Tại thời điểm phải cách ly xã hội bởi dịch bệnh COVID-19, nếu đã cảm thấy quá chán ngán hoặc đã xem hết những tựa phim hấp dẫn trên Netflix thì chơi game cũng là một cách thư giãn và giải trí hiệu quả. Bài viết này Rose sẽ giới thiệu 10 tựa game hay nhất (theo ý kiến riêng) của Gameboy Advance mà Rose đã từng gắn bó trong suốt quá trình trưởng thành.
Tại sao Rose lại chọn Gameboy Advance để giới thiệu mà không phải là một trò chơi trực tuyến hay các phiên bản cao cấp hơn của Gameboy Advance? Đó là vì những lí do sau:
Hoàn toàn miễn phí.
Tốc độ của giả lập cho Gameboy Advance khá nhanh so với các dòng khác. Có thể tăng tốc độ game dễ dàng mà không ảnh hưởng mấy tới đồ họa và trải nghiệm.
Game ngoại tuyến, không cần internet để chơi.
Thời gian để kết thúc game sẽ thường trong vòng 4-5 ngày, có những tựa game sẽ lâu hơn, nhưng đối với những game nhập vai sẽ chỉ khoảng 1 tuần (thời gian trung bình) là hoàn thành.
Gameboy Advance có giả lập dễ dàng để tải, để làm quen và để thao tác. Hoàn toàn có thể truy cập và tìm kiếm thông tin trên mạng.
Những tựa game của Gameboy Advance mà Rose muốn giới thiệu trong top 10 này, thường có những cốt truyện, thông điệp nhân văn, hoặc đơn giản là nổi tiếng và được yêu thích bởi rất nhiều người (trong đó có Rose). Dù là vì lí do gì đi chăng nữa, các tựa game này sẽ lắng đọng và trong tâm thức của người chơi, khiến chúng trở nên có ý nghĩa và đáng để trải nghiệm.
Những tựa game này hoàn toàn ổn nếu bạn trải nghiệm một mình. Không nhất thiết phải chơi cùng với một ai đó.
Đơn giản vì Gameboy Advance là tuổi thơ của rất nhiều người của thế hệ cuối 8X, đầu 9X. Vậy nên việc dành thời gian để trải nghiệm lại một phần của tuổi thơ trong quá trình này là một điều tích cực sẽ giúp ích rất nhiều.
Để bắt đầu thì Rose khuyên nên tìm kiếm từ khóa trên Google để tải giả lập của Gameboy Advance, sau đó tìm các tựa game dưới này đi kèm với từ khóa ROM – là định dạng file tương thích với giả lập trên PC. Từ giờ Rose sẽ gọi tắt Gameboy Advance là GBA
1- Pokemon
Pokemon thì quá nổi tiếng với đông đảo tất cả mọi người rồi. Rose còn nhớ tựa game mình chơi đầu tiên trên một chiếc máy GBA thật là Pokemon Ruby – thế hệ thứ 3 của Pokemon. Kể từ đó mình biết đến sự tồn tại của GBA và lần mò ra cách để có thể chơi được những tựa game khác của GBA trên máy tính. Đó là quãng thời gian cấp 2 của mình.
Pokemon là thể loại game nhập vai. Người chơi sẽ trở thành một trainer – huấn luyện viên có nhiệm vụ thu phục Pokemon để hoàn thành các nhiệm vụ chính xuyên suốt để giải game. Có nhiều yếu tố hấp dẫn về game Pokemon:
Thứ nhất là bởi sự lựa chọn của người chơi trong việc xây dựng một team yêu thích của riêng mình, với các chủng loại, kỹ năng và ngoại hình khác biệt.
Thứ hai là độ tuổi thích hợp với trẻ và tính dễ thương của game. Một đứa trẻ nào cũng cảm thấy gắn kết với việc mình trở thành một huấn luyện viên để dạy dỗ những Pokemon hoang dã để khiến chúng trở nên trung thành và phát triển theo hướng tốt nhất. Nếu cộng hưởng với việc được đọc bộ truyện Pokemon Đặc biệt của nhà xuất bản Kim Đồng trước đây, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bồi dưỡng trí tưởng tượng và nhận thức tốt xấu của trẻ.
Thứ ba là vì Pokemon là một di sản văn hóa vẫn luôn được kế thừa và tiếp tục duy trì, phát triển kể từ năm 1996 đến tận bây giờ.
Đối với game này, mức độ khó chỉ ở trung bình. Không cần quá nhiều hướng dẫn để người chơi hiểu được cách chơi và giải được game. Tuy nhiên, vẫn có thể xem walkthrough (hướng dẫn) để giải game được nhanh hơn và đi sâu vào các chi tiết thú vị hơn. Các phiên bản Pokemon chơi được trên giả lập GBA là Fire Red/ Leaf Green; Ruby/Sapphire/ Emerald; Red/Blue/Yellow; Gold/Silver/Crystal.
2- Fire Emblem
Tựa game này quá nổi tiếng với rất nhiều phiên bản tiếp nối nhau, giống như Pokemon hay Final Fantasy vậy. Đối với giả lập GBA thì có 2 tựa game có thể chơi được (với định dạng hỗ trợ tương ứng) là Fire Emblem (tựa game tiếng Nhật là Fire Emblem – Rekka no Ken), Fire Emblem: The Sacred Stone và Fire Emblem: The Binding Blade (tên tiếng Nhật là Fūin no Tsurugi). Fire Emblem The Binding Blade là phần tiếp nối của Fire Emblem.
Đây là thể loại chiến thuật khá thú vị. Với các nhân vật tham gia trận chiến đều phụ thuộc vào quyết định của người chơi. Sự phán đoán và ước lượng năng lực của từng nhân vật trong game khá quan trọng nếu như người chơi muốn bảo toàn lực lượng của mình đến cuối game. Bởi một khi nhân vật bị chết trên chiến trường, người chơi sẽ mất luôn nhân vật đó. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến diễn tiến sau đó của mạch game.
Game có từng mức độ khác nhau, dành cho người chơi ban đầu thì nên chơi mức độ dễ để làm quen với các chương trong game, các kiểu địa hình, đối thủ cũng như nghiên cứu về các nhân vật của team mình, hiểu rõ thế mạnh và yếu điểm của từng người. Sau quá trình làm quen thì người chơi có thể nâng lên mức độ khó với nhiều thử thách hơn (cả có thêm chương mới nữa).
Mình thích nhất nhân vật Lyndis trong tựa game Fire Emblem đầu tiên. Kế đó là Fiona. Đây là hai nhân vật mình dành nhiều sự ưu ái nhất trong game này.
3- Harvest Moon – Friends Of Mineral Town
Đây là một tựa game Gameboy Advance mà nhất định những ai yêu thích yếu tố tương tác, cốt truyện nhập vai và sự dễ thương toàn diện sẽ phải chơi thử. Harvest Moon cũng có phiên bản dành cho người chơi là nữ mang tên là Harvest Moon – More Friends Of Mineral Town (chỉ có thêm từ More thôi).
Người chơi sẽ nhập vai vào một nhân vật nam, chuyển đến sống ở một nông trại ở một cộng đồng ít người nhưng gắn kết. Điểm mà Rose thích ở game này là bởi nó giống như một chuyến du hành để mường tượng bản thân được phép xa rời những vướng bận và đầy biến động của thành thị. Trải nghiệm những công việc như trồng rau, thu hoạch, chăn nuôi gia súc, mua bán vật phẩm nông trang, xây dựng gia đình, xây dựng các mối quan hệ xã hội trực tiếp và thân tình giữa người với người, và cả những yếu tố thần tiên cần phải có của một tựa game dành cho thiếu nhi nữa.
Harvest Moon có một nhiệm vụ mình rất thích là tìm ra công thức nấu ăn. Thông qua việc giao tiếp, kết nối với mọi người trong cộng đồng, nhân vật sẽ có được những công thức chế biến món ăn đa dạng. Bản thân người chơi cũng có thể tự mình căn chỉnh một vài yếu tố của công thức đó để biến tấu ra một món ăn khác, hoặc một phiên bản ngon hơn nữa. Ở cộng đồng cũng có một cuộc thi nấu ăn thường niên, ở đó người chơi có thể thử sức với những công thức nấu ăn mình thu thập hay tự mình chế tác ra để giành chiến thắng. Đó là một điểm mà Rose rất thích ở game này, bên cạnh việc kết hôn và sinh con nữa.
Để có thể kết hôn thì người chơi cần phải đấu tranh với những nhân vật khác trong game để có được tình cảm với đối tượng đã lựa chọn. Mỗi một giai đoạn tiến triển của tình cảm thì sẽ có những phần cốt truyện được mở ra, đồng nghĩa với rất nhiều cốt truyện khác nhau dựa vào lựa chọn của người chơi về đối tượng mình muốn kết hôn. Điều đó sẽ khiến cho quá trình trải nghiệm game không quá ngắn và thú vị hơn. Để chơi và trải nghiệm hết tựa game này sẽ cần nhiều hơn là 1 tuần đấy.
4- Final Fantasy Tactics Advance
Có khá nhiều tựa game về Final Fantasy, và hầu hết các game thuộc series này quá nổi tiếng và rất xứng đáng để chơi thử. Riêng Final Fantasy Tactics Advance thì gây ấn tượng mạnh với mình vì cốt truyện rất hay. Tuyến nhân vật chính phụ đều có cốt truyện riêng và thú vị. Đan xen cùng nhau, tạo ra một thế giới mộng tưởng đầy màu sắc và lý thú.
Cũng giống như các game Final Fantasy khác, Tactics Advance cũng có nhiều nghề nghiệp khác nhau cho các nhân vật trong team. Rose thích nhất là Blue Mage, Assassin, Ninja. Để có thể đạt được một vài nghề nghiệp ở cấp độ cao hơn, sẽ đòi hỏi những kỹ năng bắt buộc cần phải có của những nghề nghiệp phổ thông hơn. Và đó là động lực cho người chơi tìm tòi, khám phá để mở khóa nghề nghiệp mới cho nhân vật với các kỹ năng mạnh hơn.
Đây là tựa game trên GBA mà Rose khá thích, chơi lại rất nhiều lần trước đây. Nếu muốn thì bạn có thể tìm kiếm những tựa game liên quan đến Final Fantasy để chơi bởi cốt truyện của series này rất hấp dẫn, và là điểm sáng của tựa game. Điều khác biệt là cách chơi và chế độ nhập vai của Final Fantasy Tactics Advance sẽ khác hoàn toàn so với các dòng game khác thuộc series. Và đặc biệt là đồ họa của Tactics Advance khá đẹp.
Có một tựa game Gameboy Advance khác giống thể loại này mà nếu thích thì bạn cũng có thể tiếp nối sau đó là Tactics Ogre: The Knight of Lodis. Định dạng thể loại, cách chơi hoàn toàn giống với Final Fantasy Tactics, thêm hơn là đồ họa của Tactics Ogre cũng rất đẹp nữa.
5- The Sims Bustin’ Out
Nếu yêu thích tựa game 3D Sims đình đám và yêu thích thể loại trinh thám thì Bustin’ Out sẽ là phiên bản The Sims đáng chơi nhất trên Gameboy Advance. Tuy đồ họa của The Sims trên GBA sẽ không đẹp lung linh như các phiên bản PC phổ biến khác, nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua tựa game này. Thật đấy!
Game sẽ có những chuỗi sự kiện với nhiệm vụ nhỏ bắt buộc người chơi phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết. Những thử thách liên quan đến nhiệm vụ tìm ra sự thật này khá là thú vị. Bởi nó gợi mở tính tò mò, hiếu thắng của người chơi. Những tình huống trong game cũng khá là logic nên cũng phần nào giúp người chơi xâu chuỗi được các mảnh ghép mình thu thập được để giải quyết vấn đề.
Chính vì là một tựa game đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung và suy luận nên không thể nào Rose không giới thiệu được rồi.
6- Angelique
Tựa game Gameboy Advance này có một nhược điểm lớn là không phải bằng tiếng Anh. Trong danh sách của Rose cũng còn một tựa game nữa không bằng tiếng Anh. Tuy là tiếng Nhật nhưng Rose nghĩ các bạn hoàn toàn có thể giải game mà không gặp quá nhiều khó khăn, quan trọng là hãy lưu game trước khi chọn một lựa chọn nào đó được đưa ra trong quá trình. Như vậy thì mọi thứ sẽ ổn thôi.
Lí do mà Rose giới thiệu tựa game này là vì đồ họa kiểu manga rất dễ thương, với các nhân vật chính là những nam thần thực thụ. Cốt truyện cơ bản là người chơi sẽ là Angelique cạnh tranh với một đối thủ khác là Rosalia để lấy lòng các vị thần bảo hộ để họ ban phát cho quốc gia của mình những ưu thế mà đối thủ không có được. Mục tiêu cần đạt được là trở thành nữ hoàng trị vì vương quốc. Bởi vì game là tiếng Nhật nên mình chả hiểu gì nhiều, nhưng nắm được đại ý là mỗi một vị thần sẽ bảo hộ một khía cạnh trong cuộc sống mà con người cần thiết trong sự sinh tồn và phát triển. Chẳng hạn như lửa, nước, giấc mơ, ánh sáng, gió, sấm sét…
Mỗi một vị thần sẽ dựa vào sự tương tác với người chơi và đối thủ để quyết định xem sẽ ban phước cho quốc gia của mình hay của bên kia. Bạn sẽ không thể nào chiếm hữu được cảm tình của tất cả mọi vị thần đâu, chắc chắn. Nhưng chí ít thì với sự lựa chọn khôn ngoan (nhớ save game trước khi bấm chọn) thì game này sẽ khá dễ để vượt qua. Chủ yếu là ngắm trai đẹp chuẩn phong cách manga và sự hài lòng khi chiếm được cảm tình của chàng ta.
Sự thật là gì? Người chơi sẽ có cơ hội để hẹn hò cùng với các vị thần bảo hộ, tuy nhiên, nếu lựa chọn để trở thành nữ hoàng, thì người chơi sẽ phải từ bỏ tình yêu của mình đối với một trong các vị thần bảo hộ đó (tùy vào cách chơi của mình). Nếu lựa chọn đi theo tình yêu cùng vị thần bảo hộ đó, sẽ có một kết thúc khác dành cho lựa chọn đó. Nhưng vì là tiếng Nhật nên Rose chưa bao giờ đạt được kết quả này cả.
Rose đã nhắc đến phần nhạc của game thật sự rất hay đối với một tựa game của GBA chưa?
7- Golden Sun
Là một tựa game thể loại thám hiểm, viễn tưởng, nhập vai, Golden Sun là một tựa game phiêu lưu có tận 2 phần và phần nào cũng rất hay. Golden Sun sẽ khá tương đồng với một tựa game Gameboy Advance khác là Final Fantasy. Không phải phiên bản Final Fantasy Tactics Advance ở trên, là phiên bản gốc của nó cơ. Cách thức tương tác của Golden Sun là người chơi sẽ tự quyết định các kỹ năng triển khai của nhân vật trong team. Sự kết hợp giữa các kỹ năng cũng sẽ là tùy chọn thú vị.
Golden Sun tập trung vào cốt truyện thú vị, với mức độ game là không đơn giản, đòi hỏi nhiều hơn 1 tuần để người chơi có thể hoàn thành game. Đó là chỉ một phần thôi đấy. Thực chất khi chuyển qua phần 2 thì sẽ gặp được team ở phần 1. Hai team kết nối với nhau để vượt qua kết thúc ở sau cùng. Kết thúc sẽ khá là viên mãn và thỏa lòng cho những ai đã dành nhiều thời gian để hoàn thành game.
Cốt truyện của Golden Sun là một điểm cộng lớn mà Rose đưa nó vào danh sách này (hầu như mọi tựa game mình thích đều là vì cốt truyện của nó). Golden Sun chính xác là một cuộc thám hiểm và chu du, trải dài từ mọi châu lục địa để giải các nhiệm vụ chính của mạch truyện. Những yếu tố thần thoại cũng khá hay ho mà Rose muốn để bạn tự trải nghiệm sẽ hiểu thêm hơn về sự lựa chọn của mình.
8- Oshare Princess
Đây là một tựa game Gameboy Advance hoàn toàn bằng tiếng Nhật mà Rose đã đề cập ở trên. Lí do mà Rose yêu thích game này là bởi vì yếu tố thời trang chủ đạo của nó. Một trong những lí do mà Rose cảm thấy yêu thích công việc styling và thời trang, một phần lớn là bởi Oshare Princess.
Game bằng tiếng Nhật nhưng khá là dễ chơi, mức độ khó hay dễ là hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn trang phục của người chơi. Dĩ nhiên là cách tính thang điểm để giành chiến thắng ở từng vòng của game khá rõ để nhận ra, điều này ảnh hưởng một phần đến cách thức styling của người chơi cho nhân vật.
Đối với mình thì những thiết kế trong game hiện đại và sáng tạo về phong dáng và kiểu cách. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc nhận biết tích cực về cách mặc đẹp và óc thẩm mỹ của một người yêu thời trang. Nếu Oshare Princess đã giúp ích được cho mình như thế, mong là điều tương tự cũng xảy đến với bạn.
9- Sword Of Mana
Tiếp tục là một thể loại game nhập vai thần tiên và thám hiểm. Tuy nhiên cách chơi của Sword of Mana sẽ khác với các tựa game ở trên khi màn hình chiến đấu là ở ngay tại bản đồ, thay vì chuyển sang một màn hình khác, nơi mà các nhân vật được tùy chọn các kỹ năng khác nhau để chiến đấu. Khác biệt lớn là ở Sword of Mana thì kỹ năng ra đòn của nhân vật lại phụ thuộc hoàn toàn vào vũ khí mà người chơi đang sử dụng. Cách nhập vai ở góc độ từ trên nhìn xuống thế này khá thú vị.
Sword of Mana ghi điểm bởi đồ họa đẹp và cốt truyện rất cảm động. Ai mà chơi đến cuối game sẽ hiểu tại sao mình lại ghi nhận đây là một game rất đáng để chơi vì cốt truyện của nó. Đối với mình, Sword of Mana giống như một tựa truyện tranh manga mà thay vì phải đọc thì người chơi sẽ được trải nghiệm trực tiếp vậy.
Những vị thần bảo hộ cho nhân vật của nhân vật chính rất là dễ thương và là điểm cộng mà Rose rất thích của Sword of Mana. Thêm vào đó còn có hệ thống các loại vũ khí khác nhau, cần thiết cho từng hoàn cảnh riêng và boss đặc thù nữa.
10- Các tựa game nhập vai chiến đấu giải trí
Những tựa game này không đòi hỏi quá nhiều sự suy luận hay cốt truyện gì quá nhân văn. Thực chất chúng khá giống với những bộ phim viễn tưởng (hoặc dựa vào các bộ phim), nơi mà các nhân vật chính phải vượt qua những thử thách để tiêu diệt các boss sau cùng và giành thắng lợi. Theo Rose thì những tựa game này thuần giải trí và giết thời gian khá hiệu quả.
Thể loại nhập vai du hành để chiến đấu thế này thì trên GBA có rất nhiều, nhưng mình sẽ chỉ liệt kê những tựa game Gameboy Advance mà mình đã chơi qua và cảm thấy ổn về đồ họa, về kỹ năng thu thập được của nhân vật, về mức độ khó và dài của tựa game.
Catwoman (dựa vào bộ phim Catwoman)
Metroid Fusion
X-Men The Official Game (tựa game này được tạo ra để tạo ra mạch nối giữa bộ phim X-Men X2 và X-Men The Last Stand)
Totally Spies (dựa trên ba phần đầu của series hoạt hình đình đám trên Walt Disney ngày xưa)
Castlevania: Circle of the Moon và Castlevania: Harmony of Dissonance
Hầu hết tựa game Gameboy Advance mà Rose giới thiệu chỉ toàn là thể loại chiến thuật và nhập vai vì đây là thể loại mà Rose cảm thấy thích nhất. Quá trình học tiếng Anh của mình cũng trở nên tốt hơn vì chơi những thể loại này, khi phải xem qua các đoạn hội thoại giữa các nhân vật để khiến mình nắm được cốt truyện và biết được cách thức cho việc tiếp tục giải game. Thêm hơn là những tựa game này cũng có những cốt truyện được khai triển và sáng tạo rất tốt, giúp mình có thêm nhiều cảm hứng và làm giàu thêm hơn trí tưởng tượng, cũng như óc phán đoán và phân tích, là những kỹ năng rất hữu dụng trong việc viết lách.
Ai nói chơi game thì vô bổ và không tiếp thu được gì cơ chứ? Rose mong rằng các bạn sẽ có được những lúc thư giãn và bổ ích với các tựa game ở trên mà mình giới thiệu. Cũng còn rất nhiều những tựa game thú vị khác phổ biến trên GBA nữa đấy, các bạn có thể tham khảo và bổ sung thêm hơn nhé!
Tại thời điểm phải cách ly xã hội bởi dịch bệnh COVID-19, nếu đã cảm thấy quá chán ngán hoặc đã xem hết những tựa phim hấp dẫn trên Netflix thì chơi game cũng là một cách thư giãn và giải trí hiệu quả. Bài viết này Rose sẽ giới thiệu 10 tựa game hay nhất (theo ý kiến riêng) của Gameboy Advance mà Rose đã từng gắn bó trong suốt quá trình trưởng thành.
Tại sao Rose lại chọn Gameboy Advance để giới thiệu mà không phải là một trò chơi trực tuyến hay các phiên bản cao cấp hơn của Gameboy Advance? Đó là vì những lí do sau:
Để bắt đầu thì Rose khuyên nên tìm kiếm từ khóa trên Google để tải giả lập của Gameboy Advance, sau đó tìm các tựa game dưới này đi kèm với từ khóa ROM – là định dạng file tương thích với giả lập trên PC. Từ giờ Rose sẽ gọi tắt Gameboy Advance là GBA
1- Pokemon
Pokemon thì quá nổi tiếng với đông đảo tất cả mọi người rồi. Rose còn nhớ tựa game mình chơi đầu tiên trên một chiếc máy GBA thật là Pokemon Ruby – thế hệ thứ 3 của Pokemon. Kể từ đó mình biết đến sự tồn tại của GBA và lần mò ra cách để có thể chơi được những tựa game khác của GBA trên máy tính. Đó là quãng thời gian cấp 2 của mình.
Pokemon là thể loại game nhập vai. Người chơi sẽ trở thành một trainer – huấn luyện viên có nhiệm vụ thu phục Pokemon để hoàn thành các nhiệm vụ chính xuyên suốt để giải game. Có nhiều yếu tố hấp dẫn về game Pokemon:
Thứ nhất là bởi sự lựa chọn của người chơi trong việc xây dựng một team yêu thích của riêng mình, với các chủng loại, kỹ năng và ngoại hình khác biệt.
Thứ hai là độ tuổi thích hợp với trẻ và tính dễ thương của game. Một đứa trẻ nào cũng cảm thấy gắn kết với việc mình trở thành một huấn luyện viên để dạy dỗ những Pokemon hoang dã để khiến chúng trở nên trung thành và phát triển theo hướng tốt nhất. Nếu cộng hưởng với việc được đọc bộ truyện Pokemon Đặc biệt của nhà xuất bản Kim Đồng trước đây, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bồi dưỡng trí tưởng tượng và nhận thức tốt xấu của trẻ.
Thứ ba là vì Pokemon là một di sản văn hóa vẫn luôn được kế thừa và tiếp tục duy trì, phát triển kể từ năm 1996 đến tận bây giờ.
Đối với game này, mức độ khó chỉ ở trung bình. Không cần quá nhiều hướng dẫn để người chơi hiểu được cách chơi và giải được game. Tuy nhiên, vẫn có thể xem walkthrough (hướng dẫn) để giải game được nhanh hơn và đi sâu vào các chi tiết thú vị hơn. Các phiên bản Pokemon chơi được trên giả lập GBA là Fire Red/ Leaf Green; Ruby/Sapphire/ Emerald; Red/Blue/Yellow; Gold/Silver/Crystal.
2- Fire Emblem
Tựa game này quá nổi tiếng với rất nhiều phiên bản tiếp nối nhau, giống như Pokemon hay Final Fantasy vậy. Đối với giả lập GBA thì có 2 tựa game có thể chơi được (với định dạng hỗ trợ tương ứng) là Fire Emblem (tựa game tiếng Nhật là Fire Emblem – Rekka no Ken), Fire Emblem: The Sacred Stone và Fire Emblem: The Binding Blade (tên tiếng Nhật là Fūin no Tsurugi). Fire Emblem The Binding Blade là phần tiếp nối của Fire Emblem.
Đây là thể loại chiến thuật khá thú vị. Với các nhân vật tham gia trận chiến đều phụ thuộc vào quyết định của người chơi. Sự phán đoán và ước lượng năng lực của từng nhân vật trong game khá quan trọng nếu như người chơi muốn bảo toàn lực lượng của mình đến cuối game. Bởi một khi nhân vật bị chết trên chiến trường, người chơi sẽ mất luôn nhân vật đó. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến diễn tiến sau đó của mạch game.
Game có từng mức độ khác nhau, dành cho người chơi ban đầu thì nên chơi mức độ dễ để làm quen với các chương trong game, các kiểu địa hình, đối thủ cũng như nghiên cứu về các nhân vật của team mình, hiểu rõ thế mạnh và yếu điểm của từng người. Sau quá trình làm quen thì người chơi có thể nâng lên mức độ khó với nhiều thử thách hơn (cả có thêm chương mới nữa).
Mình thích nhất nhân vật Lyndis trong tựa game Fire Emblem đầu tiên. Kế đó là Fiona. Đây là hai nhân vật mình dành nhiều sự ưu ái nhất trong game này.
3- Harvest Moon – Friends Of Mineral Town
Đây là một tựa game Gameboy Advance mà nhất định những ai yêu thích yếu tố tương tác, cốt truyện nhập vai và sự dễ thương toàn diện sẽ phải chơi thử. Harvest Moon cũng có phiên bản dành cho người chơi là nữ mang tên là Harvest Moon – More Friends Of Mineral Town (chỉ có thêm từ More thôi).
Người chơi sẽ nhập vai vào một nhân vật nam, chuyển đến sống ở một nông trại ở một cộng đồng ít người nhưng gắn kết. Điểm mà Rose thích ở game này là bởi nó giống như một chuyến du hành để mường tượng bản thân được phép xa rời những vướng bận và đầy biến động của thành thị. Trải nghiệm những công việc như trồng rau, thu hoạch, chăn nuôi gia súc, mua bán vật phẩm nông trang, xây dựng gia đình, xây dựng các mối quan hệ xã hội trực tiếp và thân tình giữa người với người, và cả những yếu tố thần tiên cần phải có của một tựa game dành cho thiếu nhi nữa.
Harvest Moon có một nhiệm vụ mình rất thích là tìm ra công thức nấu ăn. Thông qua việc giao tiếp, kết nối với mọi người trong cộng đồng, nhân vật sẽ có được những công thức chế biến món ăn đa dạng. Bản thân người chơi cũng có thể tự mình căn chỉnh một vài yếu tố của công thức đó để biến tấu ra một món ăn khác, hoặc một phiên bản ngon hơn nữa. Ở cộng đồng cũng có một cuộc thi nấu ăn thường niên, ở đó người chơi có thể thử sức với những công thức nấu ăn mình thu thập hay tự mình chế tác ra để giành chiến thắng. Đó là một điểm mà Rose rất thích ở game này, bên cạnh việc kết hôn và sinh con nữa.
Để có thể kết hôn thì người chơi cần phải đấu tranh với những nhân vật khác trong game để có được tình cảm với đối tượng đã lựa chọn. Mỗi một giai đoạn tiến triển của tình cảm thì sẽ có những phần cốt truyện được mở ra, đồng nghĩa với rất nhiều cốt truyện khác nhau dựa vào lựa chọn của người chơi về đối tượng mình muốn kết hôn. Điều đó sẽ khiến cho quá trình trải nghiệm game không quá ngắn và thú vị hơn. Để chơi và trải nghiệm hết tựa game này sẽ cần nhiều hơn là 1 tuần đấy.
4- Final Fantasy Tactics Advance
Có khá nhiều tựa game về Final Fantasy, và hầu hết các game thuộc series này quá nổi tiếng và rất xứng đáng để chơi thử. Riêng Final Fantasy Tactics Advance thì gây ấn tượng mạnh với mình vì cốt truyện rất hay. Tuyến nhân vật chính phụ đều có cốt truyện riêng và thú vị. Đan xen cùng nhau, tạo ra một thế giới mộng tưởng đầy màu sắc và lý thú.
Cũng giống như các game Final Fantasy khác, Tactics Advance cũng có nhiều nghề nghiệp khác nhau cho các nhân vật trong team. Rose thích nhất là Blue Mage, Assassin, Ninja. Để có thể đạt được một vài nghề nghiệp ở cấp độ cao hơn, sẽ đòi hỏi những kỹ năng bắt buộc cần phải có của những nghề nghiệp phổ thông hơn. Và đó là động lực cho người chơi tìm tòi, khám phá để mở khóa nghề nghiệp mới cho nhân vật với các kỹ năng mạnh hơn.
Đây là tựa game trên GBA mà Rose khá thích, chơi lại rất nhiều lần trước đây. Nếu muốn thì bạn có thể tìm kiếm những tựa game liên quan đến Final Fantasy để chơi bởi cốt truyện của series này rất hấp dẫn, và là điểm sáng của tựa game. Điều khác biệt là cách chơi và chế độ nhập vai của Final Fantasy Tactics Advance sẽ khác hoàn toàn so với các dòng game khác thuộc series. Và đặc biệt là đồ họa của Tactics Advance khá đẹp.
Có một tựa game Gameboy Advance khác giống thể loại này mà nếu thích thì bạn cũng có thể tiếp nối sau đó là Tactics Ogre: The Knight of Lodis. Định dạng thể loại, cách chơi hoàn toàn giống với Final Fantasy Tactics, thêm hơn là đồ họa của Tactics Ogre cũng rất đẹp nữa.
5- The Sims Bustin’ Out
Nếu yêu thích tựa game 3D Sims đình đám và yêu thích thể loại trinh thám thì Bustin’ Out sẽ là phiên bản The Sims đáng chơi nhất trên Gameboy Advance. Tuy đồ họa của The Sims trên GBA sẽ không đẹp lung linh như các phiên bản PC phổ biến khác, nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua tựa game này. Thật đấy!
Game sẽ có những chuỗi sự kiện với nhiệm vụ nhỏ bắt buộc người chơi phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết. Những thử thách liên quan đến nhiệm vụ tìm ra sự thật này khá là thú vị. Bởi nó gợi mở tính tò mò, hiếu thắng của người chơi. Những tình huống trong game cũng khá là logic nên cũng phần nào giúp người chơi xâu chuỗi được các mảnh ghép mình thu thập được để giải quyết vấn đề.
Chính vì là một tựa game đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung và suy luận nên không thể nào Rose không giới thiệu được rồi.
6- Angelique
Tựa game Gameboy Advance này có một nhược điểm lớn là không phải bằng tiếng Anh. Trong danh sách của Rose cũng còn một tựa game nữa không bằng tiếng Anh. Tuy là tiếng Nhật nhưng Rose nghĩ các bạn hoàn toàn có thể giải game mà không gặp quá nhiều khó khăn, quan trọng là hãy lưu game trước khi chọn một lựa chọn nào đó được đưa ra trong quá trình. Như vậy thì mọi thứ sẽ ổn thôi.
Lí do mà Rose giới thiệu tựa game này là vì đồ họa kiểu manga rất dễ thương, với các nhân vật chính là những nam thần thực thụ. Cốt truyện cơ bản là người chơi sẽ là Angelique cạnh tranh với một đối thủ khác là Rosalia để lấy lòng các vị thần bảo hộ để họ ban phát cho quốc gia của mình những ưu thế mà đối thủ không có được. Mục tiêu cần đạt được là trở thành nữ hoàng trị vì vương quốc. Bởi vì game là tiếng Nhật nên mình chả hiểu gì nhiều, nhưng nắm được đại ý là mỗi một vị thần sẽ bảo hộ một khía cạnh trong cuộc sống mà con người cần thiết trong sự sinh tồn và phát triển. Chẳng hạn như lửa, nước, giấc mơ, ánh sáng, gió, sấm sét…
Mỗi một vị thần sẽ dựa vào sự tương tác với người chơi và đối thủ để quyết định xem sẽ ban phước cho quốc gia của mình hay của bên kia. Bạn sẽ không thể nào chiếm hữu được cảm tình của tất cả mọi vị thần đâu, chắc chắn. Nhưng chí ít thì với sự lựa chọn khôn ngoan (nhớ save game trước khi bấm chọn) thì game này sẽ khá dễ để vượt qua. Chủ yếu là ngắm trai đẹp chuẩn phong cách manga và sự hài lòng khi chiếm được cảm tình của chàng ta.
Sự thật là gì? Người chơi sẽ có cơ hội để hẹn hò cùng với các vị thần bảo hộ, tuy nhiên, nếu lựa chọn để trở thành nữ hoàng, thì người chơi sẽ phải từ bỏ tình yêu của mình đối với một trong các vị thần bảo hộ đó (tùy vào cách chơi của mình). Nếu lựa chọn đi theo tình yêu cùng vị thần bảo hộ đó, sẽ có một kết thúc khác dành cho lựa chọn đó. Nhưng vì là tiếng Nhật nên Rose chưa bao giờ đạt được kết quả này cả.
Rose đã nhắc đến phần nhạc của game thật sự rất hay đối với một tựa game của GBA chưa?
7- Golden Sun
Là một tựa game thể loại thám hiểm, viễn tưởng, nhập vai, Golden Sun là một tựa game phiêu lưu có tận 2 phần và phần nào cũng rất hay. Golden Sun sẽ khá tương đồng với một tựa game Gameboy Advance khác là Final Fantasy. Không phải phiên bản Final Fantasy Tactics Advance ở trên, là phiên bản gốc của nó cơ. Cách thức tương tác của Golden Sun là người chơi sẽ tự quyết định các kỹ năng triển khai của nhân vật trong team. Sự kết hợp giữa các kỹ năng cũng sẽ là tùy chọn thú vị.
Golden Sun tập trung vào cốt truyện thú vị, với mức độ game là không đơn giản, đòi hỏi nhiều hơn 1 tuần để người chơi có thể hoàn thành game. Đó là chỉ một phần thôi đấy. Thực chất khi chuyển qua phần 2 thì sẽ gặp được team ở phần 1. Hai team kết nối với nhau để vượt qua kết thúc ở sau cùng. Kết thúc sẽ khá là viên mãn và thỏa lòng cho những ai đã dành nhiều thời gian để hoàn thành game.
Cốt truyện của Golden Sun là một điểm cộng lớn mà Rose đưa nó vào danh sách này (hầu như mọi tựa game mình thích đều là vì cốt truyện của nó). Golden Sun chính xác là một cuộc thám hiểm và chu du, trải dài từ mọi châu lục địa để giải các nhiệm vụ chính của mạch truyện. Những yếu tố thần thoại cũng khá hay ho mà Rose muốn để bạn tự trải nghiệm sẽ hiểu thêm hơn về sự lựa chọn của mình.
8- Oshare Princess
Đây là một tựa game Gameboy Advance hoàn toàn bằng tiếng Nhật mà Rose đã đề cập ở trên. Lí do mà Rose yêu thích game này là bởi vì yếu tố thời trang chủ đạo của nó. Một trong những lí do mà Rose cảm thấy yêu thích công việc styling và thời trang, một phần lớn là bởi Oshare Princess.
Game bằng tiếng Nhật nhưng khá là dễ chơi, mức độ khó hay dễ là hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn trang phục của người chơi. Dĩ nhiên là cách tính thang điểm để giành chiến thắng ở từng vòng của game khá rõ để nhận ra, điều này ảnh hưởng một phần đến cách thức styling của người chơi cho nhân vật.
Đối với mình thì những thiết kế trong game hiện đại và sáng tạo về phong dáng và kiểu cách. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc nhận biết tích cực về cách mặc đẹp và óc thẩm mỹ của một người yêu thời trang. Nếu Oshare Princess đã giúp ích được cho mình như thế, mong là điều tương tự cũng xảy đến với bạn.
9- Sword Of Mana
Tiếp tục là một thể loại game nhập vai thần tiên và thám hiểm. Tuy nhiên cách chơi của Sword of Mana sẽ khác với các tựa game ở trên khi màn hình chiến đấu là ở ngay tại bản đồ, thay vì chuyển sang một màn hình khác, nơi mà các nhân vật được tùy chọn các kỹ năng khác nhau để chiến đấu. Khác biệt lớn là ở Sword of Mana thì kỹ năng ra đòn của nhân vật lại phụ thuộc hoàn toàn vào vũ khí mà người chơi đang sử dụng. Cách nhập vai ở góc độ từ trên nhìn xuống thế này khá thú vị.
Sword of Mana ghi điểm bởi đồ họa đẹp và cốt truyện rất cảm động. Ai mà chơi đến cuối game sẽ hiểu tại sao mình lại ghi nhận đây là một game rất đáng để chơi vì cốt truyện của nó. Đối với mình, Sword of Mana giống như một tựa truyện tranh manga mà thay vì phải đọc thì người chơi sẽ được trải nghiệm trực tiếp vậy.
Những vị thần bảo hộ cho nhân vật của nhân vật chính rất là dễ thương và là điểm cộng mà Rose rất thích của Sword of Mana. Thêm vào đó còn có hệ thống các loại vũ khí khác nhau, cần thiết cho từng hoàn cảnh riêng và boss đặc thù nữa.
10- Các tựa game nhập vai chiến đấu giải trí
Những tựa game này không đòi hỏi quá nhiều sự suy luận hay cốt truyện gì quá nhân văn. Thực chất chúng khá giống với những bộ phim viễn tưởng (hoặc dựa vào các bộ phim), nơi mà các nhân vật chính phải vượt qua những thử thách để tiêu diệt các boss sau cùng và giành thắng lợi. Theo Rose thì những tựa game này thuần giải trí và giết thời gian khá hiệu quả.
Thể loại nhập vai du hành để chiến đấu thế này thì trên GBA có rất nhiều, nhưng mình sẽ chỉ liệt kê những tựa game Gameboy Advance mà mình đã chơi qua và cảm thấy ổn về đồ họa, về kỹ năng thu thập được của nhân vật, về mức độ khó và dài của tựa game.
Hầu hết tựa game Gameboy Advance mà Rose giới thiệu chỉ toàn là thể loại chiến thuật và nhập vai vì đây là thể loại mà Rose cảm thấy thích nhất. Quá trình học tiếng Anh của mình cũng trở nên tốt hơn vì chơi những thể loại này, khi phải xem qua các đoạn hội thoại giữa các nhân vật để khiến mình nắm được cốt truyện và biết được cách thức cho việc tiếp tục giải game. Thêm hơn là những tựa game này cũng có những cốt truyện được khai triển và sáng tạo rất tốt, giúp mình có thêm nhiều cảm hứng và làm giàu thêm hơn trí tưởng tượng, cũng như óc phán đoán và phân tích, là những kỹ năng rất hữu dụng trong việc viết lách.
Ai nói chơi game thì vô bổ và không tiếp thu được gì cơ chứ? Rose mong rằng các bạn sẽ có được những lúc thư giãn và bổ ích với các tựa game ở trên mà mình giới thiệu. Cũng còn rất nhiều những tựa game thú vị khác phổ biến trên GBA nữa đấy, các bạn có thể tham khảo và bổ sung thêm hơn nhé!
Share this:
Like this: