách hàng sẽ dành ít thời gian hơn trong việc mua sắm. Chiến thuật để giới thiệu một trải nghiệm mua sắm khác biệt như phủ sóng mạng 5G trong không gian mua sắm có thể giúp trải nghiệm mua sắm trở nên dễ chịu hơn.
Với mạng 5G, có nhiều khả năng sẽ phủ sóng và được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và Anh Quốc trong vài năm tới sẽ giúp cho các nhà bán lẻ có những dữ liệu của từng khách hàng để từ đó tạo ra những thông điệp, tiếp thị, khuyến mãi mua sắm kịp thời tại cửa hàng và tiện ích ứng dụng điện thoại. Bên cạnh đó, công nghệ nhận diện khuôn mặt và trải nghiệm thực tế ảo cũng sẽ trở nên dễ dàng và thao tác thuận tiện hơn.
Tương lai của ngành bán lẻ là nhận diện khách hàng ở mức độ thân mật hơn, chứ không phải là theo từng phân khúc khách hàng. Nhờ đó mà các nhà bán lẻ có thể tạo ra những ưu đãi mua sắm có khả năng tác động tới khách hàng ngay lập tức khi họ đi ngang qua các quầy có sản phẩm ưa thích hoặc sản phẩm mà họ đã từng mua nhiều lần trong quá khứ.
Có nhiều cách thức để khai triển tính cá nhân hóa mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều khoản đầu tư. Nhà bán lẻ Sephora, vào năm ngoái, đã đặt những giỏ đồ được phân loại màu sắc nhằm ám thị rằng khách hàng có cần được tư vấn về sản phẩm hay là muốn tự do được trải nghiệm mua sắm. Điều tương tự cũng diễn ra tại Hàn Quốc, khi thương hiệu mỹ phẩm Innisfree cũng áp dụng cách thức giống như Sephora. Việc để khách hàng tự do trải nghiệm mua sắm và thoải mái nhất có thể chính là yếu tố then chốt mà nhiều nhà bán lẻ đang áp dụng.
Càng ngày càng có nhiều giao dịch trong cửa hàng được điện tử hóa, và nhiều nhà bán lẻ còn yêu cầu khách hàng đặt lịch hẹn để có thể tiếp đón chu toàn hơn. Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu dồi dào thu thập từ hành vi mua sắm của khách hàng tại từng khu vực đặc thù và hành vi mua sắm của cá nhân là vô cùng hữu ích để nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm tại cửa hàng.
Thương hiệu thể thao Nike đang mở rộng thêm hơn những đối tác kinh doanh là những cửa hàng bán sỉ để tiếp cận trực tiếp với khách hàng ở thị trường Mỹ và khu vực châu Âu, Trung Đông và Châu Phi trong vài năm sắp tới. Những cửa hàng địa phương ở các khu vực này dường như hiệu quả hơn rất nhiều so với các cửa hàng trọng điểm của hãng.
Clarin – thương hiệu mỹ phẩm của Pháp cũng bắt đầu tiến hành sử dụng di động và hệ thống chăm sóc khách hàng để giúp họ lựa chọn những sản phẩm liên quan tới nhu cầu cần thiết. Tăng cường tính cá nhân hóa trong giao thương, không gì hơn là hình thức cao hơn của hệ thống chăm sóc khách hàng và đào tạo nhân viên kinh doanh để họ thực sự hiểu về khách hàng.
Giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc
Mặc dù các chính phủ đã nới lỏng việc cách ly để mọi thứ được khai thông thì rất nhiều khách hàng vẫn cảm thấy e ngại khi mua sắm tại cửa hàng. 48% khách hàng sẽ không đến trung tâm thương mại để mua sắm sau lệnh dỡ bỏ cách ly xã hội, 32% hoàn toàn không muốn đi mua sắm trực tiếp (theo dữ liệu thống kê tính đến 13 Tháng Năm của Coresight Research). 78% những người tham gia khảo sát vẫn có xu thế không hòa nhập vào những nơi công cộng, đông người trong vài tuần kế tiếp.
Trong thời kỳ dịch COVID-19, người tiêu dùng toàn cầu đã phụ thuộc vào dịch vụ giao nhận hàng để cho an toàn. Nhiều giao thương được thực hiện mà khách hàng không cần phải rời khỏi xe hơi khi mua sắm tại các cửa hàng của Prada, Gucci, Everlane, Neiman Marcus, Walmart và Target.
Target đã tiến hành thử nghiệm dịch vụ giao nhận hàng không tiếp cận kể từ năm 2017, nhưng những tháng gần đây dưới ảnh hưởng của COVID-19 thì dịch vụ này mới thật sự bùng nổ. Doanh số bán hàng gia tăng và sử dụng dịch vụ này vượt mức tăng trưởng 1000% so với những năm trước.
Mua sắm hiệu quả nhưng an toàn dường như trở thành ưu tiên của khách hàng. Theo dữ liệu khảo sát của Accenture trên 7,872 khách hàng toàn cầu từ 5 – 11 Tháng Năm đã cho thấy kết quả đáng ghi nhận; rằng dịch vụ đa kênh mà khách hàng cảm thấy hài lòng và duy trì sử dụng là ứng dụng mua sắm (51%), giao dịch tận nhà (45%), giao hàng không tiếp xúc (42%) và mua hàng trên mạng xã hội (41%).
Thương hiệu Everlane gần đây đã triển khai dịch vụ giao hàng không tiếp xúc tại ba cửa hàng ở Mỹ và chưa có kế hoạch ngừng triển khai, dựa vào những phản hồi tích cực từ khách hàng. Dịch vụ này sẽ tiếp tục được duy trì, ngay cả khi cách ly xã hội kết thúc.
Thay vì trưng bày các mẫu thiết kế mới ở cửa sổ trưng bày, thương hiệu này cũng đang áp dụng cách thức giới thiệu các dòng áo thun đơn giản nhưng bán chạy trên cửa sổ trưng bày như một nỗ lực để tăng cường doanh thu khi các khách hàng sử dụng dịch vụ giao hàng không tiếp xúc và bắt buộc phải chạy ngang qua cửa sổ trưng bày của cửa hàng. Nhân viên bán hàng sẵn lòng đi vào bên trong để chọn lựa màu sắc, kích cỡ những sản phẩm mà khách hàng cảm thấy thích trong khi họ vẫn yên vị ngồi đợi trong xe.
Các nhà bán lẻ cũng đồng thời quảng bá những sự tùy chọn trên chính trang web của họ. Khách hàng có thể ghé thăm trang web của Everlane và mua sắm các sản phẩm, lựa chọn dịch vụ giao hàng không tiếp xúc, cũng như có những tùy chọn thuận lợi cho việc nhận và hoàn trả sản phẩm nếu có vấn đề.
Tuy nhiên, cũng có những nan đề cần giải quyết. Việc sản phẩm vừa vặn với kích cỡ, những lý do chính đáng để hoàn trả sản phẩm vẫn là một thử thách lớn đối với các thương hiệu. H&M, Carhartt, Toast, Boden, Asics, Samsoe & Samsoe đã liên kết với những công ty công nghệ như 3DLook, TrueFit để có cho ra mắt dịch vụ quét hình thể 3D nhằm giảm thiểu việc hoàn trả sản phẩm khi giao dịch trực tuyến. Đây cũng là một chiến thuật ngày càng được quan tâm bởi các trang e-commerce và tại các cửa hàng mua sắm đông đúc. Với công nghệ này, tỉ lệ hoàn trả sẽ giảm xuống 2,7% – 3,3%.
Tuy rằng các cửa hàng vẫn đóng vai trò quan trọng là một điểm kết nối của thương hiệu, các nhà bán lẻ sẽ cần tìm ra các giải pháp để giúp khách hàng giảm thiểu các vấn đề gặp phải cho đến khi họ sở hữu sản phẩm trong tay. Công nghệ tân tiến dường như là một giải pháp đa tiện ích, khi vừa giảm thiểu những rủi ro trong mua sắm, đồng thời tăng cường hình thức giao thương không tiếp xúc.
Chuyển ngữ từ bài viết này trên trang Vogue Business
Share this:
Like this: