Mình nhận ra rằng hành vi tiêu thụ và mua sắm vô độ này không phải là quá xa lạ với nhiều người trẻ ở độ tuổi như mình, hoặc thậm chí là lớn hơn. Chủ nghĩa tiêu dùng và truyền thông quảng cáo là một cạm bẫy lớn của xã hội hiện đại. Nếu thật sự bình tâm và cân nhắc lựa chọn chính đáng, chúng ta sẽ nhận ra rằng thực chất con người là một sinh vật có những nhu cầu đơn giản, khiêm tốn hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng.
Mình luôn mong muốn có được sự am tường và suy tĩnh của một người lớn đã trải đời sâu sắc. Hành trình để đạt được điều đó sẽ bắt đầu từ những việc đơn giản nhất trong cuộc sống.
Sáng này mình thức dậy và cảm thấy uể oải khó lòng giải thích được lý do. Đặt lưng ngủ từ sớm là nếp quen nên điều này khiến mình cảm thấy hoang mang về tình trạng sức khỏe. Càng hoảng loạn hơn khi nhìn vào trong gương và thấy vài cục mụn đang trồi lên bề mặt.
Mình là một người trưởng thành kém may mắn khi da mình rất dễ lên mụn viêm bởi cơ địa da dầu và còn sống ở Sài Gòn. Da mình đổ dầu rất nhiều nên quá trình để làn da hồi phục sau mỗi lần điều trị mụn thường kéo dài lâu hơn, nhiều thử thách hơn.
Mình phải chi khá nhiều tiền cho việc dưỡng, chăm sóc và điều trị da kể từ khi đi làm. Điều khiến mình buồn nhất là mình chợt nhận ra liệu mình có sự lựa chọn nào khác nữa không? Tiếp tục để da ở tình trạng xấu xí, dễ viêm nhiễm, hay lại cứ đi làm để rồi dồn tiền chăm sóc da. Nhiều người sẽ nghĩ rằng có thể mình chưa chăm sóc da hiệu quả và có phương cách phù hợp với tình trạng của da. Mình hoàn toàn đồng ý. Nếu mình đã tìm được một phương cách điều trị thích hợp cho làn da của mình, hẳn mình sẽ không tốn quá nhiều chi phí để thử nghiệm đủ mọi loại sản phẩm để tìm ra được giải pháp tối ưu.
Cơ địa của mỗi người mỗi khác, nên việc đọc những bài hướng dẫn chăm sóc da chỉ mang tính tham khảo. Sản phẩm này có thể tốt và phù hợp với tình trạng da của họ, nhưng chưa chắc đã phù hợp và tốt đối với chúng ta. Ai cũng hiểu điều này để hình thành thói quen tích cực và kiên nhẫn với chính bản thân hơn.
Biết là vậy nhưng cảm giác hoảng loạn khi nhìn vào gương và thấy làn da mình cất công chăm dưỡng có những dấu hiệu lên mụn và ửng đỏ, mình bắt đầu lao ngay vào tìm kiếm thông tin về các loại sản phẩm. Càng đọc mình càng thấy mình cần phải mua thêm sản phẩm mới đặc trị hơn, với những dòng thông tin quảng cáo rằng sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhanh hơn, được review tốt bởi các beauty blogger, người tiêu dùng, khiến mình bị thôi thúc để muốn mua sản phẩm đấy hơn.
Sự thôi thúc và hoảng loạn đó là sự kết hợp đáng sợ khiến thất thoát kinh tế vô lý, ít nhất là đối với mình. Nó khiến mình bị trôi vào cái vòng xoáy không lối thoát trước đây, hoảng loạn -> thôi thúc -> mua sắm vô độ -> tốn kém và không đánh giá được hiệu quả thật sự của những sản phẩm mình mua trước đó, bởi thực chất mình mua nhiều loại sản phẩm sau mỗi lần hoảng loạn và da có vấn đề. Nhiều sản phẩm từng mua trước đây, mình thậm chí còn chưa xài hết hoặc quên mất rằng đã có. Thật hao phí.
Mình chỉ chợt nhận ra điều này sáng nay thôi.
Trước khi mình kiềm chế được cái sự thôi thúc phải mua ngay sản phẩm đó, khi trên màn hình hiện ra rất rõ ràng thông tin sản phẩm đang sắp hết khuyến mãi và hỗ trợ giao hàng miễn phí. Mình nhìn lại một lần nữa các sản phẩm trên danh mục muốn mua. Hóa ra mình cũng có sở hữu một sản phẩm tương tự của La Roche-Posay, từng mua vào đợt Shopee giảm giá mạnh các mặt hàng chăm sóc da chỉ vài tháng trước đó. Trên Watsons, nơi mình đang vùi đầu vào có bán sản phẩm này với dung tích to hơn. Vậy là mình lục lọi lại đống sản phẩm chăm sóc da, hóa ra mình vẫn còn 2 sản phẩm tẩy tế bào chết của Laneige vẫn chưa xài hết, La Roche-Posay cũng thế, tuýp nhỏ giảm thâm mụn vẫn còn đến 80% dung tích. Mình chợt nghĩ đến cái thói quen mua và sử dụng nhưng rồi bỏ quên các sản phẩm đó vì…quên. Việc kiên trì dùng một sản phẩm cho hết, có lẽ là bài học mình phải tập từ bây giờ để chống hao tổn kinh tế.
Mình cũng nhận ra rằng hành vi tiêu thụ và mua sắm vô độ này không phải là quá xa lạ với nhiều người trẻ ở độ tuổi như mình, hoặc thậm chí là lớn hơn. Chủ nghĩa tiêu dùng và truyền thông quảng cáo là một cạm bẫy lớn của xã hội hiện đại. Nếu thật sự bình tâm và cân nhắc lựa chọn chính đáng, chúng ta sẽ nhận ra rằng thực chất con người là một sinh vật có những nhu cầu đơn giản, khiêm tốn hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng. Hy vọng ai đó giống mình, khi đọc được bài viết này cũng sẽ ngẫm ra được một bài học đắt giá cho riêng họ.
Quay trở lại nỗi lo và mấy đốm mụn sáng này. Mình vẫn đọc những bài viết về cách chăm sóc da và làm sao để giảm thâm mụn hiệu quả. Nhưng mình bình tĩnh lại hơn cả, tắt tất cả những tab mua sắm trực tuyến và nghĩ về những điều gì mình thật sự cần thiết. Mình nhận ra là mình cần lấy nhân mụn ra trước. Điều này sẽ cần đến tay nghề của chuyên gia chứ bản thân mình không nên tự ý làm. Những sản phẩm giúp tẩy tế bào chết và trị thâm mình vẫn còn và nên sử dụng hết để thật sự đánh giá được mức độ hiệu quả của nó, trước khi chuyển qua những sản phẩm khác, thay vì cứ chạy theo sự hoảng loạn tức thời và xuôi theo những lời gợi ý đầy rẫy trên mạng và các bài quảng cáo.
Một khi da mình đẹp, nhất định sẽ có một bài chia sẻ đầy đủ và tâm huyết dành cho các độc giả của So awkward, Rose. Nhất định.
Update: Rose đã trị mụn thành công. Bài viết chi tiết ở đây.
Mình luôn mong muốn có được sự am tường và suy tĩnh của một người lớn đã trải đời sâu sắc. Hành trình để đạt được điều đó sẽ bắt đầu từ những việc đơn giản nhất trong cuộc sống.
Sáng này mình thức dậy và cảm thấy uể oải khó lòng giải thích được lý do. Đặt lưng ngủ từ sớm là nếp quen nên điều này khiến mình cảm thấy hoang mang về tình trạng sức khỏe. Càng hoảng loạn hơn khi nhìn vào trong gương và thấy vài cục mụn đang trồi lên bề mặt.
Mình là một người trưởng thành kém may mắn khi da mình rất dễ lên mụn viêm bởi cơ địa da dầu và còn sống ở Sài Gòn. Da mình đổ dầu rất nhiều nên quá trình để làn da hồi phục sau mỗi lần điều trị mụn thường kéo dài lâu hơn, nhiều thử thách hơn.
Mình phải chi khá nhiều tiền cho việc dưỡng, chăm sóc và điều trị da kể từ khi đi làm. Điều khiến mình buồn nhất là mình chợt nhận ra liệu mình có sự lựa chọn nào khác nữa không? Tiếp tục để da ở tình trạng xấu xí, dễ viêm nhiễm, hay lại cứ đi làm để rồi dồn tiền chăm sóc da. Nhiều người sẽ nghĩ rằng có thể mình chưa chăm sóc da hiệu quả và có phương cách phù hợp với tình trạng của da. Mình hoàn toàn đồng ý. Nếu mình đã tìm được một phương cách điều trị thích hợp cho làn da của mình, hẳn mình sẽ không tốn quá nhiều chi phí để thử nghiệm đủ mọi loại sản phẩm để tìm ra được giải pháp tối ưu.
Cơ địa của mỗi người mỗi khác, nên việc đọc những bài hướng dẫn chăm sóc da chỉ mang tính tham khảo. Sản phẩm này có thể tốt và phù hợp với tình trạng da của họ, nhưng chưa chắc đã phù hợp và tốt đối với chúng ta. Ai cũng hiểu điều này để hình thành thói quen tích cực và kiên nhẫn với chính bản thân hơn.
Biết là vậy nhưng cảm giác hoảng loạn khi nhìn vào gương và thấy làn da mình cất công chăm dưỡng có những dấu hiệu lên mụn và ửng đỏ, mình bắt đầu lao ngay vào tìm kiếm thông tin về các loại sản phẩm. Càng đọc mình càng thấy mình cần phải mua thêm sản phẩm mới đặc trị hơn, với những dòng thông tin quảng cáo rằng sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhanh hơn, được review tốt bởi các beauty blogger, người tiêu dùng, khiến mình bị thôi thúc để muốn mua sản phẩm đấy hơn.
Sự thôi thúc và hoảng loạn đó là sự kết hợp đáng sợ khiến thất thoát kinh tế vô lý, ít nhất là đối với mình. Nó khiến mình bị trôi vào cái vòng xoáy không lối thoát trước đây, hoảng loạn -> thôi thúc -> mua sắm vô độ -> tốn kém và không đánh giá được hiệu quả thật sự của những sản phẩm mình mua trước đó, bởi thực chất mình mua nhiều loại sản phẩm sau mỗi lần hoảng loạn và da có vấn đề. Nhiều sản phẩm từng mua trước đây, mình thậm chí còn chưa xài hết hoặc quên mất rằng đã có. Thật hao phí.
Mình chỉ chợt nhận ra điều này sáng nay thôi.
Trước khi mình kiềm chế được cái sự thôi thúc phải mua ngay sản phẩm đó, khi trên màn hình hiện ra rất rõ ràng thông tin sản phẩm đang sắp hết khuyến mãi và hỗ trợ giao hàng miễn phí. Mình nhìn lại một lần nữa các sản phẩm trên danh mục muốn mua. Hóa ra mình cũng có sở hữu một sản phẩm tương tự của La Roche-Posay, từng mua vào đợt Shopee giảm giá mạnh các mặt hàng chăm sóc da chỉ vài tháng trước đó. Trên Watsons, nơi mình đang vùi đầu vào có bán sản phẩm này với dung tích to hơn. Vậy là mình lục lọi lại đống sản phẩm chăm sóc da, hóa ra mình vẫn còn 2 sản phẩm tẩy tế bào chết của Laneige vẫn chưa xài hết, La Roche-Posay cũng thế, tuýp nhỏ giảm thâm mụn vẫn còn đến 80% dung tích. Mình chợt nghĩ đến cái thói quen mua và sử dụng nhưng rồi bỏ quên các sản phẩm đó vì…quên. Việc kiên trì dùng một sản phẩm cho hết, có lẽ là bài học mình phải tập từ bây giờ để chống hao tổn kinh tế.
Mình cũng nhận ra rằng hành vi tiêu thụ và mua sắm vô độ này không phải là quá xa lạ với nhiều người trẻ ở độ tuổi như mình, hoặc thậm chí là lớn hơn. Chủ nghĩa tiêu dùng và truyền thông quảng cáo là một cạm bẫy lớn của xã hội hiện đại. Nếu thật sự bình tâm và cân nhắc lựa chọn chính đáng, chúng ta sẽ nhận ra rằng thực chất con người là một sinh vật có những nhu cầu đơn giản, khiêm tốn hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng. Hy vọng ai đó giống mình, khi đọc được bài viết này cũng sẽ ngẫm ra được một bài học đắt giá cho riêng họ.
Quay trở lại nỗi lo và mấy đốm mụn sáng này. Mình vẫn đọc những bài viết về cách chăm sóc da và làm sao để giảm thâm mụn hiệu quả. Nhưng mình bình tĩnh lại hơn cả, tắt tất cả những tab mua sắm trực tuyến và nghĩ về những điều gì mình thật sự cần thiết. Mình nhận ra là mình cần lấy nhân mụn ra trước. Điều này sẽ cần đến tay nghề của chuyên gia chứ bản thân mình không nên tự ý làm. Những sản phẩm giúp tẩy tế bào chết và trị thâm mình vẫn còn và nên sử dụng hết để thật sự đánh giá được mức độ hiệu quả của nó, trước khi chuyển qua những sản phẩm khác, thay vì cứ chạy theo sự hoảng loạn tức thời và xuôi theo những lời gợi ý đầy rẫy trên mạng và các bài quảng cáo.
Một khi da mình đẹp, nhất định sẽ có một bài chia sẻ đầy đủ và tâm huyết dành cho các độc giả của So awkward, Rose. Nhất định.
Update: Rose đã trị mụn thành công. Bài viết chi tiết ở đây.
Share this:
Like this: