Thị trường khẩu trang thời trang sẽ có tiềm năng thương mại phát triển tới mức nào?
Khẩu trang thời trang của Off-White, khẩu trang tiện dụng và đồng bộ dành cho cả gia đình của GAP INC, khẩu trang chống bí bách với công nghệ AIRism của UNIQLO, thị trường cho khẩu trang trong tương lai quả thực rất đáng để nghiên cứu.
Kể từ khi Thống đốc bang New Jersey tại Mỹ – Phil Murphy ra luật định bắt buộc mọi công dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, cùng nhiều bang khác tại Mỹ cũng bắt đầu có những yêu cầu tương tự, yêu cầu công dân tự nguyện đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe bản thân lẫn cộng đồng, dường như thị trường khẩu trang bắt đầu được nhìn nhận nghiêm túc hơn hẳn. Câu hỏi được đặt ra lúc này là thị trường khẩu trang thời trang sẽ có tiềm năng thương mại phát triển tới mức nào?
Thị trường khẩu trang ở Việt Nam từng chứng kiến việc cháy hàng và nâng giá của khẩu trang y tế trong mùa dịch COVID-19. Nhưng câu chuyện thị trường của khẩu trang thời trang tại Mỹ thì có phần sôi động hơn hẳn.
Tâp đoàn thời trang Gap INC, chủ sở hữu của các thương hiệu thời trang đại chúng nổi tiếng như Gap, Old Navy, Banana Republic cũng đã công bố rằng tập đoàn này đang bắt tay vào việc sản xuất khẩu trang theo quy mô công nghiệp. Tại thời điểm công bố, tâp đoàn GAP đã bán được 10 triệu khẩu trang cho những tổ chức chính phủ tại các bang lớn của Mỹ như California, New York City và một tập đoàn chăm sóc sức khỏe lớn tại Mỹ là Kaiser Permanente.
Kể từ khi nạn dịch COVID-19 bùng nổ tại Mỹ vào đầu tháng Ba, phản ứng nhanh chóng của các doanh nghiệp thời trang là tiến hành sản xuất khẩu trang. Tại thời điểm đó, hành vi này chỉ được nhìn nhận là mang tính thức thời, với lợi nhuận không đáng kể, bởi các doanh nghiệp đa phần là quyên góp từ thiện cho các tổ chức y tế, nhân quyền.
Giờ đây, thị trường khẩu trang đã trở thành một mảnh đất màu mỡ với những công cụ đo lường khách hàng tiềm năng đầy tinh vi. Trong tháng Tư, những doanh nghiệp trên Etsy đã bán được hơn 12 triệu khẩu trang, trị giá sơ bộ khoảng 133 triệu đô. Công ty giám định thị trường KeyBanc Capital Markets thì ước tính rằng các nhà bán lẻ cung ứng khẩu trang sẽ có doanh thu lên tới 9 triệu đô tại Mỹ.
Khẩu trang sản xuất bởi GAP INC.
Đối với nhiều người dân bảo thủ tại Mỹ thì việc đeo khẩu trang là một hành vi xúc phạm danh dự, lẫn mang tính biểu tượng chính trị cực đoan, mặc cho dù các ca lây nhiễm COVID-19 tại Mỹ ngày càng trở nên phức tạp, nhân rộng. Với tình hình thực tế rằng vắc-xin chữa bệnh sẽ không thể hoàn thiện để cung ứng ra thị trường, ít nhất là cho tới cuối năm 2020, nhiều doanh nghiệp thời trang đã nhìn nhận tiềm năng dài hạn để sản xuất và thương mại phụ kiện này.
Trên thị trường hiện nay, mức giá của khẩu trang rất đa dạng, từ gói 5 khẩu trang của Old Navy tốn 12,50$ cho tới khẩu trang của Off-White được bán với mức giá hơn 300$/1 cái trên kênh StockX. Theo thời gian, thiết kế của khẩu trang càng được nâng cấp hơn với rất nhiều sự tùy chọn cho khách hàng về màu sắc, hoa văn.
Thương hiệu Resonance ở Mỹ, cũng như nhiều thương hiệu khác, hợp tác cùng với các tổ chức từ thiện để sản xuất khẩu trang vì mục đích từ thiện đơn thuần trong khoảng tháng Ba và tháng Tư năm nay. Đến cuối tháng Sáu, công ty này đã chính thức đưa hạng mục này thành sản phẩm thương mại. “Tuy rằng hiện tại khẩu trang vẫn chưa đem đến một nguồn doanh thu quá lớn, nhưng về lâu dài thì đây sẽ là một phần quan trọng của thị trường thời trang”, Lenihen – nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Resonance phát biểu.
Khẩu trang thời trang dường như sẽ còn có tiềm năng phát triển lớn hơn nữa. Chiếc khẩu trang kẻ sọc của Off-White là một ví dụ đơn cử. Giá trị bán lại của chiếc khẩu trang này trên StockX đã tăng gấp đôi kể từ khi lệnh cách ly được công bố. Theo thống kê thì khẩu trang của hãng đã bán được gần 200 đơn vị so với 80 đơn vị trước lệnh cách ly. Khẩu trang của Off-White, giờ đang được bán trong mức giá từ 50 đô tới 150 đô, đã được gỡ khỏi trang e-commerce mặt hàng thời trang xa xỉ là Farfetch đầu năm nay bởi không có khách hàng, với mức giá bán lúc đó là hơn 1000 đô.
Khẩu trang của Off-White
Bên cạnh Off-White, những thương hiệu thời trang streetwear khác như Bape, Takeshi Murakami cũng đang rất tích cực sản xuất món phụ kiện thời trang này. Giá trung bình của mỗi chiếc khẩu trang hiện nay trên StockX là 120$ – 140$.
“Mặt nạ thời trang đang trở thành một hạng mục bán chạy nhất trong vài tháng qua trên StockX, và rất nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy nhiều hơn những phiên bản khẩu trang thời trang mới được ra mắt từ các thương hiệu nổi danh; nhờ đó mà thị trường bán lại sản phẩm thời trang (second-hand market) của các thương hiệu nổi danh này cũng sẽ nhộn nhịp hơn hẳn”,
chia sẻ của Jesse Einhorn – nhân viên tài chính cấp cao của StockX.
Có thể nhận định, khẩu trang đang là cứu cánh tài chính của rất nhiều doanh nghiệp thời trang tại Mỹ, chẳng hạn như tập đoàn Gap, vốn phải nhờ cậy vào việc gia công khẩu trang để có doanh thu. Tập đoàn Gap đã phải đóng vĩnh viễn nhiều cửa hàng và cho nghỉ việc 10% nguồn nhân lực của họ.
Thương hiệu Under Armour, theo đánh giá của chuyên gia phân tích từ KeyBanc – Edward Yruma, sẽ có khả năng dẫn đầu trong việc cung ứng khẩu trang. Thương hiệu thể thao, được tín nhiệm với sản phẩm khẩu trang activewear, đã bán ra hơn 30,000 đơn vị chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ được giới thiệu trên website cũng hãng.
Under Armour cũng là một trong những thương hiệu đang chật vật trong mùa dịch COVID-19, khi đã phải hủy hợp đồng trị giá 280 triệu đô với UCLA (University of California, Los Angeles) và tạm thời ngắt ứng dụng MyFitnessPal của hãng – vốn được mua lại vào năm 2015 với mức giá 475 triệu đô.
Không kém cạnh, tập đoàn bán lẻ thời trang UNIQLO cũng vừa mới đây giới thiệu tới thị trường dòng khẩu trang với tính năng đảm bảo nhưng đề cao trong việc lựa chọn chất liệu tương thích với điều kiện khí hậu của từng khu vực. Khẩu trang của UNIQLO sử dụng công nghệ AIRism tân tiến của hãng, giúp giảm thiểu tình trạng bị bí bách mồ hôi trong quá trình sử dụng khẩu trang.
Khẩu trang được thiết kế với ba lớp vải chuyên biệt giúp đảm bảo tính năng thoáng khi, dễ thở, bảo vệ đường hô hấp và chống tia UV. Công nghệ AIRism của UNIQLO được áp dụng vào rất nhiều sản phẩm trước đây của hãng, từ nội y đến trang phục thường nhật như quần legging, áo tanktop. Cũng theo hãng này, khẩu trang UNIQLO hoàn toàn có thể giặt bằng máy tới 20 lần giặt, và có thể giặt bằng nước nóng để làm sạch khẩu trang với biên độ nhiệt tối đa là 104oC.
Tuy là đang trong tâm thế tích cực, nhưng các thương hiệu cũng bày tỏ rằng sẽ không quá lệ thuộc vào hạng mục sản phẩm này mà còn tùy thuộc vào đánh giá diễn tiến của dịch bệnh, yêu cầu của chính phủ trong việc đeo khẩu trang. Những dự báo cũng đã chỉ ra rằng sẽ (có thể) mất hơn một năm để nghiên cứu được vắc-xin điều trị hiệu quả cho COVID-19, nhưng liệu rằng sẽ có bao nhiêu khách hàng quay trở lại mua khẩu trang, sau khi đã mua một hộp đóng gói bao gồm 5 cái? Đó cũng là bài toán mà các thương hiệu đang cân nhắc và theo dõi.
Các thương hiệu thời trang vẫn chú trọng bán khẩu trang theo gói, nhắm đến đối tượng là các hộ gia đình nhiều thành viên.
Kể từ khi Thống đốc bang New Jersey tại Mỹ – Phil Murphy ra luật định bắt buộc mọi công dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, cùng nhiều bang khác tại Mỹ cũng bắt đầu có những yêu cầu tương tự, yêu cầu công dân tự nguyện đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe bản thân lẫn cộng đồng, dường như thị trường khẩu trang bắt đầu được nhìn nhận nghiêm túc hơn hẳn. Câu hỏi được đặt ra lúc này là thị trường khẩu trang thời trang sẽ có tiềm năng thương mại phát triển tới mức nào?
Tâp đoàn thời trang Gap INC, chủ sở hữu của các thương hiệu thời trang đại chúng nổi tiếng như Gap, Old Navy, Banana Republic cũng đã công bố rằng tập đoàn này đang bắt tay vào việc sản xuất khẩu trang theo quy mô công nghiệp. Tại thời điểm công bố, tâp đoàn GAP đã bán được 10 triệu khẩu trang cho những tổ chức chính phủ tại các bang lớn của Mỹ như California, New York City và một tập đoàn chăm sóc sức khỏe lớn tại Mỹ là Kaiser Permanente.
Kể từ khi nạn dịch COVID-19 bùng nổ tại Mỹ vào đầu tháng Ba, phản ứng nhanh chóng của các doanh nghiệp thời trang là tiến hành sản xuất khẩu trang. Tại thời điểm đó, hành vi này chỉ được nhìn nhận là mang tính thức thời, với lợi nhuận không đáng kể, bởi các doanh nghiệp đa phần là quyên góp từ thiện cho các tổ chức y tế, nhân quyền.
Giờ đây, thị trường khẩu trang đã trở thành một mảnh đất màu mỡ với những công cụ đo lường khách hàng tiềm năng đầy tinh vi. Trong tháng Tư, những doanh nghiệp trên Etsy đã bán được hơn 12 triệu khẩu trang, trị giá sơ bộ khoảng 133 triệu đô. Công ty giám định thị trường KeyBanc Capital Markets thì ước tính rằng các nhà bán lẻ cung ứng khẩu trang sẽ có doanh thu lên tới 9 triệu đô tại Mỹ.
Đối với nhiều người dân bảo thủ tại Mỹ thì việc đeo khẩu trang là một hành vi xúc phạm danh dự, lẫn mang tính biểu tượng chính trị cực đoan, mặc cho dù các ca lây nhiễm COVID-19 tại Mỹ ngày càng trở nên phức tạp, nhân rộng. Với tình hình thực tế rằng vắc-xin chữa bệnh sẽ không thể hoàn thiện để cung ứng ra thị trường, ít nhất là cho tới cuối năm 2020, nhiều doanh nghiệp thời trang đã nhìn nhận tiềm năng dài hạn để sản xuất và thương mại phụ kiện này.
Trên thị trường hiện nay, mức giá của khẩu trang rất đa dạng, từ gói 5 khẩu trang của Old Navy tốn 12,50$ cho tới khẩu trang của Off-White được bán với mức giá hơn 300$/1 cái trên kênh StockX. Theo thời gian, thiết kế của khẩu trang càng được nâng cấp hơn với rất nhiều sự tùy chọn cho khách hàng về màu sắc, hoa văn.
Thương hiệu Resonance ở Mỹ, cũng như nhiều thương hiệu khác, hợp tác cùng với các tổ chức từ thiện để sản xuất khẩu trang vì mục đích từ thiện đơn thuần trong khoảng tháng Ba và tháng Tư năm nay. Đến cuối tháng Sáu, công ty này đã chính thức đưa hạng mục này thành sản phẩm thương mại. “Tuy rằng hiện tại khẩu trang vẫn chưa đem đến một nguồn doanh thu quá lớn, nhưng về lâu dài thì đây sẽ là một phần quan trọng của thị trường thời trang”, Lenihen – nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Resonance phát biểu.
Khẩu trang thời trang dường như sẽ còn có tiềm năng phát triển lớn hơn nữa. Chiếc khẩu trang kẻ sọc của Off-White là một ví dụ đơn cử. Giá trị bán lại của chiếc khẩu trang này trên StockX đã tăng gấp đôi kể từ khi lệnh cách ly được công bố. Theo thống kê thì khẩu trang của hãng đã bán được gần 200 đơn vị so với 80 đơn vị trước lệnh cách ly. Khẩu trang của Off-White, giờ đang được bán trong mức giá từ 50 đô tới 150 đô, đã được gỡ khỏi trang e-commerce mặt hàng thời trang xa xỉ là Farfetch đầu năm nay bởi không có khách hàng, với mức giá bán lúc đó là hơn 1000 đô.
Bên cạnh Off-White, những thương hiệu thời trang streetwear khác như Bape, Takeshi Murakami cũng đang rất tích cực sản xuất món phụ kiện thời trang này. Giá trung bình của mỗi chiếc khẩu trang hiện nay trên StockX là 120$ – 140$.
Có thể nhận định, khẩu trang đang là cứu cánh tài chính của rất nhiều doanh nghiệp thời trang tại Mỹ, chẳng hạn như tập đoàn Gap, vốn phải nhờ cậy vào việc gia công khẩu trang để có doanh thu. Tập đoàn Gap đã phải đóng vĩnh viễn nhiều cửa hàng và cho nghỉ việc 10% nguồn nhân lực của họ.
Thương hiệu Under Armour, theo đánh giá của chuyên gia phân tích từ KeyBanc – Edward Yruma, sẽ có khả năng dẫn đầu trong việc cung ứng khẩu trang. Thương hiệu thể thao, được tín nhiệm với sản phẩm khẩu trang activewear, đã bán ra hơn 30,000 đơn vị chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ được giới thiệu trên website cũng hãng.
Under Armour cũng là một trong những thương hiệu đang chật vật trong mùa dịch COVID-19, khi đã phải hủy hợp đồng trị giá 280 triệu đô với UCLA (University of California, Los Angeles) và tạm thời ngắt ứng dụng MyFitnessPal của hãng – vốn được mua lại vào năm 2015 với mức giá 475 triệu đô.
Không kém cạnh, tập đoàn bán lẻ thời trang UNIQLO cũng vừa mới đây giới thiệu tới thị trường dòng khẩu trang với tính năng đảm bảo nhưng đề cao trong việc lựa chọn chất liệu tương thích với điều kiện khí hậu của từng khu vực. Khẩu trang của UNIQLO sử dụng công nghệ AIRism tân tiến của hãng, giúp giảm thiểu tình trạng bị bí bách mồ hôi trong quá trình sử dụng khẩu trang.
Khẩu trang được thiết kế với ba lớp vải chuyên biệt giúp đảm bảo tính năng thoáng khi, dễ thở, bảo vệ đường hô hấp và chống tia UV. Công nghệ AIRism của UNIQLO được áp dụng vào rất nhiều sản phẩm trước đây của hãng, từ nội y đến trang phục thường nhật như quần legging, áo tanktop. Cũng theo hãng này, khẩu trang UNIQLO hoàn toàn có thể giặt bằng máy tới 20 lần giặt, và có thể giặt bằng nước nóng để làm sạch khẩu trang với biên độ nhiệt tối đa là 104oC.
Tuy là đang trong tâm thế tích cực, nhưng các thương hiệu cũng bày tỏ rằng sẽ không quá lệ thuộc vào hạng mục sản phẩm này mà còn tùy thuộc vào đánh giá diễn tiến của dịch bệnh, yêu cầu của chính phủ trong việc đeo khẩu trang. Những dự báo cũng đã chỉ ra rằng sẽ (có thể) mất hơn một năm để nghiên cứu được vắc-xin điều trị hiệu quả cho COVID-19, nhưng liệu rằng sẽ có bao nhiêu khách hàng quay trở lại mua khẩu trang, sau khi đã mua một hộp đóng gói bao gồm 5 cái? Đó cũng là bài toán mà các thương hiệu đang cân nhắc và theo dõi.
Bài viết tham khảo từ các nguồn Refinery29 và Business Of Fashion
Share this:
Like this: