fbpx
Culture

5 cách để phát hiện thông tin sai lệch trên mạng xã hội

Thông tin xuyên tạc (có chủ đích) và thông tin sai lệch (không chủ đích) được chia sẻ rộng rãi trên các kênh mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter hay thậm chí là YouTube. Vậy làm thế nào để có thể phát hiện ra những câu chuyện, thông tin sai lệch?

Thông tin sai lệch, xuyên tạc là một thực tế đang sợ, đang dần trở nên phổ biến bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng thông tin. Niềm tin trong xã hội hiện đại trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết bởi truyền thông nhiễu loạn. Khái niệm “fake news” trước đây từng dùng để chỉ những câu chuyện được thao túng đằng sau bởi những nhà cầm quyền cánh hữu và cá nhân hoạt động chính trị, xã hội để hạ thấp tổ chức chống nghịch, đối thủ trên truyền thông đại chúng. Giờ đây fake news chính là fake news, tràn lan, vô tội vạ và khó để phân định.


Thông tin xuyên tạc (có chủ đích) và thông tin sai lệch (không chủ đích) được chia sẻ rộng rãi trên các kênh mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter hay thậm chí là YouTube. Vậy làm thế nào để có thể phát hiện ra những câu chuyện, thông tin sai lệch?

Gần đây, một ví dụ tốt để dẫn chứng cho câu chuyện thông tin sai lệch là trường hợp của tỷ phú/ cựu thị trưởng thành phố New York (2002-2013) – Michael Bloomberg và chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. Một đoạn phim châm biếm chiến dịch của ông với logo mỉa mai xuất hiện trên mạng và được chia sẻ rộng khắp trong giới phóng viên trên Twitter. Tuy chủ đích của video là châm biếm và hoàn toàn không nên được xem trọng và thực chất đoạn phim đó khi được chia sẻ bởi các phóng viên cũng là vì yếu tố châm biếm, xem cho vui đó. Tuy nhiên mọi việc bị đẩy đi quá xa với thông tin được truyền tải và tiếp nhận sai lệch với mục đích ban đầu bởi hàng nghìn người xem.

Lời khuyên hữu ích dành cho người truy cập thông tin trực tuyến là kiềm chế được mong muốn chia sẻ lại thông tin khi chỉ vừa được tiếp nhận lần đầu. Khi đọc xong một thông tin và cảm xúc dâng trào khiến suy nghĩ về việc cần phải chia sẻ ngay lập tức xuất hiện, đừng hành động. Có những tổ chức uy tín, được hoạt động trên tiêu chí đưa ra những thông tin chuẩn xác, chẳng hạn như First Draft News – một tổ chức phi lợi nhuận vận hành trên nguyên tắc giúp đỡ các nhà báo, phóng viên và cả những đối tượng khác tìm được thông tin xác thực giữa sự nhiễu loạn của truyền thông số. Cũng theo tổ chức này, một khóa học kỹ năng vỏn vẹn trong 1 giờ đồng hồ được xây dựng nhằm cung cấp cho mỗi người những kỹ năng cần thiết trong việc phát hiện ra những thông tin sai lệch đó.

Những phương pháp đó được tóm lược lại như sau

Luôn nhắc nhở bản thân rằng những người tạo ra thông tin sai lệch này có chủ đích để kích động phản ứng hành vi cảm xúc của người đọc. Nếu thấy bản thân có phản ứng như thế, hãy ngẫm thử những câu hỏi dưới đây.

  • Nội dung, bài viết, người dùng này có được xác thực hay chưa?
  • Ai là người chia sẻ, tạo ra thông tin này?
  • Thời điểm nội dung này được tạo?
  • Tài khoản chia sẻ thông tin này là gì? (cá nhân/ tổ chức/ truyền thông…)
  • Tài khoản được tạo từ lúc nào?
  • Tài khoản này chia sẻ thông tin từ mọi nơi trên thế giới với mật độ thường xuyên không?
  • Tài khoản này có phải là tài khoản ảo?
  • Lý do chia sẻ nội dung này có được đính kèm với thông tin được chia sẻ?

Nếu người đọc đặt ra những câu hỏi này và thực nghiệm một vài phân tích, tìm hiểu thêm về chủ đề trước khi chia sẻ sẽ giúp ích rất nhiều tới việc ngăn chặn những thông tin sai lệch bị phân tán trên mạng xã hội.

5 cách để phát hiện thông tin sai lệch trên mạng xã hội

Làm cách nào để tìm hiểu được thông tin chuẩn xác?

Tìm kiếm trực tuyến với thông tin được chia sẻ đó

Thông thường, người sử dụng mạng sẽ có thể tìm được những nguồn dẫn thực chuẩn xác nhằm loại bỏ những thông tin sai lệch. Nếu thông tin được chia sẻ đó không được truyền dẫn hay đăng tải bởi các đầu báo lớn, thì đó là bởi vì các phóng viên của họ chưa thể xác thực được độ tin cậy của câu chuyện.

Thẩm định đối tượng đăng tải nội dung

Bằng cách truy cập vào hồ sơ dữ liệu của đối tượng, người sử dụng mạng sẽ có được những thông tin sơ bộ như thời gian tồn tại của tài khoản, lịch sử đăng tải của đối tượng có hành vi như thế nào, liệu có giống với hành vi của một tài khoản ảo hay không?

Để có thể phân định được hành vi của một tài khoản ảo, tự động thì dễ dàng nhất là nhìn vào các bài đăng tải thường xuyên là được chia sẻ lại, thay vì là nội dung tự nghĩ ra như người bình thường. Các nội dung chia sẻ được đăng tải bởi nhiều nơi trên thế giới. Nếu liên đới tới vấn đề chính trị và những chủ đề gây tranh luận thì tài khoản này phần nhiều được tạo dựng để truyền phát thông tin sai lệch và gây nhiễu loạn thông tin có chủ đích. Hành vi của những tài khoản cũng bao gồm chia sẻ bài viết liên tục, thường xuyên và thậm chí là vào mọi khung giờ trong ngày.

Kiểm tra hình ảnh hồ sơ của tài khoản

Kiểm tra nguồn gốc của hình ảnh đó thông qua các công cụ tìm kiếm bằng dữ kiện hình ảnh như Google Image, Rev Eye… Nếu tài khoản đó sử dụng hình ảnh là ảnh stock trực tuyến, ảnh của người nổi tiếng, nhân vật của công chúng, thì chứng tỏ tài khoản này không thể nào được xem là một nguồn có thể tín nhiệm được vì chẳng khác nào là danh tính ẩn danh.

Bên cạnh đó, hành vi chiếm dụng danh tính của người khác để lừa đảo, xâm hại đến người khác mà không để bị phát hiện là rất phổ biến trên mạng xã hội. Thuật ngữ dùng để chỉ hành vi này là “sock puppet” (con rối) để ám chỉ hành vi ẩn danh trong lúc thực hiện những hành vi không có mưu đồ không chính đáng trên mạng xã hội.

Tìm kiếm những tài khoản mạng xã hội khác của đối tượng

Hãy tìm kiếm những gì có thể về đối tượng thông qua những tài khoản khác (nếu thông tin đó không được công khai tại tài khoản chia sẻ nội dung) như quan điểm ủng hộ tôn giáo, chính trị. Có lí do hợp lý nào để khiến họ chia sẻ nội dung trên như là một sự đồng thuận với quan điểm cá nhân không?

Điều tra nội dung đăng tải của đối tượng. Liệu rằng những thông tin được đăng tải (không phải là chia sẻ lại) của đối tượng có phi thực tế không? Nếu câu trả lời là có thì thông tin chia sẻ từ đối tượng thường không nên được xem trọng. Hãy tìm kiếm nguồn gốc hình ảnh đi kèm với các bài đăng. Công cụ hỗ trợ tốt nhất trong việc truy xuất và tìm kiếm dữ liệu hình ảnh trực tuyến là RevEye sẽ giúp phát hiện ra những hình ảnh không nguyên gốc, đã từng được sử dụng trước đây và xuất hiện trên mạng. Nhiều thông tin sai lệch sử dụng hình ảnh cũ với mục đích xuyên tạc nội dung từ nó.

Việc tìm nguồn gốc hình ảnh sẽ giúp tìm ra được những nguồn sử dụng hình ảnh đó. Nếu người sử dụng mạng có khả năng nhận ra địa điểm xuất hiện trong hình ảnh hay đoạn phim, họ cũng có thể sử dụng dịch vụ truy cập góc nhìn bản đồ – “Street View” là công cụ trực tuyến của Google, Bing… để xác thực xem nhận định của mình có chính xác hay không.

5 cách để phát hiện thông tin sai lệch trên mạng xã hội

Khá nhiều công cụ kiểm chứng thông tin trực tuyến một cách tinh vi được hỗ trợ sử dụng miễn phí như Bellingcat là đại diện biểu trưng. Bellingcat là một tổ chức phi lợi nhuận được thiết lập nhằm tìm kiếm và điều tra trực tuyến.

Tuy nhiên, sự thật là hầu hết mọi thông tin sai lệch đang tồn tại có thể được nhận định mà không cần phải kinh qua quá nhiều thủ thuật công nghệ. Nhiều trường hợp, chỉ bằng việc tự đặt ra câu hỏi rằng “thông tin này có thật hay không”? Thói quen đặt câu hỏi trên sẽ giúp người sử dụng mạng không mất quá nhiều thời gian để điều tra và thẩm định nhanh chóng độ tin cậy của câu chuyện. Hành vi chia sẻ mà không suy nghĩ thấu đáo dường như là vấn nạn của tình trạng sử dụng mạng xã hội thiếu cẩn trọng.

Người dân Mỹ đã từng nếm trải hậu quả của việc thông tin sai lệch, xuyên tạc được sử dụng như thế nào trong cuộc bầu cử vào năm 2016, tiếp đó là cuộc bầu cử tại Vương quốc Anh. Và gần đây nhất là đại dịch toàn cầu COVID-19 từ đầu năm nay.

Ngay tại Việt Nam, khi hầu hết thông tin về tình hình dân sự, chính trị đều chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính quyền thì sự vụ các thành phần sử dụng mạng xã hội đăng tải những thông tin sai lệch, bịa đặt về dịch bệnh COVID-19 ngay giữa thời điểm nhạy cảm với số ca nhiễm mới được phát hiện mỗi ngày đã khiến cho nhiều người hoang mang, gây nhiễu loạn thông tin. Những hành vi như vậy không chỉ xuất hiện duy chỉ 1 lần trong thời gian vừa qua.

Thực tế, công ty quản trị các nền tảng mạng xã hội vẫn luôn tiến hành những giải pháp để phòng ngừa hiện trạng truyền phát thông tin sai lệch, xuyên tạc. Tuy nhiên, giải pháp hữu hiệu và dễ dàng nhất là hành vi chia sẻ cẩn trọng của người sử dụng mạng xã hội. Một khi họ không chia sẻ, thông tin sai lệch sẽ không lây lan như dịch bệnh.

Từ bây giờ, có lẽ trước khi nhấn vào nút chia sẻ một cách thiếu cẩn trọng, xin hãy dành chút thời gian để suy ngẫm xem rằng “thông tin này có thật hay không”?

Bài viết có tham khảo từ bài viết gốc này.

error: Content is protected !!
%d bloggers like this: