7 lời khuyên dành cho các nhà khởi nghiệp thời trang ít vốn
7 lời khuyên thiết thực và hợp lý nhất để các chủ doanh nghiệp thời trang mới, hay các bạn trẻ đang nuôi hoài bão tạo dựng cho mình một thương hiệu thời trang có thể tham vấn để hành trình phía trước sẽ bớt lung lạc, thất thoát hay thậm chí là nhẹ gánh lo hơn
Dưới đây là 7 lời khuyên thiết thực và hợp lý nhất để các nhà khởi nghiệp thời trang mới, hay các bạn trẻ đang nuôi hoài bão tạo dựng cho mình một thương hiệu thời trang có thể tham vấn để hành trình phía trước sẽ bớt lung lạc, thất thoát hay thậm chí là nhẹ gánh lo hơn.
Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, chuẩn bị kiến thức
Có hai trường hợp dễ thấy nhất khi làm khởi nghiệp thời trang là có vốn đầu tư hoặc vốn tự thân. Đối với những người khởi nghiệp bằng vốn tự thân, rõ ràng sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường càng quan trọng hơn ở khởi điểm. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng không chỉ là đối với thị trường, mà còn là đối với cách thức tiến hành sản xuất, nguồn nguyên liệu chất lượng, nguồn nhân lực giàu chuyên môn… để ngân sách của công ty không bị tổn hao quá nhiều trong quá trình đi tìm định hướng phát triển sản phẩm phù hợp với dự định, thị trường, lẫn tiềm lực của công ty.
Nghiên cứu kỹ thị trường cũng là để tách biệt thương hiệu non trẻ của mình ra khỏi số đông. Điều này là điều quan trọng nhất, bởi nếu như thương hiệu đi vào lối mòn của những gì đã được làm bởi các đối thủ khác trên thị trường, hay không có gì đột phá, khác biệt hơn hẳn về chất liệu, phong dáng, tư duy thiết kế, thẩm mỹ thì thị phần của thương hiệu cũng sẽ chỉ lọt thỏm vào thị trường thời trang nội địa, vốn còn có rất nhiều mảnh đất màu mỡ đang cần được khai phá.
Khởi điểm, những doanh nghiệp trẻ cần lập một kế hoạch tổng quát bao gồm ngân sách thu, chi, cân đối tài chính thế nào cho từng hạng mục cần thiết, dự định phát triển trong năm của thương hiệu sẽ ra mắt bao nhiêu bộ sưu tập, kế hoạch tiếp thị phù hợp với ngân sách ban đầu sẽ là như thế nào, liệu có đủ ngân sách để chi cho những khoản phí khác như truyền thông, hợp tác với influencer hay không. Những mục tiêu đề ra cũng cần phải được nhìn nhận, như doanh thu từ bst đầu tiên sẽ phải đạt hay nằm trong khoảng nào để có thể tiếp tục ra mắt bst tiếp theo, và sẽ phải làm gì nếu như doanh thu từ bst đầu không đạt chỉ tiêu, lúc đó thì nguồn ngân sách nào sẽ có thể bù đắp cho khoảng thiếu hụt đó?
Những nhà khởi nghiệp thời trang nên để gia đình và bạn bè là những đối tượng thí nghiệm sản phẩm ban đầu làm ra, để từ đó nhận được những phản hồi xác đáng rằng liệu sản phẩm sẽ có thể bán được hay không, và nếu chưa đạt thì cần phải làm gì để khắc phục, thay thế. Làm như thế sẽ tránh phí tổn trong việc sản xuất hàng loạt sản phẩm không có tiềm năng thương mại. Thất bại và sửa sai sẽ giúp hoàn thiện quá trình sản xuất và thiết kế hơn.
Thêm hơn, những doanh nghiệp thời trang mới nên biết cách để dành sự chú ý và kết nối tới từng khách hàng của mình để tạo dựng mối quan hệ khách hàng thân tín đối với thương hiệu. Một thiết kế đẹp mắt, khác biệt trên thị trường sẽ chưa đủ để khiến khách hàng bị thu hút và tín nhiệm hoàn toàn đối với thương hiệu, mà chính là sự kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp mới tạo ra được giá trị lâu dài.
Vì là khởi nghiệp nên bản thân mỗi người cũng cần phải tự mình trau dồi kiến thức, dù là đọc thêm sách, các bài viết chuyên đề, xem hướng dẫn trực tuyến về cách quản lý tài chính, tiếp thị và sản xuất để tự mình thao tác và giám sát những hoạt động chính yếu đó của công ty. Ngay cả những kỹ năng mềm như sử dụng Photoshop, xây dựng mạng xã hội thu hút cũng quan trọng chẳng kém trong việc gây ấn tượng với khách hàng mới. Kiến thức luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp, bởi với tư cách là một người chủ thì bạn sẽ cần phải hiểu biết nhiều hơn cả nhân viên của mình.
Tập trung vào nguồn vốn hoặc nhờ cậy sự trợ giúp từ những nguồn thân tín
Nếu không có nguồn vốn tài trợ, áp lực hết vốn qua từng tuần sẽ là một gánh nặng tâm lý rất lớn đối với những doanh nghiệp thời trang trẻ, bởi thế mà bạn sẽ cần đến doanh thu ở một điểm chạm nhất định nào đó để tiếp tục vận hành. Đối với những nhà thiết kế trẻ chỉ thiên về sáng tạo mà không mạch lạc hay giỏi trong việc quản lý tài chính và cân đối dòng tiền thì rõ ràng việc này sẽ ảnh hưởng đến thời gian sáng tạo của bản thân. Lời khuyên hữu ích nhất trong trường hợp này là bạn nên cần nhờ cậy sự trợ giúp từ những người thân tín có khả năng đối soát tài chính tốt, bù đắp cho khoản thiếu hụt của bạn.
Nếu không có khả năng kiểm soát tài chính thì rất khó lòng thương hiệu vận hành được lâu dài, nếu không vì là hết vốn, phân bổ doanh thu để tái đầu tư không hợp lý, cân đối dòng tiền thiếu cân nhắc. Thêm hơn, việc có kiến thức về lĩnh vực tài chính là quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, nhưng đó là kiến thức có thể lĩnh hội dần theo thời gian.
Nếu thế mạnh của bạn là sáng tạo, thì hãy tận dụng thời gian cho nó để tạo nên giá trị cho doanh nghiệp, thay vì phân bổ năng lượng và sự quan tâm vào mọi việc. Để bổ sung kiến thức về tài chính, có những khóa dạy học về chủ đề này miễn phí, trực tuyến mà các chủ doanh nghiệp nên tham khảo.
Việc cân nhắc tài chính có thể được minh họa cụ thể như sau: khi ra mắt một bộ sưu tập mới, các mẫu thiết kế sẽ được định giá doanh thu cận biên ngay từ khi phác thảo. Mức giá này sẽ không cố định bởi còn phụ thuộc vào chất liệu vải và giá thành sản xuất, tuy nhiên, việc cân nhắc tài chính cũng sẽ nằm trong khoản chất liệu vải cần thiết để dựng nên mẫu thiết kế đó trên thị trường có mức giá trung bình là bao nhiêu, và với các chi tiết thiết kế như vậy thì chi phí sản xuất sẽ tốn nhiều hay ít hơn như thế nào.
Tất cả mọi thứ đều có bảng giá chi tiết, từ chất liệu vải đến giá thành sản xuất, thậm chí bạn có thể thương lượng để có chi phí cận biên tốt hơn. Việc cân nhắc tài chính sẽ đem đến kết quả là bạn không bị lố ngân sách trong quá trình sản xuất bộ sưu tập mới, đồng thời ước tính được doanh thu cận biên của nó. Theo thuật ngữ kinh tế, một công ty không có lợi nhuận khi doanh thu cận biên = chi phí cận biên.
Nếu không có người thân tín có khả năng về tài chính, bạn sẽ cần đến nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp non trẻ của bạn. Hãy nhờ bạn bè hoặc người thân giới thiệu đồng nghiệp thân cận để có thể tin cậy được những nhân lực bên ngoài như thế. Nếu họ thạo việc và thái độ hợp tác tốt, mưu cầu vì lợi ích phát triển chung của doanh nghiệp thì quả là may mắn và hãy giữ chân họ bằng chế độ đãi ngộ tốt, cũng như dành cho họ một sự ưu ái, quý mến nhất định.
Xây dựng kênh bán hàng tiện ích
Trong bối cảnh công nghệ hiện tại và giao thương trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, sự kết nối trực tiếp tới khách hàng sẽ có giá trị rất lớn. Tùy chọn vào nền tảng thương mại trực tuyến mà doanh nghiệp cảm thấy hợp lý như Instagram, Shopee, Lazada… Tuy rằng những kênh mạng xã hội như Instagram và Facebook dễ để tiếp cận khách hàng và nhanh chóng trong việc giao thương hơn, nhưng về lâu dài thì việc sử dụng các kênh e-commerce được xây dựng với hệ thống dữ liệu đa dạng dễ để truy cập, được phân tích dễ dàng sẽ đem đến những thông tin hữu ích hơn đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng dịch vụ và phát triển sản phẩm.
Chẳng hạn như nếu doanh nghiệp của bạn làm đồ thời trang mang tính thủ công cao, đừng lựa chọn Lazada, Shopee để kinh doanh bởi định hướng và đối tượng khách hàng của hai trang này không phù hợp. Thay vào đó, hãy giao thương trên trang Etsy – một trang giao thương sản phẩm mang tính quốc tế, nơi mà những khách hàng sẽ rất trân quý những sản phẩm thủ công mỹ nghệ và không tiếc thời gian chờ đợi một sản phẩm yêu thích của mình được hoàn thiện. Tại đây, bạn cũng có thể bán được sản phẩm giá cao hơn hẳn, đồng thời đặt sản phẩm ở chế độ pre-order (đặt hàng trước), đến khi có đơn đặt hàng thì bạn mới sản xuất.
Nhiều thương hiệu mới thành lập tạo dựng tiếng vang bằng cách khai trương cửa hàng rầm rộ, tiếp thị cùng người nổi tiếng, truyền thông đưa tin, mua bài quảng cáo… nhưng bao nhiêu khách hàng họ thật sự tạo ra được sự gắn kết và tín nhiệm? Đó ắt hẳn sẽ là một điều mà các doanh nghiệp mới cần phải cân nhắc, bởi khi truyền thông đại chúng bắt đầu quan tâm thương hiệu của bạn, đó là lúc bạn sẽ bị xét nét và săm soi nhiều hơn hẳn.
Hình ảnh thương hiệu phải được chú trọng
Nền tảng của một thương hiệu thời trang là thị giác. Vậy nên yếu tố thẩm mỹ phải được đặt lên hàng đầu, nhất là khi các thương hiệu thời trang mới luôn tận dụng mạng xã hội để tiếp cận tới khách hàng tiềm năng. Chính bởi thế mà các doanh nghiệp thời trang trẻ không có nhiều nhân lực, mới cần đến vai trò của người chủ phải có mắt thẩm mỹ và đảm đương được nhiệm vụ chính yếu này. Nếu có thể, hãy học cách để chỉnh sửa hình ảnh bắt mắt để thu hút đối tượng. Những chi tiết thiết kế được chụp cận, những đường nét của sản phẩm tinh tế, chỉn chu sẽ làm tôn lên hình ảnh và giá trị của thương hiệu.
Đồng thời, hãy nghĩ ra những phương cách sách tạo hơn để truyền tải sản phẩm thời trang của mình, đừng chỉ gói gọn trong hình chụp campaign, lookbook lặp đi lặp lại, thiếu sự sinh động, sáng tạo và thẩm mỹ cần có của một thế giới thời trang đầy mỹ cảm để giúp truyền cảm hứng tới người xem. Nếu cần tham khảo, hay ghé thăm các trang mạng xã hội của các nhà thiết kế như Jacquemus, Peter Do, Ludovic de Saint Sernin, Iris Van Harper, Marine Serre…
Xây dựng sự gắn kết
Là chủ của một thương hiệu thời trang non trẻ, việc xây dựng các mối quan hệ, sự gắn kết với cộng đồng, những cá nhân có thể cho lời khuyên, giúp đỡ hay cộng tác cùng thương hiệu là một điều vô cùng hữu ích. Bên cạnh đó, có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng chất liệu, xưởng may gia công để có được chi phí cận biên tối ưu cũng là một nguyên nhân chính đáng để các chủ thương hiệu phải ngoại giao tốt hơn. Sẽ rất khó để xây dựng một thương hiệu mà chỉ có mỗi phần sức lực của chính mình, đặc biệt là các nhà thiết kế thời trang trẻ – vốn có cái tôi và tính cách nghệ sĩ thích hoạt động độc lập.
Bên cạnh đó, nếu ngoại giao tốt và có sự gắn kết với các doanh nghiệp khác (không nhất thiết là thời trang), hay quy mô hơn là với các kênh truyền thông, báo chí, và ở góc độ nghiệp đoàn ngành nghề mà tại đó các doanh nghiệp non trẻ cởi mở sẻ chia, tìm giải pháp liên kết để cùng nhau ủng hộ, phát triển doanh nghiệp của các bên thì điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững thêm hơn trong tương lai.
Tạo nên các sản phẩm mang bản sắc riêng và dễ bán
Các thương hiệu thời trang nên xây dựng một vài sản phẩm dễ ứng dụng, phù hợp với phần đông nhu cầu của khách hàng khi ra mắt thị trường, và các sản phẩm như thế nên dễ dàng để có thể tái sản xuất trong thời gian ngắn, khi mà số lượng người tiêu dùng biết tới thương hiệu ngày một tăng. Bên cạnh đó, hãy tạo ra một vài sản phẩm sáng tạo mang nét riêng biệt, như một dấu ấn trên thị trường mà chỉ có thương hiệu mới có và lặp đi lặp lại liên tục trong các bộ sưu tập sau này với các chi tiết thiết kế được đổi mới để thêm phần hấp dẫn hơn.
Quan trọng hơn, các nhà thiết kế nên tự nhắc nhở bản thân rằng thời trang là để kể nên những câu chuyện đầy cảm hứng. Bên cạnh việc thương mại hóa các sản phẩm, vẫn phải đề cao giá trị thẩm mỹ và sự sáng tạo là bản sắc của thương hiệu để khách hàng thêm hơn sự yêu mến, gắn bó. Nếu chỉ có chạy theo các sản phẩm dễ bán thì nhất định thương hiệu sẽ không tồn tại được về lâu dài bởi có những đối thủ cạnh tranh khác cũng sẽ làm điều tương tự.
Xác định định hướng lâu dài của thương hiệu
Tất cả mọi kế hoạch phát triển đều phải được thực hiện nghiêm túc, bằng tất cả trí lực để góp phần đạt được hoạch định dài hạn của thương hiệu. Là một doanh nghiệp trẻ không có vốn đầu tư từ bên ngoài thì việc sử dụng chính tài chính tích trữ của bản thân càng nên được xem là một động lực to lớn để có được một tâm thế vững chãi và kiên định hơn.
Đồng nghĩa với việc đó là các chủ doanh nghiệp không được phép bỏ qua những vấn đề pháp lý, chẳng hạn như đăng ký doanh nghiệp, đăng ký bản quyền thương hiệu, đóng thuế đầy đủ và thực thi những nghĩa vụ pháp lý liên quan khác. Nếu chủ quan hay làm lơ những vấn đề trên thì về lâu dài sẽ phát sinh ra những hậu quả to lớn, khiến doanh nghiệp khó lòng có thể tiếp tục vận hành.
Vốn dĩ ngành thời trang là một ngành công nghiệp phát triển nhanh và cạnh tranh vô cùng gay gắt, vậy nên tâm thế cần chuẩn bị cho các chủ doanh nghiệp là “mình sẽ làm được, mình sẽ thành công”, bỏ qua sự lo lắng và tâm thế trì hoãn bởi vòng quay cuồng của ngành công nghiệp này. Chính nhờ tâm thế dám nghĩ dám làm đó mà rất nhiều doanh nghiệp thời trang đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường hiện nay, và đó hoàn toàn có thể là doanh nghiệp của bạn sau này.
Bài viết dựa vào kiến thức, kinh nghiệm thực tế, cộng với tham khảo bài viết chuyên đề này trên trang Business Of Fashion.
Dưới đây là 7 lời khuyên thiết thực và hợp lý nhất để các nhà khởi nghiệp thời trang mới, hay các bạn trẻ đang nuôi hoài bão tạo dựng cho mình một thương hiệu thời trang có thể tham vấn để hành trình phía trước sẽ bớt lung lạc, thất thoát hay thậm chí là nhẹ gánh lo hơn.
Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, chuẩn bị kiến thức
Có hai trường hợp dễ thấy nhất khi làm khởi nghiệp thời trang là có vốn đầu tư hoặc vốn tự thân. Đối với những người khởi nghiệp bằng vốn tự thân, rõ ràng sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường càng quan trọng hơn ở khởi điểm. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng không chỉ là đối với thị trường, mà còn là đối với cách thức tiến hành sản xuất, nguồn nguyên liệu chất lượng, nguồn nhân lực giàu chuyên môn… để ngân sách của công ty không bị tổn hao quá nhiều trong quá trình đi tìm định hướng phát triển sản phẩm phù hợp với dự định, thị trường, lẫn tiềm lực của công ty.
Nghiên cứu kỹ thị trường cũng là để tách biệt thương hiệu non trẻ của mình ra khỏi số đông. Điều này là điều quan trọng nhất, bởi nếu như thương hiệu đi vào lối mòn của những gì đã được làm bởi các đối thủ khác trên thị trường, hay không có gì đột phá, khác biệt hơn hẳn về chất liệu, phong dáng, tư duy thiết kế, thẩm mỹ thì thị phần của thương hiệu cũng sẽ chỉ lọt thỏm vào thị trường thời trang nội địa, vốn còn có rất nhiều mảnh đất màu mỡ đang cần được khai phá.
Khởi điểm, những doanh nghiệp trẻ cần lập một kế hoạch tổng quát bao gồm ngân sách thu, chi, cân đối tài chính thế nào cho từng hạng mục cần thiết, dự định phát triển trong năm của thương hiệu sẽ ra mắt bao nhiêu bộ sưu tập, kế hoạch tiếp thị phù hợp với ngân sách ban đầu sẽ là như thế nào, liệu có đủ ngân sách để chi cho những khoản phí khác như truyền thông, hợp tác với influencer hay không. Những mục tiêu đề ra cũng cần phải được nhìn nhận, như doanh thu từ bst đầu tiên sẽ phải đạt hay nằm trong khoảng nào để có thể tiếp tục ra mắt bst tiếp theo, và sẽ phải làm gì nếu như doanh thu từ bst đầu không đạt chỉ tiêu, lúc đó thì nguồn ngân sách nào sẽ có thể bù đắp cho khoảng thiếu hụt đó?
Những nhà khởi nghiệp thời trang nên để gia đình và bạn bè là những đối tượng thí nghiệm sản phẩm ban đầu làm ra, để từ đó nhận được những phản hồi xác đáng rằng liệu sản phẩm sẽ có thể bán được hay không, và nếu chưa đạt thì cần phải làm gì để khắc phục, thay thế. Làm như thế sẽ tránh phí tổn trong việc sản xuất hàng loạt sản phẩm không có tiềm năng thương mại. Thất bại và sửa sai sẽ giúp hoàn thiện quá trình sản xuất và thiết kế hơn.
Thêm hơn, những doanh nghiệp thời trang mới nên biết cách để dành sự chú ý và kết nối tới từng khách hàng của mình để tạo dựng mối quan hệ khách hàng thân tín đối với thương hiệu. Một thiết kế đẹp mắt, khác biệt trên thị trường sẽ chưa đủ để khiến khách hàng bị thu hút và tín nhiệm hoàn toàn đối với thương hiệu, mà chính là sự kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp mới tạo ra được giá trị lâu dài.
Vì là khởi nghiệp nên bản thân mỗi người cũng cần phải tự mình trau dồi kiến thức, dù là đọc thêm sách, các bài viết chuyên đề, xem hướng dẫn trực tuyến về cách quản lý tài chính, tiếp thị và sản xuất để tự mình thao tác và giám sát những hoạt động chính yếu đó của công ty. Ngay cả những kỹ năng mềm như sử dụng Photoshop, xây dựng mạng xã hội thu hút cũng quan trọng chẳng kém trong việc gây ấn tượng với khách hàng mới. Kiến thức luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp, bởi với tư cách là một người chủ thì bạn sẽ cần phải hiểu biết nhiều hơn cả nhân viên của mình.
Tập trung vào nguồn vốn hoặc nhờ cậy sự trợ giúp từ những nguồn thân tín
Nếu không có nguồn vốn tài trợ, áp lực hết vốn qua từng tuần sẽ là một gánh nặng tâm lý rất lớn đối với những doanh nghiệp thời trang trẻ, bởi thế mà bạn sẽ cần đến doanh thu ở một điểm chạm nhất định nào đó để tiếp tục vận hành. Đối với những nhà thiết kế trẻ chỉ thiên về sáng tạo mà không mạch lạc hay giỏi trong việc quản lý tài chính và cân đối dòng tiền thì rõ ràng việc này sẽ ảnh hưởng đến thời gian sáng tạo của bản thân. Lời khuyên hữu ích nhất trong trường hợp này là bạn nên cần nhờ cậy sự trợ giúp từ những người thân tín có khả năng đối soát tài chính tốt, bù đắp cho khoản thiếu hụt của bạn.
Nếu không có khả năng kiểm soát tài chính thì rất khó lòng thương hiệu vận hành được lâu dài, nếu không vì là hết vốn, phân bổ doanh thu để tái đầu tư không hợp lý, cân đối dòng tiền thiếu cân nhắc. Thêm hơn, việc có kiến thức về lĩnh vực tài chính là quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, nhưng đó là kiến thức có thể lĩnh hội dần theo thời gian.
Nếu thế mạnh của bạn là sáng tạo, thì hãy tận dụng thời gian cho nó để tạo nên giá trị cho doanh nghiệp, thay vì phân bổ năng lượng và sự quan tâm vào mọi việc. Để bổ sung kiến thức về tài chính, có những khóa dạy học về chủ đề này miễn phí, trực tuyến mà các chủ doanh nghiệp nên tham khảo.
Việc cân nhắc tài chính có thể được minh họa cụ thể như sau: khi ra mắt một bộ sưu tập mới, các mẫu thiết kế sẽ được định giá doanh thu cận biên ngay từ khi phác thảo. Mức giá này sẽ không cố định bởi còn phụ thuộc vào chất liệu vải và giá thành sản xuất, tuy nhiên, việc cân nhắc tài chính cũng sẽ nằm trong khoản chất liệu vải cần thiết để dựng nên mẫu thiết kế đó trên thị trường có mức giá trung bình là bao nhiêu, và với các chi tiết thiết kế như vậy thì chi phí sản xuất sẽ tốn nhiều hay ít hơn như thế nào.
Tất cả mọi thứ đều có bảng giá chi tiết, từ chất liệu vải đến giá thành sản xuất, thậm chí bạn có thể thương lượng để có chi phí cận biên tốt hơn. Việc cân nhắc tài chính sẽ đem đến kết quả là bạn không bị lố ngân sách trong quá trình sản xuất bộ sưu tập mới, đồng thời ước tính được doanh thu cận biên của nó. Theo thuật ngữ kinh tế, một công ty không có lợi nhuận khi doanh thu cận biên = chi phí cận biên.
Nếu không có người thân tín có khả năng về tài chính, bạn sẽ cần đến nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp non trẻ của bạn. Hãy nhờ bạn bè hoặc người thân giới thiệu đồng nghiệp thân cận để có thể tin cậy được những nhân lực bên ngoài như thế. Nếu họ thạo việc và thái độ hợp tác tốt, mưu cầu vì lợi ích phát triển chung của doanh nghiệp thì quả là may mắn và hãy giữ chân họ bằng chế độ đãi ngộ tốt, cũng như dành cho họ một sự ưu ái, quý mến nhất định.
Xây dựng kênh bán hàng tiện ích
Trong bối cảnh công nghệ hiện tại và giao thương trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, sự kết nối trực tiếp tới khách hàng sẽ có giá trị rất lớn. Tùy chọn vào nền tảng thương mại trực tuyến mà doanh nghiệp cảm thấy hợp lý như Instagram, Shopee, Lazada… Tuy rằng những kênh mạng xã hội như Instagram và Facebook dễ để tiếp cận khách hàng và nhanh chóng trong việc giao thương hơn, nhưng về lâu dài thì việc sử dụng các kênh e-commerce được xây dựng với hệ thống dữ liệu đa dạng dễ để truy cập, được phân tích dễ dàng sẽ đem đến những thông tin hữu ích hơn đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng dịch vụ và phát triển sản phẩm.
Việc có những cửa hàng trực tiếp hay có mặt trong trung tâm thương mại sẽ không phải là chiến lược kinh doanh có thể áp dụng ngay được đối với các doanh nghiệp trẻ không có nhiều vốn đầu tư, vậy nên giao thương thông qua nền tảng trực tuyến là lựa chọn hợp lý nhất. Tuy là thế nhưng việc lựa chọn nền tảng giao thương trực tuyến nào để đầu tư là điều quan trọng hơn cả.
Chẳng hạn như nếu doanh nghiệp của bạn làm đồ thời trang mang tính thủ công cao, đừng lựa chọn Lazada, Shopee để kinh doanh bởi định hướng và đối tượng khách hàng của hai trang này không phù hợp. Thay vào đó, hãy giao thương trên trang Etsy – một trang giao thương sản phẩm mang tính quốc tế, nơi mà những khách hàng sẽ rất trân quý những sản phẩm thủ công mỹ nghệ và không tiếc thời gian chờ đợi một sản phẩm yêu thích của mình được hoàn thiện. Tại đây, bạn cũng có thể bán được sản phẩm giá cao hơn hẳn, đồng thời đặt sản phẩm ở chế độ pre-order (đặt hàng trước), đến khi có đơn đặt hàng thì bạn mới sản xuất.
Nhiều thương hiệu mới thành lập tạo dựng tiếng vang bằng cách khai trương cửa hàng rầm rộ, tiếp thị cùng người nổi tiếng, truyền thông đưa tin, mua bài quảng cáo… nhưng bao nhiêu khách hàng họ thật sự tạo ra được sự gắn kết và tín nhiệm? Đó ắt hẳn sẽ là một điều mà các doanh nghiệp mới cần phải cân nhắc, bởi khi truyền thông đại chúng bắt đầu quan tâm thương hiệu của bạn, đó là lúc bạn sẽ bị xét nét và săm soi nhiều hơn hẳn.
Hình ảnh thương hiệu phải được chú trọng
Nền tảng của một thương hiệu thời trang là thị giác. Vậy nên yếu tố thẩm mỹ phải được đặt lên hàng đầu, nhất là khi các thương hiệu thời trang mới luôn tận dụng mạng xã hội để tiếp cận tới khách hàng tiềm năng. Chính bởi thế mà các doanh nghiệp thời trang trẻ không có nhiều nhân lực, mới cần đến vai trò của người chủ phải có mắt thẩm mỹ và đảm đương được nhiệm vụ chính yếu này. Nếu có thể, hãy học cách để chỉnh sửa hình ảnh bắt mắt để thu hút đối tượng. Những chi tiết thiết kế được chụp cận, những đường nét của sản phẩm tinh tế, chỉn chu sẽ làm tôn lên hình ảnh và giá trị của thương hiệu.
Đồng thời, hãy nghĩ ra những phương cách sách tạo hơn để truyền tải sản phẩm thời trang của mình, đừng chỉ gói gọn trong hình chụp campaign, lookbook lặp đi lặp lại, thiếu sự sinh động, sáng tạo và thẩm mỹ cần có của một thế giới thời trang đầy mỹ cảm để giúp truyền cảm hứng tới người xem. Nếu cần tham khảo, hay ghé thăm các trang mạng xã hội của các nhà thiết kế như Jacquemus, Peter Do, Ludovic de Saint Sernin, Iris Van Harper, Marine Serre…
Xây dựng sự gắn kết
Là chủ của một thương hiệu thời trang non trẻ, việc xây dựng các mối quan hệ, sự gắn kết với cộng đồng, những cá nhân có thể cho lời khuyên, giúp đỡ hay cộng tác cùng thương hiệu là một điều vô cùng hữu ích. Bên cạnh đó, có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng chất liệu, xưởng may gia công để có được chi phí cận biên tối ưu cũng là một nguyên nhân chính đáng để các chủ thương hiệu phải ngoại giao tốt hơn. Sẽ rất khó để xây dựng một thương hiệu mà chỉ có mỗi phần sức lực của chính mình, đặc biệt là các nhà thiết kế thời trang trẻ – vốn có cái tôi và tính cách nghệ sĩ thích hoạt động độc lập.
Bên cạnh đó, nếu ngoại giao tốt và có sự gắn kết với các doanh nghiệp khác (không nhất thiết là thời trang), hay quy mô hơn là với các kênh truyền thông, báo chí, và ở góc độ nghiệp đoàn ngành nghề mà tại đó các doanh nghiệp non trẻ cởi mở sẻ chia, tìm giải pháp liên kết để cùng nhau ủng hộ, phát triển doanh nghiệp của các bên thì điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững thêm hơn trong tương lai.
Tạo nên các sản phẩm mang bản sắc riêng và dễ bán
Các thương hiệu thời trang nên xây dựng một vài sản phẩm dễ ứng dụng, phù hợp với phần đông nhu cầu của khách hàng khi ra mắt thị trường, và các sản phẩm như thế nên dễ dàng để có thể tái sản xuất trong thời gian ngắn, khi mà số lượng người tiêu dùng biết tới thương hiệu ngày một tăng. Bên cạnh đó, hãy tạo ra một vài sản phẩm sáng tạo mang nét riêng biệt, như một dấu ấn trên thị trường mà chỉ có thương hiệu mới có và lặp đi lặp lại liên tục trong các bộ sưu tập sau này với các chi tiết thiết kế được đổi mới để thêm phần hấp dẫn hơn.
Quan trọng hơn, các nhà thiết kế nên tự nhắc nhở bản thân rằng thời trang là để kể nên những câu chuyện đầy cảm hứng. Bên cạnh việc thương mại hóa các sản phẩm, vẫn phải đề cao giá trị thẩm mỹ và sự sáng tạo là bản sắc của thương hiệu để khách hàng thêm hơn sự yêu mến, gắn bó. Nếu chỉ có chạy theo các sản phẩm dễ bán thì nhất định thương hiệu sẽ không tồn tại được về lâu dài bởi có những đối thủ cạnh tranh khác cũng sẽ làm điều tương tự.
Xác định định hướng lâu dài của thương hiệu
Tất cả mọi kế hoạch phát triển đều phải được thực hiện nghiêm túc, bằng tất cả trí lực để góp phần đạt được hoạch định dài hạn của thương hiệu. Là một doanh nghiệp trẻ không có vốn đầu tư từ bên ngoài thì việc sử dụng chính tài chính tích trữ của bản thân càng nên được xem là một động lực to lớn để có được một tâm thế vững chãi và kiên định hơn.
Đồng nghĩa với việc đó là các chủ doanh nghiệp không được phép bỏ qua những vấn đề pháp lý, chẳng hạn như đăng ký doanh nghiệp, đăng ký bản quyền thương hiệu, đóng thuế đầy đủ và thực thi những nghĩa vụ pháp lý liên quan khác. Nếu chủ quan hay làm lơ những vấn đề trên thì về lâu dài sẽ phát sinh ra những hậu quả to lớn, khiến doanh nghiệp khó lòng có thể tiếp tục vận hành.
Vốn dĩ ngành thời trang là một ngành công nghiệp phát triển nhanh và cạnh tranh vô cùng gay gắt, vậy nên tâm thế cần chuẩn bị cho các chủ doanh nghiệp là “mình sẽ làm được, mình sẽ thành công”, bỏ qua sự lo lắng và tâm thế trì hoãn bởi vòng quay cuồng của ngành công nghiệp này. Chính nhờ tâm thế dám nghĩ dám làm đó mà rất nhiều doanh nghiệp thời trang đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường hiện nay, và đó hoàn toàn có thể là doanh nghiệp của bạn sau này.
Bài viết dựa vào kiến thức, kinh nghiệm thực tế, cộng với tham khảo bài viết chuyên đề này trên trang Business Of Fashion.
Share this:
Like this: