Hai kỹ năng cần thiết để mỗi người luôn được cộng đồng yêu mến
Sự lặng nghe và đồng cảm là mối tương quan thiết thực trong việc xây dựng một mối quan hệ thân tín, tin tưởng và lành mạnh. Ngay cả trong tình yêu, nếu không biết cách lặng nghe và đồng cảm thì mối quan hệ đấy sẽ khó lòng có thể bền vững và hạnh phúc thật sự.
Mỗi người trong chúng ta luôn cảm thấy áp lực vô hình để được yêu mến bởi cộng đồng xung quanh chúng ta, từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đến những người chỉ mới lần đầu gặp gỡ. Với sự đa dạng về nền tảng giáo dục, văn hóa lẫn môi trường phát triển, để hiểu được một ai đó toàn diện và kết thân với họ là điều không tưởng.
Tuy là vậy nhưng có hai khả năng nhất định mà mỗi người cần phải có được để khiến cho mọi người xung quanh ít nhất là có ấn tượng tốt về bạn, hoặc cảm thấy bạn thật đáng cảm mến; đó là biết cách để lặng nghe và khả năng đồng cảm.
Rose cứ nghĩ mãi về việc mỗi ngày đi làm, tiếp xúc với bao người trong cả một ngày dài và rồi về nhà để đối diện với người thân trong gia đình. Thiết nghĩ nếu cứ phải lắng nghe tất cả những câu chuyện của mọi người để phản hồi, để đặt mình trong hoàn cảnh của người ta (đồng cảm) thì sẽ mệt nhọc lắm. Cái khó của nó chính là việc chúng ta phải hao tổn tinh thần lẫn thời gian để dành cho người đối diện. Hành vi lặng nghe thực sự và đồng cảm đều thiên về cảm xúc, đòi hỏi trí thông minh cảm xúc EQ của chúng ta ở một cấp độ cao mà mỗi người đều phải tự rèn luyện để thực sự làm chủ nó.
Dĩ nhiên ta cũng nên tránh xa việc phải lắng nghe những thị phi, những xuyên tạc, những tin đồn gây bất hòa và ảnh hưởng đến nhận thức, sự phán đoán của riêng ta.
Vậy mới thấy, để được yêu mến bởi người khác sẽ không bao giờ là điều dễ dàng cả. Mọi thứ đều phải đánh đổi mà đúng không? Nếu như bạn nghĩ khả năng lắng nghe và đồng cảm có cái gì mà to tát cơ chứ? Tôi cũng làm được và chắc chắn cũng sẽ có nhiều người như thế. Vậy thì để Rose diễn giải cho bạn hiểu mạch lạc, cụ thể hơn.
Khả năng lắng nghe sẽ bao gồm lắng nghe và lặng nghe. Lắng nghe và lặng nghe là hai điều tưởng chừng giống nhau, nhưng thực chất thì sự tương quan chỉ ở mức nhất định. Lắng nghe là để phản hồi. Người lắng nghe dùng IQ để phân tích, để giải thích, để cho ra lời khuyên nhất định đối với người nói. Dĩ nhiên nếu cuộc đối thoại là nhằm mục đích công việc, trao đổi thông tin, khuyên nhủ thì hành vi phản hồi này hoàn toàn là hợp lý. Nhưng bản chất, đây sẽ là một mối quan hệ thuần về công việc, về tập thể, không mang tính cá nhân và việc đối phương có thể cảm thấy nể phục vì kinh nghiệm, vì kiến thức của người phản hồi sẽ không đồng nghĩa với việc họ có sự cảm mến thật sự hay không.
Lặng nghe mang tính chất cá nhân, cảm xúc và tin tưởng. Để được tin tưởng bởi người nói và chia sẻ những điều mang tính chất cá nhân như vậy, thì chắc chắn người nghe sẽ phải là người mà họ cảm mến. Nhưng thực chất, sự cảm mến đó cũng có được nhờ kỹ năng biết lặng nghe của người nghe. Ta sẽ luôn cảm thấy tín nhiệm và tin tưởng một người biết lặng nghe hơn cả. Ở họ có một sự chân thành và thấu đáo vô hình mà ta sẽ không nhận ra lúc ban đầu; chỉ đến khi nào thực sự suy ngẫm về nó thì ta mới nhận ra sự thật rằng họ là một người biết cách để lặng nghe.
Người lặng nghe không nhất thiết phải hồi đáp, người lặng nghe đặt mình vào tâm thế nghe để hiểu, để chia sẻ cảm xúc với người nói, để thấu hiểu được thế giới quan, suy nghĩ lẫn quan điểm của họ – người nói. Lặng nghe buộc ta đặt trí thông minh cảm xúc lên hàng đầu. Ta tôn trọng, không phán xét, không kỳ thị, không xuyên tạc, suy diễn theo ý kiến chủ quan của ta về vấn đề mà họ gặp phải. Đó là lúc ta cũng như họ, cảm thấy tín nhiệm và tin tưởng lẫn nhau. Sự thân mật sẽ được hình thành và vun đắp thêm hơn.
Lúc ta tin tưởng và sự thân mật tăng cao, ta sẽ đồng cảm với người nói. Hành vi đồng cảm sẽ cần đến việc ta muốn chia sẻ với họ ở phân tầng cảm xúc cao hơn hẳn. Ta đồng cảm bằng cách chia sẻ những câu chuyện cá nhân, những kinh nghiệm, những gì riêng tư của chính ta mà không dễ để ta chia sẻ với nhiều người khác. Ta cũng thể hiện sự đồng cảm bằng cách đưa ra những lời khuyên đúng đắn, có giá trị khi ta đặt chính bản thân ta vào vị thế của họ. Ta sẽ để họ biết rằng ta đang nghĩ cho họ, nghĩ như là họ, nghĩ như ta là chính họ. Ý kiến của ta (người lặng nghe) sẽ được bổ sung vào dữ kiện tham khảo để họ (người nói) xác định và tìm ra được phương cách đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề, khúc mắc mà họ đang phải đối diện.
Sự đồng cảm không chỉ xảy đến với những người thân quen. Người có khả năng đồng cảm cao có thể chia sẻ cảm xúc với những người hoàn toàn xa lạ. Những con người xa lạ đấy có thể là những kẻ yếu thế trong xã hội, những con người đang trong tình thế nghèo khốn, khó khăn vì một lý do nào đấy, có thể là chính trị, gia đình hoặc xã hội. Sự đồng cảm thực sự chỉ xảy đến khi bản thân họ chính là những con người không vị kỷ, bao dung và biết cách để lặng nghe. Sự đồng cảm là một điều tốt đẹp giúp phá vỡ những định kiến, những xa lạ, những hoài nghi lẫn hiềm khích cá nhân. Sự đồng cảm là một đức tính đầy vị tha, nhân ái mà bất kỳ một bậc phụ huynh nào cũng nên dạy con mình.
Lắng nghe và đồng cảm cũng là kỹ năng cần thiết của bậc phụ huynh để nuôi dạy con trẻ.Hai kỹ năng cần thiết để mỗi người luôn được cộng đồng yêu mếnLắng nghe và đồng cảm cũng là kỹ năng cần thiết của bậc phụ huynh để nuôi dạy con trẻ.
“I am one of a handful of people living today who have seen firsthand the immense weight and awesome power of the presidency. And let me once again tell you this: the job is hard. It requires clear-headed judgment, a mastery of complex and competing issues, a devotion to facts and history, a moral compass, and an ability to listen—and an abiding belief that each of the 330,000,000 lives in this country has meaning and worth.
…
Empathy: that’s something I’ve been thinking a lot about lately. The ability to walk in someone else’s shoes; the recognition that someone else’s experience has value, too. Most of us practice this without a second thought. If we see someone suffering or struggling, we don’t stand in judgment. We reach out because, “There, but for the grace of God, go I.” It is not a hard concept to grasp. It’s what we teach our children.”
Trích đoạn trong bài diễn văn của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ – Michelle Obama. Đọc chi tiết tại đây.
Vậy đấy, như Michelle Obama đã chia sẻ trong một bài diễn văn vận động người dân bỏ phiếu bầu cử tổng thống đúng đắn, bà đã chỉ ra rằng một trong những đức tính quan trọng nhất của một người trong vai trò là tổng thống phải biết cách để lặng nghe và đồng cảm. Như Donald Trump là một vị tổng thống không biết đồng cảm, và là lý do mà Mỹ đang dần lụi bại, hỗn loạn.
Sự lặng nghe và đồng cảm là mối tương quan thiết thực trong việc xây dựng một mối quan hệ thân tín, tin tưởng và lành mạnh. Ngay cả trong tình yêu, nếu không biết cách lặng nghe và đồng cảm thì mối quan hệ đấy sẽ khó lòng có thể bền vững và hạnh phúc thật sự. Và giờ thì bạn đã hiểu rõ rồi đấy.
Mỗi người trong chúng ta luôn cảm thấy áp lực vô hình để được yêu mến bởi cộng đồng xung quanh chúng ta, từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đến những người chỉ mới lần đầu gặp gỡ. Với sự đa dạng về nền tảng giáo dục, văn hóa lẫn môi trường phát triển, để hiểu được một ai đó toàn diện và kết thân với họ là điều không tưởng.
Tuy là vậy nhưng có hai khả năng nhất định mà mỗi người cần phải có được để khiến cho mọi người xung quanh ít nhất là có ấn tượng tốt về bạn, hoặc cảm thấy bạn thật đáng cảm mến; đó là biết cách để lặng nghe và khả năng đồng cảm.
Rose cứ nghĩ mãi về việc mỗi ngày đi làm, tiếp xúc với bao người trong cả một ngày dài và rồi về nhà để đối diện với người thân trong gia đình. Thiết nghĩ nếu cứ phải lắng nghe tất cả những câu chuyện của mọi người để phản hồi, để đặt mình trong hoàn cảnh của người ta (đồng cảm) thì sẽ mệt nhọc lắm. Cái khó của nó chính là việc chúng ta phải hao tổn tinh thần lẫn thời gian để dành cho người đối diện. Hành vi lặng nghe thực sự và đồng cảm đều thiên về cảm xúc, đòi hỏi trí thông minh cảm xúc EQ của chúng ta ở một cấp độ cao mà mỗi người đều phải tự rèn luyện để thực sự làm chủ nó.
Vậy mới thấy, để được yêu mến bởi người khác sẽ không bao giờ là điều dễ dàng cả. Mọi thứ đều phải đánh đổi mà đúng không? Nếu như bạn nghĩ khả năng lắng nghe và đồng cảm có cái gì mà to tát cơ chứ? Tôi cũng làm được và chắc chắn cũng sẽ có nhiều người như thế. Vậy thì để Rose diễn giải cho bạn hiểu mạch lạc, cụ thể hơn.
Khả năng lắng nghe sẽ bao gồm lắng nghe và lặng nghe. Lắng nghe và lặng nghe là hai điều tưởng chừng giống nhau, nhưng thực chất thì sự tương quan chỉ ở mức nhất định. Lắng nghe là để phản hồi. Người lắng nghe dùng IQ để phân tích, để giải thích, để cho ra lời khuyên nhất định đối với người nói. Dĩ nhiên nếu cuộc đối thoại là nhằm mục đích công việc, trao đổi thông tin, khuyên nhủ thì hành vi phản hồi này hoàn toàn là hợp lý. Nhưng bản chất, đây sẽ là một mối quan hệ thuần về công việc, về tập thể, không mang tính cá nhân và việc đối phương có thể cảm thấy nể phục vì kinh nghiệm, vì kiến thức của người phản hồi sẽ không đồng nghĩa với việc họ có sự cảm mến thật sự hay không.
Lặng nghe mang tính chất cá nhân, cảm xúc và tin tưởng. Để được tin tưởng bởi người nói và chia sẻ những điều mang tính chất cá nhân như vậy, thì chắc chắn người nghe sẽ phải là người mà họ cảm mến. Nhưng thực chất, sự cảm mến đó cũng có được nhờ kỹ năng biết lặng nghe của người nghe. Ta sẽ luôn cảm thấy tín nhiệm và tin tưởng một người biết lặng nghe hơn cả. Ở họ có một sự chân thành và thấu đáo vô hình mà ta sẽ không nhận ra lúc ban đầu; chỉ đến khi nào thực sự suy ngẫm về nó thì ta mới nhận ra sự thật rằng họ là một người biết cách để lặng nghe.
Người lặng nghe không nhất thiết phải hồi đáp, người lặng nghe đặt mình vào tâm thế nghe để hiểu, để chia sẻ cảm xúc với người nói, để thấu hiểu được thế giới quan, suy nghĩ lẫn quan điểm của họ – người nói. Lặng nghe buộc ta đặt trí thông minh cảm xúc lên hàng đầu. Ta tôn trọng, không phán xét, không kỳ thị, không xuyên tạc, suy diễn theo ý kiến chủ quan của ta về vấn đề mà họ gặp phải. Đó là lúc ta cũng như họ, cảm thấy tín nhiệm và tin tưởng lẫn nhau. Sự thân mật sẽ được hình thành và vun đắp thêm hơn.
Lúc ta tin tưởng và sự thân mật tăng cao, ta sẽ đồng cảm với người nói. Hành vi đồng cảm sẽ cần đến việc ta muốn chia sẻ với họ ở phân tầng cảm xúc cao hơn hẳn. Ta đồng cảm bằng cách chia sẻ những câu chuyện cá nhân, những kinh nghiệm, những gì riêng tư của chính ta mà không dễ để ta chia sẻ với nhiều người khác. Ta cũng thể hiện sự đồng cảm bằng cách đưa ra những lời khuyên đúng đắn, có giá trị khi ta đặt chính bản thân ta vào vị thế của họ. Ta sẽ để họ biết rằng ta đang nghĩ cho họ, nghĩ như là họ, nghĩ như ta là chính họ. Ý kiến của ta (người lặng nghe) sẽ được bổ sung vào dữ kiện tham khảo để họ (người nói) xác định và tìm ra được phương cách đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề, khúc mắc mà họ đang phải đối diện.
Sự đồng cảm không chỉ xảy đến với những người thân quen. Người có khả năng đồng cảm cao có thể chia sẻ cảm xúc với những người hoàn toàn xa lạ. Những con người xa lạ đấy có thể là những kẻ yếu thế trong xã hội, những con người đang trong tình thế nghèo khốn, khó khăn vì một lý do nào đấy, có thể là chính trị, gia đình hoặc xã hội. Sự đồng cảm thực sự chỉ xảy đến khi bản thân họ chính là những con người không vị kỷ, bao dung và biết cách để lặng nghe. Sự đồng cảm là một điều tốt đẹp giúp phá vỡ những định kiến, những xa lạ, những hoài nghi lẫn hiềm khích cá nhân. Sự đồng cảm là một đức tính đầy vị tha, nhân ái mà bất kỳ một bậc phụ huynh nào cũng nên dạy con mình.
Vậy đấy, như Michelle Obama đã chia sẻ trong một bài diễn văn vận động người dân bỏ phiếu bầu cử tổng thống đúng đắn, bà đã chỉ ra rằng một trong những đức tính quan trọng nhất của một người trong vai trò là tổng thống phải biết cách để lặng nghe và đồng cảm. Như Donald Trump là một vị tổng thống không biết đồng cảm, và là lý do mà Mỹ đang dần lụi bại, hỗn loạn.
Sự lặng nghe và đồng cảm là mối tương quan thiết thực trong việc xây dựng một mối quan hệ thân tín, tin tưởng và lành mạnh. Ngay cả trong tình yêu, nếu không biết cách lặng nghe và đồng cảm thì mối quan hệ đấy sẽ khó lòng có thể bền vững và hạnh phúc thật sự. Và giờ thì bạn đã hiểu rõ rồi đấy.
Share this:
Like this: