[Career Advise] Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên thời trang (P1)
Sinh viên thời trang tại Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình 4-5 năm Đại học thì có thể theo đuổi các công việc khả thi nào, bằng cách nào và tiền đồ phát triển như thế nào? Bài viết này trên So awkward, Rose sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin chi tiết, hữu ích.
Sinh viên thời trang tại Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình 4-5 năm Đại học thì có thể theo đuổi các công việc khả thi nào, bằng cách nào và tiềm năng phát triển như thế nào? Bài viết này trên So awkward, Rose sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin chi tiết, hữu ích.
Điều đầu tiên phải chia sẻ là Rose học ngành thiết kế thời trang tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (từ 2011-2016). Sau chương trình 5 năm và đồ án tốt nghiệp trình diễn, mình bắt đầu đi làm và thử sức với rất nhiều vai trò khác nhau trong ngành thời trang. Quá trình 5 năm lăn lộn trong ngành công nghiệp này, có thể nói, khiến bài viết định hướng này tới các bạn sinh viên thời trang (svtt) sẽ vẫn hợp lý và còn có thể áp dụng được trong vòng 5 năm tới.
Thiết kế thời trang – Fashion Designer
Định hướng tiền tốt nghiệp: Xác định rõ rằng mình muốn theo đuổi dòng sản phẩm nào của thời trang. Chẳng hạn thời trang thiết kế cho nam hay nữ (ready to wear); trang phục may đo cho các dịp event, dạ hội, cho nghệ sĩ trình diễn, cho các buổi chụp hình sáng tạo; trang phục cưới (đầm cưới, vest nam, áo dài); quần áo mass production (tập trung vào tính tiện lợi, công năng hơn cả) như áo thun in, trang phục thể thao, đồ tắm, đồ ngủ, streetwears… ; thiết kế đồng phục; thiết kế phụ kiện như túi xách, đồ da; thời trang bền vững.
Thực tế khi đi làm: Để trở thành một nhà thiết kế thời trang ở thị trường nội địa thì điều tối quan trọng là giảm bớt tính cá nhân trong sáng tạo lại và đề cao yếu tố thương mại lên đầu. Xuất phát điểm của hầu hết các nhà thiết kế thời trang là làm việc cho các thương hiệu thời trang, hoặc các nhà thiết kế khác. Họ được trả lương để thiết kế theo yêu cầu và sự đánh giá, phân tích của chủ đầu tư hoặc các nhà thiết kế. Bởi vậy sản phẩm phải bán và đáp ứng được thị hiếu của phần đông người tiêu dùng. Quá sáng tạo và mang bản sắc cá nhân quá mạnh sẽ rất khó lòng thương mại hóa được sản phẩm.
Khởi đầu: Sinh viên thời trang nên sớm xin thực tập ở các thương hiệu thời trang nội địa, hay bắt đầu công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp là trợ lý thiết kế. Hầu hết nhiều doanh nghiệp thời trang nội địa sẽ có quy định tuyển lựa ứng viên là nhà thiết kế thời trang có kinh nghiệm thực tiễn từ 2-4 năm. Vậy nên quá trình thực tập ngắn hạn và sau đó làm trợ lý thiết kế là con đường chắc chắn nhất để một svtt có thêm thời gian trau dồi kinh nghiệm thực tiễn và hiểu về thị trường tiêu dùng.
Lời khuyên hữu ích: Svtt làm công việc thiết kế sẽ cần hiểu rõ quy tắc “design on budget” – thiết kế dựa vào ngân sách đề ra. Rất nhiều svtt quen với việc mua vải lẻ tại các chợ nên giá thành của vải cao, hoặc không biết thương lượng để giá vải có lợi cho sản xuất. Hầu hết các thương hiệu thời trang thiết kế nội địa hiện tại đều sử dụng các nguồn vải chính yếu để thiết kế giao động từ 40-60 nghìn đồng/1m vải hoặc còn thấp hơn. Vậy nên svtt cần phải tìm nhiều nguồn vải khác biệt và đa dạng để đảm bảo vẫn lên được phom dáng và phong cách của mẫu thiết kế. Bên cạnh đó, các nguồn vải ký là nơi mà các nhà thiết kế trẻ nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu bởi giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để sản xuất số lượng vừa đủ để bán hàng.
Gia công hàng thiết kế
Thực tế: Nhu cầu gia tăng việc gia công hàng thiết kế của nhiều thương hiệu thời trang nội địa lâu năm lẫn start-up khiến cho các xưởng gia công hàng thiết kế có nhiều điều kiện để phát triển hơn trong thời trang gần đây. Điều khó nhất để vận hành xưởng may gia công là ở nguồn nhân lực thợ may và thợ rập. Một xưởng may gia công muốn vận hành tốt và đáp ứng được tối thiểu các đơn hàng của local brand (thường sẽ gia công từ 20-100 cái/ 1 sản phẩm trước khi tiến hành restock) là cần từ 5-10 công (thợ may) và nếu có thêm dịch vụ làm rập dựa theo mẫu vẽ thiết kế thì xưởng sẽ càng đắt khách hơn.
Khởi đầu: Để có thể xây dựng và vận hành một xưởng gia công thời trang chuyên nghiệp thì svtt cần thiết nhất là trau dồi kỹ năng may mẫu, làm rập, am tường chất liệu vải và các kỹ năng mềm (nhưng quan trọng) khác như quản lý nhân sự, ngoại giao và thương lượng. Nếu có tay nghề tốt về may và làm rập thì sẽ dễ để làm việc với thợ may bên ngoài và chiêu dụ về làm việc cho xưởng gia công của mình. Thợ may theo tay nghề sẽ chỉ thường may trang phục đơn giản nên sẽ cần nhiều sự hướng dẫn và giám sát để may được đồ thiết kế, cũng như hiểu về tính phức tạp của rập. Đồng thời, nếu xưởng gia công mà có thợ làm rập, thợ cắt vải theo rập tốt thì sẽ dễ dàng có khách hơn vì nhiều start-up thời trang không có sẵn thợ rập lẫn thợ cắt vải chuyên của riêng công ty họ.
Lời khuyên hữu ích: Hiểu biết và chất liệu vải là tối quan trọng vì nhiều doanh nghiệp start-up thời trang sẽ cần đến sự tư vấn về vải vóc để lên trang phục thiết kế hoàn chỉnh và có giá thành gia công tốt nhất cho thương hiệu (nếu đội ngũ thiết kế của start-up đó vẫn chưa giàu kinh nghiệm trong khoản này). Sự tư vấn chuẩn xác, hiệu quả sẽ góp phần gầy dựng được mối quan hệ song phương bền vững. Bên cạnh đó, việc có nguồn hàng gia công đều đặn sẽ giúp cho xưởng gia công sớm được mở rộng, phát triển, đồng thời giữ chân nguồn công thợ của xưởng bởi tính chất cạnh tranh nguồn nhân lực lẫn khách hàng giữa các xưởng gia công thời trang hiện nay rất lớn.
Tư vấn phong cách – Stylist
Những công việc hiện nay mà stylist có thể đảm nhận tại thị trường Việt Nam
Stylist thương mại: làm việc cùng/ tại agency quảng cáo (TVC, Key visuals, promoting plans…), làm việc cho các chương trình truyền hình thực tế, phim ảnh, sitcoms hay làm việc tại đài truyền hình. Tính chất công việc của stylist thương mại sẽ rất vất vả, nhiều trách nhiệm, nhưng thu nhập tốt.
Fashion brand stylist: tư vấn phong cách cho khách hàng của thương hiệu, đảm nhiệm các công việc liên quan đến sản xuất hình ảnh, lookbook, styling cho KOLs, influencer hợp tác cùng thương hiệu… Tính chất của công việc là làm full-time tại các thương hiệu thời trang.
Fashion/ editorial stylist: làm việc tại các tòa soạn tạp chí để sản xuất hình ảnh trong các ấn phẩm thời trang; sản xuất hình ảnh mỹ thuật theo định hướng thời trang cao cấp. Lên ý tưởng về trang phục và làm việc trực tiếp cùng giám đốc hình ảnh, giám đốc sáng tạo của tạp chí. Fashion stylist cũng có khả năng lên ý tưởng cho một bộ hình thời trang cho khách hàng, đối tác của tạp chí hay ở bên ngoài. Lợi thế lớn nhất của fashion stylist làm cho tạp chí là có mối quan hệ thân thiết với các nhiếp ảnh gia, chuyên gia trang điểm hàng đầu trong ngành thời trang.
Personal stylist: tư vấn và định hình phong cách cho các cá nhân có nhu cầu. Để làm personal stylist thì cần có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề, mối quan hệ rộng mở, nhiều kiến thức chuyên sâu về thời trang để có thể đưa ra những tư vấn xác đáng cho khách hàng. Personal stylist là công việc tự do, mang tính chất linh động, thu nhập phụ thuộc vào năng lực và mức độ hài lòng của khách hàng.
Ngoài ra các stylist có nhiều kinh nghiệm hiện nay cũng bắt đầu đảm nhiệm thêm vai trò giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho sinh viên hay những người muốn được tiếp nhận kiến thức chuyên môn về công việc này.
Thực tế: Đối với công việc stylist tại thị trường Việt Nam thì đòi hỏi lớn nhất không phải là yếu tố thẩm mỹ hay tinh nhạy về xu hướng mà là kỹ năng ngoại giao và xây dựng hình ảnh cá nhân. Rất nhiều stylist trên thị trường hiện nay đều là tay ngang chứ không phải được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn nhưng vẫn thành công mà phần lớn là nhờ họ xây dựng hình ảnh cá nhân thuyết phục và có kỹ năng giao tiếp khéo léo, rộng khắp. Kiến thức chuyên môn của họ được bồi đắp thêm hơn trong quá trình làm việc, tự trau dồi, và có thể là được tiếp nhận từ người hướng dẫn mình đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Công việc stylist hiện nay dễ dàng để có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm, khi các chương trình truyền hình, phim ảnh, quảng cáo, TVC đều cần đến sự giúp sức của stylist. Hầu hết những phân mục này sẽ cần trang phục đi theo hướng thương mại, dễ nhìn và phù hợp với yêu cầu đề ra, nên việc tư duy sáng tạo hay tính chất hợp xu thế sẽ không quá đặt nặng. Đi theo hướng thương mại sẽ giúp stylist có được nguồn thu nhập tốt, nhiều và nhanh hơn hẳn.
Nếu những ai muốn đi theo thời trang cao cấp, tư duy sáng tạo thì nên đi theo hướng tạo hình styling cho ấn phẩm tạp chí, nhiếp ảnh, tư vấn và định hướng phong cách cho cá nhân (diễn viên, ca sĩ, doanh nhân…) hay thương hiệu thời trang. Phân mục sau sẽ cần đến kiến thức chuyên môn và nền tảng tư duy sáng tạo nhiều hơn, đồng thời cũng giúp tạo dựng tên tuổi và bảo chứng về chuyên môn, kinh nghiệm tốt hơn là stylist làm về thương mại.
Xác định: Là một svtt, lợi thế lớn nhất là những kiến thức chuyên môn được tích lũy như hiểu về màu sắc, chất liệu, phong dáng, lịch sử, xu thế, cảm hứng thời trang,… Những kiến thức chuyên môn này tuy mang nhiều tính học thuật nhưng vốn quan trọng nếu như đi theo con đường làm stylist cho các tòa soạn báo, ấn phẩm thời trang, định hình và xây dựng phong cách cho thương hiệu thời trang hay là tư vấn phong cách cá nhân. Những yếu tố này giúp phân định kỹ năng và đẳng cấp của một người làm công việc tư vấn phong cách nhưng không nhất thiết là nền tảng chính để giúp họ thành công hơn những stylist tay ngang khác.
Khởi đầu: Là một svtt khi làm stylist thì lợi thế lớn nhất là có thể làm ra được trang phục phù hợp với yêu cầu đề ra của công việc. Bên cạnh đó thì svtt khi muốn bắt đầu công việc stylist cũng dễ dàng được chấp thuận tốt hơn là những người tay ngang. Để bắt đầu công việc này thì svtt nên xây dựng mối quan hệ tốt trong ngành đối với những người làm thời trang ngay từ khi còn là sinh viên. Cũng có thể sau khi tốt nghiệp thì đi làm trợ lý cho những stylist đã có tên tuổi để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng của họ, cũng có thể xin làm thực tập sinh tại các tòa soạn tạp chí thời trang hoặc làm trợ lý cho giám đốc sáng tạo, nhiếp ảnh gia… Svtt cần phải nhắc nhở bản thân khi chọn lựa công việc stylist rằng những kiến thức thời trang trong quá trình học tập tuy quan trọng nhưng sẽ không bằng kỹ năng giao tiếp, thương thảo và xây dựng hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp.
Lời khuyên hữu ích: Là stylist sẽ phải cần đến tính tỉ mỉ, khéo léo, nhanh nhạy bởi tính chất công việc khá áp lực, nhiều deadline, yêu cầu khắt khe. Sự cẩn trọng của stylist là luôn phải biết giữ gìn trang phục mượn từ thương hiệu và các nhà thiết kế vì danh tiếng và sự tín nhiệm của stylist với các nhà thiết kế và các thương hiệu sẽ quyết định rằng stylist đó có khả năng hành nghề được lâu dài và dễ dàng hay không. Việc giữ gìn mối quan hệ tốt với các thương hiệu và nhà thiết kế bằng cách trân trọng thiết kế và đảm bảo quyền lợi cho họ khi họ đồng thuận cho mượn trang phục là cũng là điều hệ trọng.
Fashionista
Xác định: Trước đây fashionista không được xem là một công việc, nghề nghiệp chính thức vì tính mơ hồ của nó. Nhưng với sự thành công hiện tại của những fashionista như Châu Bùi, Khánh Linh, Quỳnh Anh Shyn… thì tất cả mọi người đều có thể đồng thuận và công nhận rằng đây là một công việc đầy hấp dẫn, mới mẻ nhưng đầy khó khăn, dễ bị thay thế và không dễ dàng để có thể vươn tới đỉnh cao như nhiều người dễ lầm tưởng.
Khởi đầu: Để trở thành fashionista thì điều tiên quyết đầu tiên là phải có ngoại hình. Ngoại hình sáng, thu hút thì mới được nhiều người quan tâm vì đây là công việc mang tính chất xây dựng hình ảnh cá nhân ở mức độ cao nhất. Khác với stylist, fashionista có thể tự mình hoặc cậy nhờ đến stylist để xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân. Việc của fashionista là phải mặc đẹp, có ngoại hình và tính cách thu hút được công chúng. Họ chưa phải là những ngôi sao vì có thể tài năng của họ chỉ dừng ở mức ngoại hình thu hút và mặc trang phục đẹp vừa vẹn, hợp xu thế, có đẳng cấp.
Cũng giống như stylist, xuất phát điểm của fashionista là phải khéo léo và giỏi xây dựng mạng lưới các mối quan hệ để từ đó được biết tới nhiều và rộng khắp hơn. Fashionista cũng cần có kỹ năng về tạo dáng trước ống kính, tự tin trình diễn như người mẫu vì công việc của họ liên can trực tiếp tới thời trang nên việc trở thành mẫu ảnh và mẫu trình diễn catwalk cho các nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia là thường xuyên. Nếu có kỹ năng tốt về trang điểm, chăm sóc da thì cơ hội phát triển càng rộng mở thêm hơn cho họ.
Thực tế: Là fashionista thì phải nhờ cậy mức độ phổ biến của mạng xã hội. Không có đông đảo sự ủng hộ của cộng đồng người sử dụng mạng xã hội thì sẽ khó lòng biến fashionista trở thành một việc thực thụ, có thu nhập ổn định. Fashionista cũng không chỉ dựa vào ngoại hình, tính cách thu hút không thôi mà cũng cần phải trau dồi kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống và biết cách để sử dụng nền tảng được theo dõi đông đảo của mình để truyền cảm hứng tới những người theo dõi mình.
Lời khuyên hữu ích: Sự tương tác và cảm hứng lan tỏa giữa fashionista và cộng đồng mến mộ mình phải luôn được duy trì liên tục bởi fashionista không như nghệ sĩ là sẽ có những sản phẩm tinh thần được đầu tư và có sức ảnh hưởng. Chính vì vậy mà họ cần phải duy trì sự hứng thú từ người hâm mộ bằng chính nội lực và kiến thức được trau dồi của mình. Thêm hơn, fashionista cũng phải cẩn trọng trong phát ngôn và chiến lược truyền thông bởi sức ảnh hưởng của một fashionista cũng sẽ không hề kém cạnh gì các ngôi sao trong bối cảnh phát triển của mạng xã hội. Những bê bối không thể kiểm soát sẽ dễ dàng khiến các fashionista mất đi lượng người hâm mộ, các hợp đồng quảng cáo, mối quan hệ trong giới…
*Vui lòng không copy lại nội dung độc quyền của blog
**Xem tiếp phần 2 của bài viết cùng chủ đề tại đây
Sinh viên thời trang tại Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình 4-5 năm Đại học thì có thể theo đuổi các công việc khả thi nào, bằng cách nào và tiềm năng phát triển như thế nào? Bài viết này trên So awkward, Rose sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin chi tiết, hữu ích.
Điều đầu tiên phải chia sẻ là Rose học ngành thiết kế thời trang tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (từ 2011-2016). Sau chương trình 5 năm và đồ án tốt nghiệp trình diễn, mình bắt đầu đi làm và thử sức với rất nhiều vai trò khác nhau trong ngành thời trang. Quá trình 5 năm lăn lộn trong ngành công nghiệp này, có thể nói, khiến bài viết định hướng này tới các bạn sinh viên thời trang (svtt) sẽ vẫn hợp lý và còn có thể áp dụng được trong vòng 5 năm tới.
Thiết kế thời trang – Fashion Designer
Định hướng tiền tốt nghiệp: Xác định rõ rằng mình muốn theo đuổi dòng sản phẩm nào của thời trang. Chẳng hạn thời trang thiết kế cho nam hay nữ (ready to wear); trang phục may đo cho các dịp event, dạ hội, cho nghệ sĩ trình diễn, cho các buổi chụp hình sáng tạo; trang phục cưới (đầm cưới, vest nam, áo dài); quần áo mass production (tập trung vào tính tiện lợi, công năng hơn cả) như áo thun in, trang phục thể thao, đồ tắm, đồ ngủ, streetwears… ; thiết kế đồng phục; thiết kế phụ kiện như túi xách, đồ da; thời trang bền vững.
Thực tế khi đi làm: Để trở thành một nhà thiết kế thời trang ở thị trường nội địa thì điều tối quan trọng là giảm bớt tính cá nhân trong sáng tạo lại và đề cao yếu tố thương mại lên đầu. Xuất phát điểm của hầu hết các nhà thiết kế thời trang là làm việc cho các thương hiệu thời trang, hoặc các nhà thiết kế khác. Họ được trả lương để thiết kế theo yêu cầu và sự đánh giá, phân tích của chủ đầu tư hoặc các nhà thiết kế. Bởi vậy sản phẩm phải bán và đáp ứng được thị hiếu của phần đông người tiêu dùng. Quá sáng tạo và mang bản sắc cá nhân quá mạnh sẽ rất khó lòng thương mại hóa được sản phẩm.
Khởi đầu: Sinh viên thời trang nên sớm xin thực tập ở các thương hiệu thời trang nội địa, hay bắt đầu công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp là trợ lý thiết kế. Hầu hết nhiều doanh nghiệp thời trang nội địa sẽ có quy định tuyển lựa ứng viên là nhà thiết kế thời trang có kinh nghiệm thực tiễn từ 2-4 năm. Vậy nên quá trình thực tập ngắn hạn và sau đó làm trợ lý thiết kế là con đường chắc chắn nhất để một svtt có thêm thời gian trau dồi kinh nghiệm thực tiễn và hiểu về thị trường tiêu dùng.
Lời khuyên hữu ích: Svtt làm công việc thiết kế sẽ cần hiểu rõ quy tắc “design on budget” – thiết kế dựa vào ngân sách đề ra. Rất nhiều svtt quen với việc mua vải lẻ tại các chợ nên giá thành của vải cao, hoặc không biết thương lượng để giá vải có lợi cho sản xuất. Hầu hết các thương hiệu thời trang thiết kế nội địa hiện tại đều sử dụng các nguồn vải chính yếu để thiết kế giao động từ 40-60 nghìn đồng/1m vải hoặc còn thấp hơn. Vậy nên svtt cần phải tìm nhiều nguồn vải khác biệt và đa dạng để đảm bảo vẫn lên được phom dáng và phong cách của mẫu thiết kế. Bên cạnh đó, các nguồn vải ký là nơi mà các nhà thiết kế trẻ nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu bởi giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để sản xuất số lượng vừa đủ để bán hàng.
Gia công hàng thiết kế
Thực tế: Nhu cầu gia tăng việc gia công hàng thiết kế của nhiều thương hiệu thời trang nội địa lâu năm lẫn start-up khiến cho các xưởng gia công hàng thiết kế có nhiều điều kiện để phát triển hơn trong thời trang gần đây. Điều khó nhất để vận hành xưởng may gia công là ở nguồn nhân lực thợ may và thợ rập. Một xưởng may gia công muốn vận hành tốt và đáp ứng được tối thiểu các đơn hàng của local brand (thường sẽ gia công từ 20-100 cái/ 1 sản phẩm trước khi tiến hành restock) là cần từ 5-10 công (thợ may) và nếu có thêm dịch vụ làm rập dựa theo mẫu vẽ thiết kế thì xưởng sẽ càng đắt khách hơn.
Khởi đầu: Để có thể xây dựng và vận hành một xưởng gia công thời trang chuyên nghiệp thì svtt cần thiết nhất là trau dồi kỹ năng may mẫu, làm rập, am tường chất liệu vải và các kỹ năng mềm (nhưng quan trọng) khác như quản lý nhân sự, ngoại giao và thương lượng. Nếu có tay nghề tốt về may và làm rập thì sẽ dễ để làm việc với thợ may bên ngoài và chiêu dụ về làm việc cho xưởng gia công của mình. Thợ may theo tay nghề sẽ chỉ thường may trang phục đơn giản nên sẽ cần nhiều sự hướng dẫn và giám sát để may được đồ thiết kế, cũng như hiểu về tính phức tạp của rập. Đồng thời, nếu xưởng gia công mà có thợ làm rập, thợ cắt vải theo rập tốt thì sẽ dễ dàng có khách hơn vì nhiều start-up thời trang không có sẵn thợ rập lẫn thợ cắt vải chuyên của riêng công ty họ.
Lời khuyên hữu ích: Hiểu biết và chất liệu vải là tối quan trọng vì nhiều doanh nghiệp start-up thời trang sẽ cần đến sự tư vấn về vải vóc để lên trang phục thiết kế hoàn chỉnh và có giá thành gia công tốt nhất cho thương hiệu (nếu đội ngũ thiết kế của start-up đó vẫn chưa giàu kinh nghiệm trong khoản này). Sự tư vấn chuẩn xác, hiệu quả sẽ góp phần gầy dựng được mối quan hệ song phương bền vững. Bên cạnh đó, việc có nguồn hàng gia công đều đặn sẽ giúp cho xưởng gia công sớm được mở rộng, phát triển, đồng thời giữ chân nguồn công thợ của xưởng bởi tính chất cạnh tranh nguồn nhân lực lẫn khách hàng giữa các xưởng gia công thời trang hiện nay rất lớn.
Tư vấn phong cách – Stylist
Những công việc hiện nay mà stylist có thể đảm nhận tại thị trường Việt Nam
Thực tế: Đối với công việc stylist tại thị trường Việt Nam thì đòi hỏi lớn nhất không phải là yếu tố thẩm mỹ hay tinh nhạy về xu hướng mà là kỹ năng ngoại giao và xây dựng hình ảnh cá nhân. Rất nhiều stylist trên thị trường hiện nay đều là tay ngang chứ không phải được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn nhưng vẫn thành công mà phần lớn là nhờ họ xây dựng hình ảnh cá nhân thuyết phục và có kỹ năng giao tiếp khéo léo, rộng khắp. Kiến thức chuyên môn của họ được bồi đắp thêm hơn trong quá trình làm việc, tự trau dồi, và có thể là được tiếp nhận từ người hướng dẫn mình đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Công việc stylist hiện nay dễ dàng để có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm, khi các chương trình truyền hình, phim ảnh, quảng cáo, TVC đều cần đến sự giúp sức của stylist. Hầu hết những phân mục này sẽ cần trang phục đi theo hướng thương mại, dễ nhìn và phù hợp với yêu cầu đề ra, nên việc tư duy sáng tạo hay tính chất hợp xu thế sẽ không quá đặt nặng. Đi theo hướng thương mại sẽ giúp stylist có được nguồn thu nhập tốt, nhiều và nhanh hơn hẳn.
Nếu những ai muốn đi theo thời trang cao cấp, tư duy sáng tạo thì nên đi theo hướng tạo hình styling cho ấn phẩm tạp chí, nhiếp ảnh, tư vấn và định hướng phong cách cho cá nhân (diễn viên, ca sĩ, doanh nhân…) hay thương hiệu thời trang. Phân mục sau sẽ cần đến kiến thức chuyên môn và nền tảng tư duy sáng tạo nhiều hơn, đồng thời cũng giúp tạo dựng tên tuổi và bảo chứng về chuyên môn, kinh nghiệm tốt hơn là stylist làm về thương mại.
Xác định: Là một svtt, lợi thế lớn nhất là những kiến thức chuyên môn được tích lũy như hiểu về màu sắc, chất liệu, phong dáng, lịch sử, xu thế, cảm hứng thời trang,… Những kiến thức chuyên môn này tuy mang nhiều tính học thuật nhưng vốn quan trọng nếu như đi theo con đường làm stylist cho các tòa soạn báo, ấn phẩm thời trang, định hình và xây dựng phong cách cho thương hiệu thời trang hay là tư vấn phong cách cá nhân. Những yếu tố này giúp phân định kỹ năng và đẳng cấp của một người làm công việc tư vấn phong cách nhưng không nhất thiết là nền tảng chính để giúp họ thành công hơn những stylist tay ngang khác.
Khởi đầu: Là một svtt khi làm stylist thì lợi thế lớn nhất là có thể làm ra được trang phục phù hợp với yêu cầu đề ra của công việc. Bên cạnh đó thì svtt khi muốn bắt đầu công việc stylist cũng dễ dàng được chấp thuận tốt hơn là những người tay ngang. Để bắt đầu công việc này thì svtt nên xây dựng mối quan hệ tốt trong ngành đối với những người làm thời trang ngay từ khi còn là sinh viên. Cũng có thể sau khi tốt nghiệp thì đi làm trợ lý cho những stylist đã có tên tuổi để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng của họ, cũng có thể xin làm thực tập sinh tại các tòa soạn tạp chí thời trang hoặc làm trợ lý cho giám đốc sáng tạo, nhiếp ảnh gia… Svtt cần phải nhắc nhở bản thân khi chọn lựa công việc stylist rằng những kiến thức thời trang trong quá trình học tập tuy quan trọng nhưng sẽ không bằng kỹ năng giao tiếp, thương thảo và xây dựng hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp.
Lời khuyên hữu ích: Là stylist sẽ phải cần đến tính tỉ mỉ, khéo léo, nhanh nhạy bởi tính chất công việc khá áp lực, nhiều deadline, yêu cầu khắt khe. Sự cẩn trọng của stylist là luôn phải biết giữ gìn trang phục mượn từ thương hiệu và các nhà thiết kế vì danh tiếng và sự tín nhiệm của stylist với các nhà thiết kế và các thương hiệu sẽ quyết định rằng stylist đó có khả năng hành nghề được lâu dài và dễ dàng hay không. Việc giữ gìn mối quan hệ tốt với các thương hiệu và nhà thiết kế bằng cách trân trọng thiết kế và đảm bảo quyền lợi cho họ khi họ đồng thuận cho mượn trang phục là cũng là điều hệ trọng.
Fashionista
Xác định: Trước đây fashionista không được xem là một công việc, nghề nghiệp chính thức vì tính mơ hồ của nó. Nhưng với sự thành công hiện tại của những fashionista như Châu Bùi, Khánh Linh, Quỳnh Anh Shyn… thì tất cả mọi người đều có thể đồng thuận và công nhận rằng đây là một công việc đầy hấp dẫn, mới mẻ nhưng đầy khó khăn, dễ bị thay thế và không dễ dàng để có thể vươn tới đỉnh cao như nhiều người dễ lầm tưởng.
Khởi đầu: Để trở thành fashionista thì điều tiên quyết đầu tiên là phải có ngoại hình. Ngoại hình sáng, thu hút thì mới được nhiều người quan tâm vì đây là công việc mang tính chất xây dựng hình ảnh cá nhân ở mức độ cao nhất. Khác với stylist, fashionista có thể tự mình hoặc cậy nhờ đến stylist để xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân. Việc của fashionista là phải mặc đẹp, có ngoại hình và tính cách thu hút được công chúng. Họ chưa phải là những ngôi sao vì có thể tài năng của họ chỉ dừng ở mức ngoại hình thu hút và mặc trang phục đẹp vừa vẹn, hợp xu thế, có đẳng cấp.
Cũng giống như stylist, xuất phát điểm của fashionista là phải khéo léo và giỏi xây dựng mạng lưới các mối quan hệ để từ đó được biết tới nhiều và rộng khắp hơn. Fashionista cũng cần có kỹ năng về tạo dáng trước ống kính, tự tin trình diễn như người mẫu vì công việc của họ liên can trực tiếp tới thời trang nên việc trở thành mẫu ảnh và mẫu trình diễn catwalk cho các nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia là thường xuyên. Nếu có kỹ năng tốt về trang điểm, chăm sóc da thì cơ hội phát triển càng rộng mở thêm hơn cho họ.
Thực tế: Là fashionista thì phải nhờ cậy mức độ phổ biến của mạng xã hội. Không có đông đảo sự ủng hộ của cộng đồng người sử dụng mạng xã hội thì sẽ khó lòng biến fashionista trở thành một việc thực thụ, có thu nhập ổn định. Fashionista cũng không chỉ dựa vào ngoại hình, tính cách thu hút không thôi mà cũng cần phải trau dồi kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống và biết cách để sử dụng nền tảng được theo dõi đông đảo của mình để truyền cảm hứng tới những người theo dõi mình.
Lời khuyên hữu ích: Sự tương tác và cảm hứng lan tỏa giữa fashionista và cộng đồng mến mộ mình phải luôn được duy trì liên tục bởi fashionista không như nghệ sĩ là sẽ có những sản phẩm tinh thần được đầu tư và có sức ảnh hưởng. Chính vì vậy mà họ cần phải duy trì sự hứng thú từ người hâm mộ bằng chính nội lực và kiến thức được trau dồi của mình. Thêm hơn, fashionista cũng phải cẩn trọng trong phát ngôn và chiến lược truyền thông bởi sức ảnh hưởng của một fashionista cũng sẽ không hề kém cạnh gì các ngôi sao trong bối cảnh phát triển của mạng xã hội. Những bê bối không thể kiểm soát sẽ dễ dàng khiến các fashionista mất đi lượng người hâm mộ, các hợp đồng quảng cáo, mối quan hệ trong giới…
*Vui lòng không copy lại nội dung độc quyền của blog
**Xem tiếp phần 2 của bài viết cùng chủ đề tại đây
Share this:
Like this: